VanVn.Net - Vừa qua, báo Văn nghệ số 36 + 37, ra ngày 3 tháng 9 năm 2011, có đăng bài “Nguyễn Bính còn một bài thơ” của Nguyễn Đăng Sâm. Tác giả cho đăng bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” mà tác giả khẳng định là của thi sĩ Nguyễn Bính. Chúng tôi có ý nghi ngờ bài thơ này không phải do Nguyễn Bính viết.
Để minh chứng bài thơ trên trăm phần trăm của thi sĩ Nguyễn Bính, Nguyễn Đăng Sâm kể lại câu chuyện anh đã có bài thơ trên của Nguyễn Bính thông qua một người bạn văn chương vô tình anh gặp ở Lộc Ninh vào quãng thời gian sau năm 1975. Câu chuyện cảm động và thuyết phục đối với người đọc. Nhất là người đọc được biết thêm hoàn cảnh ra đời của bài thơ gắn với nhân vật có tên trong lời đề tặng của bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh”: Nguyễn Quang Hòa. Cuối bài viết, tác giả nhấn mạnh: “Sau khi về Bắc, tôi tìm đến mấy anh bạn đọc nhiều hiểu lắm, hỏi về bài thơ kia có phải của Nguyễn Bính hay không? Đôi người cho biết bài thơ đó có lưu truyền ở Hà Nội từ lâu song nay đã thất lạc.
Mãi sau này báo Người Hà Nội có đăng tin xác định bài thơ trên là của thi sĩ Nguyễn Bính.”
Chừng đó câu chuyện móc nối với nhau đủ cho bạn đọc tin bài thơ trên đích thực của Nguyễn Bính. Tuy nhiên nghiên cứu kỹ văn bản bài thơ, tôi có đôi chút phân vân. Xin được nói qua chút phân vân ấy của riêng tôi.
Là người yêu thơ Nguyễn Bính, lần đầu tiên đọc bài thơ này, tôi quá đỗi vui mừng. Mừng vì từ nay, di sản thơ Nguyễn Bính có thêm một bài thơ độc đáo. Đem bài thơ này ra ngâm ngợi một đôi lần, tôi nảy sinh ý định đem ra so sánh với các bài khác trong Tuyển tập thơ tình Nguyễn Bính. Đọc hết 63 bài thơ, tôi chuyển từ phân vân sang nghi ngờ rằng bài thơ này không phải do Nguyễn Bính viết. Tất cả cũng vì mấy nguyên do sau:
Trước hết là cách vận dụng hình ảnh:
Đúng là Nguyễn Bính có máu giang hồ. Nhà thơ đã có nhiều chuyến “giang hồ vặt”, đã từng đến Huế. Ông viết thơ nhanh, ứng khẩu thành thơ được. Những ngày ở Huế, người “thi sĩ chân quê” viết những bài: “Xóm Ngự Viên”, “Vài nét Huế”, “Giời mưa ở Huế”, “Lửa đò”. Cái cổ kính, mơ mộng chứa chan niềm hoài cổ của xứ Huế đan xen cái thực tế phũ phàng của thời cuộc như đang hiện ra trước mắt thi nhân, người lữ khách ghé qua Huế trong cô đơn và nhàn tản.
ở bài thơ được cho là của Nguyễn Bính mà ta nhắc đến ở trên có nét tâm trạng của người lữ khách ấy. Bài thơ như những dòng tâm sự về nỗi niềm hiện tại, đồng thời mang dáng dấp của những câu thơ cổ, thi thoảng cũng xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính, có thể điểm danh một câu ở bài này: “Ngựa quên gốc liễu đò quên bến”. Cổ mà kim. Nhưng cũng vì thế mà người khác lại có quyền nghi ngờ nó. Từ cách chọn cấu tứ, cách dụng từ, chọn hình ảnh, người đọc như tôi khẳng định: Nó là anh em họ xa, nhác trông thì giống chứ đứng gần thì biết ngay nó khó là anh em ruột của “Mưa xuân”, “Cô lái đò”, Giời mưa ở Huế”… Đành rằng để minh chứng điều đó cần phải có một bài viết đối sánh rất dài, mà tôi tin ai đọc kỹ bài thơ cũng phát hiện ra điều đó. Đó là chưa kể khổ đầu bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” phảng phất ý thơ Thế Lữ… Hẳn Nguyễn Bính không vụng đến như thế!
Thứ nữa là cách chọn vần điệu:
Đọc trọn 63 bài thơ trong tuyển thơ Nguyễn Bính, tôi thấy không có một khổ thơ nào, một câu nào nhà thơ vận dụng sai âm luật. Người sành làm thơ có thể để hỏng vần chứ không thể để lạc điệu. Không có sự hòa âm, đọc câu thơ lên sẽ liên tưởng đến hình ảnh con cua bò ngang. ở bài thơ này, người viết đã để lỗi nhịp, lạc điệu rất nhiều. Có thể dẫn ra đôi câu thơ:
“Cô dâu tôi chả biết là ai
Chú rể là anh có lạ không?”
Viết thơ bảy chữ (tiếng), Nguyễn Bính luôn vận dụng cách ngắt nhịp, cách hòa âm (hài thanh) theo lối cổ điển của Thơ Đường. Nó tạo nên chất giọng quen thuộc, gần gũi mà ta có thể trích ra rất nhiều trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, trong Thơ Mới…
Và có đọc kỹ thơ Nguyễn Bính mới thấy, dù là viết thơ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình ở vùng miền nào, ở Hà Nội, Huế hay Sài Gòn, nhà thơ vẫn dùng một chất giọng mộc mạc, nhẹ nhàng, ngữ điệu uyển chuyển của người Bắc Bộ, nó gắn với lời ăn tiếng nói của người làng Thiện Vịnh, quê nhà thơ giữa một vùng chiêm trũng xứ Sơn Nam. Giữa phong trào Thơ Mới đương sôi nổi những cách tân, Nguyễn Bính đứng riêng ra, giữ lấy những nét đẹp nhất của lề xưa lối cũ.
Tiếp theo là cách chọn câu từ:
Đọc khổ thơ tiếp theo, ta có thể hiểu được ý thơ mà không cảm nhận được cái hay của câu thơ. Bởi nhà thơ chúng ta hằng mến mộ hiếm có khi nào lại viết câu thơ tối nghĩa như thế này:
“Anh vừa đến đó ngày hôm trước
Anh đã xa đây ngày hôm sau”.
Với Nguyễn Bính, sử dụng một từ trong thơ cũng khiến ông trăn trở giữa biết bao chọn lựa.
Đọc tiếp bài thơ, tôi nhận thấy cách xưng hô của nhân vật trữ tình có sự thay đổi đột ngột. Đột ngột đến mức nó phá hỏng mạch liên tưởng của người đọc thơ – nghe thơ. Nó tạo nên một không khí khác lạ đối với thơ của nhà thơ “chân quê” ta vẫn đọc.
“Anh vừa đến đó ngày hôm trước
Anh đã xa đây ngày hôm sau.
Bạn bè nhớ tới anh thường nhắc
Không biết bây giờ hắn ở đâu
Hắn đã lên rừng nghe vượn hót
Hay vừa xuống biển ngắm trăng lên
Ngựa quên gốc liễu đò quên bến
Hắn nhớ thương chi đến mẹ hiền.
Cả tập thơ Nguyễn Bính tôi có trên tay, không có bài nào viết về những ngày ở Huế mà thi sĩ sử dụng cách xưng hô “mi, hắn…”, dù là trích lời nói của nhân vật tâm tình người Huế. Sau này, nhà thơ sống giữa bưng biền Nam Bộ cũng vậy.
Tiếp nữa, xin nhấn mạnh cách đặt tên cho bài thơ:
Trong 63 bài thơ được chọn lựa vào tuyển tập Thơ Nguyễn Bính tịnh không có một bài nào có cái tên dài quá năm chữ (tiếng). Đa phần là hai tiếng: “Mưa xuân”, “Thời trước”, “Tương tư”, “Chân quê”, “Qua nhà”… Tổng cộng 27 bài. Ngoài ra, có tên bài chỉ có một tiếng: “Ghen”, “Nhớ”, “Nhiều”… Chỉ có một bài duy nhất nhà thơ đặt tên dài: “Những bóng người trên sân ga”. Trong tiếng Việt, thơ bảy tiếng khác với sáu tiếng về mặt âm điệu. Hình như chỉ có thơ bảy tiếng là vừa vặn, không nhiều, không ít, vừa đủ số tiếng để khi kết hợp hài hòa thanh bằng trắc tạo nên âm điệu nhẹ nhàng trầm bổng cho câu thơ. Câu thơ dưới bảy tiếng bao giờ cũng đủ tạo nên sự đanh gọn của nhịp vần. Tên một bài thơ dài không đến bảy tiếng vừa súc tích, vừa dễ gây ấn tượng. Không phải vô cớ mà Nguyễn Bính có cách chọn lựa như vậy. Cho nên tên bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” đọc lên nghe không khác một câu thơ. Mặt khác, nó mộc mạc đến mức ngây ngô. Nó không có ấn tượng bằng những cái tên: “Xóm Ngự Viên”, “Vài nét Huế”, “Giời mưa ở Huế”…
Cuối cùng, xin được nhấn mạnh: Nguyễn Bính vốn viết thơ rất nhanh. Có nhiều giai thoại kể về chuyện ông ứng khẩu thành thơ. Cứ cho là bài này ông ứng khẩu thành thơ khi người bạn tâm giao từng cùng ông những ngày ở Huế:
“Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây”
Đến khi được tin bạn phá vỡ lời giao ước để lấy vợ, nhà thơ tức cảnh làm thơ gửi bạn. Thì chúng ta vẫn không tin được, một người như Nguyễn Bính mà viết một bài thơ vội vàng đến mức không chọn cấu tứ, không chọn hình ảnh, giọng điệu cho phù hợp với cái tạng của mình.
Đã có giai thoại kể rằng, có người vì yêu thơ Nguyễn Bính mà viết thêm một khổ vào cuối bài thơ “Cô lái đò”. Chỉ có điều dù cố gắng đến cỡ nào, khổ thơ đó vẫn đứng riêng ra so với giọng điệu chung của cả bài.
Vậy nên ta có quyền nghi ngờ về xuất xứ của bài thơ này?
Lời cuối: Không phải tôi cố ý không nhắc đến những cứ liệu đăng trên báo Người Hà Nội góp phần khẳng định bài thơ trên là của Nguyễn Bính. Đứng từ góc độ nghiên cứu văn bản bài thơ, tôi bộc lộ sự phân vân của mình. Nghi ngờ của tôi có thỏa đáng hay không, xin nhờ vào sự chỉ giáo của Ban biên tập và bạn đọc.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVn.Net - Vừa qua, báo Văn nghệ số 36 + 37, ra ngày 3 tháng 9 năm 2011, có đăng bài “Nguyễn Bính còn một bài thơ” của Nguyễn Đăng Sâm. Tác giả cho đăng bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” mà tác giả khẳng định là của thi sĩ Nguyễn Bính. Chúng tôi có ý nghi ngờ bài thơ này không phải do Nguyễn Bính viết.
Để minh chứng bài thơ trên trăm phần trăm của thi sĩ Nguyễn Bính, Nguyễn Đăng Sâm kể lại câu chuyện anh đã có bài thơ trên của Nguyễn Bính thông qua một người bạn văn chương vô tình anh gặp ở Lộc Ninh vào quãng thời gian sau năm 1975. Câu chuyện cảm động và thuyết phục đối với người đọc. Nhất là người đọc được biết thêm hoàn cảnh ra đời của bài thơ gắn với nhân vật có tên trong lời đề tặng của bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh”: Nguyễn Quang Hòa. Cuối bài viết, tác giả nhấn mạnh: “Sau khi về Bắc, tôi tìm đến mấy anh bạn đọc nhiều hiểu lắm, hỏi về bài thơ kia có phải của Nguyễn Bính hay không? Đôi người cho biết bài thơ đó có lưu truyền ở Hà Nội từ lâu song nay đã thất lạc.
Mãi sau này báo Người Hà Nội có đăng tin xác định bài thơ trên là của thi sĩ Nguyễn Bính.”
Chừng đó câu chuyện móc nối với nhau đủ cho bạn đọc tin bài thơ trên đích thực của Nguyễn Bính. Tuy nhiên nghiên cứu kỹ văn bản bài thơ, tôi có đôi chút phân vân. Xin được nói qua chút phân vân ấy của riêng tôi.
Là người yêu thơ Nguyễn Bính, lần đầu tiên đọc bài thơ này, tôi quá đỗi vui mừng. Mừng vì từ nay, di sản thơ Nguyễn Bính có thêm một bài thơ độc đáo. Đem bài thơ này ra ngâm ngợi một đôi lần, tôi nảy sinh ý định đem ra so sánh với các bài khác trong Tuyển tập thơ tình Nguyễn Bính. Đọc hết 63 bài thơ, tôi chuyển từ phân vân sang nghi ngờ rằng bài thơ này không phải do Nguyễn Bính viết. Tất cả cũng vì mấy nguyên do sau:
Trước hết là cách vận dụng hình ảnh:
Đúng là Nguyễn Bính có máu giang hồ. Nhà thơ đã có nhiều chuyến “giang hồ vặt”, đã từng đến Huế. Ông viết thơ nhanh, ứng khẩu thành thơ được. Những ngày ở Huế, người “thi sĩ chân quê” viết những bài: “Xóm Ngự Viên”, “Vài nét Huế”, “Giời mưa ở Huế”, “Lửa đò”. Cái cổ kính, mơ mộng chứa chan niềm hoài cổ của xứ Huế đan xen cái thực tế phũ phàng của thời cuộc như đang hiện ra trước mắt thi nhân, người lữ khách ghé qua Huế trong cô đơn và nhàn tản.
ở bài thơ được cho là của Nguyễn Bính mà ta nhắc đến ở trên có nét tâm trạng của người lữ khách ấy. Bài thơ như những dòng tâm sự về nỗi niềm hiện tại, đồng thời mang dáng dấp của những câu thơ cổ, thi thoảng cũng xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính, có thể điểm danh một câu ở bài này: “Ngựa quên gốc liễu đò quên bến”. Cổ mà kim. Nhưng cũng vì thế mà người khác lại có quyền nghi ngờ nó. Từ cách chọn cấu tứ, cách dụng từ, chọn hình ảnh, người đọc như tôi khẳng định: Nó là anh em họ xa, nhác trông thì giống chứ đứng gần thì biết ngay nó khó là anh em ruột của “Mưa xuân”, “Cô lái đò”, Giời mưa ở Huế”… Đành rằng để minh chứng điều đó cần phải có một bài viết đối sánh rất dài, mà tôi tin ai đọc kỹ bài thơ cũng phát hiện ra điều đó. Đó là chưa kể khổ đầu bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” phảng phất ý thơ Thế Lữ… Hẳn Nguyễn Bính không vụng đến như thế!
Thứ nữa là cách chọn vần điệu:
Đọc trọn 63 bài thơ trong tuyển thơ Nguyễn Bính, tôi thấy không có một khổ thơ nào, một câu nào nhà thơ vận dụng sai âm luật. Người sành làm thơ có thể để hỏng vần chứ không thể để lạc điệu. Không có sự hòa âm, đọc câu thơ lên sẽ liên tưởng đến hình ảnh con cua bò ngang. ở bài thơ này, người viết đã để lỗi nhịp, lạc điệu rất nhiều. Có thể dẫn ra đôi câu thơ:
“Cô dâu tôi chả biết là ai
Chú rể là anh có lạ không?”
Viết thơ bảy chữ (tiếng), Nguyễn Bính luôn vận dụng cách ngắt nhịp, cách hòa âm (hài thanh) theo lối cổ điển của Thơ Đường. Nó tạo nên chất giọng quen thuộc, gần gũi mà ta có thể trích ra rất nhiều trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, trong Thơ Mới…
Và có đọc kỹ thơ Nguyễn Bính mới thấy, dù là viết thơ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình ở vùng miền nào, ở Hà Nội, Huế hay Sài Gòn, nhà thơ vẫn dùng một chất giọng mộc mạc, nhẹ nhàng, ngữ điệu uyển chuyển của người Bắc Bộ, nó gắn với lời ăn tiếng nói của người làng Thiện Vịnh, quê nhà thơ giữa một vùng chiêm trũng xứ Sơn Nam. Giữa phong trào Thơ Mới đương sôi nổi những cách tân, Nguyễn Bính đứng riêng ra, giữ lấy những nét đẹp nhất của lề xưa lối cũ.
Tiếp theo là cách chọn câu từ:
Đọc khổ thơ tiếp theo, ta có thể hiểu được ý thơ mà không cảm nhận được cái hay của câu thơ. Bởi nhà thơ chúng ta hằng mến mộ hiếm có khi nào lại viết câu thơ tối nghĩa như thế này:
“Anh vừa đến đó ngày hôm trước
Anh đã xa đây ngày hôm sau”.
Với Nguyễn Bính, sử dụng một từ trong thơ cũng khiến ông trăn trở giữa biết bao chọn lựa.
Đọc tiếp bài thơ, tôi nhận thấy cách xưng hô của nhân vật trữ tình có sự thay đổi đột ngột. Đột ngột đến mức nó phá hỏng mạch liên tưởng của người đọc thơ – nghe thơ. Nó tạo nên một không khí khác lạ đối với thơ của nhà thơ “chân quê” ta vẫn đọc.
“Anh vừa đến đó ngày hôm trước
Anh đã xa đây ngày hôm sau.
Bạn bè nhớ tới anh thường nhắc
Không biết bây giờ hắn ở đâu
Hắn đã lên rừng nghe vượn hót
Hay vừa xuống biển ngắm trăng lên
Ngựa quên gốc liễu đò quên bến
Hắn nhớ thương chi đến mẹ hiền.
Cả tập thơ Nguyễn Bính tôi có trên tay, không có bài nào viết về những ngày ở Huế mà thi sĩ sử dụng cách xưng hô “mi, hắn…”, dù là trích lời nói của nhân vật tâm tình người Huế. Sau này, nhà thơ sống giữa bưng biền Nam Bộ cũng vậy.
Tiếp nữa, xin nhấn mạnh cách đặt tên cho bài thơ:
Trong 63 bài thơ được chọn lựa vào tuyển tập Thơ Nguyễn Bính tịnh không có một bài nào có cái tên dài quá năm chữ (tiếng). Đa phần là hai tiếng: “Mưa xuân”, “Thời trước”, “Tương tư”, “Chân quê”, “Qua nhà”… Tổng cộng 27 bài. Ngoài ra, có tên bài chỉ có một tiếng: “Ghen”, “Nhớ”, “Nhiều”… Chỉ có một bài duy nhất nhà thơ đặt tên dài: “Những bóng người trên sân ga”. Trong tiếng Việt, thơ bảy tiếng khác với sáu tiếng về mặt âm điệu. Hình như chỉ có thơ bảy tiếng là vừa vặn, không nhiều, không ít, vừa đủ số tiếng để khi kết hợp hài hòa thanh bằng trắc tạo nên âm điệu nhẹ nhàng trầm bổng cho câu thơ. Câu thơ dưới bảy tiếng bao giờ cũng đủ tạo nên sự đanh gọn của nhịp vần. Tên một bài thơ dài không đến bảy tiếng vừa súc tích, vừa dễ gây ấn tượng. Không phải vô cớ mà Nguyễn Bính có cách chọn lựa như vậy. Cho nên tên bài thơ “Chú rể không ngờ lại là anh” đọc lên nghe không khác một câu thơ. Mặt khác, nó mộc mạc đến mức ngây ngô. Nó không có ấn tượng bằng những cái tên: “Xóm Ngự Viên”, “Vài nét Huế”, “Giời mưa ở Huế”…
Cuối cùng, xin được nhấn mạnh: Nguyễn Bính vốn viết thơ rất nhanh. Có nhiều giai thoại kể về chuyện ông ứng khẩu thành thơ. Cứ cho là bài này ông ứng khẩu thành thơ khi người bạn tâm giao từng cùng ông những ngày ở Huế:
“Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây”
Đến khi được tin bạn phá vỡ lời giao ước để lấy vợ, nhà thơ tức cảnh làm thơ gửi bạn. Thì chúng ta vẫn không tin được, một người như Nguyễn Bính mà viết một bài thơ vội vàng đến mức không chọn cấu tứ, không chọn hình ảnh, giọng điệu cho phù hợp với cái tạng của mình.
Đã có giai thoại kể rằng, có người vì yêu thơ Nguyễn Bính mà viết thêm một khổ vào cuối bài thơ “Cô lái đò”. Chỉ có điều dù cố gắng đến cỡ nào, khổ thơ đó vẫn đứng riêng ra so với giọng điệu chung của cả bài.
Vậy nên ta có quyền nghi ngờ về xuất xứ của bài thơ này?
Lời cuối: Không phải tôi cố ý không nhắc đến những cứ liệu đăng trên báo Người Hà Nội góp phần khẳng định bài thơ trên là của Nguyễn Bính. Đứng từ góc độ nghiên cứu văn bản bài thơ, tôi bộc lộ sự phân vân của mình. Nghi ngờ của tôi có thỏa đáng hay không, xin nhờ vào sự chỉ giáo của Ban biên tập và bạn đọc.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn