VanVN.Net - Trong buổi khai mạc Hội nghị viết văn Trẻ toàn quốc VIII, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã có bài diễn văn khá thú vị. “Nhà văn trẻ, các bạn đến từ đâu? - Chúng tôi đến từ miền tài năng”. Cặp câu hỏi và trả lời đó có thể khiến “người ta” nhếch mép. Tuy nhiên dưới góc nhìn của một người trong cuộc là tôi, ngoài những tên tuổi như Trương Anh Quốc, Nguyễn Danh Lam, Vi Thùy Linh, Dili, Trịnh Sơn… một số gương mặt trẻ dưới đây thực sự đang bắt sóng để phát sáng bằng chính tài năng khiêm tốn và khiêm nhường của họ.
Ảnh 1: Nhà thơ Hữu Thỉnh và các cây viết trẻ trước lán Nhà Lán Bác Hồ
Ảnh 2: Meggie Phạm và Y Việt Sa. Meggie là tên một nhân vật trong tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Uyên Châu đã mượn ghép với họ của cha mình (Phạm Phú Phong) để thành một bút danh rất Tây: Meggie Phạm. “Ghi” được Nxb Trẻ in 2 tiểu thuyết: Hoàng tử và em, Giám đốc và em, và hiện cô đang viết cuốn thứ 3. Ghi thật hân hạnh được GS Phong Lê khen ngợi; GS Hồ Ngọc Đại mừng chảy nước mắt khi nghe tham luận của Ghi, còn nhà văn Phạm Trung Khâu thì trích đến nửa trang vào bài nói chuyện của mình ở buổi bế mạc.
Ảnh 3: miên di là chủ quán Ngói Nâu ở Pleiku (Gia Lai), vừa làm thơ, viết truyện ngắn kiêm phê bình. Ngay sau Hội nghị kết thúc, chiều 12.9 (đúng ngày Rằm trung thu), miên di đã tới diện kiến bác Tô Hoài, “báo cáo” với bác bản thảo Tân dế mèn phiêu lưu ký đã hoàn thành bước một. miên di hiểu theo tiếng Hán là cuộc đi dài, ngụ ý con đường văn chương vô vàn chông gai và dường như không có đích; hay như trong suy nghĩ của Hoàng Chiến Thắng tại buổi tọa đàm thơ, ấy là hành trình lửa. Được bầu chọn là gương mặt nam tính nhất Hội nghị lần này, miên di còn được các fan nữ đặt cho biệt danh thật mỹ miều: manly - xem như một neologism trong Anh ngữ.
Ảnh 4: Trần Quỳnh Nga hiện là biên tập viên văn xuôi của Tạp chí Hồng Lĩnh. Từng nhận giải thưởng của Hội Liên hiệp toàn quốc, Nga viết đều cả truyện ngắn và tiểu thuyết; cô là niềm hy vọng lớn cho văn học Hà Tĩnh.
Ảnh 5: Tuệ Nguyên “một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca” (TC Sông Hương). Một trong ba tập thơ lọt vào chung khảo giải thơ Bách Việt năm 2009, Những giấc mơ đa chiều của Tuệ Nguyên là chuyến di thê vô định vào không gian văn hóa Chăm. Trong suốt những ngày từ Hà Nội lên Tuyên Quang, Tuệ Nguyên vẫn vấn trên đầu chiếc khăn truyền thống của dân tộc mình. Cuộc tọa đàm “Thơ trẻ - dòng chảy và công chúng”, Tuệ Nguyên lại nói về… rác. Theo cách hiểu của Tuệ Nguyên, ngay đến một chiếc lá úa tàn cũng là nguồn sống cho thực thể khác; cúi xuống để nhận diện nó, chính là thơ. Tuệ Nguyên thường vật vờ bên lề Hội nghị như mất một vật quý mà không muốn tìm lại, không muốn nhớ, bởi vậy đôi mắt của Nguyên như hút hết nỗi buồn nhân thế.
Ảnh 6: Phan Tuấn Anh sinh năm 1985, hiện là giảng viên ĐH Sư phạm Huế. Anh bảo vệ xong Thạc sĩ từ năm 2009 và chuyển tiếp làm Tiến sĩ về “Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết G.G.Marquez” ở Hà Nội. Những bài lý luận phê bình của Tuấn Anh đăng ở các tạp chí: Sông Hương, Nhà văn, trang Vanvn.net, Khoa học và giáo dục, Khoa học, Châu Mỹ ngày nay, Văn học nước ngoài… đều được đánh giá cao. Bút danh Fan Anh là tác giả của tập thơ Người ngủ muộn; rụt rè mãi, rốt cuộc cũng tặng một vài đồng nghiệp. Câu đầu tiên mà người nhận thơ thốt ra là: “Ủa, thế ra Tuấn Anh còn làm thơ nữa à?”
Ảnh 7: Nhắc đến Lục Mạnh Cường có thể không nhiều người biết, nhưng xin thưa Cường đã 2 lần nhận giải Nhì của Nxb Kim Đồng phối hợp với Quỹ CDEF của Đan Mạch tổ chức trong các cuộc thi sáng tác truyện ngắn cho thiếu nhi với Seo may và Trở về. Cường quê ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng nhà anh cũng cách xa chốn thần tiên đó gần hai trăm cây số, vậy nên ai muốn Cường dẫn lên Đồng Văn thì phải hẹn trước để Cường viết đơn xin nhà trường nghỉ phép…
Ảnh 8: Và... gương mặt “trẻ” Văn Công Hùng. Anh được Ban chấp hành Hội giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn văn trẻ miền Trung - Tây Nguyên. Đoàn lên đến Tượng đài chiến thắng Sông Lô vào khoảng 3h chiều, nắng như thiêu. Đoàn người đang nhao nhác vì nắng gió chợt nghe vang lên Sông Lô chiều cuối năm bắt gặp một câu thơ... ai bỏ quên giữa dòng từ di động của Văn Công Hùng. Trên lưng chừng ngắm sông Lô hùng vĩ, nghe câu hát này lòng ai chợt ngưng lại, chùng xuống trang nghiêm và xúc động...
Văn Công Hùng - ngôi sao đã sáng đang sáng và sẽ còn sáng ở miền tương lai - miền sản sinh ra những cây viết trẻ trong Hội nghị lần này.
Còn rất nhiều gương mặt trẻ khác không kém phần sáng giá, nhưng vì đã được nhắc đến nhiều trên các trang báo, nên trong phóng sự ảnh này, Nhụy Nguyên chỉ mạn phép đưa vào “tầm ngắm” những người bạn đã cùng đi, cùng nghe, cùng đọc… với mình.
VanVN.Net - Trong buổi khai mạc Hội nghị viết văn Trẻ toàn quốc VIII, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã có bài diễn văn khá thú vị. “Nhà văn trẻ, các bạn đến từ đâu? - Chúng tôi đến từ miền tài năng”. Cặp câu hỏi và trả lời đó có thể khiến “người ta” nhếch mép. Tuy nhiên dưới góc nhìn của một người trong cuộc là tôi, ngoài những tên tuổi như Trương Anh Quốc, Nguyễn Danh Lam, Vi Thùy Linh, Dili, Trịnh Sơn… một số gương mặt trẻ dưới đây thực sự đang bắt sóng để phát sáng bằng chính tài năng khiêm tốn và khiêm nhường của họ.
Ảnh 1: Nhà thơ Hữu Thỉnh và các cây viết trẻ trước lán Nhà Lán Bác Hồ
Ảnh 2: Meggie Phạm và Y Việt Sa. Meggie là tên một nhân vật trong tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Uyên Châu đã mượn ghép với họ của cha mình (Phạm Phú Phong) để thành một bút danh rất Tây: Meggie Phạm. “Ghi” được Nxb Trẻ in 2 tiểu thuyết: Hoàng tử và em, Giám đốc và em, và hiện cô đang viết cuốn thứ 3. Ghi thật hân hạnh được GS Phong Lê khen ngợi; GS Hồ Ngọc Đại mừng chảy nước mắt khi nghe tham luận của Ghi, còn nhà văn Phạm Trung Khâu thì trích đến nửa trang vào bài nói chuyện của mình ở buổi bế mạc.
Ảnh 3: miên di là chủ quán Ngói Nâu ở Pleiku (Gia Lai), vừa làm thơ, viết truyện ngắn kiêm phê bình. Ngay sau Hội nghị kết thúc, chiều 12.9 (đúng ngày Rằm trung thu), miên di đã tới diện kiến bác Tô Hoài, “báo cáo” với bác bản thảo Tân dế mèn phiêu lưu ký đã hoàn thành bước một. miên di hiểu theo tiếng Hán là cuộc đi dài, ngụ ý con đường văn chương vô vàn chông gai và dường như không có đích; hay như trong suy nghĩ của Hoàng Chiến Thắng tại buổi tọa đàm thơ, ấy là hành trình lửa. Được bầu chọn là gương mặt nam tính nhất Hội nghị lần này, miên di còn được các fan nữ đặt cho biệt danh thật mỹ miều: manly - xem như một neologism trong Anh ngữ.
Ảnh 4: Trần Quỳnh Nga hiện là biên tập viên văn xuôi của Tạp chí Hồng Lĩnh. Từng nhận giải thưởng của Hội Liên hiệp toàn quốc, Nga viết đều cả truyện ngắn và tiểu thuyết; cô là niềm hy vọng lớn cho văn học Hà Tĩnh.
Ảnh 5: Tuệ Nguyên “một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca” (TC Sông Hương). Một trong ba tập thơ lọt vào chung khảo giải thơ Bách Việt năm 2009, Những giấc mơ đa chiều của Tuệ Nguyên là chuyến di thê vô định vào không gian văn hóa Chăm. Trong suốt những ngày từ Hà Nội lên Tuyên Quang, Tuệ Nguyên vẫn vấn trên đầu chiếc khăn truyền thống của dân tộc mình. Cuộc tọa đàm “Thơ trẻ - dòng chảy và công chúng”, Tuệ Nguyên lại nói về… rác. Theo cách hiểu của Tuệ Nguyên, ngay đến một chiếc lá úa tàn cũng là nguồn sống cho thực thể khác; cúi xuống để nhận diện nó, chính là thơ. Tuệ Nguyên thường vật vờ bên lề Hội nghị như mất một vật quý mà không muốn tìm lại, không muốn nhớ, bởi vậy đôi mắt của Nguyên như hút hết nỗi buồn nhân thế.
Ảnh 6: Phan Tuấn Anh sinh năm 1985, hiện là giảng viên ĐH Sư phạm Huế. Anh bảo vệ xong Thạc sĩ từ năm 2009 và chuyển tiếp làm Tiến sĩ về “Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết G.G.Marquez” ở Hà Nội. Những bài lý luận phê bình của Tuấn Anh đăng ở các tạp chí: Sông Hương, Nhà văn, trang Vanvn.net, Khoa học và giáo dục, Khoa học, Châu Mỹ ngày nay, Văn học nước ngoài… đều được đánh giá cao. Bút danh Fan Anh là tác giả của tập thơ Người ngủ muộn; rụt rè mãi, rốt cuộc cũng tặng một vài đồng nghiệp. Câu đầu tiên mà người nhận thơ thốt ra là: “Ủa, thế ra Tuấn Anh còn làm thơ nữa à?”
Ảnh 7: Nhắc đến Lục Mạnh Cường có thể không nhiều người biết, nhưng xin thưa Cường đã 2 lần nhận giải Nhì của Nxb Kim Đồng phối hợp với Quỹ CDEF của Đan Mạch tổ chức trong các cuộc thi sáng tác truyện ngắn cho thiếu nhi với Seo may và Trở về. Cường quê ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng nhà anh cũng cách xa chốn thần tiên đó gần hai trăm cây số, vậy nên ai muốn Cường dẫn lên Đồng Văn thì phải hẹn trước để Cường viết đơn xin nhà trường nghỉ phép…
Ảnh 8: Và... gương mặt “trẻ” Văn Công Hùng. Anh được Ban chấp hành Hội giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn văn trẻ miền Trung - Tây Nguyên. Đoàn lên đến Tượng đài chiến thắng Sông Lô vào khoảng 3h chiều, nắng như thiêu. Đoàn người đang nhao nhác vì nắng gió chợt nghe vang lên Sông Lô chiều cuối năm bắt gặp một câu thơ... ai bỏ quên giữa dòng từ di động của Văn Công Hùng. Trên lưng chừng ngắm sông Lô hùng vĩ, nghe câu hát này lòng ai chợt ngưng lại, chùng xuống trang nghiêm và xúc động...
Văn Công Hùng - ngôi sao đã sáng đang sáng và sẽ còn sáng ở miền tương lai - miền sản sinh ra những cây viết trẻ trong Hội nghị lần này.
Còn rất nhiều gương mặt trẻ khác không kém phần sáng giá, nhưng vì đã được nhắc đến nhiều trên các trang báo, nên trong phóng sự ảnh này, Nhụy Nguyên chỉ mạn phép đưa vào “tầm ngắm” những người bạn đã cùng đi, cùng nghe, cùng đọc… với mình.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn