VanVN.Net - Và nếu bảo thơ không cần công chúng, thơ làm xong chỉ để trong tủ, không ai biết thì làm thơ để làm gì? Hay thơ chỉ còn là tiếng nói thì thầm đơn lẻ, ú ớ, mộng mị, mê muội trong góc khuất của chính nó? (Nhà thơ Trần Quang Quý).
TÂM THẾ TRƯỚC THẾ SỰ THI CA
Trần Quang Quý
Tôi nghĩ, chủ đề “Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ miền Trung” là một chủ đề lớn, hàm chứa trong nó hàng loạt những vấn đề từ quá trình phát triển, thành tựu của thơ Việt nhiều thập kỷ qua, những đòi hỏi về thơ với cuộc sống, nhà thơ với sự sáng tạo, đặc biệt là sự đổi mới thi ca đương đại từ sau 1975 đến nay, thực chất là đụng đến những vấn đề vừa tổng thể, vừa cốt lõi của thơ Việt Nam, mà nó cần một sự đánh giá công phu, sâu sắc, khách quan… sau một chặng đường dài của thơ Việt, kể từ Thơ mới 1932 - 1945, nhằm thấy được bản diện của thơ Việt trong quá trình xây dựng, bồi đắp những đặc trưng nghệ thuật, khuynh hướng nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân bản mà thơ đã và đang vươn tới; thực trạng của thơ hôm nay, thơ với công chúng.
Cả thơ Việt trong mối tương quan hội nhập thế giới ra sao, ở thời đại của của hội nhập và toàn cầu hóa, nền thơ Việt cũng có dịp soi nhìn. Và vì vậy, nhân cuộc hội thảo này, cùng chung với nhiều băn khoăn về cách đề cập thế nào về thơ miền Trung, hay thơ Việt nhìn từ miền Trung, và rất cần thời gian để tích hợp và soi chiếu, tôi chỉ muốn nói góc tự sự rất nhỏ của mình trước câu chuyện của thơ hôm nay, chủ yếu là thách thức mà thơ đang phải đối mặt, trên cơ sở sâu chuỗi một số hiện tượng, những gì mà mình biết, mình đọc, và thái độ tiếp nhận của công chúng, do có liên quan đến việc theo dõi công tác nhà văn văn trẻ của Hội, và công việc xuất bản mà nghĩ ngợi, chẳng hạn.
Ai cũng biết, đời sống, kể cả những hiện hữu và cõi huyền vi không chỉ là nguồn gốc xuất sinh mà là mối tương tác, là động lực và mục đích sáng tạo của thi ca. Bầu sinh quyển của thơ, cũng chính là bầu sinh quyển của một thế giới mà tạo hóa đã ban tặng, vừa có nhịp thở riêng vừa hòa khí trong cơ thể thống nhất sự sống, vừa có sự vận động trong qua trình tồn sinh, phát triển. Và đời sống và sự tồn sinh mà thi ca hướng đến ở đây, chính là sự hưởng thụ thi phẩm của người đọc. Vì vậy, sức hút của thi ca với người đọc, sự quan tâm của đọc với thi ca là thước đo giá trị quan trọng nhất của xứ mệnh thơ.
Như trên đã nói, những trở lực, thách thức phải đối mặt của thơ trước hiện tượng ngày càng xa vắng công chúng của mình như thế nào?
1. Trông người để ngẫm đến ta:
Không chỉ đến bây giờ, từ vài thập niên trước, bạn đọc thơ giảm sút ở các nước Âu - Mỹ như một tín hiệu báo động trong việc đọc và hưởng thụ thơ trong công chúng. Nghe nói ở Pháp, một trong những hội thụ tinh hoa thơ thế giới nhưng từ lâu rồi, số người yêu thơ, đọc thơ, thông qua số lượng in thi phẩm của các tác giả chỉ còn rất ít. Ngay cả những nhà thơ đoạt giải Nobel, như Wislawa Szymborska, nữ nhà thơ Ba Lan, giải Nobel 1996, tác phẩm thơ của bà cũng chỉ dám in đến vài trăm bản, mặc dù cả sự nghiệp sáng tác thơ của bà suốt 51 năm, kể từ 1945 đến đoạt giải năm 1996 chỉ có chừng hơn hai trăm bài thơ, chứng tỏ bà coi trọng chất lượng thơ và bạn đọc đến mức nào. Bà bảo: “Tôi có một chiếc sọt giác ở trong phòng. Bài thơ viết đêm nay sáng mai tôi mới đọc và không phải lúc nào nó cũng vượt qua được thử thách của một ngày, của thời gian…Tôi quan tâm tới bạn đọc, người mà khi về tới nhà cố tìm cho mình được một chút thời gian và sự thích thú để cầm lên tay cuốn sách nhỏ và đọc thơ tôi” (Tạ Minh Châu). Bà lo lắng khi khi thấy những giá trị tinh thần đảo lộn, người ta say sưa đến ngây ngất khi kéo đi xem đấm bốc, sức mạnh của cơ bắp, còn thì lác đác vài người đi dự đêm thơ của tác giả.
Ấy là châu Âu, bây giờ ở Mỹ, người ta nói nhiều về việc “Nàng thơ đã chết”. Những con mắt bi quan cho rằng thi ca Mỹ đã tàn lụi, đã chết từ thập niên 90, thế kỷ XX. Không còn thời vàng son của thi ca, khi mà Thi bá Robert Frost được trang trọng mời đọc thơ trong ngày lễ nhậm chức tổng thống của John F. Kennedy. Thơ ca Mỹ, từ quan niệm của William Butler Yeats (1865 – 1939): “Những gì có thể giải thích được thì không còn là thi ca”, đến việc người đọc đương thời không còn đủ kiên nhẫn để giải mã những biểu tượng, tính ẩn dụ, ảo huyền…rắc rối của thơ (Trần Ngọc Cư). Cũng mối quan tâm tương tự, tôi có hỏi một số nhà thơ Mỹ, những người Mỹ còn quan tâm đến thơ đang làm việc ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng, chỉ còn lại rất ít người còn đọc thơ, thường là giới sáng tác đọc của nhau, thì thật là một nỗi buồn lớn.
Từ hiện tượng suy giảm bạn đọc thơ, thay đổi thói quen đọc, tiêu chí cảm thụ, ngó sang lĩnh vực truyền thông như báo in truyền thống, cũng gặp phải sự suy giảm lượng phát hành chưa từng có. Công ty New York Times, tập đoàn báo chí hàng đầu ở Mỹ và thế giới, đã phải giảm cả ngàn nhân viên trên toàn cầu và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, năm 2010 phải tuyên bố gây sốc, rằng báo in The New York times, một tờ báo có lịch sử quan trọng bậc nhất ở Mỹ, qua 150 năm tồn tại (thành lập năm 1851), với gần 100 giải thưởng Pulitzer, và người ta đặt tên cho quảng trường mà tờ báo này hiện diện tại New York là quảng trường Thời đại (Times), sẽ đóng cửa vào năm 2015. Những sự kiện tương tự đã gióng lên hồi chuông của văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ, đang bị chi phối bởi các trang mạng và nhiều loại hình truyền thông, nghệ thuật giải trí khác. Tất nhiên, báo chí là lĩnh vực truyền thông, không phải là loại hình nghệ thuật có thiên chức đặc biệt liên quan đến cảm thức và thế giới nội tâm, giải mã thế giới mà nó quan tâm thông qua biểu tượng và nghệ thuật ngôn từ, như thơ. Ví dụ chỉ là một sự tham chiếu vì có phần liên quan đến văn hóa đọc. Và văn hóa đọc đang biến động lớn trên thế giới. Tất nhiên, mức độ diễn ra ở các nước khác nhau, phụ thuộc vào môi trường xã hội, thiết chế văn hóa, dân trí khác nhau, kể cả tính đặc thù của từng nước; điều mà các cơ quan xuất bản, ngay cả các nước láng giềng như Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt, đặc biệt là với sách, báo in truyền thống, sách văn học.
2. Trông ta để biết thực ta:
Nàng thơ chết hay không còn phải kiểm chứng. Khởi nguyên của thơ ca và quá trình luân chảy đã có từ nhiều ngàn năm, song hành với đời sống tâm hồn của con người. Đó là một bề dày văn hóa, một bề dày huy hoàng không dễ khuất lấp. Xét cho cùng, thơ ca là tín âm, tín ngữ, là điệu thức của tâm hồn, nó tồn tại bởi những sẻ chia, khỏa lấp hụt hẫng của tâm trạng, xoa dịu những bi kịch của nhân thế, hướng tới những khát vọng tương lai. Và vì vậy, cuộc sống trong quá trình hoàn thiện và vươn lên phía trước, có bao giờ hết những mâu thuẫn, những bi kịch mới phát sinh? Nó có thể chỉ bị chia sẻ, trên nền dân chủ của xu hướng và tâm thế thời đại mà nó được quyết định. Ở đây, có lẽ là thời xã hội công nghiệp, công nghệ hiện đại và nền kỹ trị lên ngôi, tác động đến một số loại hình nghệ thuật, như sự lay lắt của chèo và cải lương, vốn là món ăn tinh thần ưa thích của nông thôn và làng xã Việt Nam chẳng hạn. Ví như bầu sinh quyển mà thơ đang sống, một lỗ đen vũ trụ hay hiệu ứng nhà kính cũng tác động ngay đến đời sống, trong đó có đời sống thi ca; càng lộ rõ hơn khi đời sống đã không còn bế quan tỏa cảng như quá vãng, thế giới ngày càng liên quan đến nhau hơn. Và tất cả những hệ lụy ấy tác động rất lớn đến sáng tạo của nhà thơ, kể cả yếu tố ngoại phối, là một thực tế, nó cũng nhập cảng vào nền thơ Việt, cùng các khuynh hướng, các chủ thuyết nghệ thuật thơ một cách nhanh chóng khi Việt Nam mở cửa, hội nhập.
Công chúng của thi ca, trước hết, và vì vậy sẽ là câu hỏi ngược lại, thơ ca đến với công chúng thế nào, trong những thăng biến của vận động xã hội, kể cả những khủng hoảng văn hóa, mà thơ phải tìm được sự tương đồng về cảm thụ, qua những liệu pháp nghệ thuật mới, những thức ngộ cho quá trình thay đổi. Sự vơi dần công chúng thi ca ở nước ta là câu chuyện hiển hiện những năm tháng này. Nhưng không phải cho đến bây giờ, ngay từ đầu thập niên 90, tức là khi thơ Việt sau 1975 đang có những đổi mới mạnh mẽ, những bước đi quan trọng với xu thế cách tân, ngày càng hiện đại, nâng lên tầng bậc mới của thơ Việt; sự đổi mới người ta cho rõ nhất là sự đa dạng về phong cách và phong phú về giọng điệu. Thơ Việt, với những cảm quan, tư duy nghệ thuật mới, những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, những tìm tòi cách tân trong thi pháp, cấu trúc nghệ thuật, ngôn ngữ thể hiện; sự đa dạng, đa chiều những vấn đề của đời sống, cả đời sống tâm linh, siêu hình, huyền vi…mà thơ quan tâm. Thơ cũng đang giã từ nhiều hình thức truyền thống; thơ đã bớt sự véo von, lãng mạn, đại ngôn, ngoa ngôn…thay vào đó là sự tăng trưởng ngôn ngữ đời thường, những băn khoăn và khát vọng thường nhật, gần gũi, muôn vẻ của đời sống là chủ đạo. Cái tôi, trong mối quan tâm của chính nó, và những khát vọng bản thể lên ngôi…Nhưng dù thế, những cuốn thơ hay cũng bán được rất ít. Phần lớn các tác giả thơ tự in tự phát hành, và ngày càng in ít, in vài trăm bản để tặng, mà tặng không biết người ta có đọc cho không, chủ yếu là in để có đầu sách vì cái nghiệp chót đa mang, với biết bao câu chuyện bi hài về in thơ, bán thơ, tặng thơ.
Không nhà thơ nào sống được bằng thơ, dù đó là nghiệp mình tôn thờ, dấn thân, hy sinh cả đời vì nó. Đó là một nghịch lý thật kỳ lạ, như là số phận của một ngành nghệ thuật, vốn được cho là đặc biệt, đã từng rất linh thiêng, có xứ mạng cao quý, phải gánh chịu. Ấy là chưa kể có những nhà thơ “lạc đường” để đến cuối đời, thấy thơ mình cũng chỉ là mẹt thơ, chiếu thơ manh mún, đơn côi thì thật bi kịch, khi không còn có thể làm lại mình được nữa. Nhưng ít nhất, loại bỏ lý do vật chất, cơm áo của đời sống, thì sự tiếp nhận của bạn đọc, thái độ bạn đọc với nhà thơ, nghiệp thơ là nguồn cổ vũ quan trọng nhất đối với chủ thể sáng tạo. Dù không muốn tin vào những hiện trạng tiêu cực, và có một niềm tin, sự kiên trì về con đường thơ của mình, ta vẫn không thể quay mặt trước việc nhiều bộ phận công chúng đang xa dần thơ, kể cả một bộ phận không ít người sáng tác không còn vượt được mình, hoặc bỏ nghề, hoặc sáng tác cầm chừng, kiếm việc làm khác vì sự sống, đặc biệt là ở giới trẻ. Nhìn sâu rộng hơn, tiên lượng hơn, ta vẫn nghe về tình hình học văn ở nhà trường, tức những bạn đọc tiềm năng, bạn đọc tương lai của thơ, với không ít lo âu về sự ngại ngùng, thậm chí hãi sợ của một bộ phận không nhỏ học sinh, khi phải thẩm thấu môn văn. Mỗi kỳ thi đại học, lại rộ lên những câu chuyện bi hài về không ít bài văn ngô nghê, nhầm lẫn tệ hại, cảm thụ kỳ quặc đến cười ra nước mắt. Và ta cũng nghe sự lựa chọn ngành học và nghề nghiệp của sinh viên ở các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngày càng co hẹp. Có trường đại học tuyển sinh năm học 2011 vừa rồi, đăng ký vào một ngành học, thi tuyển khối C, thì chỉ duy nhất có một thí sinh. Đó là những người trẻ, có học hành, đào tạo cơ bản, trong đó có học văn, là những bạn đọc hy vọng của thơ, hiện trạng còn như vậy, sao có thể không làm cho những nhà thơ nhiệt huyết khỏi băn khoăn?
Nhân một bài viết về tình hình xuất bản thơ của tôi gần đây, khi trao đổi với một số nhà thơ có uy tín, người thì cho rằng thơ đang ở thời kỳ “hỗn mang”, chưa biết chọn lối nào. Nhà thơ Lê Thành Nghị thì cho rằng tình hình thơ không phải là gay mà là “lâm nguy”. Theo ông, chất lượng thơ cứ bạc nhạc mà số lượng sách thơ ngày càng tăng trưởng. Dù người ta bây giờ cũng chẳng mấy người quan tâm tới thơ. Ngay cả những cuốn sách có dư luận, ông muốn ra nhà sách mua đọc nhưng đi mỏi chân ở phố sách Nguyễn Xí mà không tìm được. Dễ hiểu là các nhà sách bây giờ không bán thơ, hoặc rất hiếm nhà sách còn mặn mà với thơ. Khác với thời vàng son của thơ Việt, người làm thơ chỉ cần in một chùm ba bài thơ trên tạp chí Tác phẩm mới là coi như có “vi-za” vào Hội Nhà văn Việt Nam đàng hoàng, không nhao nhác, trông đợi như bây giờ.
Câu chuyện về sách thơ vẫn tăng trưởng, thậm chí năm 2010 còn bội thu vì hàng loạt các tập thơ cá nhân, thơ góp nhiều tác giả, thơ tuyển xin cấp phép (Nhà xuất bản lâu nay không kinh doanh được sách thơ, chỉ cấp phép), vì nhân cớ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cho có kỷ niệm để đời, cho “oách”, thậm chí sách để đặt lên chỗ linh thiêng nhất trong tư gia, nghệ thuật thơ là véo von, vần vè, vè hóa kiểu như: “Nay mai khi khuất tuổi già/Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”… cũng là câu chuyện hiện hữu ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Chỉ có điều, có đến chừng hơn 80% số sách ấy cũng là sách thơ “bạc nhạc”, vì nó là thơ phong trào, thơ câu lạc bộ của những người yêu thơ, chủ yếu là các tác giả cao tuổi, đến từ địa chỉ của hàng loạt câu lạc bộ thơ nở rộ trong những năm gần đây, mà các nhà xuất bản chuyên về sách văn học, phải tự lo nuôi mình, khó có thể từ chối cấp phép, nếu không muốn “mất mùa”, rỗng bụng trông đợi vào cái chỗ rất hẻo mười lăm, hai mươi phần trăm thơ không bạc nhạc, thơ chuyên, thơ “hàng hiệu”… của các nhà thơ đích thực. Mà thơ đích thực, mới lạ, gây sửng sốt vốn đã khan hiếm lắm thay!
Thực trạng của việc xuất bản thơ như vừa dẫn, cũng cho những tín hiệu vừa tích cực, vừa tiêu cực. Tích cực ở chỗ, chưa hết những người còn yêu thơ, thậm chí mê mẩn về thơ; coi thơ là những giá trị tinh thần, là sự cảm thông, chia sẻ, giao lưu trong đời sống văn hóa, và có một bộ phận bạn đọc của phẩm cấp thơ ấy; có lẽ chủ yếu ở một bộ phận người cao tuổi, từng sống qua thời hưng thuận của thơ. Và như vậy, chứng tỏ người Mỹ, người Tây phương chưa thể nhập cảng “Nàng thơ đã chết” vào Việt Nam được. Nhưng sẽ vẫn là những băn khoăn lớn, nếu cán cân về số lượng xuất bản sách và chất lượng thơ bất thường kia (?), tác động thế nào đến mọi đối tượng, lứa tuổi và năng lực cảm thụ thơ, khi mà “thơ chuyên”, tạm gọi như vậy, cũng còn đang vật vã vì sự tồn tại của nó. Người đọc còn yêu thơ, có đủ kiên nhẫn tìm trong một hỗn độn thi phẩm để tìm ra những cuốn sách của mình không, dù là sách chỉ để tặng?
3. Cách tân để cứu rỗi thơ và những phản biện:
Đổi mới và sáng tạo mang ý nghĩa sống còn của quá trình phát triển, với số phận mỗi dân tộc. Cuộc sống luôn vận động, nó đòi hỏi khách quan sự vận động, sáng tạo và mới mẻ của mỗi nhân tố cấu thành. Sự trì trệ, thiếu năng động, nghèo nàn sáng tạo là lực cản, triệt tiêu động lực qúa trình phát triển. Tốc độ và những thay đổi nhanh chóng của nền công nghệ, xã hội công nghiệp hiện nay buộc những nhân tố trong nó phải kích hoạt, năng động hơn để thích ứng. Thơ ca cũng vậy, trong tâm thế xã hội ấy, lối sống cộng đồng ấy, nền tảng văn hóa ấy…những lý do, tiềm lực thúc đẩy sự cách tân thơ của những thế hệ các nhà thơ trẻ kế tiếp nhằm tìm được giọng điệu, vóc dáng thơ của thời đại mình là tất yếu. Trong một hội thảo thơ gần đây, Thi Hoàng cho rằng, cách tân, như là đẩy thơ vượt qua tai họa. Mà tai họa ở đây là cái gì khác, nếu không phải là sự đổ vỡ tín thơ, giá trị của thơ trong lòng công chúng? Cùng với việc can đảm giã từ những điệu thức cũ mòn, những điệp khúc véo von cứ lặp đi lặp lại quen tai là việc tích cực hoặc thầm lặng tìm tòi, cả thể nghiệm, cả những “phá phách” có thể cực đoan của những tư duy nghệ thuật mới, nội hàm cảm nhận và phản ánh mới, những cấu trúc thơ và ngữ nghĩa mới của ngôn từ, những khuynh hướng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại, những hình thức tiếp cận khác nhau của thơ với công chúng như trình diễn thơ, thơ mạng, thơ photocopy truyền tay…ở thế hệ các nhà thơ trẻ.
Sự va đập giữa những khuynh hướng tìm tòi, phương cách thể hiện, những tuyên ngôn về thơ ca cách tân và hiện đại, cả những tuyên ngôn ồn ào, to tát, hoang tưởng từ những năm chuyển giao thế kỷ cũng là lẽ thường tình của những trào lưu mới. Cơ bản, những tìm tòi cách tân cần được ủng hộ, khích lệ. Thời gian chính là những trải nghiệm, kiểm chứng và chỉ cho người ta biết cách điều chỉnh cho những thức nhận, những chủ thuyết, những tuyên bố cực đoan, mâu thuẫn hoặc ảo tưởng, huyễn hoặc, nóng vội. Có nhà văn nói với tôi rằng, một trong những đại diện khá tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ, sáng tác theo lý thuyết Hậu hiện đại, đã từng tu nghiệp sáng tác thơ một vài tour ngoại quốc, thơ anh có đủ tuyên ngôn, triết lý triền miên; có cả siêu hình, tượng trưng, ấn tượng; sự bí hiểm, rắc rối, khó hiểu của ngôn ngữ, đến những miểng cắt ghép đời sống, và không thiếu cả những câu thơ tục tĩu, tình dục nhảy chộp, không phải là ngôn ngữ tiết sinh từ vô thức hay trực cảm …Nhưng trong lần ông gặp gần đây, nhà thơ hậu hiện đại đã phải thốt lên, thơ gì thì thơ mà người ta không nhớ được là bại. Chính tâm sự kia, lại gợi ra vấn đề sống còn, muôn thuở của thi ca, là thơ trong tâm hồn, trong cảm thức, trong trí nhớ của người đọc thế nào. Và các phản biện, cũng xoay quanh cái trục căn cốt ấy. Vậy thơ cách tân, có cần đánh đố ( Xin nhắc lại là “đánh đố” chứ không phải những câu thơ huyền ảo, từ cơ chế xuất sinh của vô thức) cảm nhận, tiếp thu của người đọc sau cái vỏ ngôn ngữ bưng kín, hoặc những kiểu chơi chữ cầu kỳ, đối với ý nghĩa người đọc phổ biến nhất, chứ không phải người đọc là các nhà nghiên cứu, phê bình? Đó có phải là một trong những lý do để bạn đọc ngày càng xa rời thơ? Thơ có cần gây sốc bằng những phô diễn, tuyên ngôn tính dục một cách tục tĩu, sống sượng? Thơ có cần chỉ là những mảng miếng đời sống dang dở, sắp đặt tình huống, để gợi mở người đọc tiếp tục đồng sáng tạo ra tác phẩm của mình? Trừ số ít người đọc cũng có năng khiếu sáng tạo, và cũng phải rảnh rỗi thời gian và thích khám phá nữa, nếu không phải lao ra hội nhập với cái nền kinh tế thị trường, bươn trải cạnh tranh này; còn số đông bạn đọc, với nghĩa bạn đọc hưởng thụ thi phẩm thì, như Thi Hoàng hài hước, rằng ông “nghi ngại cái ý vừa thách đố vừa có tính mị dân này”. Và, như những thực khách đến nhà hàng để ăn, hà cớ gì lại bắt người ta phải vào bếp cùng nấu nướng?
Những vấn đề thơ với bạn đọc, về tự do sáng tác, thơ tuyên ngôn hay không tuyên ngôn, cách tân thế nào là quan trọng, tính tư tưởng, tính xã hội của thơ…lại một lần nữa được đưa ra một cách thẳng thắn, tại hội nghị những người viết văn Trẻ toàn quốc lần XIII, với niềm hy vọng về một dòng chảy mãnh liệt, khỏe khoắn, mang nhiều khát vọng mới của thơ Trẻ. Miêu tả cho chặng đường vừa qua, Nhà thơ Hữu Thỉnh có ba nhận xét rất căn bản, về tác phẩm của các tác giả trẻ: “Nhiều đầy tràn nhưng còn ít sâu lắng/Dàn đồng ca khá mạnh nhưng còn ít những giọng lĩnh xướng vang xa/Thêu thùa cho cá nhân thì khéo, may cắt cho thiên hạ còn ít dụng công”. Giọng lĩnh xướng vang xa là kỳ vọng về các đỉnh cao nghệ thuật, nó tác động, lay thức mạnh mẽ tới những dụng công cho thiên hạ, tức vai trò xã hội, vai trò công chúng của thi ca, thì quả khan hiếm, nếu không muốn nói là còn ở thì chờ đợi. Trả lời cho câu hỏi về chất lượng, sự sâu sắc, tầm vóc của tác phẩm chính là công cuộc tìm tòi, sáng tạo cái mới cho thơ, cái mới ấy không lệ thuộc nhiều vào Tân hình thức, hay Hậu hiện đại, hay hình thức cụ thể nào. Những nhà thơ có kiến văn, có bản lĩnh luôn biết tìm ra phong cách, thi pháp, nội hàm nghệ thuật của mình. Chúng ta lý giải được một lý do sự xa vắng người đọc, tức là tìm được một câu trả lời cho những nỗ lực sáng tạo của mình. Tất nhiên, để làm nên những bản lĩnh xướng vang xa, vang sâu, vang đúng nhịp, lay thức cộng đồng, luôn cần không chỉ tài năng mà còn là tâm huyết, sự xả thân, vì nó. Ngoại trừ những nương tựa thi ca vì mưu cầu cho những mục đích khác, hoặc coi thi ca như một cuộc chơi khoan nhặt, véo von, tự phỉnh, thù tạc…với nhau thôi.
Và nếu bảo thơ không cần công chúng, thơ làm xong chỉ để trong tủ, không ai biết thì làm thơ để làm gì? Hay thơ chỉ còn là tiếng nói thì thầm đơn lẻ, ú ớ, mộng mị, mê muội trong góc khuất của chính nó?
Hà Nội, ngày 4/10/2011
*****
THƠ ĐƯƠNG ĐẠI: NHỮNG TRUYỆN KỂ KHÓ NGHE
Nguyễn Chí Hoan
Người ta đã thôi nhận xét một người làm thơ hay một bài, một tập thơ là “tài năng” từ khi nào?
Ngôn từ dường như hạ giọng (, không phải vì đức khiêm nhường truyền thống,) hay bị hạ thấp bằng một sắc thái thiếu lễ nghi trong một truyền thống văn hoá được gọi là nghi thức cao như của chúng ta khi ta nói tác giả nào đấy là một nhà thơ “có tài”.
Sự thay thế trên thực tế thường gặp là thông tục và dân dã hơn nữa: người ta đã quen nghe rằng thơ đó “hay”, thơ chị ấy/anh ấy “hay”. Và tất nhiên, nói một bài thơ “hay”, thậm chí một tập thơ “hay”, là dễ dàng hơn nhiều bởi tính tương đối rõ rệt, tính cục bộ rõ rệt và tính riêng tư rõ rệt (nấp sau một giả định quanh co về đồng thuận) của cái cảm nhận về “thơ hay”; vả lại, không ai gọi ông nọ bà kia là một nhà thơ “hay”; trong khi nói “tài năng” hoặc dẫu chỉ “có tài” thì đã là đi vào một phán đoán giá trị bền vững hơn, bao quát hơn và ít tính riêng tư hơn hẳn, bởi hai tiếng “tài năng” vốn đã được truyền thống xác nhận bằng rất nhiều tên tuổi và xếp ở bậc thang cao hơn so với chữ “hay” giản dị khẩu ngữ và đại chúng.
Hoặc đơn giản, sự thay thế đó là một biến chuyển về mặt ngữ dụng trong những chuyển biến đời sống ngôn ngữ xã hội nói chung, mà thôi.
Dù thế nào, cái đổi thay như vậy trên lĩnh vực từ ngữ cũng là biểu thị cho những đổi thay tương ứng trong cái lãnh địa thực tại tương ứng của nó: thơ ca đương thời, đối với công chúng nói chung, đã không còn được nhìn nhận ở vị thế đương nhiên là bộ phận đặc tuyển, tinh hoa , mũi nhọn khai phá đời sống ngôn từ, khám phá giá trị văn học. rộng ra là giá trị đời sống tinh thần.
Sự kiện thơ ca mất giá như thế diễn tiến qua nhiều năm, nhưng chẳng phải lần đầu tiên, cũng không đến độ như là cáo chung một lịch sử nào đó.Thời đầu thế kỷ trước, lúc chữ quốc ngữ bắt đầu quá trình phổ biến bằng sách báo, ngôn ngữ bước vào đời sống xã hội hiện đại của nó, cũng là thời mà thi phú nhà nho lụi dần đi như sợi bấc đèn cháy khô dầu, cái được gọi là “Phong trào Thơ Mới” rất nhanh chóng trở thành “một thời đại mới” mà chỉ khoảng ba mươi năm sau, với cuộc kháng chiến lần thứ nhất của nước Việt Nam mới, nhiều đại kiện tướng của phong trào ấy đã tiễn nó vào quá khứ - “Sang bờ tư tưởng ta lìa ta.Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà.” (Huy Cận); và đó là bởi một “praxis” mới mẻ đã choán chỗ toàn bộ diện trường ngôn ngữ của thơ ca ở nửa phía bắc của xứ sở, như sau đấy ít năm Tế Hanh từng vẽ - “Nông trường ta rộng mênh mông.Trăng lên trăng lặn cũng không ra ngoài.”, lại đưa đến một “thời đại mới” khác đối với thơ hiện đại của chúng ta, như ta đều biết; tuy nhiên cái đổi thay lớn nhất trong ấy là từ vựng cách mạng và các nội dung của diễn đạt , trong khi các hình thức của diễn đạt – những cấu tạo câu thơ , cấu tạo bài thơ – vẫn hầu như không đổi, hay nói sát hơn, các mô thức đó tiệm tiến biến chuyển, rất chậm, chậm đến mức tưởng như là mãi mãi. Tình thế ấy cũng gần đúng với thơ ca ở nửa đất nước phía nam, khác là không có các yếu tố nội dung như thông điệp về thực tiễn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lại có một bầu không khí cho các cố gắng tìm kiếm những nhịp điệu và cấu trúc mới.
Tình thế mới ấy của thơ chủ yếu do các đặc thù về nội dung của diễn đạt chi phối; bởi về các hình thức của diễn đạt thì Thơ Mới đã khai phá hết những kích thước ngôn từ cho đến khi ấy có thể hình dung: những bài thơ gồm toàn vần bằng hoặc toàn vần trắc; những bài thơ tổ chức hình dạng đặc biệt như hình tam giác, hình tứ giác – trong đó có câu thơ một từ và câu thơ dài hơn mười từ; những bài thơ-văn xuôi; câu thơ siêu thực toàn những âm thanh với hình ảnh, vượt qua rào cản ngữ nghĩa, vươn đến cảm giác siêu nghiệm và tưởng tượng thuần tuý; và âm vận của câu thơ cũng như toàn bộ một bài thơ đã thử thách các kiểu cân bằng của sáu thanh tiếng Việt, để cho đến thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, thơ tượng trưng và thơ con chữ tinh khiết ( - một “Cuộc chữ chưa bày đã xoá.” - ) của Trần Dần sau đó chỉ còn là một bước.
Và hẳn cũng cần nhắc đến yếu tố kế thừa truyền thống: thể lục bát, song thất, ngũ ngôn, lục ngôn, câu thơ bảy từ với âm vận cổ phong hay âm vận mới phi niêm luật trong một khổ bốn câu, bài thơ-văn xuôi gieo những câu như thể phú cổ hoặc như câu hát nói, tất cả đều đã có trong Thơ Mới bằng từ vựng đương đại, với thi pháp hiện đại của đương thời mà rất nhiều trong số đó vẫn lưu hành rộng rãi đến ngày nay.
Toàn bộ cái hệ thống ấy có thể nói là đã hoàn bị như một cái khung lý thuyết để cho thơ ca thích ứng biến đổi trong môi trường biến đổi của đời sống ngôn ngữ.
Sự biến đổi như thế, cũng là một quá trình đổi thay thích nghi, dù chậm chạp, của mô hình “Thơ Mới” cũ, đã biểu thị cái điều như có tính quy luật: thơ ca không ngừng vận động trong vận động chung của đời sống ngôn ngữ, và có thể vận động vượt qua đường chân trời giá trị quá khứ của chính nó.
Tuy nhiên, sự hoàn chỉnh về hệ thống đó cũng là một rào cản, đặc biệt với những cái-tai-bên-trong, con-mắt-bên-trong của nhiều thế hệ độc giả cũng như tác giả đã hoàn toàn quen với khu vực đặc trưng nhất của không gian ngôn ngữ mà hệ thống kia dựng lên – khu vực của lãng mạn và kỹ xảo tu từ - coi như phạm trù và quan niệm về thơ ( - mà không hề tính đến các cực trị không gian đó đã đạt tới và do vậy đã gợi mở - ) , đến mức nếu ai đó vượt ra để làm khác đi thì sẽ không còn thơ nữa.
Cái hệ thống hình thức đó của thơ đã đứng vững suốt hơn ba phần tư thế kỷ, mà tất nhiên vẫn luôn không còn như cũ, tiệm tiến với những đổi thay có thể được chấp nhận. Chẳng hạn, ở miền bắc một thời có “thơ bậc thang” theo lối Maiakovski ; tuy nhiên xét về mặt hình thức của diễn đạt thì âm vận câu trên từng “bậc thang” hay âm hưởng cả bài vẫn nằm trong các cân bằng truyền thống, và nhịp điệu do ngắt “bậc” tạo ra dù có khác lạ ít nhiều thì vẫn không ra ngoài những hình nhịp điệu mà Thơ Mới từng khám phá.
Điều đáng kể hơn từ những biến chuyển gây ấn tượng trên hình thức , những biến chuyển phần lớn là thầm lặng, thậm chí vẫn thầm lặng cho đến nay, bởi các điều kiện một thời về xuất bản và công bố tác phẩm – điều đáng kể ấy nằm ở các nỗ lực đột phá vào quan niệm vốn có về thơ, cái quan niệm đã trở thành một nguồn thẩm quyền về hợp thức hoá do chỗ nó ngự trị trong văn học sử và trong cả công chúng lẫn số đông tác giả thơ.
Ở đây đã không đề cập yếu tố các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài, những ảnh hưởng vốn vẫn là một nguồn lực chủ yếu của văn chương, mà tạm xem như đó là một phần trong biến đổi của bối cảnh ngôn ngữ.
Bối cảnh đó đã biến chuyển mau chóng từ sau ngày đất nước thống nhất, rõ rệt hơn là từ mười năm sau , từ khi quá trình mở cửa-đổi mới đột ngột gia tốc tiến trình đô thị hoá, khiến người đọc và thông tin trở thành một thị trường mới nổi mạnh mẽ, tiếp liền đó là tăng trưởng phổ biến của tiêu dùng truyền thông đa phương tiện mà giải trí nghe-nhìn nổi bật hơn hết – tất cả chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm.
Đặc trưng của bối cảnh mới là ngôn ngữ dưới các dạng thức từ chương trở thành một loại hàng hoá.
Điều này giống như một sự nhắc lại thời kỳ đầu của xuất bản và sách báo quốc ngữ, nhưng ở cấp độ một vành xoắn ốc hẹp hơn về tính đa dạng và tính sáng tạo.
Ngôn ngữ từ chương dần dà không tránh khỏi biểu thị tính thực dụng thực tế mới của thời buổi , của truyền thông đại chúng với ba phẩm chất căn bản thông tin-giải trí-quảng cáo, của văn hoá đại chúng với các khoái cảm ngôn từ thông tục, cảm tính, dễ dãi và lặp đi lặp lại.
Thực tế là thơ ca thẩm thấu vào mình toàn bộ sức ép từ cái phông ngôn ngữ hỗn tạp đó, chưa kể sức ép từ các chuỗi sự kiện hình ảnh – một thứ ngôn ngữ mới đa tạp và bất tận chế ngự đời sống các đô thị lớn nhỏ ( Hãy thử hình dung một ngày không vì sự cố nguồn điện nhưng tất cả các thứ màn hình điện thoại , tivi, quảng cáo, màn ảnh, máy tính cá nhân, DVD đều bỗng tắt ngóm, tối thui ! ), thực là một thế giới bằng hình ảnh có đủ màu sắc rực rỡ làm nên những câu chuyện hư cấu rực rỡ cường độ mạnh “Thật hơn cái có thật!”
Vậy là thơ ca, dù sao vẫn chưa biến mất, phải phản ứng với tính thực dụng và kích thước hư ảo của cái bối cảnh ngôn ngữ và hình ảnh kỹ thuật thao túng trí tưởng tượng.Một số nhà thơ chân chính, vốn thuộc về số “hào kiệt đời nào cũng có”( Nguyễn Trãi/ “Bình ngô đại cáo” ), thật ra đã luôn dự cảm được tình thế “bĩ cực” mà thơ ca sẽ lâm vào, nên đã luôn tìm phương cách thay đổi hình thức của diễn đạt thơ ca. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng hầu như tất cả những người làm thơ coi thơ như vận nghiệp đều ít nhiều theo đuổi cuộc đua tìm hình thức này.
Hướng tìm kiếm trước tiên dường như phát xuất từ những bước cuối dở dang của Thơ Mới, hội đủ “truyền thống và hiện đại” hơn cả, vẫn là: đi sâu vào từ ngữ; mà trường hợp thơ Trần Dần đã sớm mở một con đường,
Trong khoảng hai mươi năm gần đây, có thể thấy một xu hướng ưu thế là dồn vào đổi thay cú pháp của thơ, với những sự kiện nổi bật từ thơ Nguyễn Quang Thiều, MaiVăn Phấn,Thanh Thảo, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh,PhanHuyền Thư, Nguyễn Thuý Hằng, ..., và cái được mệnh danh là “Thơ tân hình thức”.
Xu hướng này dường như đã xuất lộ từ khoảng giữa thập niên ’80 (XX) với “Nhóm Sông Đà”, và một vài nhà thơ tiền phong thầm lặng bị đặt hỗn danh là thơ “Tây gỗ” ở một hội thảo về thơ tại Văn Miếu, khi mà Lê Đạt và một số nhà thơ yêu thích cách làm của ông đang bắt đầu tung ra những “chiêu thức” tu từ độc đáo của mình trong khuôn khổ âm hình quen thuộc của câu thơ tự do; cái thành kiến ấy về thơ vẫn dai dẳng, tái hiện trong việc có những người coi thơ trong “Sự mất ngủ của lửa” sau đó là loại “thơ dịch”...
Thành kiến vốn không sinh ra cái gì ngoài lặp lại bản thân nó, bởi vậy nó khó mà mang cái gánh nặng là một quan niệm về thơ – loại quan niệm nghệ thuật vốn mạnh mẽ năng sản, thúc đẩy con người nghệ sĩ mang nó trong suy nghĩ phải tìm phương cách mới khả dĩ biểu đạt thời đại của mình với những đặc trưng biến đổi của nó trên dòng lịch sử chung ngay cả khi nghệ sĩ chỉ chuyên chú quan sát bản thân mình đến độ đi sâu vào cái tầng di sản nòi giống, cái lõi văn hóa di truyền bên trong.
Cú pháp của thơ đương đại đặc trưng bằng tính chất truyện kể của các biểu tượng và bằng tính phức tạp của các lớp ngữ nghĩa chồng chéo lên nhau – một tính phức tạp rõ ràng phản ánh hay phản ứng tính phức tạp của từ vựng nền văn hóa hiện đại chồng chất chủ nghĩa khoa học với chủ nghĩa thần bí-tâm linh, pha trộn tinh hoa và đại chúng, bị ép chặt vào nhu cầu giải trí đồng thời buộc phải vươn vào tầng trí tuệ,v.v.
Thơ đương đại như vậy kêu gọi người đọc gác sang một bên trong tâm trí mô thức âm điệu du dương – dù có nhiều mức độ khác nhau song căn bản là êm xuôi trên toàn tuyến – cùng với cái nhịp điệu tụng niệm tâm tình, gác sang bên dẫu chỉ tạm thời để nhìn nhận những câu thơ kiểu mới hầu như không đặt nền tảng trên hòa âm ngôn từ mà trên sự hài hòa khác, sự hài hòa trừu tượng của các ngữ nghĩa trái ngược hoặc tương phản, của các hình ảnh biểu trưng, đòi hỏi trí tưởng tượng của người đọc khám phá câu chuyện hàm chứa trong hình thức mô phỏng giấc mơ của nó.
Sự trở lại tính chất truyện kể như vậy có tính truyền thống rõ ràng, và bởi thế nó tự hợp thức hóa trong tâm cảm người đọc. Tính phức tạp là một phương cách kích thích và nuôi dưỡng trí tưởng tượng, nuôi dưỡng chính bản thân nghệ thuật trong một thời đại “bùng nổ” về tri thức. Dù người ta có nhìn nhận hay không, người ta vẫn đang sống trong cái thế giới hầu như được tạo lập bằng thứ ngôn từ mới mẻ đó./.
*****
VẬN MỆNH THƠ NHƯ VẬN MỆNH CON NGƯỜI
Hoàng Vũ Thuật
Giai thoại về Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông (1258-1308) giảng thiền, trả lời và giải thích cho các môn đệ Phật, Pháp, Tăng đã được ghi lại trong sách Phật. Nhà thơ Bằng Việt mượn lời Phật viết:
Bảy trăm năm sau, tôi hành hương lên Yên Tử
Đêm- nằm mơ thấy Phật
Nhớ lại chuyện xưa bèn hỏi: “Bạch thầy, việc đời thế nào là đúng?”
Người ngậm ngùi: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Lại hỏi: “Thế nào là hạnh phúc trần ai?”
Người bật cười to: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là thơ?”
Người lại phủi tay: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
( Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm giảng thiền )
Tôi không bàn chuyện phận đời, phận người trong bài thơ này, dù ý tưởng ấy xuyên suốt, bao trùm toàn bài. Tôi muốn nói đến phận thơ mà Bằng Việt gửi gắm: Chấp theo lối cũ là không đúng.
Số phận thơ Việt Nam chúng ta quá thăng trầm. Thơ luôn đi trên con đường đầy chông gai thử thách. Các thế hệ nhà thơ luôn tự đặt câu hỏi, viết như thế nào để sinh mệnh bài thơ đích thực, nghĩa là nó sống cho chính nó. Đứa con tinh thần của nhà thơ ra đời sẽ không bị chết yểu.
Căn bệnh không rõ nguyên nhân đã thành sức mạnh và áp lực vô hình bao trùm lên cả người đọc lẫn nhà biên tập, lâu ngày như một món ăn quen thuộc nhàm chán.
Điều kì diệu là, bảy trăm năm trước một vị vua anh minh, thông tuệ bậc nhất triều Trần, hai lần lãnh đạo quân và dân ta đánh thắng đế quốc Nguyên-Mông, rời ngai vàng, đi tu, luôn ý thức mọi việc trên đời không thể chấp theo lối cũ. Nhân tố sáng tạo bao giờ cũng mang đến cho người ta một thế giới mới mẻ, tươi sáng. Thơ ca nghệ thuật không thể nằm ngoài chân lý ấy.Thế nhưng sau bao năm đổi mới, nền thơ Việt dường như vẫn quằn quã trong cái ngôi làng lặng yên. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho chiến tranh, không thể đổ lỗi vì thời kì quá độ, mà phải tự nhận ra rằng chúng ta tự trói lấy chúng ta, bảo thủ, tự bằng lòng thoả mãn với những gì có được.
Các chuẩn tắc ngôn ngữ tiếng Việt và chuẩn tắc thơ ca bấy lâu nó đã mặc định trong tiềm thức người viết. Sự làm mới và thay đổi nó không phải bằng bắt chước về mặt hình thức mà phải từ nhận thức. Lịch sử xã hội và lịch sử văn học nước ta trong một thời gian dài đã sinh ra một thứ khuôn mẫu cả cho xã hội, cả cho thơ ca. Thơ tô son, làm đẹp một cách khiên cưỡng với những ngôn từ rỗng sáo đã như thứ hàng quen dùng, thứ áo quen mặc, nghĩa là cứ theo lối cũ mà đi. Thay đổi nó ư? Đâu dễ dàng. Việc nhận thức lại như Bằng Việt đã khó, huống gì bằng việc viết bài thơ ra trên giấy trắng mực đen.
Khlebnikop từng tuyên bố, một chữ in sai đôi khi là một nghệ sĩ tài danh. Do thiếu hiểu biết, những kiệt tác nhân loại bị đập phá tay, chân làm cho đời sau không thể phục chế những phần mất đi của tác phẩm. Các nhà điêu khắc thời nay đã chăm chú điều ấy, sản sinh ra những tác phẩm không hoàn chỉnh, từ đó một thứ đề dụ nghệ thuật ra đời.
Làm thế nào buông lỏng các chuẩn tắc thơ, nghĩa là, tự giải phóng mình thoát khỏi những ràng buộc vô hình, như một sức mạnh ngự trị bấy lâu. Biên độ để tách bài thơ thoát khỏi chính nó là vô cùng. Trên vai ngôn ngữ, nhà thơ có thể nhân danh nhiều khuynh hướng khác nhau, nhân danh một khác biệt, một trật tự mới cho thơ ca.
Có thể có người mệt mỏi khi đọc những câu thơ sau đây của Trần Tuấn, một nhà thơ trẻ, sinh năm 1967, trong Ma thuật ngón(1):
kiếp trước của lửa hát về kiếp trước của tàn tro
lửa của tàn tro hát về tàn tro của lửa
phải mất đi bao nhiêu ngón
phải thêm bao nhiêu ngón
mới đủ một bàn tay
Nhưng tôi yêu nó, nhìn thấy phía sau ngôn từ kia một thông điệp, phải tìm cách giải mã cho bằng được. Quả thực cái giá tàn tro và lửa phải đổi, phải trả trong cuộc mưu sinh này quá đau thương. Bao nhiêu ngón tay phải mất đi, bao nhiêu ngón tay phải thêm vào mới đủ một bàn tay. Trần Tuấn không vin vào sự thật, không vin vào hiện thực một cách thô thiển, anh thả lỏng cảm xúc của mình như cái bóng siêu hình đi theo trường liên tưởng nhiều chiều. Người tiếp nhận thơ anh được tự do lựa chọn, tuỳ thuộc tâm trạng của mình. Cái ranh giới giữa thơ và hiện thực đời sống đã biến mất. Bài thơ trở thành nhật kí của lữ trình cảm xúc, chứ không phải là nhật kí đời sống mà bấy lâu thơ ca miêu tả thường làm. Không phải lúc nào nhà thơ cũng nhân danh hiện thực một cách cứng nhắc. Jakobson rất hóm hỉnh khi khẳng định: “ thơ ca cũng là một sự dối trá, và nếu nhà thơ không sẵn sàng nói dối – nói dối từ cái đầu tiên mà không ngại ngùng, thì anh ta chẳng đáng gì cả ”(2).
Chớ coi nhẹ những hiện tượng không bình thường trong thơ ca. Sự tương phản, dị biệt, phản biện nhiều khi làm mầm móng cho cái mới hình thành. Nhận thức thuộc quyền của mỗi người, nhưng nhận thức tới lúc nào đó sẽ gặp nhau. Một bức tranh, một bản nhạc khi ra đời thông thường phải lãnh đủ mọi thứ nghiệt ngã. Nhưng giá trị đích thực của nó bao giờ cũng là nơi gặp gỡ của độc giả đích thực.
Làm sao mỗi nhà thơ trở thành một vương quốc trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tay nhà thơ trở nên ma thuật, có thể dẫn dụ độc giả đến những bến bờ lạ của cảm xúc, tạo ra một thế giới tinh thần mới mẻ. Muốn vậy, tôn trọng tự do sáng tạo chưa đủ, mà phải tìm đất cho sản phẩm của họ được công bố. Vì sao trong nước ta hình hành các nhóm thơ Mở miệng, Ngựa Trời, Thơ xuất bản bằng giấy vụn, Thơ photocopy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Tại vì sản phẩm của họ không được các tờ báo chính thống dùng, cho rằng thơ chữ nghĩa rối rắm, thơ bí hiểm, thơ ngoa ngôn. Tôi đã đọc ít nhiều của họ, bên cạnh cái được cũng có cái chưa được. Nhưng tôi khẳng định rằng, đó là một việc làm nghiêm túc, khi không có điều kiện in ấn xuất bản. Và, tên tuổi các nhà thơ ấy vẫn được neo vào độc giả trong và ngoài nước, như các nhà thơ khác.
Vận mệnh thơ như vận mệnh con người. Từ chối tự do sáng tạo như từ chối một con người. Còn gì đau đớn hơn khi tác phẩm nghệ thuật của họ bị chối bỏ? Tất nhiên thơ ca vốn không dung nạp sản phẩm trá hình, nó không phải là nó.
Ít nhất đã ba lần tôi gọi điện trực tiếp cho Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, cùng trao đổi làm sao nâng cao hơn về chất lượng thơ trên báo. Bạn đọc trong và ngoài nước đang đọc Báo Văn Nghệ với niềm tin xem đấy là một góc nhìn của gương mặt văn học nước nhà. Thơ trên báo nhiều số chưa làm được điều đó, khi người biên tập chọn những sản phẩm chưa xứng đáng, những sản phẩm dùng làm minh hoạ gượng ép. Mọi hình thức thơ phải được tôn trọng, mọi đề tài phải được nâng niu, nhưng nhất quyết phải là thơ hay. Sự tiếp nhận của bạn đọc cho dù chưa quen, thậm chí không thích, nhưng lâu dần sẽ tìm được đồng cảm, khi bài thơ mang trong mình giá trị của chính nó. Chúng ta đều biết mọi cuộc cách tân thơ ca không dễ dàng gì. Nếu các báo chí thời Thơ Mới đều tẩy chay Thơ Mới thì phong trào Thơ Mới thật sự khó ra đời.
Ngôn ngữ thơ vốn đa dạng, muôn hình vạn trạng. Trong tay nhà thơ có thể làm tăng thêm hiệu lực ngữ nghĩa, tăng thêm sự biệt lệ, làm phong phú hình thức câu thơ. Vần luật xưa nay như một công cụ bất biến của bài thơ. Nhưng vần luật cũng tồn tại như một hệ thống nằm ngoài ngôn ngữ ở những bài thơ không theo thể thức truyền thống. Các nhà biên tập phần thì e ngại độc giả chưa hợp khẩu vị, phần thì bị trăm thứ khác phong tỏa chi phối, làm cho sản phẩm thơ bớt đi những vị trí trang trọng trên thị trường văn hóa. Độc giả bây giờ khác trước rất nhiều, bởi trình độ và khả năng thưởng thức ngày càng cao, dù các kênh truyền thông như cơn lốc tràn vào đời sống, thì họ vẫn tĩnh táo để lựa chọn cái mình ưa thích.
Sự sinh lợi của thơ ca luôn ở từ hai phía, người làm ra nó và người thưởng thức. Để một nền thơ phát triển, đất đai cho nó phải được mở rộng, dung nạp nhiều thể loại, xu hướng và khuynh hướng. Chúng ta không thể xem nhẹ hoặc khước từ mọi sự thể nghiệm. Công việc nghiên cứu thơ ca phải như công việc nghiên cứu khoa học vậy, phải chấp nhận các cách thức và thủ pháp nghệ thuật. Thơ ca trong một nghĩa nào đó, đồng nhất với tôn giáo, thế giới thần linh của con người. Thơ ca có sức mạnh trực tiếp, đồng thời có sức mạnh làm mê dụ tinh thần con người, nó là tiếng đàn vô âm không phải lúc nào cũng dễ dàng nghe thấy.
Thơ Việt Nam ngày nay đã khác trước rất nhiều, không phải lúc nào cũng đối ẩm, có khi va đập như sóng, lại có khi như đá tảng trơ ra cùng mưa gió bão bùng.
Thơ đương đại Việt Nam sẽ già đi nếu không có những Trần Tuấn, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thuý, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Lưu Mêlan…Họ ra đời trong sự bầm dập, không lúc nào được suôn sẻ. Nhưng các thế hệ nhà thơ ấy đã mang được linh hồn Việt Nam thời nay, đã mở rộng đường biên thi ca ra với thế giới. Họ không chỉ mang bức thông điệp cho thế hệ, mà còn thể hiện nhu cầu thời đại của dân tộc. Thơ ca phải thay đổi, chấp theo lối cũ là không đúng.
________
(1) Thi học và ngữ học (Lý luận văn học phương Tây hiện đai), NXB Văn học, 2008.
(2) Tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2008. Giải thưởng Thơ Bách Việt lần thứ Nhất.
VanVN.Net - Và nếu bảo thơ không cần công chúng, thơ làm xong chỉ để trong tủ, không ai biết thì làm thơ để làm gì? Hay thơ chỉ còn là tiếng nói thì thầm đơn lẻ, ú ớ, mộng mị, mê muội trong góc khuất của chính nó? (Nhà thơ Trần Quang Quý).
TÂM THẾ TRƯỚC THẾ SỰ THI CA
Trần Quang Quý
Tôi nghĩ, chủ đề “Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ miền Trung” là một chủ đề lớn, hàm chứa trong nó hàng loạt những vấn đề từ quá trình phát triển, thành tựu của thơ Việt nhiều thập kỷ qua, những đòi hỏi về thơ với cuộc sống, nhà thơ với sự sáng tạo, đặc biệt là sự đổi mới thi ca đương đại từ sau 1975 đến nay, thực chất là đụng đến những vấn đề vừa tổng thể, vừa cốt lõi của thơ Việt Nam, mà nó cần một sự đánh giá công phu, sâu sắc, khách quan… sau một chặng đường dài của thơ Việt, kể từ Thơ mới 1932 - 1945, nhằm thấy được bản diện của thơ Việt trong quá trình xây dựng, bồi đắp những đặc trưng nghệ thuật, khuynh hướng nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân bản mà thơ đã và đang vươn tới; thực trạng của thơ hôm nay, thơ với công chúng.
Cả thơ Việt trong mối tương quan hội nhập thế giới ra sao, ở thời đại của của hội nhập và toàn cầu hóa, nền thơ Việt cũng có dịp soi nhìn. Và vì vậy, nhân cuộc hội thảo này, cùng chung với nhiều băn khoăn về cách đề cập thế nào về thơ miền Trung, hay thơ Việt nhìn từ miền Trung, và rất cần thời gian để tích hợp và soi chiếu, tôi chỉ muốn nói góc tự sự rất nhỏ của mình trước câu chuyện của thơ hôm nay, chủ yếu là thách thức mà thơ đang phải đối mặt, trên cơ sở sâu chuỗi một số hiện tượng, những gì mà mình biết, mình đọc, và thái độ tiếp nhận của công chúng, do có liên quan đến việc theo dõi công tác nhà văn văn trẻ của Hội, và công việc xuất bản mà nghĩ ngợi, chẳng hạn.
Ai cũng biết, đời sống, kể cả những hiện hữu và cõi huyền vi không chỉ là nguồn gốc xuất sinh mà là mối tương tác, là động lực và mục đích sáng tạo của thi ca. Bầu sinh quyển của thơ, cũng chính là bầu sinh quyển của một thế giới mà tạo hóa đã ban tặng, vừa có nhịp thở riêng vừa hòa khí trong cơ thể thống nhất sự sống, vừa có sự vận động trong qua trình tồn sinh, phát triển. Và đời sống và sự tồn sinh mà thi ca hướng đến ở đây, chính là sự hưởng thụ thi phẩm của người đọc. Vì vậy, sức hút của thi ca với người đọc, sự quan tâm của đọc với thi ca là thước đo giá trị quan trọng nhất của xứ mệnh thơ.
Như trên đã nói, những trở lực, thách thức phải đối mặt của thơ trước hiện tượng ngày càng xa vắng công chúng của mình như thế nào?
1. Trông người để ngẫm đến ta:
Không chỉ đến bây giờ, từ vài thập niên trước, bạn đọc thơ giảm sút ở các nước Âu - Mỹ như một tín hiệu báo động trong việc đọc và hưởng thụ thơ trong công chúng. Nghe nói ở Pháp, một trong những hội thụ tinh hoa thơ thế giới nhưng từ lâu rồi, số người yêu thơ, đọc thơ, thông qua số lượng in thi phẩm của các tác giả chỉ còn rất ít. Ngay cả những nhà thơ đoạt giải Nobel, như Wislawa Szymborska, nữ nhà thơ Ba Lan, giải Nobel 1996, tác phẩm thơ của bà cũng chỉ dám in đến vài trăm bản, mặc dù cả sự nghiệp sáng tác thơ của bà suốt 51 năm, kể từ 1945 đến đoạt giải năm 1996 chỉ có chừng hơn hai trăm bài thơ, chứng tỏ bà coi trọng chất lượng thơ và bạn đọc đến mức nào. Bà bảo: “Tôi có một chiếc sọt giác ở trong phòng. Bài thơ viết đêm nay sáng mai tôi mới đọc và không phải lúc nào nó cũng vượt qua được thử thách của một ngày, của thời gian…Tôi quan tâm tới bạn đọc, người mà khi về tới nhà cố tìm cho mình được một chút thời gian và sự thích thú để cầm lên tay cuốn sách nhỏ và đọc thơ tôi” (Tạ Minh Châu). Bà lo lắng khi khi thấy những giá trị tinh thần đảo lộn, người ta say sưa đến ngây ngất khi kéo đi xem đấm bốc, sức mạnh của cơ bắp, còn thì lác đác vài người đi dự đêm thơ của tác giả.
Ấy là châu Âu, bây giờ ở Mỹ, người ta nói nhiều về việc “Nàng thơ đã chết”. Những con mắt bi quan cho rằng thi ca Mỹ đã tàn lụi, đã chết từ thập niên 90, thế kỷ XX. Không còn thời vàng son của thi ca, khi mà Thi bá Robert Frost được trang trọng mời đọc thơ trong ngày lễ nhậm chức tổng thống của John F. Kennedy. Thơ ca Mỹ, từ quan niệm của William Butler Yeats (1865 – 1939): “Những gì có thể giải thích được thì không còn là thi ca”, đến việc người đọc đương thời không còn đủ kiên nhẫn để giải mã những biểu tượng, tính ẩn dụ, ảo huyền…rắc rối của thơ (Trần Ngọc Cư). Cũng mối quan tâm tương tự, tôi có hỏi một số nhà thơ Mỹ, những người Mỹ còn quan tâm đến thơ đang làm việc ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng, chỉ còn lại rất ít người còn đọc thơ, thường là giới sáng tác đọc của nhau, thì thật là một nỗi buồn lớn.
Từ hiện tượng suy giảm bạn đọc thơ, thay đổi thói quen đọc, tiêu chí cảm thụ, ngó sang lĩnh vực truyền thông như báo in truyền thống, cũng gặp phải sự suy giảm lượng phát hành chưa từng có. Công ty New York Times, tập đoàn báo chí hàng đầu ở Mỹ và thế giới, đã phải giảm cả ngàn nhân viên trên toàn cầu và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, năm 2010 phải tuyên bố gây sốc, rằng báo in The New York times, một tờ báo có lịch sử quan trọng bậc nhất ở Mỹ, qua 150 năm tồn tại (thành lập năm 1851), với gần 100 giải thưởng Pulitzer, và người ta đặt tên cho quảng trường mà tờ báo này hiện diện tại New York là quảng trường Thời đại (Times), sẽ đóng cửa vào năm 2015. Những sự kiện tương tự đã gióng lên hồi chuông của văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ, đang bị chi phối bởi các trang mạng và nhiều loại hình truyền thông, nghệ thuật giải trí khác. Tất nhiên, báo chí là lĩnh vực truyền thông, không phải là loại hình nghệ thuật có thiên chức đặc biệt liên quan đến cảm thức và thế giới nội tâm, giải mã thế giới mà nó quan tâm thông qua biểu tượng và nghệ thuật ngôn từ, như thơ. Ví dụ chỉ là một sự tham chiếu vì có phần liên quan đến văn hóa đọc. Và văn hóa đọc đang biến động lớn trên thế giới. Tất nhiên, mức độ diễn ra ở các nước khác nhau, phụ thuộc vào môi trường xã hội, thiết chế văn hóa, dân trí khác nhau, kể cả tính đặc thù của từng nước; điều mà các cơ quan xuất bản, ngay cả các nước láng giềng như Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt, đặc biệt là với sách, báo in truyền thống, sách văn học.
2. Trông ta để biết thực ta:
Nàng thơ chết hay không còn phải kiểm chứng. Khởi nguyên của thơ ca và quá trình luân chảy đã có từ nhiều ngàn năm, song hành với đời sống tâm hồn của con người. Đó là một bề dày văn hóa, một bề dày huy hoàng không dễ khuất lấp. Xét cho cùng, thơ ca là tín âm, tín ngữ, là điệu thức của tâm hồn, nó tồn tại bởi những sẻ chia, khỏa lấp hụt hẫng của tâm trạng, xoa dịu những bi kịch của nhân thế, hướng tới những khát vọng tương lai. Và vì vậy, cuộc sống trong quá trình hoàn thiện và vươn lên phía trước, có bao giờ hết những mâu thuẫn, những bi kịch mới phát sinh? Nó có thể chỉ bị chia sẻ, trên nền dân chủ của xu hướng và tâm thế thời đại mà nó được quyết định. Ở đây, có lẽ là thời xã hội công nghiệp, công nghệ hiện đại và nền kỹ trị lên ngôi, tác động đến một số loại hình nghệ thuật, như sự lay lắt của chèo và cải lương, vốn là món ăn tinh thần ưa thích của nông thôn và làng xã Việt Nam chẳng hạn. Ví như bầu sinh quyển mà thơ đang sống, một lỗ đen vũ trụ hay hiệu ứng nhà kính cũng tác động ngay đến đời sống, trong đó có đời sống thi ca; càng lộ rõ hơn khi đời sống đã không còn bế quan tỏa cảng như quá vãng, thế giới ngày càng liên quan đến nhau hơn. Và tất cả những hệ lụy ấy tác động rất lớn đến sáng tạo của nhà thơ, kể cả yếu tố ngoại phối, là một thực tế, nó cũng nhập cảng vào nền thơ Việt, cùng các khuynh hướng, các chủ thuyết nghệ thuật thơ một cách nhanh chóng khi Việt Nam mở cửa, hội nhập.
Công chúng của thi ca, trước hết, và vì vậy sẽ là câu hỏi ngược lại, thơ ca đến với công chúng thế nào, trong những thăng biến của vận động xã hội, kể cả những khủng hoảng văn hóa, mà thơ phải tìm được sự tương đồng về cảm thụ, qua những liệu pháp nghệ thuật mới, những thức ngộ cho quá trình thay đổi. Sự vơi dần công chúng thi ca ở nước ta là câu chuyện hiển hiện những năm tháng này. Nhưng không phải cho đến bây giờ, ngay từ đầu thập niên 90, tức là khi thơ Việt sau 1975 đang có những đổi mới mạnh mẽ, những bước đi quan trọng với xu thế cách tân, ngày càng hiện đại, nâng lên tầng bậc mới của thơ Việt; sự đổi mới người ta cho rõ nhất là sự đa dạng về phong cách và phong phú về giọng điệu. Thơ Việt, với những cảm quan, tư duy nghệ thuật mới, những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, những tìm tòi cách tân trong thi pháp, cấu trúc nghệ thuật, ngôn ngữ thể hiện; sự đa dạng, đa chiều những vấn đề của đời sống, cả đời sống tâm linh, siêu hình, huyền vi…mà thơ quan tâm. Thơ cũng đang giã từ nhiều hình thức truyền thống; thơ đã bớt sự véo von, lãng mạn, đại ngôn, ngoa ngôn…thay vào đó là sự tăng trưởng ngôn ngữ đời thường, những băn khoăn và khát vọng thường nhật, gần gũi, muôn vẻ của đời sống là chủ đạo. Cái tôi, trong mối quan tâm của chính nó, và những khát vọng bản thể lên ngôi…Nhưng dù thế, những cuốn thơ hay cũng bán được rất ít. Phần lớn các tác giả thơ tự in tự phát hành, và ngày càng in ít, in vài trăm bản để tặng, mà tặng không biết người ta có đọc cho không, chủ yếu là in để có đầu sách vì cái nghiệp chót đa mang, với biết bao câu chuyện bi hài về in thơ, bán thơ, tặng thơ.
Không nhà thơ nào sống được bằng thơ, dù đó là nghiệp mình tôn thờ, dấn thân, hy sinh cả đời vì nó. Đó là một nghịch lý thật kỳ lạ, như là số phận của một ngành nghệ thuật, vốn được cho là đặc biệt, đã từng rất linh thiêng, có xứ mạng cao quý, phải gánh chịu. Ấy là chưa kể có những nhà thơ “lạc đường” để đến cuối đời, thấy thơ mình cũng chỉ là mẹt thơ, chiếu thơ manh mún, đơn côi thì thật bi kịch, khi không còn có thể làm lại mình được nữa. Nhưng ít nhất, loại bỏ lý do vật chất, cơm áo của đời sống, thì sự tiếp nhận của bạn đọc, thái độ bạn đọc với nhà thơ, nghiệp thơ là nguồn cổ vũ quan trọng nhất đối với chủ thể sáng tạo. Dù không muốn tin vào những hiện trạng tiêu cực, và có một niềm tin, sự kiên trì về con đường thơ của mình, ta vẫn không thể quay mặt trước việc nhiều bộ phận công chúng đang xa dần thơ, kể cả một bộ phận không ít người sáng tác không còn vượt được mình, hoặc bỏ nghề, hoặc sáng tác cầm chừng, kiếm việc làm khác vì sự sống, đặc biệt là ở giới trẻ. Nhìn sâu rộng hơn, tiên lượng hơn, ta vẫn nghe về tình hình học văn ở nhà trường, tức những bạn đọc tiềm năng, bạn đọc tương lai của thơ, với không ít lo âu về sự ngại ngùng, thậm chí hãi sợ của một bộ phận không nhỏ học sinh, khi phải thẩm thấu môn văn. Mỗi kỳ thi đại học, lại rộ lên những câu chuyện bi hài về không ít bài văn ngô nghê, nhầm lẫn tệ hại, cảm thụ kỳ quặc đến cười ra nước mắt. Và ta cũng nghe sự lựa chọn ngành học và nghề nghiệp của sinh viên ở các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngày càng co hẹp. Có trường đại học tuyển sinh năm học 2011 vừa rồi, đăng ký vào một ngành học, thi tuyển khối C, thì chỉ duy nhất có một thí sinh. Đó là những người trẻ, có học hành, đào tạo cơ bản, trong đó có học văn, là những bạn đọc hy vọng của thơ, hiện trạng còn như vậy, sao có thể không làm cho những nhà thơ nhiệt huyết khỏi băn khoăn?
Nhân một bài viết về tình hình xuất bản thơ của tôi gần đây, khi trao đổi với một số nhà thơ có uy tín, người thì cho rằng thơ đang ở thời kỳ “hỗn mang”, chưa biết chọn lối nào. Nhà thơ Lê Thành Nghị thì cho rằng tình hình thơ không phải là gay mà là “lâm nguy”. Theo ông, chất lượng thơ cứ bạc nhạc mà số lượng sách thơ ngày càng tăng trưởng. Dù người ta bây giờ cũng chẳng mấy người quan tâm tới thơ. Ngay cả những cuốn sách có dư luận, ông muốn ra nhà sách mua đọc nhưng đi mỏi chân ở phố sách Nguyễn Xí mà không tìm được. Dễ hiểu là các nhà sách bây giờ không bán thơ, hoặc rất hiếm nhà sách còn mặn mà với thơ. Khác với thời vàng son của thơ Việt, người làm thơ chỉ cần in một chùm ba bài thơ trên tạp chí Tác phẩm mới là coi như có “vi-za” vào Hội Nhà văn Việt Nam đàng hoàng, không nhao nhác, trông đợi như bây giờ.
Câu chuyện về sách thơ vẫn tăng trưởng, thậm chí năm 2010 còn bội thu vì hàng loạt các tập thơ cá nhân, thơ góp nhiều tác giả, thơ tuyển xin cấp phép (Nhà xuất bản lâu nay không kinh doanh được sách thơ, chỉ cấp phép), vì nhân cớ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cho có kỷ niệm để đời, cho “oách”, thậm chí sách để đặt lên chỗ linh thiêng nhất trong tư gia, nghệ thuật thơ là véo von, vần vè, vè hóa kiểu như: “Nay mai khi khuất tuổi già/Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”… cũng là câu chuyện hiện hữu ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Chỉ có điều, có đến chừng hơn 80% số sách ấy cũng là sách thơ “bạc nhạc”, vì nó là thơ phong trào, thơ câu lạc bộ của những người yêu thơ, chủ yếu là các tác giả cao tuổi, đến từ địa chỉ của hàng loạt câu lạc bộ thơ nở rộ trong những năm gần đây, mà các nhà xuất bản chuyên về sách văn học, phải tự lo nuôi mình, khó có thể từ chối cấp phép, nếu không muốn “mất mùa”, rỗng bụng trông đợi vào cái chỗ rất hẻo mười lăm, hai mươi phần trăm thơ không bạc nhạc, thơ chuyên, thơ “hàng hiệu”… của các nhà thơ đích thực. Mà thơ đích thực, mới lạ, gây sửng sốt vốn đã khan hiếm lắm thay!
Thực trạng của việc xuất bản thơ như vừa dẫn, cũng cho những tín hiệu vừa tích cực, vừa tiêu cực. Tích cực ở chỗ, chưa hết những người còn yêu thơ, thậm chí mê mẩn về thơ; coi thơ là những giá trị tinh thần, là sự cảm thông, chia sẻ, giao lưu trong đời sống văn hóa, và có một bộ phận bạn đọc của phẩm cấp thơ ấy; có lẽ chủ yếu ở một bộ phận người cao tuổi, từng sống qua thời hưng thuận của thơ. Và như vậy, chứng tỏ người Mỹ, người Tây phương chưa thể nhập cảng “Nàng thơ đã chết” vào Việt Nam được. Nhưng sẽ vẫn là những băn khoăn lớn, nếu cán cân về số lượng xuất bản sách và chất lượng thơ bất thường kia (?), tác động thế nào đến mọi đối tượng, lứa tuổi và năng lực cảm thụ thơ, khi mà “thơ chuyên”, tạm gọi như vậy, cũng còn đang vật vã vì sự tồn tại của nó. Người đọc còn yêu thơ, có đủ kiên nhẫn tìm trong một hỗn độn thi phẩm để tìm ra những cuốn sách của mình không, dù là sách chỉ để tặng?
3. Cách tân để cứu rỗi thơ và những phản biện:
Đổi mới và sáng tạo mang ý nghĩa sống còn của quá trình phát triển, với số phận mỗi dân tộc. Cuộc sống luôn vận động, nó đòi hỏi khách quan sự vận động, sáng tạo và mới mẻ của mỗi nhân tố cấu thành. Sự trì trệ, thiếu năng động, nghèo nàn sáng tạo là lực cản, triệt tiêu động lực qúa trình phát triển. Tốc độ và những thay đổi nhanh chóng của nền công nghệ, xã hội công nghiệp hiện nay buộc những nhân tố trong nó phải kích hoạt, năng động hơn để thích ứng. Thơ ca cũng vậy, trong tâm thế xã hội ấy, lối sống cộng đồng ấy, nền tảng văn hóa ấy…những lý do, tiềm lực thúc đẩy sự cách tân thơ của những thế hệ các nhà thơ trẻ kế tiếp nhằm tìm được giọng điệu, vóc dáng thơ của thời đại mình là tất yếu. Trong một hội thảo thơ gần đây, Thi Hoàng cho rằng, cách tân, như là đẩy thơ vượt qua tai họa. Mà tai họa ở đây là cái gì khác, nếu không phải là sự đổ vỡ tín thơ, giá trị của thơ trong lòng công chúng? Cùng với việc can đảm giã từ những điệu thức cũ mòn, những điệp khúc véo von cứ lặp đi lặp lại quen tai là việc tích cực hoặc thầm lặng tìm tòi, cả thể nghiệm, cả những “phá phách” có thể cực đoan của những tư duy nghệ thuật mới, nội hàm cảm nhận và phản ánh mới, những cấu trúc thơ và ngữ nghĩa mới của ngôn từ, những khuynh hướng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại, những hình thức tiếp cận khác nhau của thơ với công chúng như trình diễn thơ, thơ mạng, thơ photocopy truyền tay…ở thế hệ các nhà thơ trẻ.
Sự va đập giữa những khuynh hướng tìm tòi, phương cách thể hiện, những tuyên ngôn về thơ ca cách tân và hiện đại, cả những tuyên ngôn ồn ào, to tát, hoang tưởng từ những năm chuyển giao thế kỷ cũng là lẽ thường tình của những trào lưu mới. Cơ bản, những tìm tòi cách tân cần được ủng hộ, khích lệ. Thời gian chính là những trải nghiệm, kiểm chứng và chỉ cho người ta biết cách điều chỉnh cho những thức nhận, những chủ thuyết, những tuyên bố cực đoan, mâu thuẫn hoặc ảo tưởng, huyễn hoặc, nóng vội. Có nhà văn nói với tôi rằng, một trong những đại diện khá tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ, sáng tác theo lý thuyết Hậu hiện đại, đã từng tu nghiệp sáng tác thơ một vài tour ngoại quốc, thơ anh có đủ tuyên ngôn, triết lý triền miên; có cả siêu hình, tượng trưng, ấn tượng; sự bí hiểm, rắc rối, khó hiểu của ngôn ngữ, đến những miểng cắt ghép đời sống, và không thiếu cả những câu thơ tục tĩu, tình dục nhảy chộp, không phải là ngôn ngữ tiết sinh từ vô thức hay trực cảm …Nhưng trong lần ông gặp gần đây, nhà thơ hậu hiện đại đã phải thốt lên, thơ gì thì thơ mà người ta không nhớ được là bại. Chính tâm sự kia, lại gợi ra vấn đề sống còn, muôn thuở của thi ca, là thơ trong tâm hồn, trong cảm thức, trong trí nhớ của người đọc thế nào. Và các phản biện, cũng xoay quanh cái trục căn cốt ấy. Vậy thơ cách tân, có cần đánh đố ( Xin nhắc lại là “đánh đố” chứ không phải những câu thơ huyền ảo, từ cơ chế xuất sinh của vô thức) cảm nhận, tiếp thu của người đọc sau cái vỏ ngôn ngữ bưng kín, hoặc những kiểu chơi chữ cầu kỳ, đối với ý nghĩa người đọc phổ biến nhất, chứ không phải người đọc là các nhà nghiên cứu, phê bình? Đó có phải là một trong những lý do để bạn đọc ngày càng xa rời thơ? Thơ có cần gây sốc bằng những phô diễn, tuyên ngôn tính dục một cách tục tĩu, sống sượng? Thơ có cần chỉ là những mảng miếng đời sống dang dở, sắp đặt tình huống, để gợi mở người đọc tiếp tục đồng sáng tạo ra tác phẩm của mình? Trừ số ít người đọc cũng có năng khiếu sáng tạo, và cũng phải rảnh rỗi thời gian và thích khám phá nữa, nếu không phải lao ra hội nhập với cái nền kinh tế thị trường, bươn trải cạnh tranh này; còn số đông bạn đọc, với nghĩa bạn đọc hưởng thụ thi phẩm thì, như Thi Hoàng hài hước, rằng ông “nghi ngại cái ý vừa thách đố vừa có tính mị dân này”. Và, như những thực khách đến nhà hàng để ăn, hà cớ gì lại bắt người ta phải vào bếp cùng nấu nướng?
Những vấn đề thơ với bạn đọc, về tự do sáng tác, thơ tuyên ngôn hay không tuyên ngôn, cách tân thế nào là quan trọng, tính tư tưởng, tính xã hội của thơ…lại một lần nữa được đưa ra một cách thẳng thắn, tại hội nghị những người viết văn Trẻ toàn quốc lần XIII, với niềm hy vọng về một dòng chảy mãnh liệt, khỏe khoắn, mang nhiều khát vọng mới của thơ Trẻ. Miêu tả cho chặng đường vừa qua, Nhà thơ Hữu Thỉnh có ba nhận xét rất căn bản, về tác phẩm của các tác giả trẻ: “Nhiều đầy tràn nhưng còn ít sâu lắng/Dàn đồng ca khá mạnh nhưng còn ít những giọng lĩnh xướng vang xa/Thêu thùa cho cá nhân thì khéo, may cắt cho thiên hạ còn ít dụng công”. Giọng lĩnh xướng vang xa là kỳ vọng về các đỉnh cao nghệ thuật, nó tác động, lay thức mạnh mẽ tới những dụng công cho thiên hạ, tức vai trò xã hội, vai trò công chúng của thi ca, thì quả khan hiếm, nếu không muốn nói là còn ở thì chờ đợi. Trả lời cho câu hỏi về chất lượng, sự sâu sắc, tầm vóc của tác phẩm chính là công cuộc tìm tòi, sáng tạo cái mới cho thơ, cái mới ấy không lệ thuộc nhiều vào Tân hình thức, hay Hậu hiện đại, hay hình thức cụ thể nào. Những nhà thơ có kiến văn, có bản lĩnh luôn biết tìm ra phong cách, thi pháp, nội hàm nghệ thuật của mình. Chúng ta lý giải được một lý do sự xa vắng người đọc, tức là tìm được một câu trả lời cho những nỗ lực sáng tạo của mình. Tất nhiên, để làm nên những bản lĩnh xướng vang xa, vang sâu, vang đúng nhịp, lay thức cộng đồng, luôn cần không chỉ tài năng mà còn là tâm huyết, sự xả thân, vì nó. Ngoại trừ những nương tựa thi ca vì mưu cầu cho những mục đích khác, hoặc coi thi ca như một cuộc chơi khoan nhặt, véo von, tự phỉnh, thù tạc…với nhau thôi.
Và nếu bảo thơ không cần công chúng, thơ làm xong chỉ để trong tủ, không ai biết thì làm thơ để làm gì? Hay thơ chỉ còn là tiếng nói thì thầm đơn lẻ, ú ớ, mộng mị, mê muội trong góc khuất của chính nó?
Hà Nội, ngày 4/10/2011
*****
THƠ ĐƯƠNG ĐẠI: NHỮNG TRUYỆN KỂ KHÓ NGHE
Nguyễn Chí Hoan
Người ta đã thôi nhận xét một người làm thơ hay một bài, một tập thơ là “tài năng” từ khi nào?
Ngôn từ dường như hạ giọng (, không phải vì đức khiêm nhường truyền thống,) hay bị hạ thấp bằng một sắc thái thiếu lễ nghi trong một truyền thống văn hoá được gọi là nghi thức cao như của chúng ta khi ta nói tác giả nào đấy là một nhà thơ “có tài”.
Sự thay thế trên thực tế thường gặp là thông tục và dân dã hơn nữa: người ta đã quen nghe rằng thơ đó “hay”, thơ chị ấy/anh ấy “hay”. Và tất nhiên, nói một bài thơ “hay”, thậm chí một tập thơ “hay”, là dễ dàng hơn nhiều bởi tính tương đối rõ rệt, tính cục bộ rõ rệt và tính riêng tư rõ rệt (nấp sau một giả định quanh co về đồng thuận) của cái cảm nhận về “thơ hay”; vả lại, không ai gọi ông nọ bà kia là một nhà thơ “hay”; trong khi nói “tài năng” hoặc dẫu chỉ “có tài” thì đã là đi vào một phán đoán giá trị bền vững hơn, bao quát hơn và ít tính riêng tư hơn hẳn, bởi hai tiếng “tài năng” vốn đã được truyền thống xác nhận bằng rất nhiều tên tuổi và xếp ở bậc thang cao hơn so với chữ “hay” giản dị khẩu ngữ và đại chúng.
Hoặc đơn giản, sự thay thế đó là một biến chuyển về mặt ngữ dụng trong những chuyển biến đời sống ngôn ngữ xã hội nói chung, mà thôi.
Dù thế nào, cái đổi thay như vậy trên lĩnh vực từ ngữ cũng là biểu thị cho những đổi thay tương ứng trong cái lãnh địa thực tại tương ứng của nó: thơ ca đương thời, đối với công chúng nói chung, đã không còn được nhìn nhận ở vị thế đương nhiên là bộ phận đặc tuyển, tinh hoa , mũi nhọn khai phá đời sống ngôn từ, khám phá giá trị văn học. rộng ra là giá trị đời sống tinh thần.
Sự kiện thơ ca mất giá như thế diễn tiến qua nhiều năm, nhưng chẳng phải lần đầu tiên, cũng không đến độ như là cáo chung một lịch sử nào đó.Thời đầu thế kỷ trước, lúc chữ quốc ngữ bắt đầu quá trình phổ biến bằng sách báo, ngôn ngữ bước vào đời sống xã hội hiện đại của nó, cũng là thời mà thi phú nhà nho lụi dần đi như sợi bấc đèn cháy khô dầu, cái được gọi là “Phong trào Thơ Mới” rất nhanh chóng trở thành “một thời đại mới” mà chỉ khoảng ba mươi năm sau, với cuộc kháng chiến lần thứ nhất của nước Việt Nam mới, nhiều đại kiện tướng của phong trào ấy đã tiễn nó vào quá khứ - “Sang bờ tư tưởng ta lìa ta.Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà.” (Huy Cận); và đó là bởi một “praxis” mới mẻ đã choán chỗ toàn bộ diện trường ngôn ngữ của thơ ca ở nửa phía bắc của xứ sở, như sau đấy ít năm Tế Hanh từng vẽ - “Nông trường ta rộng mênh mông.Trăng lên trăng lặn cũng không ra ngoài.”, lại đưa đến một “thời đại mới” khác đối với thơ hiện đại của chúng ta, như ta đều biết; tuy nhiên cái đổi thay lớn nhất trong ấy là từ vựng cách mạng và các nội dung của diễn đạt , trong khi các hình thức của diễn đạt – những cấu tạo câu thơ , cấu tạo bài thơ – vẫn hầu như không đổi, hay nói sát hơn, các mô thức đó tiệm tiến biến chuyển, rất chậm, chậm đến mức tưởng như là mãi mãi. Tình thế ấy cũng gần đúng với thơ ca ở nửa đất nước phía nam, khác là không có các yếu tố nội dung như thông điệp về thực tiễn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lại có một bầu không khí cho các cố gắng tìm kiếm những nhịp điệu và cấu trúc mới.
Tình thế mới ấy của thơ chủ yếu do các đặc thù về nội dung của diễn đạt chi phối; bởi về các hình thức của diễn đạt thì Thơ Mới đã khai phá hết những kích thước ngôn từ cho đến khi ấy có thể hình dung: những bài thơ gồm toàn vần bằng hoặc toàn vần trắc; những bài thơ tổ chức hình dạng đặc biệt như hình tam giác, hình tứ giác – trong đó có câu thơ một từ và câu thơ dài hơn mười từ; những bài thơ-văn xuôi; câu thơ siêu thực toàn những âm thanh với hình ảnh, vượt qua rào cản ngữ nghĩa, vươn đến cảm giác siêu nghiệm và tưởng tượng thuần tuý; và âm vận của câu thơ cũng như toàn bộ một bài thơ đã thử thách các kiểu cân bằng của sáu thanh tiếng Việt, để cho đến thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, thơ tượng trưng và thơ con chữ tinh khiết ( - một “Cuộc chữ chưa bày đã xoá.” - ) của Trần Dần sau đó chỉ còn là một bước.
Và hẳn cũng cần nhắc đến yếu tố kế thừa truyền thống: thể lục bát, song thất, ngũ ngôn, lục ngôn, câu thơ bảy từ với âm vận cổ phong hay âm vận mới phi niêm luật trong một khổ bốn câu, bài thơ-văn xuôi gieo những câu như thể phú cổ hoặc như câu hát nói, tất cả đều đã có trong Thơ Mới bằng từ vựng đương đại, với thi pháp hiện đại của đương thời mà rất nhiều trong số đó vẫn lưu hành rộng rãi đến ngày nay.
Toàn bộ cái hệ thống ấy có thể nói là đã hoàn bị như một cái khung lý thuyết để cho thơ ca thích ứng biến đổi trong môi trường biến đổi của đời sống ngôn ngữ.
Sự biến đổi như thế, cũng là một quá trình đổi thay thích nghi, dù chậm chạp, của mô hình “Thơ Mới” cũ, đã biểu thị cái điều như có tính quy luật: thơ ca không ngừng vận động trong vận động chung của đời sống ngôn ngữ, và có thể vận động vượt qua đường chân trời giá trị quá khứ của chính nó.
Tuy nhiên, sự hoàn chỉnh về hệ thống đó cũng là một rào cản, đặc biệt với những cái-tai-bên-trong, con-mắt-bên-trong của nhiều thế hệ độc giả cũng như tác giả đã hoàn toàn quen với khu vực đặc trưng nhất của không gian ngôn ngữ mà hệ thống kia dựng lên – khu vực của lãng mạn và kỹ xảo tu từ - coi như phạm trù và quan niệm về thơ ( - mà không hề tính đến các cực trị không gian đó đã đạt tới và do vậy đã gợi mở - ) , đến mức nếu ai đó vượt ra để làm khác đi thì sẽ không còn thơ nữa.
Cái hệ thống hình thức đó của thơ đã đứng vững suốt hơn ba phần tư thế kỷ, mà tất nhiên vẫn luôn không còn như cũ, tiệm tiến với những đổi thay có thể được chấp nhận. Chẳng hạn, ở miền bắc một thời có “thơ bậc thang” theo lối Maiakovski ; tuy nhiên xét về mặt hình thức của diễn đạt thì âm vận câu trên từng “bậc thang” hay âm hưởng cả bài vẫn nằm trong các cân bằng truyền thống, và nhịp điệu do ngắt “bậc” tạo ra dù có khác lạ ít nhiều thì vẫn không ra ngoài những hình nhịp điệu mà Thơ Mới từng khám phá.
Điều đáng kể hơn từ những biến chuyển gây ấn tượng trên hình thức , những biến chuyển phần lớn là thầm lặng, thậm chí vẫn thầm lặng cho đến nay, bởi các điều kiện một thời về xuất bản và công bố tác phẩm – điều đáng kể ấy nằm ở các nỗ lực đột phá vào quan niệm vốn có về thơ, cái quan niệm đã trở thành một nguồn thẩm quyền về hợp thức hoá do chỗ nó ngự trị trong văn học sử và trong cả công chúng lẫn số đông tác giả thơ.
Ở đây đã không đề cập yếu tố các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài, những ảnh hưởng vốn vẫn là một nguồn lực chủ yếu của văn chương, mà tạm xem như đó là một phần trong biến đổi của bối cảnh ngôn ngữ.
Bối cảnh đó đã biến chuyển mau chóng từ sau ngày đất nước thống nhất, rõ rệt hơn là từ mười năm sau , từ khi quá trình mở cửa-đổi mới đột ngột gia tốc tiến trình đô thị hoá, khiến người đọc và thông tin trở thành một thị trường mới nổi mạnh mẽ, tiếp liền đó là tăng trưởng phổ biến của tiêu dùng truyền thông đa phương tiện mà giải trí nghe-nhìn nổi bật hơn hết – tất cả chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm.
Đặc trưng của bối cảnh mới là ngôn ngữ dưới các dạng thức từ chương trở thành một loại hàng hoá.
Điều này giống như một sự nhắc lại thời kỳ đầu của xuất bản và sách báo quốc ngữ, nhưng ở cấp độ một vành xoắn ốc hẹp hơn về tính đa dạng và tính sáng tạo.
Ngôn ngữ từ chương dần dà không tránh khỏi biểu thị tính thực dụng thực tế mới của thời buổi , của truyền thông đại chúng với ba phẩm chất căn bản thông tin-giải trí-quảng cáo, của văn hoá đại chúng với các khoái cảm ngôn từ thông tục, cảm tính, dễ dãi và lặp đi lặp lại.
Thực tế là thơ ca thẩm thấu vào mình toàn bộ sức ép từ cái phông ngôn ngữ hỗn tạp đó, chưa kể sức ép từ các chuỗi sự kiện hình ảnh – một thứ ngôn ngữ mới đa tạp và bất tận chế ngự đời sống các đô thị lớn nhỏ ( Hãy thử hình dung một ngày không vì sự cố nguồn điện nhưng tất cả các thứ màn hình điện thoại , tivi, quảng cáo, màn ảnh, máy tính cá nhân, DVD đều bỗng tắt ngóm, tối thui ! ), thực là một thế giới bằng hình ảnh có đủ màu sắc rực rỡ làm nên những câu chuyện hư cấu rực rỡ cường độ mạnh “Thật hơn cái có thật!”
Vậy là thơ ca, dù sao vẫn chưa biến mất, phải phản ứng với tính thực dụng và kích thước hư ảo của cái bối cảnh ngôn ngữ và hình ảnh kỹ thuật thao túng trí tưởng tượng.Một số nhà thơ chân chính, vốn thuộc về số “hào kiệt đời nào cũng có”( Nguyễn Trãi/ “Bình ngô đại cáo” ), thật ra đã luôn dự cảm được tình thế “bĩ cực” mà thơ ca sẽ lâm vào, nên đã luôn tìm phương cách thay đổi hình thức của diễn đạt thơ ca. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng hầu như tất cả những người làm thơ coi thơ như vận nghiệp đều ít nhiều theo đuổi cuộc đua tìm hình thức này.
Hướng tìm kiếm trước tiên dường như phát xuất từ những bước cuối dở dang của Thơ Mới, hội đủ “truyền thống và hiện đại” hơn cả, vẫn là: đi sâu vào từ ngữ; mà trường hợp thơ Trần Dần đã sớm mở một con đường,
Trong khoảng hai mươi năm gần đây, có thể thấy một xu hướng ưu thế là dồn vào đổi thay cú pháp của thơ, với những sự kiện nổi bật từ thơ Nguyễn Quang Thiều, MaiVăn Phấn,Thanh Thảo, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh,PhanHuyền Thư, Nguyễn Thuý Hằng, ..., và cái được mệnh danh là “Thơ tân hình thức”.
Xu hướng này dường như đã xuất lộ từ khoảng giữa thập niên ’80 (XX) với “Nhóm Sông Đà”, và một vài nhà thơ tiền phong thầm lặng bị đặt hỗn danh là thơ “Tây gỗ” ở một hội thảo về thơ tại Văn Miếu, khi mà Lê Đạt và một số nhà thơ yêu thích cách làm của ông đang bắt đầu tung ra những “chiêu thức” tu từ độc đáo của mình trong khuôn khổ âm hình quen thuộc của câu thơ tự do; cái thành kiến ấy về thơ vẫn dai dẳng, tái hiện trong việc có những người coi thơ trong “Sự mất ngủ của lửa” sau đó là loại “thơ dịch”...
Thành kiến vốn không sinh ra cái gì ngoài lặp lại bản thân nó, bởi vậy nó khó mà mang cái gánh nặng là một quan niệm về thơ – loại quan niệm nghệ thuật vốn mạnh mẽ năng sản, thúc đẩy con người nghệ sĩ mang nó trong suy nghĩ phải tìm phương cách mới khả dĩ biểu đạt thời đại của mình với những đặc trưng biến đổi của nó trên dòng lịch sử chung ngay cả khi nghệ sĩ chỉ chuyên chú quan sát bản thân mình đến độ đi sâu vào cái tầng di sản nòi giống, cái lõi văn hóa di truyền bên trong.
Cú pháp của thơ đương đại đặc trưng bằng tính chất truyện kể của các biểu tượng và bằng tính phức tạp của các lớp ngữ nghĩa chồng chéo lên nhau – một tính phức tạp rõ ràng phản ánh hay phản ứng tính phức tạp của từ vựng nền văn hóa hiện đại chồng chất chủ nghĩa khoa học với chủ nghĩa thần bí-tâm linh, pha trộn tinh hoa và đại chúng, bị ép chặt vào nhu cầu giải trí đồng thời buộc phải vươn vào tầng trí tuệ,v.v.
Thơ đương đại như vậy kêu gọi người đọc gác sang một bên trong tâm trí mô thức âm điệu du dương – dù có nhiều mức độ khác nhau song căn bản là êm xuôi trên toàn tuyến – cùng với cái nhịp điệu tụng niệm tâm tình, gác sang bên dẫu chỉ tạm thời để nhìn nhận những câu thơ kiểu mới hầu như không đặt nền tảng trên hòa âm ngôn từ mà trên sự hài hòa khác, sự hài hòa trừu tượng của các ngữ nghĩa trái ngược hoặc tương phản, của các hình ảnh biểu trưng, đòi hỏi trí tưởng tượng của người đọc khám phá câu chuyện hàm chứa trong hình thức mô phỏng giấc mơ của nó.
Sự trở lại tính chất truyện kể như vậy có tính truyền thống rõ ràng, và bởi thế nó tự hợp thức hóa trong tâm cảm người đọc. Tính phức tạp là một phương cách kích thích và nuôi dưỡng trí tưởng tượng, nuôi dưỡng chính bản thân nghệ thuật trong một thời đại “bùng nổ” về tri thức. Dù người ta có nhìn nhận hay không, người ta vẫn đang sống trong cái thế giới hầu như được tạo lập bằng thứ ngôn từ mới mẻ đó./.
*****
VẬN MỆNH THƠ NHƯ VẬN MỆNH CON NGƯỜI
Hoàng Vũ Thuật
Giai thoại về Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông (1258-1308) giảng thiền, trả lời và giải thích cho các môn đệ Phật, Pháp, Tăng đã được ghi lại trong sách Phật. Nhà thơ Bằng Việt mượn lời Phật viết:
Bảy trăm năm sau, tôi hành hương lên Yên Tử
Đêm- nằm mơ thấy Phật
Nhớ lại chuyện xưa bèn hỏi: “Bạch thầy, việc đời thế nào là đúng?”
Người ngậm ngùi: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Lại hỏi: “Thế nào là hạnh phúc trần ai?”
Người bật cười to: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là thơ?”
Người lại phủi tay: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
( Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm giảng thiền )
Tôi không bàn chuyện phận đời, phận người trong bài thơ này, dù ý tưởng ấy xuyên suốt, bao trùm toàn bài. Tôi muốn nói đến phận thơ mà Bằng Việt gửi gắm: Chấp theo lối cũ là không đúng.
Số phận thơ Việt Nam chúng ta quá thăng trầm. Thơ luôn đi trên con đường đầy chông gai thử thách. Các thế hệ nhà thơ luôn tự đặt câu hỏi, viết như thế nào để sinh mệnh bài thơ đích thực, nghĩa là nó sống cho chính nó. Đứa con tinh thần của nhà thơ ra đời sẽ không bị chết yểu.
Căn bệnh không rõ nguyên nhân đã thành sức mạnh và áp lực vô hình bao trùm lên cả người đọc lẫn nhà biên tập, lâu ngày như một món ăn quen thuộc nhàm chán.
Điều kì diệu là, bảy trăm năm trước một vị vua anh minh, thông tuệ bậc nhất triều Trần, hai lần lãnh đạo quân và dân ta đánh thắng đế quốc Nguyên-Mông, rời ngai vàng, đi tu, luôn ý thức mọi việc trên đời không thể chấp theo lối cũ. Nhân tố sáng tạo bao giờ cũng mang đến cho người ta một thế giới mới mẻ, tươi sáng. Thơ ca nghệ thuật không thể nằm ngoài chân lý ấy.Thế nhưng sau bao năm đổi mới, nền thơ Việt dường như vẫn quằn quã trong cái ngôi làng lặng yên. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho chiến tranh, không thể đổ lỗi vì thời kì quá độ, mà phải tự nhận ra rằng chúng ta tự trói lấy chúng ta, bảo thủ, tự bằng lòng thoả mãn với những gì có được.
Các chuẩn tắc ngôn ngữ tiếng Việt và chuẩn tắc thơ ca bấy lâu nó đã mặc định trong tiềm thức người viết. Sự làm mới và thay đổi nó không phải bằng bắt chước về mặt hình thức mà phải từ nhận thức. Lịch sử xã hội và lịch sử văn học nước ta trong một thời gian dài đã sinh ra một thứ khuôn mẫu cả cho xã hội, cả cho thơ ca. Thơ tô son, làm đẹp một cách khiên cưỡng với những ngôn từ rỗng sáo đã như thứ hàng quen dùng, thứ áo quen mặc, nghĩa là cứ theo lối cũ mà đi. Thay đổi nó ư? Đâu dễ dàng. Việc nhận thức lại như Bằng Việt đã khó, huống gì bằng việc viết bài thơ ra trên giấy trắng mực đen.
Khlebnikop từng tuyên bố, một chữ in sai đôi khi là một nghệ sĩ tài danh. Do thiếu hiểu biết, những kiệt tác nhân loại bị đập phá tay, chân làm cho đời sau không thể phục chế những phần mất đi của tác phẩm. Các nhà điêu khắc thời nay đã chăm chú điều ấy, sản sinh ra những tác phẩm không hoàn chỉnh, từ đó một thứ đề dụ nghệ thuật ra đời.
Làm thế nào buông lỏng các chuẩn tắc thơ, nghĩa là, tự giải phóng mình thoát khỏi những ràng buộc vô hình, như một sức mạnh ngự trị bấy lâu. Biên độ để tách bài thơ thoát khỏi chính nó là vô cùng. Trên vai ngôn ngữ, nhà thơ có thể nhân danh nhiều khuynh hướng khác nhau, nhân danh một khác biệt, một trật tự mới cho thơ ca.
Có thể có người mệt mỏi khi đọc những câu thơ sau đây của Trần Tuấn, một nhà thơ trẻ, sinh năm 1967, trong Ma thuật ngón(1):
kiếp trước của lửa hát về kiếp trước của tàn tro
lửa của tàn tro hát về tàn tro của lửa
phải mất đi bao nhiêu ngón
phải thêm bao nhiêu ngón
mới đủ một bàn tay
Nhưng tôi yêu nó, nhìn thấy phía sau ngôn từ kia một thông điệp, phải tìm cách giải mã cho bằng được. Quả thực cái giá tàn tro và lửa phải đổi, phải trả trong cuộc mưu sinh này quá đau thương. Bao nhiêu ngón tay phải mất đi, bao nhiêu ngón tay phải thêm vào mới đủ một bàn tay. Trần Tuấn không vin vào sự thật, không vin vào hiện thực một cách thô thiển, anh thả lỏng cảm xúc của mình như cái bóng siêu hình đi theo trường liên tưởng nhiều chiều. Người tiếp nhận thơ anh được tự do lựa chọn, tuỳ thuộc tâm trạng của mình. Cái ranh giới giữa thơ và hiện thực đời sống đã biến mất. Bài thơ trở thành nhật kí của lữ trình cảm xúc, chứ không phải là nhật kí đời sống mà bấy lâu thơ ca miêu tả thường làm. Không phải lúc nào nhà thơ cũng nhân danh hiện thực một cách cứng nhắc. Jakobson rất hóm hỉnh khi khẳng định: “ thơ ca cũng là một sự dối trá, và nếu nhà thơ không sẵn sàng nói dối – nói dối từ cái đầu tiên mà không ngại ngùng, thì anh ta chẳng đáng gì cả ”(2).
Chớ coi nhẹ những hiện tượng không bình thường trong thơ ca. Sự tương phản, dị biệt, phản biện nhiều khi làm mầm móng cho cái mới hình thành. Nhận thức thuộc quyền của mỗi người, nhưng nhận thức tới lúc nào đó sẽ gặp nhau. Một bức tranh, một bản nhạc khi ra đời thông thường phải lãnh đủ mọi thứ nghiệt ngã. Nhưng giá trị đích thực của nó bao giờ cũng là nơi gặp gỡ của độc giả đích thực.
Làm sao mỗi nhà thơ trở thành một vương quốc trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tay nhà thơ trở nên ma thuật, có thể dẫn dụ độc giả đến những bến bờ lạ của cảm xúc, tạo ra một thế giới tinh thần mới mẻ. Muốn vậy, tôn trọng tự do sáng tạo chưa đủ, mà phải tìm đất cho sản phẩm của họ được công bố. Vì sao trong nước ta hình hành các nhóm thơ Mở miệng, Ngựa Trời, Thơ xuất bản bằng giấy vụn, Thơ photocopy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Tại vì sản phẩm của họ không được các tờ báo chính thống dùng, cho rằng thơ chữ nghĩa rối rắm, thơ bí hiểm, thơ ngoa ngôn. Tôi đã đọc ít nhiều của họ, bên cạnh cái được cũng có cái chưa được. Nhưng tôi khẳng định rằng, đó là một việc làm nghiêm túc, khi không có điều kiện in ấn xuất bản. Và, tên tuổi các nhà thơ ấy vẫn được neo vào độc giả trong và ngoài nước, như các nhà thơ khác.
Vận mệnh thơ như vận mệnh con người. Từ chối tự do sáng tạo như từ chối một con người. Còn gì đau đớn hơn khi tác phẩm nghệ thuật của họ bị chối bỏ? Tất nhiên thơ ca vốn không dung nạp sản phẩm trá hình, nó không phải là nó.
Ít nhất đã ba lần tôi gọi điện trực tiếp cho Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, cùng trao đổi làm sao nâng cao hơn về chất lượng thơ trên báo. Bạn đọc trong và ngoài nước đang đọc Báo Văn Nghệ với niềm tin xem đấy là một góc nhìn của gương mặt văn học nước nhà. Thơ trên báo nhiều số chưa làm được điều đó, khi người biên tập chọn những sản phẩm chưa xứng đáng, những sản phẩm dùng làm minh hoạ gượng ép. Mọi hình thức thơ phải được tôn trọng, mọi đề tài phải được nâng niu, nhưng nhất quyết phải là thơ hay. Sự tiếp nhận của bạn đọc cho dù chưa quen, thậm chí không thích, nhưng lâu dần sẽ tìm được đồng cảm, khi bài thơ mang trong mình giá trị của chính nó. Chúng ta đều biết mọi cuộc cách tân thơ ca không dễ dàng gì. Nếu các báo chí thời Thơ Mới đều tẩy chay Thơ Mới thì phong trào Thơ Mới thật sự khó ra đời.
Ngôn ngữ thơ vốn đa dạng, muôn hình vạn trạng. Trong tay nhà thơ có thể làm tăng thêm hiệu lực ngữ nghĩa, tăng thêm sự biệt lệ, làm phong phú hình thức câu thơ. Vần luật xưa nay như một công cụ bất biến của bài thơ. Nhưng vần luật cũng tồn tại như một hệ thống nằm ngoài ngôn ngữ ở những bài thơ không theo thể thức truyền thống. Các nhà biên tập phần thì e ngại độc giả chưa hợp khẩu vị, phần thì bị trăm thứ khác phong tỏa chi phối, làm cho sản phẩm thơ bớt đi những vị trí trang trọng trên thị trường văn hóa. Độc giả bây giờ khác trước rất nhiều, bởi trình độ và khả năng thưởng thức ngày càng cao, dù các kênh truyền thông như cơn lốc tràn vào đời sống, thì họ vẫn tĩnh táo để lựa chọn cái mình ưa thích.
Sự sinh lợi của thơ ca luôn ở từ hai phía, người làm ra nó và người thưởng thức. Để một nền thơ phát triển, đất đai cho nó phải được mở rộng, dung nạp nhiều thể loại, xu hướng và khuynh hướng. Chúng ta không thể xem nhẹ hoặc khước từ mọi sự thể nghiệm. Công việc nghiên cứu thơ ca phải như công việc nghiên cứu khoa học vậy, phải chấp nhận các cách thức và thủ pháp nghệ thuật. Thơ ca trong một nghĩa nào đó, đồng nhất với tôn giáo, thế giới thần linh của con người. Thơ ca có sức mạnh trực tiếp, đồng thời có sức mạnh làm mê dụ tinh thần con người, nó là tiếng đàn vô âm không phải lúc nào cũng dễ dàng nghe thấy.
Thơ Việt Nam ngày nay đã khác trước rất nhiều, không phải lúc nào cũng đối ẩm, có khi va đập như sóng, lại có khi như đá tảng trơ ra cùng mưa gió bão bùng.
Thơ đương đại Việt Nam sẽ già đi nếu không có những Trần Tuấn, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thuý, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Lưu Mêlan…Họ ra đời trong sự bầm dập, không lúc nào được suôn sẻ. Nhưng các thế hệ nhà thơ ấy đã mang được linh hồn Việt Nam thời nay, đã mở rộng đường biên thi ca ra với thế giới. Họ không chỉ mang bức thông điệp cho thế hệ, mà còn thể hiện nhu cầu thời đại của dân tộc. Thơ ca phải thay đổi, chấp theo lối cũ là không đúng.
________
(1) Thi học và ngữ học (Lý luận văn học phương Tây hiện đai), NXB Văn học, 2008.
(2) Tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2008. Giải thưởng Thơ Bách Việt lần thứ Nhất.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn