Ngày gần đây, một lão nhà văn nói với tôi rằng: “Phụ nữ viết văn rất đa đoan, và những người phụ nữ viết văn ấy sẽ không viết hay nếu có một cuộc sống đủ đầy.”
Trịnh Minh Hiếu, một phụ nữ viết văn, một công chức nhà nước, một phụ nữ “đủ đầy” mà tôi biết, cũng một ngày gần đây đã trao cho tôi hai cuốn truyện ngắn của chị. Tôi nhận sách, và trước khi đọc trọn hai cuốn sách, tôi có hoài nghi về văn chương và sự đủ đầy của chị hay không? Có. Tôi có chút hoài nghi dẫu tôi không cho rằng lời nói của lão nhà văn nọ đúng hay không đúng, và ông ấy, trong trích dẫn trên, chỉ nói rằng: “sẽ không viết hay” chứ không phải “không thể viết hay”.
Và khi tôi đọc sách, tôi hoàn toàn “quên tác giả” dù tôi không thể khẳng định cuộc đời chị có đủ đầy hay vơi cạn.
Hai mươi lăm truyện ngắn trong 2 tập “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013) và “Thúy Mầu” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2014) của tác giả Trịnh Minh Hiếu in trong vòng một năm đem đến cho tôi một cảm giác hơi bất ngờ, thú vị. Bất ngờ vì thành quả lao động đáng nể của tác giả, thú vị vì những điều…bất ngờ khi đọc sách.
Có cảm giác như tác giả rất toàn tri, điều gì cũng biết, trong văn của chị chuyện gì cũng có. Chuyện người công chức bình thường, chuyện giáo sư, tiến sĩ, chuyện nông thôn, chuyện thành thị, chuyện tình yêu bé mọn, chuyện con mèo nhỏ đến chuyện chốn cửa thiền. Thế giới nhân vật của chị cũng rất đa dạng. Không chỉ có những hotgirl, đại gia, giáo sư tiến sĩ, mà còn cả những người nhà quê chân chất, những đứa trẻ bị bỏ rơi, những phận người thiệt thòi do di chứng chiến tranh, hay ngẫu nhiên sinh ra đời vốn thế…Đi qua những trang văn về cả thế giới thu nhỏ lại trong một khuôn hình ấy, tôi có cảm giác như mình luôn gặp những người quen cũ. Họ đã ở đó từ lâu lắc, từ trước khi bước vào trang sách và vẫn ở đó khi từ trang sách bước ra.
Trong hai cuốn sách được in trong vòng một năm của Trịnh Minh Hiếu, có truyện viết từ khoảng sáu năm trước, truyện lại vừa mới đây thôi, truyện nào cũng chộn rộn tính thời sự. Có lẽ vì Trịnh Minh Hiếu đã chọn “một góc nhìn khác” cho những câu chuyện đời thường của mình, nên truyện ngắn của chị khá thú vị. Thú vị nhất trong các câu chuyện mà chị kể chính là ban đầu người ta ngỡ chị đang kể một câu chuyện hài hước, nhưng lại rất trầm buồn, ngược lại, có truyện tưởng bi sầu thì lại hóa ra vui vẻ. Tác giả như một nhà quay phim, đứng sau ống kính, thu lại và biên tập đôi chút những mảnh đời mà tạo hóa hoặc vô tình, hoặc cố ý sắp đặt: Chuyện một cô gái muộn chồng “Lấy ai? Ai lấy? Bây giờ lấy ai?” (Kén chồng) Chuyện tình yêu chắp nối dày vò day dứt mà cảm động (Nhà có thêm người). Những mẩu vụn vặt hài hước (Tấm biển lỗi). Chuyện thực trạng nữ công chức chốn công sở nhiều cạm bẫy (Vấn lộ).
Trong truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu có tiếng cười, dẫu không lớn, không ha hả, không ngặt nghẽo, nhưng lại hóm hỉnh. Điều ấy khiến người đọc vừa đọc vừa…mỉm cười. Một chút hóm hỉnh để câu chuyện buồn đỡ buồn, một sâu cay để những chuyện buồn cười thêm xa xót. Một chút… một chút…một chút…
Hai mươi lăm truyện ngắn trong hai cuốn “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” và “Thúy Mầu”, phần nhiều mang những cái tên rất gợi: Vong của Lửa; Bí mật tuổi mười bảy; Vấn lộ; Phiên tòa không định trước; Bản năng vô tận… Trịnh Minh Hiếu sở hữu cách dùng ngôn ngữ linh hoạt, không nệ ngôn ngữ của giáo sư đại học hay côn đồ số má, ngôn ngữ của doanh nhân hay tuổi teen nổi loạn. Thế giới truyện ngắn của của chị luôn nhuốm một màu cổ tích. Phần lớn các câu chuyện đều được kết có hậu, rất happy ending, hoặc mở ra một cánh cửa mới nhiều hi vọng để nhân vật bước lên phía trước. Các nhân vật trong thế giới ấy, vì nhiều lý do, luôn được tha thứ, từ người phụ nữ ngoại tình đến cô gái trẻ trót dại hoang thai, từ kẻ đồ tể bất nhân đến kẻ bội nghĩa vợ chồng.
Ngoài việc mắc lỗi “sa đà vào kể lể”, ham “giải thích” khiến một số truyện ngắn bị “giáo điều”, nhảy ra bên lề trọng tâm câu chuyện… thì truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu, văn chương dẫu có đa đoan, vẫn luôn nhân hậu và chân thành.
Và với bất kì người viết văn nào, con đường văn chương luôn trải dài vô tận.
Ngày gần đây, một lão nhà văn nói với tôi rằng: “Phụ nữ viết văn rất đa đoan, và những người phụ nữ viết văn ấy sẽ không viết hay nếu có một cuộc sống đủ đầy.”
Trịnh Minh Hiếu, một phụ nữ viết văn, một công chức nhà nước, một phụ nữ “đủ đầy” mà tôi biết, cũng một ngày gần đây đã trao cho tôi hai cuốn truyện ngắn của chị. Tôi nhận sách, và trước khi đọc trọn hai cuốn sách, tôi có hoài nghi về văn chương và sự đủ đầy của chị hay không? Có. Tôi có chút hoài nghi dẫu tôi không cho rằng lời nói của lão nhà văn nọ đúng hay không đúng, và ông ấy, trong trích dẫn trên, chỉ nói rằng: “sẽ không viết hay” chứ không phải “không thể viết hay”.
Và khi tôi đọc sách, tôi hoàn toàn “quên tác giả” dù tôi không thể khẳng định cuộc đời chị có đủ đầy hay vơi cạn.
Hai mươi lăm truyện ngắn trong 2 tập “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013) và “Thúy Mầu” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2014) của tác giả Trịnh Minh Hiếu in trong vòng một năm đem đến cho tôi một cảm giác hơi bất ngờ, thú vị. Bất ngờ vì thành quả lao động đáng nể của tác giả, thú vị vì những điều…bất ngờ khi đọc sách.
Có cảm giác như tác giả rất toàn tri, điều gì cũng biết, trong văn của chị chuyện gì cũng có. Chuyện người công chức bình thường, chuyện giáo sư, tiến sĩ, chuyện nông thôn, chuyện thành thị, chuyện tình yêu bé mọn, chuyện con mèo nhỏ đến chuyện chốn cửa thiền. Thế giới nhân vật của chị cũng rất đa dạng. Không chỉ có những hotgirl, đại gia, giáo sư tiến sĩ, mà còn cả những người nhà quê chân chất, những đứa trẻ bị bỏ rơi, những phận người thiệt thòi do di chứng chiến tranh, hay ngẫu nhiên sinh ra đời vốn thế…Đi qua những trang văn về cả thế giới thu nhỏ lại trong một khuôn hình ấy, tôi có cảm giác như mình luôn gặp những người quen cũ. Họ đã ở đó từ lâu lắc, từ trước khi bước vào trang sách và vẫn ở đó khi từ trang sách bước ra.
Trong hai cuốn sách được in trong vòng một năm của Trịnh Minh Hiếu, có truyện viết từ khoảng sáu năm trước, truyện lại vừa mới đây thôi, truyện nào cũng chộn rộn tính thời sự. Có lẽ vì Trịnh Minh Hiếu đã chọn “một góc nhìn khác” cho những câu chuyện đời thường của mình, nên truyện ngắn của chị khá thú vị. Thú vị nhất trong các câu chuyện mà chị kể chính là ban đầu người ta ngỡ chị đang kể một câu chuyện hài hước, nhưng lại rất trầm buồn, ngược lại, có truyện tưởng bi sầu thì lại hóa ra vui vẻ. Tác giả như một nhà quay phim, đứng sau ống kính, thu lại và biên tập đôi chút những mảnh đời mà tạo hóa hoặc vô tình, hoặc cố ý sắp đặt: Chuyện một cô gái muộn chồng “Lấy ai? Ai lấy? Bây giờ lấy ai?” (Kén chồng) Chuyện tình yêu chắp nối dày vò day dứt mà cảm động (Nhà có thêm người). Những mẩu vụn vặt hài hước (Tấm biển lỗi). Chuyện thực trạng nữ công chức chốn công sở nhiều cạm bẫy (Vấn lộ).
Trong truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu có tiếng cười, dẫu không lớn, không ha hả, không ngặt nghẽo, nhưng lại hóm hỉnh. Điều ấy khiến người đọc vừa đọc vừa…mỉm cười. Một chút hóm hỉnh để câu chuyện buồn đỡ buồn, một sâu cay để những chuyện buồn cười thêm xa xót. Một chút… một chút…một chút…
Hai mươi lăm truyện ngắn trong hai cuốn “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” và “Thúy Mầu”, phần nhiều mang những cái tên rất gợi: Vong của Lửa; Bí mật tuổi mười bảy; Vấn lộ; Phiên tòa không định trước; Bản năng vô tận… Trịnh Minh Hiếu sở hữu cách dùng ngôn ngữ linh hoạt, không nệ ngôn ngữ của giáo sư đại học hay côn đồ số má, ngôn ngữ của doanh nhân hay tuổi teen nổi loạn. Thế giới truyện ngắn của của chị luôn nhuốm một màu cổ tích. Phần lớn các câu chuyện đều được kết có hậu, rất happy ending, hoặc mở ra một cánh cửa mới nhiều hi vọng để nhân vật bước lên phía trước. Các nhân vật trong thế giới ấy, vì nhiều lý do, luôn được tha thứ, từ người phụ nữ ngoại tình đến cô gái trẻ trót dại hoang thai, từ kẻ đồ tể bất nhân đến kẻ bội nghĩa vợ chồng.
Ngoài việc mắc lỗi “sa đà vào kể lể”, ham “giải thích” khiến một số truyện ngắn bị “giáo điều”, nhảy ra bên lề trọng tâm câu chuyện… thì truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu, văn chương dẫu có đa đoan, vẫn luôn nhân hậu và chân thành.
Và với bất kì người viết văn nào, con đường văn chương luôn trải dài vô tận.
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn