Nghiền ngẫm “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương” (Nhà xuất bản Trẻ quý 1 năm 2014) của Ngô Liêm Khoan theo cách đọc kỹ, đọc chậm… tôi ngộ ra rằng: Thơ thứ thiệt (hoặc thiệt là thơ) thường không thích hợp với những ai chuyên nghiền văn, nhai chữ, chơi với văn tự, thoát ly thực tế mà chẳng mang lại lợi ích gì. Và thơ, cũng không phải thứ sinh ra để làm phiền người đọc, làm phiền chính bản thân người viết.
Tôi đã đánh dấu khuyên vào những bài thơ, những câu thơ đáng chú ý. Nhiều lắm, có đến vài chục chỗ.
Rồi chỉ cần đọc tên những bài thơ: “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, “Câu hỏi tháng ba”, “Gò Đống Đa”, “Đền Gióng”, “Tiếng nước”, “Những câu hỏi ngây ngô”, “Điều cần thiết” và một số bài thơ khác, tôi mới nhận ra: Trong tập thơ này, thơ Ngô Liêm Khoan viết về đề tài chiến tranh và số phận con người, sự vật trong chiến tranh rất tập trung trong một phạm vi rộng. Những bài thơ này thường ít khai thác bề mặt, hiện tượng, mà thường khai thác bề chìm, bề sâu, bản chất, xuất phát từ một cách nhìn, một cách nghĩ riêng biệt, độc lập của một cái tâm nhân bản và không phân biệt. Những bài thơ ấy đọc lên, người đọc dễ bị rơi vào một vùng xoáy lốc và rẩt dễ bị động tâm. Những bài thơ ấy, cũng là những tiếng kêu xé lòng kèm theo lời cảnh tỉnh, cảnh báo.
Tuy chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm, nhưng “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương” và dấu tích vết thương vẫn còn đó. Chúng không chỉ “làm phận lát cầu” mà còn “cõng trên lưng mình lịch sử”. Chúng như những chứng nhân nhắc nhở dài lâu về bi kịch chia cắt: “Hơn ba mươi năm cỏ mấy bận ngút xanh/ Chỉ sợ lòng người chưa bén rễ”. Liên quan đến việc này, chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh, khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành, thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Mang tâm thế của người đớn đau trước sự mất mát nói chung và coi mất mát nào cũng là mất mát theo kiểu “ruột nào không mềm, máu nào không đỏ”, Ngô Liêm Khoan đã: “Tôi quỳ xuống/ Bên từng ngôi mộ/ Những viên đạn ngược chiều nhau” và mong ước: “(Những viên đạn) nếu còn sức bay/ Hãy ghim ngay vào trái tim này”.
Không phải ai cũng dễ dàng có được tâm thế khác lạ này!
Cũng mang một tâm thế như vậy khi soi vào lịch sử, trong “Gò Đống Đa”, Ngô Liêm Khoan vẫn rất nhất quán: “Có xác nghĩa quân nào bị vùi nhầm cùng giặc cướp/ Gươm tra vào vỏ rồi vẫn còn nét ưu tư/ Lễ khao quân đâu chỉ thiếu một người”.
Trong “Tiếng nước”, Ngô Liêm Khoan cho rằng: “Đôi khi/ Tiếng hò reo chiến tranh/ Cũng man rợ như/ Những nhát dao/ Bầy du côn giữa chợ giết người”. Rồi từ một hiện tượng man rợ của chiến tranh có thật tại Afghanistan (“Những thi thể bết máu đen/ Nằm dưới giày kẻ địch/ Những tên sống vạch quần/ Đái vào mặt xác chết), Ngô Liêm Khoan đã phát hiện ra và có lẽ chỉ có anh mới phát hiện ra được sự thật xót xa này: “Họ đã chết hai lần/ Một, dưới làn đạn của kẻ thù/ Một, dưới tầm nước tiểu của đối phương”.
Với Ngô Liêm Khoan, những kẻ khát máu trong chiến tranh luôn ở trong “Một cuộc bạc thâu đêm/ Chẳng biết thế nào là suốt sáng” và có thể có nhiều thứ trở thành những điều cần thiết, trừ chiến tranh. Và chiến tranh chính là một bước thụt lùi đáng sợ, gây ra hậu quả khôn lường: “Từ những kẻ săn thú/ Đàn ông tiến hóa thành/ Kẻ đi săn đồng loại/ Từ tần tảo hái lượm/ Bà mẹ tiến hóa thành/ người đi nhặt xác con”.
Trong “Nơi biển xanh, dưới trời cao”, Ngô Liêm Khoan có con mắt thẩm mỹ cũng rất khác. Có một sự đảo chiều rất linh hoạt trong một cách nhìn, cách nghĩ phức hợp ngay từ vết thương hoặc nhát chém.Có thể là “Từ vết thương” thì “Con trai làm ngọc”, trở thành một vật quý giá. Nhưng “Từ nhát chém” (dẫn đến vết thương) thì “Con người làm nên hận thù”, để lại hậu quả tồi tệ. Tất nhiên, vết thương của con trai là vết thương tự nhiên, còn nhát chém (dẫn đến vết thương) là hiện tượng xã hội, do con người - con vật xã hội gây ra.
Trong “Từ đỉnh trời Hoàng Liên Sơn ta ngỏ về em đông bắc”, Ngô Liêm Khoan thành công ở cách diễn đạt vừa mới mẻ, vừa có hàm ý: “Con lộ nhỏ/ Xâu những thị trấn cô quạnh vào nhau” và “Tình yêu của hai ta/ Kết vào nhau từng đỉnh trời/ Bện vào nhau từng khe suối/ Quyện vào nhau từng cánh rừng/ Siết vào nhau từng mạch rễ/ Hạnh phúc đỏ ròng từng hạt đất biên cương…”
Trong “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, có những câu thơ đọc lên thấy nao lòng: “Khói thuốc/ Ngược vào mắt se se/ Thấy mình chỉ nhớ thương nước mắt” (“Bông giấy café”), có những câu đọc lên thấy như được an ủi: “Ôi mai anh đào… Tao vỗ vỗ thân mày một thằng bạn câm/ Can đảm xạc xào những điều chân thật” (“Chuyến xe đêm thăm cây mai anh đào bên bờ hồ Xuân Hương”), có những câu đọc lên thấy sự mất mát thật là lớn: “Nhưng chỉ một ánh mắt của tình yêu đã mất năm xưa/ Là không thể luân hồi” (“Sân chùa”), có những câu đọc lên thấy thấm thía: “Vì mù nên thương đôi mắt/ Vì ác nên nhớ tiếng chuông” (“Phục nguyên”), có những câu đọc lên thấy ấn tượng: “Thanh gươm ấy không bao giờ chiến bại/ nhà thơ trao cho mọi kẻ quanh mình/ hãy nhận lấy và tự đâm vào ngực/ hãy tự mình làm một cuộc hồi sinh” (“Nhà thơ”)…
Với “Sen nở nốt” và “Dấu gạch ngang”, Ngô Liêm Khoan tiếp tục dẫn dắt người đọc từ cái mới này tới cái mới khác. Nếu “Sen nở nốt” phát giác: Chỉ có vành tai cũ, ký ức cũ, câu hỏi cũ thôi, còn mùa hạ, tiếng ve, cành cây đều đã khác, thì “Dấu gạch ngang” lại hiển lộ một tứ thơ tài tình, đầy phát hiện. Từ khoảng giữa năm sinh và năm mất của một đời người là một dấu gạch ngang và bất kỳ ai, cũng có một dấu gạch ngang như thế. Tứ thơ gần như nằm trọn ở hai câu: “Nhưng dấu gạch ngang - vô hình nhất/ Nhắc rằng đây tim từng đập hàng ngày”. Nhìn được sự sâu sắc qua một điều giản dị như thế, không phải ai cũng dễ dàng làm được.
Sinh thời, nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng khuyên các nhà thơ trẻ: “Các bạn hãy “đào sâu”, hãy “xoáy mạnh” trong từng tứ thơ. Đó mới là điều quan trọng”. Qua “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, Ngô Liêm Khoan đã làm được như thế.
Nhà thơ Phan Hoàng cho biết: Ngô Liêm Khoan đã xếp lại hoặc quên hết mọi việc, kể cả việc mưu sinh, để làm cái việc sinh hạ tập thơ này.
Một sự đầu tư đến quên mình cho thơ như thế, kể cũng đáng!
Nghiền ngẫm “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương” (Nhà xuất bản Trẻ quý 1 năm 2014) của Ngô Liêm Khoan theo cách đọc kỹ, đọc chậm… tôi ngộ ra rằng: Thơ thứ thiệt (hoặc thiệt là thơ) thường không thích hợp với những ai chuyên nghiền văn, nhai chữ, chơi với văn tự, thoát ly thực tế mà chẳng mang lại lợi ích gì. Và thơ, cũng không phải thứ sinh ra để làm phiền người đọc, làm phiền chính bản thân người viết.
Tôi đã đánh dấu khuyên vào những bài thơ, những câu thơ đáng chú ý. Nhiều lắm, có đến vài chục chỗ.
Rồi chỉ cần đọc tên những bài thơ: “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, “Câu hỏi tháng ba”, “Gò Đống Đa”, “Đền Gióng”, “Tiếng nước”, “Những câu hỏi ngây ngô”, “Điều cần thiết” và một số bài thơ khác, tôi mới nhận ra: Trong tập thơ này, thơ Ngô Liêm Khoan viết về đề tài chiến tranh và số phận con người, sự vật trong chiến tranh rất tập trung trong một phạm vi rộng. Những bài thơ này thường ít khai thác bề mặt, hiện tượng, mà thường khai thác bề chìm, bề sâu, bản chất, xuất phát từ một cách nhìn, một cách nghĩ riêng biệt, độc lập của một cái tâm nhân bản và không phân biệt. Những bài thơ ấy đọc lên, người đọc dễ bị rơi vào một vùng xoáy lốc và rẩt dễ bị động tâm. Những bài thơ ấy, cũng là những tiếng kêu xé lòng kèm theo lời cảnh tỉnh, cảnh báo.
Tuy chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm, nhưng “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương” và dấu tích vết thương vẫn còn đó. Chúng không chỉ “làm phận lát cầu” mà còn “cõng trên lưng mình lịch sử”. Chúng như những chứng nhân nhắc nhở dài lâu về bi kịch chia cắt: “Hơn ba mươi năm cỏ mấy bận ngút xanh/ Chỉ sợ lòng người chưa bén rễ”. Liên quan đến việc này, chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh, khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành, thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Mang tâm thế của người đớn đau trước sự mất mát nói chung và coi mất mát nào cũng là mất mát theo kiểu “ruột nào không mềm, máu nào không đỏ”, Ngô Liêm Khoan đã: “Tôi quỳ xuống/ Bên từng ngôi mộ/ Những viên đạn ngược chiều nhau” và mong ước: “(Những viên đạn) nếu còn sức bay/ Hãy ghim ngay vào trái tim này”.
Không phải ai cũng dễ dàng có được tâm thế khác lạ này!
Cũng mang một tâm thế như vậy khi soi vào lịch sử, trong “Gò Đống Đa”, Ngô Liêm Khoan vẫn rất nhất quán: “Có xác nghĩa quân nào bị vùi nhầm cùng giặc cướp/ Gươm tra vào vỏ rồi vẫn còn nét ưu tư/ Lễ khao quân đâu chỉ thiếu một người”.
Trong “Tiếng nước”, Ngô Liêm Khoan cho rằng: “Đôi khi/ Tiếng hò reo chiến tranh/ Cũng man rợ như/ Những nhát dao/ Bầy du côn giữa chợ giết người”. Rồi từ một hiện tượng man rợ của chiến tranh có thật tại Afghanistan (“Những thi thể bết máu đen/ Nằm dưới giày kẻ địch/ Những tên sống vạch quần/ Đái vào mặt xác chết), Ngô Liêm Khoan đã phát hiện ra và có lẽ chỉ có anh mới phát hiện ra được sự thật xót xa này: “Họ đã chết hai lần/ Một, dưới làn đạn của kẻ thù/ Một, dưới tầm nước tiểu của đối phương”.
Với Ngô Liêm Khoan, những kẻ khát máu trong chiến tranh luôn ở trong “Một cuộc bạc thâu đêm/ Chẳng biết thế nào là suốt sáng” và có thể có nhiều thứ trở thành những điều cần thiết, trừ chiến tranh. Và chiến tranh chính là một bước thụt lùi đáng sợ, gây ra hậu quả khôn lường: “Từ những kẻ săn thú/ Đàn ông tiến hóa thành/ Kẻ đi săn đồng loại/ Từ tần tảo hái lượm/ Bà mẹ tiến hóa thành/ người đi nhặt xác con”.
Trong “Nơi biển xanh, dưới trời cao”, Ngô Liêm Khoan có con mắt thẩm mỹ cũng rất khác. Có một sự đảo chiều rất linh hoạt trong một cách nhìn, cách nghĩ phức hợp ngay từ vết thương hoặc nhát chém.Có thể là “Từ vết thương” thì “Con trai làm ngọc”, trở thành một vật quý giá. Nhưng “Từ nhát chém” (dẫn đến vết thương) thì “Con người làm nên hận thù”, để lại hậu quả tồi tệ. Tất nhiên, vết thương của con trai là vết thương tự nhiên, còn nhát chém (dẫn đến vết thương) là hiện tượng xã hội, do con người - con vật xã hội gây ra.
Trong “Từ đỉnh trời Hoàng Liên Sơn ta ngỏ về em đông bắc”, Ngô Liêm Khoan thành công ở cách diễn đạt vừa mới mẻ, vừa có hàm ý: “Con lộ nhỏ/ Xâu những thị trấn cô quạnh vào nhau” và “Tình yêu của hai ta/ Kết vào nhau từng đỉnh trời/ Bện vào nhau từng khe suối/ Quyện vào nhau từng cánh rừng/ Siết vào nhau từng mạch rễ/ Hạnh phúc đỏ ròng từng hạt đất biên cương…”
Trong “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, có những câu thơ đọc lên thấy nao lòng: “Khói thuốc/ Ngược vào mắt se se/ Thấy mình chỉ nhớ thương nước mắt” (“Bông giấy café”), có những câu đọc lên thấy như được an ủi: “Ôi mai anh đào… Tao vỗ vỗ thân mày một thằng bạn câm/ Can đảm xạc xào những điều chân thật” (“Chuyến xe đêm thăm cây mai anh đào bên bờ hồ Xuân Hương”), có những câu đọc lên thấy sự mất mát thật là lớn: “Nhưng chỉ một ánh mắt của tình yêu đã mất năm xưa/ Là không thể luân hồi” (“Sân chùa”), có những câu đọc lên thấy thấm thía: “Vì mù nên thương đôi mắt/ Vì ác nên nhớ tiếng chuông” (“Phục nguyên”), có những câu đọc lên thấy ấn tượng: “Thanh gươm ấy không bao giờ chiến bại/ nhà thơ trao cho mọi kẻ quanh mình/ hãy nhận lấy và tự đâm vào ngực/ hãy tự mình làm một cuộc hồi sinh” (“Nhà thơ”)…
Với “Sen nở nốt” và “Dấu gạch ngang”, Ngô Liêm Khoan tiếp tục dẫn dắt người đọc từ cái mới này tới cái mới khác. Nếu “Sen nở nốt” phát giác: Chỉ có vành tai cũ, ký ức cũ, câu hỏi cũ thôi, còn mùa hạ, tiếng ve, cành cây đều đã khác, thì “Dấu gạch ngang” lại hiển lộ một tứ thơ tài tình, đầy phát hiện. Từ khoảng giữa năm sinh và năm mất của một đời người là một dấu gạch ngang và bất kỳ ai, cũng có một dấu gạch ngang như thế. Tứ thơ gần như nằm trọn ở hai câu: “Nhưng dấu gạch ngang - vô hình nhất/ Nhắc rằng đây tim từng đập hàng ngày”. Nhìn được sự sâu sắc qua một điều giản dị như thế, không phải ai cũng dễ dàng làm được.
Sinh thời, nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng khuyên các nhà thơ trẻ: “Các bạn hãy “đào sâu”, hãy “xoáy mạnh” trong từng tứ thơ. Đó mới là điều quan trọng”. Qua “Những tấm ván trên cầu Hiền Lương”, Ngô Liêm Khoan đã làm được như thế.
Nhà thơ Phan Hoàng cho biết: Ngô Liêm Khoan đã xếp lại hoặc quên hết mọi việc, kể cả việc mưu sinh, để làm cái việc sinh hạ tập thơ này.
Một sự đầu tư đến quên mình cho thơ như thế, kể cũng đáng!
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn