VanVN.Net - Trong gần hai ngày tiến hành Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, những người tham dự Hội thảo đã nghe các bản tham luận và những phát biểu về thơ.
Từ các tham luận và phát biểu, tôi suy nghĩ một số vấn đề sau:
1. Những vấn đề cơ bản nhất về thơ mà hội thảo đã đề cập như cách tân thơ, bạn đọc của thơ, các trường phái thơ… cũng là những vấn đề về thơ đã được đặt ra từ lâu nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mỗi thời đại của thi ca đi qua hay nói cách khác là khi thi ca đã hoàn thành sứ mệnh của nó trong thời đại đó lại sinh ra một thời đại mới của thi ca và những câu hỏi tương tự lại được đặt ra. Và chắc chắn đến 1000 năm sau và lâu hơn nữa, khi con người còn sáng tạo thi ca thì những câu hỏi đó vẫn lại được tiếp tục đặt ra. Và các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, các nhà thơ và bạn đọc lại tìm cách trả lời những câu hỏi đó. Điều này đã cho thấy sự đa dạng và vô tận của sáng tạo và những bí ẩn của thi ca không bao giờ có thể coi là đã được khám phá hết. Khi đời sống không còn chứa đựng những vẻ đẹp bí ẩn của nó thì sứ mệnh của thi ca sẽ kết thúc.
Nhưng vượt qua những câu hỏi đó và thuyết phục hơn mọi câu trả lời cho dù thông thái đến đâu là chính những tác phẩm thơ được các nhà thơ sáng tạo. Những tác phẩm thơ vẫn tiếp tục mở ra những vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh, của những giấc mơ, của tư tưởng… và tiếp tục quyến rũ bạn đọc. Điều đó cho thấy sự độc quyền một hình thức, một phong cách, một trường phái nào đó… của những nhà thơ nào đó là ấu trĩ và đã hoàn toàn thất bại.
2. Qua sự sáng tạo của các nhà thơ miền Trung hay các nhà thơ ở các vùng miền khác được nhắc đến, được đánh giá trong hội thảo đã chứng minh rằng: thơ ca không chọn lựa một hình thức duy nhất, một hệ thống ngôn ngữ duy nhất hay một đề tài duy nhất… để sinh ra. Mà thơ ca chọn lựa tất cả mọi hình thức để sinh ra dưới sự phong phú vô tận của ngôn từ và hình ảnh trong một tư tưởng thống nhất. Chính điều này đã làm cho thi ca ngay từ khi nó khởi sinh trong xã hội loài người với hình thức truyền khẩu và cho đến thời hiện đại vẫn luôn luôn mở ra những vẻ đẹp mới lạ trong sự chuyển động không ngừng của nó. Đã từ rất lâu, thế giới đã bàn đến cái chết của thơ. Và người ta đã đi đến thống nhất rằng: đề tài không là nguyên nhân giết chết thơ, hình thức không là nguyên nhân giết chết thơ và ngay cả số lượng bạn đọc giảm đi cũng không phải là nguyên nhân giết chết thơ mà nguyên nhân giết chết thơ chính là cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ.
Từ rất nhiều năm trước ở Mỹ, hàng năm họ chọn một tờ báo để bàn xem thơ còn sống hay đã chết. Và điều cảnh báo cấp bách nhất đối với thơ ca Mỹ là sự giống nhau của các nhà thơ. Họ cảnh báo rằng: nếu gộp những bài thơ của nhiều nhà thơ Mỹ vào một tập thơ và lấy tên một nhà thơ thôi thì bạn đọc đều tin đó là thơ của một nhà thơ. Đấy mới chính là cái chết của thơ. Thế nhưng ở Việt Nam, có một tình trạng có thế gọi là “vấn nạn” khi một nhà thơ làm thơ lục bát này lại thường chống lại một nhà thơ làm thơ văn xuôi và ngược lại. Điều này cho thấy sự am hiểu thi ca trong các nhà thơ đó còn nông cạn và ấu trĩ. Điều duy nhất đáng nói là thơ lục bát kia có thực sự là thơ lục bát không và thơ văn xuối kia có thực sự là thơ văn xuôi không.
3. Các tham luận và đặc biệt của các nhà thơ đang sinh sống và làm việc ở miền trung đã dựng lên một cách sống động và sắc nét thơ miền Trung ở nhiều giai đoạn. Các tham luận cho thấy, thơ miền Trung với những tác giả xuất sắc của nó đã là một bộ phận quan trọng làm nên nền thơ hiện đại Việt Nam. Nhưng ở đây, một vấn đề cũng xuất hiện. Vấn đề đó là: nếu một nhà thơ miền Trung không ghi rõ tiểu sử là người miền Trung và trong các bài thơ của họ không có bất cứ một địa danh nào thuộc về miền trung thì việc xác lập nhà thơ đó là một nhà thơ miền Trung sẽ như thế nào? Vấn đề này xuất hiện không đợi chờ chúng ta giải quyết mà chỉ phản biện lại chúng ta để bảo vệ một điều: cá tính sáng tạo của nhà thơ quan trọng hơn bất cứ tiểu sử nào của nhà thơ đó. Nghĩa là nhà thơ phải tạo ra “một vùng tiểu khí hậu” như cách nói của nhà thơ Hữu Thỉnh khi nói về thơ Mai Văn Phấn trong Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn ở Hải Phòng tháng 5 năm 2011.
4. Trong bản tham luận ngắn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ viết “Thơ ca phải lên tiếng, phải đến với vấn đề nhân cách cá nhân, phẩm cách của dân tộc và phải tự mình trở thành nhân cách”. Đây là một trong những vấn đề sống còn của thi ca. Khi thơ ca không nói đến lẽ sống của con người và không tạo dựng lên được một đời sống tinh thần cho con người thì nó sẽ trở thành một thứ văn bản của vô cảm, của giá lạnh và có nguy cơ trở nên độc ác. Và như thế, thi ca chắc chắn sẽ rơi vào tàn lụi. Một vấn đề mà những người có lương tri sẽ hoang mang và lo sợ: đó là lẽ sống của con người trong xã hội hiện đại. Từ đó chúng ta cũng nhận thấy đời sống tinh thần trong chính các tác phẩm thơ. Sẽ không thể trở thành một nhà thơ nếu anh (chị) không phải là một con người nhân ái và khát vọng. Một bài thơ trong tận cùng ý nghĩa của nó chính là hàm lượng sống của nhà thơ. Việc làm người là mục đích cuối cùng của mọi con người sinh ra trên thế gian nay. Và thi ca chỉ là một trong những hành động trên hành trình vươn đến mục đích đó.
5. Vấn đề bạn đọc của thơ ngày nay, nhà thơ Trần Quang Quý nói đến trường hợp nữ sỹ Balan, Wislawa Szyborska, mỗi tập thơ của bà chỉ ấn hành chừng vài trăm bản. Người ta nói số người đọc thơ ít đi. Nhưng có một sự thật: số lượng bản in cho các tập thơ hàng năm hiện nay gấp vài chục lần so với mấy chục năm trước kia. Nhìn một cách kỹ lưỡng thực tế đó, chúng ta sẽ thấy: bạn đọc của thi ca đã chia ra nhiều “khu vực địa chính” khác nhau. Nếu trước kia, bạn đọc thơ Việt Nam chỉ có 2 hoặc 3 khu vực địa chính thì bây giờ có thể có đến cả chục. Điều đó minh chứng cho sự phát triển đa dạng và phong phú của thi ca. Mỗi “khu vực địa chính” này sẽ chọn lựa những công dân thơ cho họ. Thanh Thảo có “khu vực địa chính” bạn đọc của mình thì Nguyễn Duy có một “khu vực địa chính” bạn đọc khác. Cò tầm quan trọng trong sư đóng góp cho thi ca của mỗi tác giả này là một việc khác.
Nữ sỹ Wislawa Szyborska có viết một bài thơ nói đến nhà thơ và bạn đọc, bài thơ Đêm tác giả. Bài thơ viết về một buổi đọc thơ có 12 người ngồi trong phòng đọc đó. Một nửa số người đó là người thân và bạn bè của nhà thơ. Một nửa còn lại là người qua đường ghé vào trú mưa. Khi nhà thơ đang đọc thơ thì một nửa chờ mưa tạnh để ra đi. Một nửa chờ kết thúc để tặng hoa. Chỉ có một người đàn ông ngồi nghe thơ và chìm vào một giấc mơ. Trong giấc mơ ấy, ông gặp lại người vợ đã chết trở về nướng cho ông một chiếc bánh. Mới đầu, người ta nghĩ Szyborska nói về việc bạn đọc thờ ơ với thơ. Nhưng đó không phải là cái đích cuối cùng của bài thơ mà bà muốn đi tới. Cái đích cuối cùng để đi tới của bà chính là bà đã làm hiển lộ bản chất của thi ca và sứ mệnh kỳ diệu của nó. Thi ca không có nghĩa vụ phải đại chúng hóa. Nó đôi khi chỉ đủ sức hoặc chỉ làm cho một người tìm lại một điều tốt lành hay một vẻ đẹp đã mất. Vì vậy, đôi khi nó giống một phép thiêng.
6. Sự lo lắng đối với vấn đề đổi mới thơ được một số nhà thơ bàn đến trong hội thảo tập trung vào sự khó hiểu. Nhưng ai cũng biết rằng: dễ thuộc, dễ hiểu không phải là thuộc tính của thơ. Có nhà thơ nói ngôn từ bắt buộc phải có nghĩa. Hoàn toàn đúng, nhưng ngôn từ thơ ca lại có một chức năng đặc biệt hoặc một năng lực đặc biệt tạo ra nghĩa không nằm trong vùng văn bản ấy. Đấy chính là sự gợi mở, sự đánh thức... Chúng ta có quá nhiều ví dụ về những câu thơ, những bài thơ không dùng đến từ LẠNH mà thấy LẠNH, không dùng từ CÔ ĐƠN mà thấy CÔ ĐƠN, không dùng từ TUYỆT VỌNG mà thấy TUYỆT VỌNG. Trong bản tham luận của mình nói về sự khó hiểu, dễ hiểu của nhà thơ Trần Quang Quý, ông trích lời của nhà thơ Giải Nobel người Ai-len, William Butler Yeats, nói: “Những gì có thể giải thích được thì không còn là thi ca”. Tôi thì vẫn rụt rè và có nói thì chỉ nói rằng “Không phải tất cả những gì giải thích được đều được gọi là thơ”. Tôi muốn nhắc lại: dễ hiểu hay dễ thuộc không bao giờ là thuộc tính của thơ. Tất nhiên, ở thời nào cũng có những nhà thơ với một thứ thơ mọi người quen gọi là “thơ tắc tị”. Nhưng thứ thơ đó nó chẳng hề ảnh hướng đến ai cả trừ chính người làm ra nó. Bởi thế, sự lo lắng của chúng ta là sự lo lắng quá mức cần thiết. Thứ thơ đó chưa bao giờ thống lĩnh bạn đọc cho dù thời nào cũng có.
VanVN.Net - Trong gần hai ngày tiến hành Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, những người tham dự Hội thảo đã nghe các bản tham luận và những phát biểu về thơ.
Từ các tham luận và phát biểu, tôi suy nghĩ một số vấn đề sau:
1. Những vấn đề cơ bản nhất về thơ mà hội thảo đã đề cập như cách tân thơ, bạn đọc của thơ, các trường phái thơ… cũng là những vấn đề về thơ đã được đặt ra từ lâu nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mỗi thời đại của thi ca đi qua hay nói cách khác là khi thi ca đã hoàn thành sứ mệnh của nó trong thời đại đó lại sinh ra một thời đại mới của thi ca và những câu hỏi tương tự lại được đặt ra. Và chắc chắn đến 1000 năm sau và lâu hơn nữa, khi con người còn sáng tạo thi ca thì những câu hỏi đó vẫn lại được tiếp tục đặt ra. Và các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, các nhà thơ và bạn đọc lại tìm cách trả lời những câu hỏi đó. Điều này đã cho thấy sự đa dạng và vô tận của sáng tạo và những bí ẩn của thi ca không bao giờ có thể coi là đã được khám phá hết. Khi đời sống không còn chứa đựng những vẻ đẹp bí ẩn của nó thì sứ mệnh của thi ca sẽ kết thúc.
Nhưng vượt qua những câu hỏi đó và thuyết phục hơn mọi câu trả lời cho dù thông thái đến đâu là chính những tác phẩm thơ được các nhà thơ sáng tạo. Những tác phẩm thơ vẫn tiếp tục mở ra những vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh, của những giấc mơ, của tư tưởng… và tiếp tục quyến rũ bạn đọc. Điều đó cho thấy sự độc quyền một hình thức, một phong cách, một trường phái nào đó… của những nhà thơ nào đó là ấu trĩ và đã hoàn toàn thất bại.
2. Qua sự sáng tạo của các nhà thơ miền Trung hay các nhà thơ ở các vùng miền khác được nhắc đến, được đánh giá trong hội thảo đã chứng minh rằng: thơ ca không chọn lựa một hình thức duy nhất, một hệ thống ngôn ngữ duy nhất hay một đề tài duy nhất… để sinh ra. Mà thơ ca chọn lựa tất cả mọi hình thức để sinh ra dưới sự phong phú vô tận của ngôn từ và hình ảnh trong một tư tưởng thống nhất. Chính điều này đã làm cho thi ca ngay từ khi nó khởi sinh trong xã hội loài người với hình thức truyền khẩu và cho đến thời hiện đại vẫn luôn luôn mở ra những vẻ đẹp mới lạ trong sự chuyển động không ngừng của nó. Đã từ rất lâu, thế giới đã bàn đến cái chết của thơ. Và người ta đã đi đến thống nhất rằng: đề tài không là nguyên nhân giết chết thơ, hình thức không là nguyên nhân giết chết thơ và ngay cả số lượng bạn đọc giảm đi cũng không phải là nguyên nhân giết chết thơ mà nguyên nhân giết chết thơ chính là cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ.
Từ rất nhiều năm trước ở Mỹ, hàng năm họ chọn một tờ báo để bàn xem thơ còn sống hay đã chết. Và điều cảnh báo cấp bách nhất đối với thơ ca Mỹ là sự giống nhau của các nhà thơ. Họ cảnh báo rằng: nếu gộp những bài thơ của nhiều nhà thơ Mỹ vào một tập thơ và lấy tên một nhà thơ thôi thì bạn đọc đều tin đó là thơ của một nhà thơ. Đấy mới chính là cái chết của thơ. Thế nhưng ở Việt Nam, có một tình trạng có thế gọi là “vấn nạn” khi một nhà thơ làm thơ lục bát này lại thường chống lại một nhà thơ làm thơ văn xuôi và ngược lại. Điều này cho thấy sự am hiểu thi ca trong các nhà thơ đó còn nông cạn và ấu trĩ. Điều duy nhất đáng nói là thơ lục bát kia có thực sự là thơ lục bát không và thơ văn xuối kia có thực sự là thơ văn xuôi không.
3. Các tham luận và đặc biệt của các nhà thơ đang sinh sống và làm việc ở miền trung đã dựng lên một cách sống động và sắc nét thơ miền Trung ở nhiều giai đoạn. Các tham luận cho thấy, thơ miền Trung với những tác giả xuất sắc của nó đã là một bộ phận quan trọng làm nên nền thơ hiện đại Việt Nam. Nhưng ở đây, một vấn đề cũng xuất hiện. Vấn đề đó là: nếu một nhà thơ miền Trung không ghi rõ tiểu sử là người miền Trung và trong các bài thơ của họ không có bất cứ một địa danh nào thuộc về miền trung thì việc xác lập nhà thơ đó là một nhà thơ miền Trung sẽ như thế nào? Vấn đề này xuất hiện không đợi chờ chúng ta giải quyết mà chỉ phản biện lại chúng ta để bảo vệ một điều: cá tính sáng tạo của nhà thơ quan trọng hơn bất cứ tiểu sử nào của nhà thơ đó. Nghĩa là nhà thơ phải tạo ra “một vùng tiểu khí hậu” như cách nói của nhà thơ Hữu Thỉnh khi nói về thơ Mai Văn Phấn trong Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn ở Hải Phòng tháng 5 năm 2011.
4. Trong bản tham luận ngắn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ viết “Thơ ca phải lên tiếng, phải đến với vấn đề nhân cách cá nhân, phẩm cách của dân tộc và phải tự mình trở thành nhân cách”. Đây là một trong những vấn đề sống còn của thi ca. Khi thơ ca không nói đến lẽ sống của con người và không tạo dựng lên được một đời sống tinh thần cho con người thì nó sẽ trở thành một thứ văn bản của vô cảm, của giá lạnh và có nguy cơ trở nên độc ác. Và như thế, thi ca chắc chắn sẽ rơi vào tàn lụi. Một vấn đề mà những người có lương tri sẽ hoang mang và lo sợ: đó là lẽ sống của con người trong xã hội hiện đại. Từ đó chúng ta cũng nhận thấy đời sống tinh thần trong chính các tác phẩm thơ. Sẽ không thể trở thành một nhà thơ nếu anh (chị) không phải là một con người nhân ái và khát vọng. Một bài thơ trong tận cùng ý nghĩa của nó chính là hàm lượng sống của nhà thơ. Việc làm người là mục đích cuối cùng của mọi con người sinh ra trên thế gian nay. Và thi ca chỉ là một trong những hành động trên hành trình vươn đến mục đích đó.
5. Vấn đề bạn đọc của thơ ngày nay, nhà thơ Trần Quang Quý nói đến trường hợp nữ sỹ Balan, Wislawa Szyborska, mỗi tập thơ của bà chỉ ấn hành chừng vài trăm bản. Người ta nói số người đọc thơ ít đi. Nhưng có một sự thật: số lượng bản in cho các tập thơ hàng năm hiện nay gấp vài chục lần so với mấy chục năm trước kia. Nhìn một cách kỹ lưỡng thực tế đó, chúng ta sẽ thấy: bạn đọc của thi ca đã chia ra nhiều “khu vực địa chính” khác nhau. Nếu trước kia, bạn đọc thơ Việt Nam chỉ có 2 hoặc 3 khu vực địa chính thì bây giờ có thể có đến cả chục. Điều đó minh chứng cho sự phát triển đa dạng và phong phú của thi ca. Mỗi “khu vực địa chính” này sẽ chọn lựa những công dân thơ cho họ. Thanh Thảo có “khu vực địa chính” bạn đọc của mình thì Nguyễn Duy có một “khu vực địa chính” bạn đọc khác. Cò tầm quan trọng trong sư đóng góp cho thi ca của mỗi tác giả này là một việc khác.
Nữ sỹ Wislawa Szyborska có viết một bài thơ nói đến nhà thơ và bạn đọc, bài thơ Đêm tác giả. Bài thơ viết về một buổi đọc thơ có 12 người ngồi trong phòng đọc đó. Một nửa số người đó là người thân và bạn bè của nhà thơ. Một nửa còn lại là người qua đường ghé vào trú mưa. Khi nhà thơ đang đọc thơ thì một nửa chờ mưa tạnh để ra đi. Một nửa chờ kết thúc để tặng hoa. Chỉ có một người đàn ông ngồi nghe thơ và chìm vào một giấc mơ. Trong giấc mơ ấy, ông gặp lại người vợ đã chết trở về nướng cho ông một chiếc bánh. Mới đầu, người ta nghĩ Szyborska nói về việc bạn đọc thờ ơ với thơ. Nhưng đó không phải là cái đích cuối cùng của bài thơ mà bà muốn đi tới. Cái đích cuối cùng để đi tới của bà chính là bà đã làm hiển lộ bản chất của thi ca và sứ mệnh kỳ diệu của nó. Thi ca không có nghĩa vụ phải đại chúng hóa. Nó đôi khi chỉ đủ sức hoặc chỉ làm cho một người tìm lại một điều tốt lành hay một vẻ đẹp đã mất. Vì vậy, đôi khi nó giống một phép thiêng.
6. Sự lo lắng đối với vấn đề đổi mới thơ được một số nhà thơ bàn đến trong hội thảo tập trung vào sự khó hiểu. Nhưng ai cũng biết rằng: dễ thuộc, dễ hiểu không phải là thuộc tính của thơ. Có nhà thơ nói ngôn từ bắt buộc phải có nghĩa. Hoàn toàn đúng, nhưng ngôn từ thơ ca lại có một chức năng đặc biệt hoặc một năng lực đặc biệt tạo ra nghĩa không nằm trong vùng văn bản ấy. Đấy chính là sự gợi mở, sự đánh thức... Chúng ta có quá nhiều ví dụ về những câu thơ, những bài thơ không dùng đến từ LẠNH mà thấy LẠNH, không dùng từ CÔ ĐƠN mà thấy CÔ ĐƠN, không dùng từ TUYỆT VỌNG mà thấy TUYỆT VỌNG. Trong bản tham luận của mình nói về sự khó hiểu, dễ hiểu của nhà thơ Trần Quang Quý, ông trích lời của nhà thơ Giải Nobel người Ai-len, William Butler Yeats, nói: “Những gì có thể giải thích được thì không còn là thi ca”. Tôi thì vẫn rụt rè và có nói thì chỉ nói rằng “Không phải tất cả những gì giải thích được đều được gọi là thơ”. Tôi muốn nhắc lại: dễ hiểu hay dễ thuộc không bao giờ là thuộc tính của thơ. Tất nhiên, ở thời nào cũng có những nhà thơ với một thứ thơ mọi người quen gọi là “thơ tắc tị”. Nhưng thứ thơ đó nó chẳng hề ảnh hướng đến ai cả trừ chính người làm ra nó. Bởi thế, sự lo lắng của chúng ta là sự lo lắng quá mức cần thiết. Thứ thơ đó chưa bao giờ thống lĩnh bạn đọc cho dù thời nào cũng có.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn