VanVN.Net - Bộ phim "Bi, đừng sợ" đã làm dấy lên những luồng dư luận cực kỳ đa dạng và trái chiều đến đối cực mà chưa từng thấy ở bất kỳ bộ phim Việt nào trước đó.
"Điện ảnh là một vũ khí nguy hiểm nhưng cũng tuyệt vời biết bao trong tay của các nhà thơ..."
(Jean Cocteau - đạo diễn người Pháp)
Thành công về mặt nghề nghiệp của bộ phim này cùng những bất cập của nó về nội dung tư tưởng đã được nhiều cây bút phê bình chuyên và không chuyên, của không ít người trong nghề lẫn đông đảo khán giả vạch ra khá cụ thể. Tôi chỉ xin làm công việc điểm báo, trích lại đôi ba dẫn chứng từ hàng ngàn ý kiến đã được đăng tải trên nhiều báo chí, trang mạng (Để bài viết đỡ lòng thòng, xin phép không ghi tên người viết và xuất xứ đoạn trích).
Khen nhiều:
- "Bi, đừng sợ" có những khuôn hình đẹp và những góc quay tinh tế gây ấn tượng sâu sắc về mặt thị giác. Trạng thái tâm lý tình cảm giữa các nhân vật... cũng được khai thác tới tận cùng bằng những hình ảnh mạnh. "
- "Nỗi dày vò, bứt rứt của người cô và sự nhẫn nại, tấm tức bên trong của người mẹ được lột tả qua những suy nghĩ, hành động đầy táo bạo đến rùng mình. "Bi, đừng sợ" ví von những mối quan hệ tình cảm của con người giống như viên nước đá - có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác để rồi sau đó tan chảy và biến mất vào hư không."
- " Những hình ảnh trên phim trong veo, như một dòng chảy chậm, phản ánh cuộc sống như chính nó đang diễn ra. Diễn viên cũng sống thật, thoải mái trong không gian thật của cuộc sống. Phan Đăng Di đã chuyển tải hình ảnh bằng một góc máy dài để người xem có thể tự do đảo mắt nhìn xung quanh, quan sát và cảm nhận cuộc sống của các nhân vật; mọi góc cạnh của cuộc sống khách quan và thật nhẹ nhàng như những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lặng lẽ như mọi việc, mọi vật vốn vậy”
- " Những con người như thế, vừa an phận, vừa mong manh chờ đợi để duy trì gia đình, duy trì đời sống. Trong quan niệm chung, đời sống cần được tiếp nối, trôi chảy, nhưng với họ, chẳng biết thế nào - có lẽ đó chỉ là nghĩa vụ!"
- " Những hình ảnh còn thể hiện tính bức bối rõ ràng thông qua việc dàn cảnh có phần méo mó và ánh sáng mù mờ, chỉ phản chiếu nhân vật giữa một phông nền đen."
- "Bi đừng sợ" không "truyền thống" kiểu phải có bài học rút ra, tuyên truyền này nọ, nhưng ít nhất xét về tính sáng tạo, tôi thấy ăn đứt nhiều bộ phim khác... so với bộ phim "Đời cát" từng nổi đình nổi đám một thời và cũng đã đoạt giải tại LHP Châu Á Thái Bình Dương thì tôi thấy phim này hay hơn."
- "Phan Đăng Di đã lựa chọn một cách kể chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực chất, đã pha trộn một cách xuất sắc những hình ảnh tương phản, đôi lúc khốc liệt trong bộ phim của mình."
- "Cái tôi quan tâm là bộ phim đã tạo ra cái cảm giác rất chân thực. Nó nhắc lại cho tôi một lần nữa rằng tôi đang sống trong một môi trường như thế, tôi phải sống như thế nào, và, sau này, con cái của tôi nên được nuôi dạy ra sao?!"
- "Bộ phim không đi theo quy chuẩn điện ảnh thông thường, mà hướng vào việc tạo ra cảm giác trong từng cảnh quay."
- " Có thể thấy trong mỗi khuôn hình, sự cầu kỳ, chỉn chu của đạo diễn. "
- "Bộ phim được dựng cắt, chuyển cảnh một cách đột ngột, như thể chuyển từ trạng thái cảm xúc này qua trạng thái cảm xúc khác, như thể mô tả bản chất thực sự của cuộc sống, của tình cảm của con người. Đạo diễn cũng cố tình lảng tránh các yếu tố cơ bản để tạo nên kịch tính, không đặt nhân vật trước trước thử thách để họ phải giải quyết, không giải thích những biến chuyển tâm lý của họ…"
- "đi ngược với số đông "bình dân học vụ".
- "Tôi nghĩ phim này là một cái tát vào những lới mòn của tư duy cũ kỹ và đạo đức giả."
- "Bộ phim không đi theo quy chuẩn điện ảnh thông thường, mà hướng vào việc tạo ra cảm giác trong từng cảnh quay."
- "Thế nhưng, cái mà Bi, Đừng Sợ tạo ra chính là những cảm giác rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất khó giải nghĩa trong các mối quan hệ của con người, thông qua việc trộn lẫn nhiều câu chuyện của nhiều nhân vật vào với nhau, gói ghém vào chung một gia đình. "
- "dù bộ phim như một sự thách thức với những khán giả chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, nhưng hy vọng sau những bộ phim như thế này, văn hóa xem phim của khán giả Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa."
Và chê cũng lắm:
- "Đa số nhà chuyên môn đều chê "Bi, đừng sợ", thậm chí có người còn cho rằng nó như một “cú tát vào mặt khán giả”
- “Phim phản ánh một đời sống quá đen tối và bức bối của tầng lớp thị dân, xoay tròn trong một gia đình mà tất cả các giá trị truyền thống đang bị phá vỡ. Những con người bình thường tự đi vào ngõ cụt cảm xúc của họ và không có lối ra”.
- “Xem phim chẳng thấy giống con người Việt Nam gì cả. Những con người như thế không tiêu biểu ở miền đất vốn dĩ rất luôn coi trọng nề nếp, nền tảng gia đình như Hà Nội”.
- “Bi, đừng sợ" đã rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, theo góc nhìn phiến diện của đạo diễn về cuộc sống, hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật. Điện ảnh có quyền chọn thể hiện cái cá biệt nhưng nó phải phản ánh được cái chung”.
- "Thật đáng thất vọng... xem phim xong tôi cảm thấy sợ thực sự, sợ cho con cháu mình, cho những thế hệ sau của chúng tôi, nếu như chúng vô tình xem phim này, nếu như chúng sống và lớn lên trong một xã hội mà giá trị đạo đức suy đồi, điên đảo và nhớp nhúa đến vậy…"
- "Bôi nhọ luân thường đạo lý trong quan hệ gia đình, giữa cha – con, vợ - chồng, bố chồng – con dâu, quan hệ giữa chủ và người làm thuê ghê tởm, bôi nhọ hình ảnh cao quý của nghề giáo bằng nhân vật cô giáo Hương, một xã hội tối tăm và nhơ bẩn nhất dưới gầm cầu ... Bằng những hình ảnh trần truồng như nhộng, tục tĩu như phim khiêu dâm…rồi cuối cùng lại chẳng nói lên được điều gì…"
- "Đừng sợ, đừng sợ cái gì, đừng sợ thì cũng thật lạ đối với những tâm hồn trong trẻo, trẻ thơ như Bi, khi những điều đó làm chúng tôi, đã hai phần ba tuổi đời trải nghiệm… quá khiếp sợ!"
- "Xã hội mà chúng ta đang sống có thể có những điều xấu xa đó, nhưng cũng chỉ là một số rất nhỏ hiếm hoi trong những điều tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, thì tại sao những thứ nhỏ mọn xấu xa đó được đưa lên phim như đại diện của những con người đang sống ở Thủ Đô Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung…"
- "xin thú thật là tôi chẳng hiểu nội dung phim nói gì ? Diễn biến, cốt truyện của phim rời rạc, những tình huống nhạy cảm trong phim rất "phô" và phải nói là rất dung tục."
- "Thất vọng Bi, đừng sợ! ... Điểm sáng duy nhất cho bộ phim chỉ có thể là nhân vật Bi (diễn viên nhí Phan Thành Minh) với gương mặt thơ ngây, trong trẻo trước tất cả mọi thay đổi của cuộc sống."
- “Bi, đừng sợ" đã bóp méo sự thật, không coi trọng con người. Phản ánh hiện thực cuộc sống phải làm sao để khán giả có thể nhìn thấy họ trong đó nhưng xem phim, khán giả không chia sẻ được với đạo diễn mà chỉ cảm thấy con người đang bị xúc phạm đến tận cùng. Không ai phản ứng chuyện điện ảnh nêu lên những vấn đề về tình yêu, tình dục và phản ánh nó bằng ngôn ngữ điện ảnh mượt mà, bằng những tư tưởng lớn lao, nhưng ở phim này, tôi chẳng thấy được ở chỗ nào cả”.
- "Bức bình phong “giải thưởng quốc tế”... Một bộ phim khi đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế thì nghiễm nhiên chiếm một “vị thế” nhất định, ngay cả khi nó khó hiểu cũng không nhiều người dám “nói thẳng, nói thật”. Tâm lý chung này đã vô tình mặc định cho những bộ phim “xem không hiểu được, không cảm được” trở thành tác phẩm “có tư tưởng lớn”.
- "Nó hoàn toàn chẳng có gì Việt Nam và chỉ xoay quanh mỗi vấn đề tình dục... hiện thực cuộc sống có hàng trăm, ngàn thứ cần quan tâm, không hiểu sao các đạo diễn chỉ bám vào "tình dục thô thiển" chả lẽ chẳng còn gì để phản ánh sao? chả lẽ người dân Việt Nam từ già trẻ bé lớn đàn ông đàn bà chỉ chăm chăm mỗi chuyện đó sao?"
- "Thế nhưng bạn không bao giờ có thể đi dạy cho người xem biết là cái này hay lắm, được nhiều giải lắm để người ta cũng đồng cảm với mình... mà chỉ có thể chứng minh bằng tự tác phẩm đó có thể có. Mọi người không thể bới đống bùn ra mà tìm viên ngọc mà bạn cho là có được."
- "Phim cũng là lĩnh vực kinh doanh, tôi cho những ai làm phim có các cảnh tình dục đều là hành vi lợi dụng tình dục vào mục đích kinh doanh cả thôi. Nó giống với các web xex. "
- "Xem phim chẳng thấy giống con người Việt Nam gì cả. Phim đã bóp méo sự thật, không coi trọng con người. Phim đã rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, theo góc nhìn phiến diện của đạo diễn về cuộc sống, hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật. Phim gây sốc vì cảnh “nóng…"
- "Nếu coi mỗi cảnh phim là một viên gạch thì Bi, đừng sợ giống như một đống gạch chứ không phải cái người ta mong muốn có thể nương náu, thỏa mãn - một ngôi nhà..."
- "Những nhân vật trong phim với câu chuyện lập lờ thiên về bề mặt của mình, chứ không phải lấp lửng hóa như một thủ pháp, hoàn toàn không có khả năng gợi lên bất cứ sự đồng cảm nào từ người xem."
- "Ở đây, chênh vênh một ranh giới giữa việc thể hiện trẻ con đúng tâm sinh lý, đặc điểm tính cách của chúng và từ đó đạt hiệu quả truyền tải, với sự gượng ép, cố "nặn" ra một đứa trẻ mang những ngôn ngữ, cử chỉ như của "người lớn dạy", để rồi trông thì có vẻ thật mà hoá ra là "trẻ con giả".
***
Có thể nói: hầu hết những ý kiến đánh giá, khen chê tràn ngập công luận kể từ lúc phim ra đời tới nay- thậm chí kể cả những ý kiến có động cơ tô vẽ quảng cáo hoặc có động cơ trù ghét đố kị, xét cho cùng, đều chứa đựng hạt nhân sự thật. Thế nhưng, đâu mới là chân lý cuối cùng? Cần nhận định thế nào cho thật khách quan về tác phẩm này?
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn
Điều trước tiên, tôi muốn khẳng định ngay là: bộ phim "Bi, đừng sợ", đứng về mặt đẳng cấp nghề nghiệp đã vượt trội so với nhiều phim Việt từng giành giải Bông sen vàng Quốc gia hoặc gặt hái những giải thưởng Quốc tế (Tôi không muốn so sánh với những phim đang "hot"và lấy được nhiều nước mắt khán giả gần đây, ví như "Cánh đồng bất tận"- một bộ phim làm theo kiểu mélodram hạng tồi nhất!) Những nhận xét về về thủ pháp điện ảnh chứng tỏ đẳng cấp đó của đạo diễn Phan Đăng Di qua mấy trích dẫn trên theo tôi là đã khá chuẩn xác và đầy đủ, tôi xin miễn phải bàn thêm.
Một người bạn đạo diễn trẻ của tôi từng học qua trường điện ảnh của Pháp (Index) từng kể cho tôi nghe: ở bên đó, những đạo diễn trẻ có dự án hay ý tưởng sáng tác độc đáo đều được nhà nước ủng hộ, họ đều có thể có điều kiện quay lên tất cả những gì họ nghĩ ra. Song, đến khâu hậu kỳ- nghĩa là dính dáng tới guồng máy kinh doanh điện ảnh thì số phim được hình thành chỉ dưới 10%! Như vậy, trường hợp của Phan Đăng Di- một nhà làm phim độc lập nước ta là rất đáng nể, vì chỉ với số tiền thưởng LHP quốc tế Pusan về kịch bản và chạy vạy tìm thêm nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ trong - ngoài nước, đạo diễn Phan Đăng Di đã đã thực hiện được một phim hoàn chỉnh, lại được gửi tới tham dự LHP Cannes lần thứ 63 và mang về cho điện ảnh Việt Nam giải thưởng Kịch bản hay nhất tại LHP này.
Nhưng, phim chỉ được giải về kịch bản mà không được giải về phim hoặc về đạo diễn! Đây chính là điều đã không được nói đến - vô tình hay cố tình. Chưa kể, như một nhà phê bình& biên kịch điện ảnh có uy tín là Đoàn Minh Tuấn đã cho biết: “Các phim tố cáo hiện thực nêu lên những mặt trái của xã hội, những nghiệt ngã của con người lại rất thường được phương Tây trao giải. Các phim dạng này cũng không hiếm ở nhiều nước: Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech... Nhưng sẽ khó mà thấy được tương lai của đạo diễn nếu như mải theo đuổi dạng phim kiểu này”. Còn khi đạo diễn kỳ cựu Nguyễn Vinh Sơn nhận xét: "Có thể thấy Phan Đăng Di nhập vào dòng phim hiện thực với những chuẩn mực của nó", thì bất chợt chúng ta phải đặt câu hỏi: đó là dòng phim hiện thực nào? Theo kiểu Tân hiện thực Ý hay Làn sóng mới của Pháp? Hay Hiện thực XHCN mà người ta đã nói tới nhàm và thực ra cũng chẳng còn nội dung nghiêm túc thực sự? Và cái chuẩn mực đó là gì? Lấy gì làm thước đo, làm tiêu chuẩn? Đã trót đả động tới cái gọi là "chuẩn mực" thì cũng nên bàn cho ra nhẽ một chút!
Đạo diễn Michelangelo Antonioni ( một trong những nhà cách tân sáng giá của điện ảnh Italia giữa thế kỷ trước, thuộc thế hệ khai phá chủ nghĩa Tân hiện thực) trong bộ phim "Sa mạc đỏ" nổi tiếng (sản xuất năm 1964) đã mổ xẻ một cách thấm thía sự cô đơn trong tâm hồn con người, sự tách rời giữa tâm hồn và trí tuệ, giữa cá nhân con người với quan hệ ruột thịt và cội rễ gia đình- khi các giai tầng xã hội phân chia sâu sắc và nền văn minh kỹ trị bắt đầu thống trị tất cả; cùng hàng loạt các phim của ông đều tỏ rõ thái độ bênh vực những con người nghèo khổ bất hạnh, căm thù tội ác và sự thối nát xã hội. Chính thái độ dứt khoát trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa nhân văn và phi tính người đã khiến sự nghiệp nghệ thuật của ông chói sáng trong nền điện ảnh thế giới.
Cũng thuộc nền điện ảnh Italia, đạo diễn Bernado Bertoluci có lần tranh luận với đồng nghiệp là đạo diễn Pháp Gean-Luc Godard: "Tại sao không có can đảm đứng cách xa với nguyên mẫu của anh, chấm dứt chuyện liên tục lặp lại những nhiễu loạn thần kinh mà hãy đối diện với số đông khán giả của mình?" Trên thực tế, Bertoluci đã đem một thứ điện ảnh giàu tính nhân văn tới đông đảo công chúng toàn thế giới- những tác phẩm mãi mãi làm rung động lòng người, như "Bản tăng-gô cuối cùng ở Paris", "Thân phận con người", "Hoàng đế cuối cùng", "Tiểu Phật"... là những minh chứng rực rỡ của một nghệ thuật độc đáo và luôn quan tâm đến số phận con người ở bất kỳ tầng lớp nào, ở bất kỳ hoàn cảnh sống nào.
Ingmar Bergman, đạo diễn Thụy Điển lại ưa dùng hình thức ngụ ngôn giàu bản sắc vùng Bắc Âu để thể hiện những vấn đề thời đại cấp bách, mà cấp bách nhất đối với người đạo diễn tài ba này chính là phải bảo vệ con người và môi trường sinh thái- văn hóa xung quanh con người, giữa khi tràn ngập chứng ngủ lịm về đạo đức, sự lên ngôi của bản chất giáo điều, thói nhẫn tâm, khi sự dửng dưng nguội lạnh trước thân phận con người được che đậy bằng các thứ mặt nạ. Bergman coi điều nguy hiểm chính của xã hội là những quan điểm chỉ vì cái quyền lợi cục bộ của một nhóm người mà bất chấp mọi sự sống khác của số đông người... Trong bộ phim được trao giải Oscar: "Fanni và Alekxandr", những nhân vật nhỏ tuổi có tâm hồn đẹp đẽ nhiều mơ ước của ông cuối cùng đã buộc phải chấp nhận cuộc đấu tranh không cân sức với những con quỷ tồn tại trong tâm hồn của tên giáo chủ độc ác Vergơrut để bảo vệ lý trí, nghị lực và những tình cảm tốt đẹp của mình...
Cũng nên nhắc tới "người khổng lồ" của điện ảnh Tây Ban Nha: Louis Bunuel- người được phong danh hiệu "Nhà điện ảnh bậc thầy" tại LHPQT Venise 1969, đoạt giải Oscar phim "Ước muốn mơ hồ" năm 1977. Ông là người đạo diễn luôn luôn bị trục xuất khỏi Tổ quốc mình, nhưng trái tim mãi mãi thuộc về Tây Ban Nha bởi trong tất cả các tác phẩm của mình, ông đã kiên trì say mê khám phá nội tâm đích thực của nhân vật, chúng mang tính nhân loại nên cũng liên quan đến Tổ quốc đau thương của ông- những nhân vật mang bản chất khổ đau bởi niềm tin mù quáng, giáo điều, bởi tàn nhẫn và bất công xã hội đã ngăn cản họ làm điều thiện, đã phá hủy nguyên tắc nhân đạo mà họ lựa chọn... Ông từng tâm sự: "Tôi không thích thú làm phim về những vấn đề cá nhân, bản ngã. Tôi quan tâm đến những vấn đề đó chỉ trong trường hợp chúng tác động lên tiến triển của một tính cách chung, có liên quan đến xã hội chúng ta... Tuổi thơ, rồi thời thanh niên của tôi diễn ra dưới ảnh hưởng những chuẩn mực hư hỏng, sa đọa và những nguyên tắc của xã hội đó. Chúng đã di căn trong tôi hậu quả có thật- ấn tượng về một thế giới đầy dục vọng luôn muốn trội hơn, muốn áp đảo kẻ khác... Những luận thuyết và những nguyên tắc không sờ tới được lại có khả năng tiêu diệt rất lớn. Chính vì những nguyên tắc ấy trở thành phương tiện để áp đảo và đè nén, nên tôi cần phải nhẩy vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì tự do..."
Qua một vài tên tuổi lớn của điện ảnh của thế giới, chúng ta có thể nhận thấy điểm chung nhất: tài năng bậc thầy được tôn vinh ở họ chính là cái chủ nghĩa nhân văn được nung lên tới độ cháy bỏng và được thể hiện một cách kỳ lạ trong những hình thức có một không hai; và tôi chỉ muốn góp phần khẳng định thêm cái điều hiển nhiên này: người nghệ sĩ cần sự độc đáo, cần vươn tới sự hoàn thiện về nghệ thuật của riêng mình, song tất cả sẽ là vô nghĩa, nếu như chúng không hướng tới một cái đích cao cả là bênh vực, bảo vệ, cổ vũ con người. Người đạo diễn điện ảnh thường được coi là "thầy phù thủy" nắm trong tay biết bao số phận, mảng đời, triết lý, cảm xúc, sắp xếp chúng một cách nghệ thuật nhất, ấn tượng nhất rồi trưng ra không gian hai chiều (giờ thì đang tiến tới không gian ba, bốn chiều) khiến người xem trực tiếp khóc, cười, sau đó còn tiếp tục suy ngẫm... Nhưng cũng thực là tai hại nếu người đạo diễn tung ra những "âm binh" làm nhiễu loạn thêm cái cuộc sống vốn đang bị đảo lộn các giá trị, càng nguy hiểm hơn nữa khi người đạo diễn đó có tài! Lịch sử điện ảnh và ngành điện ảnh học thế giới từ trước tới nay không chỉ quan tâm đến diện mạo riêng chung, quy luật phát triển của nghệ thuật thứ bảy, mà còn tìm hiểu sức ảnh hưởng đối với sự hình thành nhân cách con người của một loại hình nghệ thuật mà theo học giả Georger Sadoul "là quan trọng nhất trong các nghệ thuật, đồng thời cũng là phổ cập nhất, tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng như tại các nước tư bản chủ nghĩa..." Thực tế đã cho thấy, những tác phẩm điện ảnh có giá trị và có sức sống lâu bền trong lòng người là những tác phẩm mang nặng những suy tư về cuộc sống, về số phận con người, về giá trị và vị trí con người trong đời sống xã hội... Nghệ sĩ điện ảnh chân chính là người thù ghét những gì phản với đạo lý tự nhiên, họ miêu tả những nghịch cảnh, những xung đột tâm lý, thông qua hình tượng chân thực của những con người nhằm chống lại cái xấu, cái ác, sự giả dối và phi lý của xã hội... Cả cuộc đời hoạt động điện ảnh của nghệ sĩ thiên tài Charles Chaplin chỉ để nhằm chứng tỏ: "Hơn hết thảy mọi điều, đối với tôi, giá trị cao đẹp nhất chính là nhân phẩm con người." Marcel Carné- một chủ soái của trường phái điện ảnh hiện thực lãng mạn Pháp đã tuyên bố hùng hồn: "Bộ phim phải là tấm gương phản ánh thời đại mình." Đạo diễn Palesine Elia Suleiman tâm niệm: "Tôi tin điện ảnh có thể làm cuộc sống của chúng ta ít khó khăn hơn, nếu như mỗi người nghệ sĩ biết tự vấn và biết quan tâm đến số phận con người." Nữ đạo diễn Israel Kerren Yedaya tin rằng: "Tôi quan niệm mỗi bộ phim-dù phim truyện hay phim tài liệu cần phải giúp đỡ (con người) để thay đổi điều gì đó trong xã hội". Đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar khẳng định: "Tôi tin rằng nếu chúng ta mang hiện thực đặt vào phim thì cũng có nghĩa là chúng ta đang tham gia cải tạo cuộc sống và giúp chúng trở nên tốt đẹp hơn." Nhà phê bình điện ảnh Pháp Jean-Paul Torok viết về một đạo diễn lớn của Ba Lan: "Chủ nghĩa hình thức trong dàn dựng tác phẩm của Roman Polanski cũng như của các nhà điện ảnh lớn bao giờ cũng phản ánh hay chứa đựng một thái độ đạo đức, một cái nhìn nào đó về thế giới". Bài học thất bại của đạo diễn danh tiếng Pháp René Clair cũng đáng để suy ngẫm: rời xa hiện thực để say mê với những công thức máy móc của tư tưởng thuần túy, ảo tưởng, ông đã dần đánh mất bầu nhiệt huyết của người nghệ sĩ, những phim của ông giai đoạn sau cùng mất hẳn đi sức sống và cuốn hút thời trai trẻ nên bị rơi vào quên lãng...
Xin trở lại với phim "Bi, đừng sợ".
Phải công nhận rằng Phan Đăng Di là một đạo diễn có nhiều công phu suy nghĩ tìm tòi về thủ pháp điện ảnh, và có "gout" thẩm mỹ tốt trong cách lựa chọn khuôn hình, ánh sáng, động tác máy, chi tiết nghệ thuật... Ấn tượng nhất, và có khả năng gợi suy nghĩ nhiều nhất là các chi tiết về chiếc lá phong, quả táo đỏ bị đông cứng trong nước đá. Rồi cảnh người ông nôn ra máu sau khi ngửi một bông hoa đồng nội, cảnh hai đứa trẻ cào bới ruột quả dứa hấu một cách hoang dã sau nhiều ngày chúng nâng niu bảo vệ nó trong bụi kín… Theo thiển ý riêng, tôi cho rằng đó là những cảnh phim, chi tiết phim có thể trở thành kinh điển trong các bài giảng ở trường điện ảnh. Cái thế giới trẻ thơ được đạo diễn khá dày công chăm chút xây dựng, và nếu diễn viên Bi được thay bằng chú bé khác chứ không nhạt nhòa gần như vô cảm trên màn ảnh thì hiệu quả còn mạnh hơn nữa. Song, cái thế giới trẻ thơ đó dường như lạc lõng trong phim, và chúng có mối liên hệ lắp ghép về dựng phim bên ngoài hơn là mối quan hệ nội tại với tổng thể.
Cảnh trong phim "Bi, đừng sợ"
Một trong những cây bút ca ngợi phim hết lời đã viết:"Lấy bối cảnh mùa hè HN và hình tượng viên đá xuyên suốt câu chuyện, phim truyện dài đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình khám phá những bí mật sâu kín tồn tại trong mỗi con người." Những bí mật nào đây? Trong phim, người xem rồi cuối cùng cũng đã hiểu: những bí mật đó thực ra chỉ là những ẩn ức dục vọng sinh lý bị kìm nén cần được giải tỏa- cái điều mà nhà phân tâm học Sigmund Freud đã lý giải từ lâu và nó đã được khai thác đến nhàm chán, đến "trơ khố tải" trong văn học nghệ thuật phương Tây đến cả một thế kỷ và hẳn chúng chẳng còn khả năng gây bất kỳ xúc động thẩm mỹ nào nữa! Tình tiết người cô của Bi thủ dâm bằng cục nước đá khiến ta liên tưởng đến hình ảnh cô gái thuyền chài móc cả chùm lưỡi câu vào cửa mình trong phim "Hòn đảo" của đạo diễn tài ba Hàn Quốc Kimkiduk. Song, với kiểu phim luận đề quen thuộc được sử dụng một cách cao tay, Kimkiduk đã phanh phui ra mặt trái đáng ghê tởm, phi nhân tính của xã hội thông qua những hình ảnh giàu tính triết lý, và tình tiết trên đã vượt qua được chủ nghĩa tự nhiên để cài cắm vào tâm trí người xem nỗi nhức nhối về những vấn đề toàn xã hội, thậm chí ở tầm vóc nhân loại. Còn tình tiết "mô phỏng" đó của "Bi, đừng sợ", cùng hàng loạt cảnh làm tình thô thiển trong phim chỉ khiến rất nhiều khán giả các tầng lớp thấy bức bối phản cảm - và họ có lý!
"Bi, đừng sợ" cũng khiến người xem trăn trở về mối quan hệ từ gia đình tới xã hội đã "đóng băng" một cách thê thảm, và đó cũng có thể là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội mà những người làm phim muốn gióng lên. Có điều, hồi chuông cần thiết đó lại được bật ra từ những hình bóng vật vờ như bóng ma, tựa những nét vẽ phúng dụ mà đời sống tinh thần trong đó sao mà méo mó, thảm hại, bé nhỏ, không có chút âm hưởng nào của đời sống thực tại đang cộm lên bao điều gay gắt nóng bỏng! Cuộc đời thực có thể còn tồi tệ ảm đạm hơn thế nhiều, song nếu chỉ làm cái việc mô phỏng nó một cách nghệ thuật, tỉa tót nhấm nháp nó thì cần gì đến sứ mệnh của người nghệ sĩ?! Ngoài một chút ngậm ngùi, có đượm chua xót và mỉa mai của tác giả, người xem thèm biết bao thái độ uất hận đầy dũng khí của người làm phim trước sự tha hóa của tâm hồn - nhân cách mà thực ra phim cũng đã hé lộ ra được phần nào, song tác giả lại không đủ dũng cảm và bản lĩnh nghệ thuật để đi tới tận cùng sự cảnh tỉnh, vì vậy, tác phẩm hóa ra "Chơi vơi"- như tên một bộ phim mà Phan Đăng Di tham gia với tư cách tác giả kịch bản! Người xem đông đảo sẽ thu nhận được điều gì, ngoài sự xuýt xoa về những tiểu xảo, những chi tiết điện ảnh có tính nghệ thuật song xét cho cùng chỉ là những đóa hoa dại mọc trên một bãi cát khô cằn của tư tưởng tình cảm? Đó có phải là hướng đi lâu dài của một đạo diễn trẻ khá tài hoa và chịu khó lao động nghệ thuật? Đó có phải là con đường lớn của điện ảnh Việt Nam? Đó có phải là tác phẩm chứa đựng trong nó những giá trị để xứng đáng gia nhập vào kho tàng điện ảnh nhân loại? Nếu soi vào cái "chuẩn mực" của hiện thực trong nghệ thuật, qua sự nghiệp và tuyên ngôn của một vài nghệ sĩ điện ảnh thế giới đã nêu trên, phần đông người xem phim cũng có thể tự trả lời; và bản thân tôi buộc phải tự nhủ mình: "Người làm phim hãy nên biết "sợ" điện ảnh!"
Nếu cắt "Bi, đừng sợ" ra làm những trích đoạn bài tập về đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật... để sinh viên điện ảnh nghiên cứu, học tập, thì sẽ có khá nhiều bài tập thật xuất sắc; cũng giống như trường hợp của nhiều đạo diễn trẻ ở Pháp đã được thỏa sức thể nghiệm về nghề nghiệp mà tôi kể ở trên... Nhưng, để tạo ra một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh có tác dụng đích thực đối với xã hội, rõ ràng là Phan Đăng Di- cũng như các nhà điện ảnh nước ta còn phải tự vượt lên trên mình nhiều lắm - không chỉ là vấn đề nghệ thuật thuần túy, kỹ thuật thuần túy mà bất cứ giáo trình điện ảnh nào của Mỹ cũng nhấn mạnh để giúp người làm nghề bước vào một công nghệ càng ngày càng đậm chất thương mại có cơ hội mau chóng chộp được thành công - mà cái chính là thái độ của người nghệ sĩ điện ảnh trước thời cuộc, là một tầm vóc văn hóa - tư tưởng cần thiết. Mà để có được những điều đó, rất cần tới lòng dũng cảm của bản thân cùng sự cổ vũ chân thành của mọi người: "Đừng sợ!"
___________
* Tư liệu tham khảo:
- L' Histoire du Cinéma mondial - G. Sadoul - Paris, 1985
- Lịch sử điện ảnh thế giới (3 tập) - I. Teplix - NXB Văn hóa, 1978
- Đạo diễn điện ảnh thế giới - Nhiều tác giả- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh VN- Hà Nội, 1995
VanVN.Net - Bộ phim "Bi, đừng sợ" đã làm dấy lên những luồng dư luận cực kỳ đa dạng và trái chiều đến đối cực mà chưa từng thấy ở bất kỳ bộ phim Việt nào trước đó.
"Điện ảnh là một vũ khí nguy hiểm nhưng cũng tuyệt vời biết bao trong tay của các nhà thơ..."
(Jean Cocteau - đạo diễn người Pháp)
Thành công về mặt nghề nghiệp của bộ phim này cùng những bất cập của nó về nội dung tư tưởng đã được nhiều cây bút phê bình chuyên và không chuyên, của không ít người trong nghề lẫn đông đảo khán giả vạch ra khá cụ thể. Tôi chỉ xin làm công việc điểm báo, trích lại đôi ba dẫn chứng từ hàng ngàn ý kiến đã được đăng tải trên nhiều báo chí, trang mạng (Để bài viết đỡ lòng thòng, xin phép không ghi tên người viết và xuất xứ đoạn trích).
Khen nhiều:
- "Bi, đừng sợ" có những khuôn hình đẹp và những góc quay tinh tế gây ấn tượng sâu sắc về mặt thị giác. Trạng thái tâm lý tình cảm giữa các nhân vật... cũng được khai thác tới tận cùng bằng những hình ảnh mạnh. "
- "Nỗi dày vò, bứt rứt của người cô và sự nhẫn nại, tấm tức bên trong của người mẹ được lột tả qua những suy nghĩ, hành động đầy táo bạo đến rùng mình. "Bi, đừng sợ" ví von những mối quan hệ tình cảm của con người giống như viên nước đá - có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác để rồi sau đó tan chảy và biến mất vào hư không."
- " Những hình ảnh trên phim trong veo, như một dòng chảy chậm, phản ánh cuộc sống như chính nó đang diễn ra. Diễn viên cũng sống thật, thoải mái trong không gian thật của cuộc sống. Phan Đăng Di đã chuyển tải hình ảnh bằng một góc máy dài để người xem có thể tự do đảo mắt nhìn xung quanh, quan sát và cảm nhận cuộc sống của các nhân vật; mọi góc cạnh của cuộc sống khách quan và thật nhẹ nhàng như những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lặng lẽ như mọi việc, mọi vật vốn vậy”
- " Những con người như thế, vừa an phận, vừa mong manh chờ đợi để duy trì gia đình, duy trì đời sống. Trong quan niệm chung, đời sống cần được tiếp nối, trôi chảy, nhưng với họ, chẳng biết thế nào - có lẽ đó chỉ là nghĩa vụ!"
- " Những hình ảnh còn thể hiện tính bức bối rõ ràng thông qua việc dàn cảnh có phần méo mó và ánh sáng mù mờ, chỉ phản chiếu nhân vật giữa một phông nền đen."
- "Bi đừng sợ" không "truyền thống" kiểu phải có bài học rút ra, tuyên truyền này nọ, nhưng ít nhất xét về tính sáng tạo, tôi thấy ăn đứt nhiều bộ phim khác... so với bộ phim "Đời cát" từng nổi đình nổi đám một thời và cũng đã đoạt giải tại LHP Châu Á Thái Bình Dương thì tôi thấy phim này hay hơn."
- "Phan Đăng Di đã lựa chọn một cách kể chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực chất, đã pha trộn một cách xuất sắc những hình ảnh tương phản, đôi lúc khốc liệt trong bộ phim của mình."
- "Cái tôi quan tâm là bộ phim đã tạo ra cái cảm giác rất chân thực. Nó nhắc lại cho tôi một lần nữa rằng tôi đang sống trong một môi trường như thế, tôi phải sống như thế nào, và, sau này, con cái của tôi nên được nuôi dạy ra sao?!"
- "Bộ phim không đi theo quy chuẩn điện ảnh thông thường, mà hướng vào việc tạo ra cảm giác trong từng cảnh quay."
- " Có thể thấy trong mỗi khuôn hình, sự cầu kỳ, chỉn chu của đạo diễn. "
- "Bộ phim được dựng cắt, chuyển cảnh một cách đột ngột, như thể chuyển từ trạng thái cảm xúc này qua trạng thái cảm xúc khác, như thể mô tả bản chất thực sự của cuộc sống, của tình cảm của con người. Đạo diễn cũng cố tình lảng tránh các yếu tố cơ bản để tạo nên kịch tính, không đặt nhân vật trước trước thử thách để họ phải giải quyết, không giải thích những biến chuyển tâm lý của họ…"
- "đi ngược với số đông "bình dân học vụ".
- "Tôi nghĩ phim này là một cái tát vào những lới mòn của tư duy cũ kỹ và đạo đức giả."
- "Bộ phim không đi theo quy chuẩn điện ảnh thông thường, mà hướng vào việc tạo ra cảm giác trong từng cảnh quay."
- "Thế nhưng, cái mà Bi, Đừng Sợ tạo ra chính là những cảm giác rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất khó giải nghĩa trong các mối quan hệ của con người, thông qua việc trộn lẫn nhiều câu chuyện của nhiều nhân vật vào với nhau, gói ghém vào chung một gia đình. "
- "dù bộ phim như một sự thách thức với những khán giả chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, nhưng hy vọng sau những bộ phim như thế này, văn hóa xem phim của khán giả Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa."
Và chê cũng lắm:
- "Đa số nhà chuyên môn đều chê "Bi, đừng sợ", thậm chí có người còn cho rằng nó như một “cú tát vào mặt khán giả”
- “Phim phản ánh một đời sống quá đen tối và bức bối của tầng lớp thị dân, xoay tròn trong một gia đình mà tất cả các giá trị truyền thống đang bị phá vỡ. Những con người bình thường tự đi vào ngõ cụt cảm xúc của họ và không có lối ra”.
- “Xem phim chẳng thấy giống con người Việt Nam gì cả. Những con người như thế không tiêu biểu ở miền đất vốn dĩ rất luôn coi trọng nề nếp, nền tảng gia đình như Hà Nội”.
- “Bi, đừng sợ" đã rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, theo góc nhìn phiến diện của đạo diễn về cuộc sống, hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật. Điện ảnh có quyền chọn thể hiện cái cá biệt nhưng nó phải phản ánh được cái chung”.
- "Thật đáng thất vọng... xem phim xong tôi cảm thấy sợ thực sự, sợ cho con cháu mình, cho những thế hệ sau của chúng tôi, nếu như chúng vô tình xem phim này, nếu như chúng sống và lớn lên trong một xã hội mà giá trị đạo đức suy đồi, điên đảo và nhớp nhúa đến vậy…"
- "Bôi nhọ luân thường đạo lý trong quan hệ gia đình, giữa cha – con, vợ - chồng, bố chồng – con dâu, quan hệ giữa chủ và người làm thuê ghê tởm, bôi nhọ hình ảnh cao quý của nghề giáo bằng nhân vật cô giáo Hương, một xã hội tối tăm và nhơ bẩn nhất dưới gầm cầu ... Bằng những hình ảnh trần truồng như nhộng, tục tĩu như phim khiêu dâm…rồi cuối cùng lại chẳng nói lên được điều gì…"
- "Đừng sợ, đừng sợ cái gì, đừng sợ thì cũng thật lạ đối với những tâm hồn trong trẻo, trẻ thơ như Bi, khi những điều đó làm chúng tôi, đã hai phần ba tuổi đời trải nghiệm… quá khiếp sợ!"
- "Xã hội mà chúng ta đang sống có thể có những điều xấu xa đó, nhưng cũng chỉ là một số rất nhỏ hiếm hoi trong những điều tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, thì tại sao những thứ nhỏ mọn xấu xa đó được đưa lên phim như đại diện của những con người đang sống ở Thủ Đô Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung…"
- "xin thú thật là tôi chẳng hiểu nội dung phim nói gì ? Diễn biến, cốt truyện của phim rời rạc, những tình huống nhạy cảm trong phim rất "phô" và phải nói là rất dung tục."
- "Thất vọng Bi, đừng sợ! ... Điểm sáng duy nhất cho bộ phim chỉ có thể là nhân vật Bi (diễn viên nhí Phan Thành Minh) với gương mặt thơ ngây, trong trẻo trước tất cả mọi thay đổi của cuộc sống."
- “Bi, đừng sợ" đã bóp méo sự thật, không coi trọng con người. Phản ánh hiện thực cuộc sống phải làm sao để khán giả có thể nhìn thấy họ trong đó nhưng xem phim, khán giả không chia sẻ được với đạo diễn mà chỉ cảm thấy con người đang bị xúc phạm đến tận cùng. Không ai phản ứng chuyện điện ảnh nêu lên những vấn đề về tình yêu, tình dục và phản ánh nó bằng ngôn ngữ điện ảnh mượt mà, bằng những tư tưởng lớn lao, nhưng ở phim này, tôi chẳng thấy được ở chỗ nào cả”.
- "Bức bình phong “giải thưởng quốc tế”... Một bộ phim khi đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế thì nghiễm nhiên chiếm một “vị thế” nhất định, ngay cả khi nó khó hiểu cũng không nhiều người dám “nói thẳng, nói thật”. Tâm lý chung này đã vô tình mặc định cho những bộ phim “xem không hiểu được, không cảm được” trở thành tác phẩm “có tư tưởng lớn”.
- "Nó hoàn toàn chẳng có gì Việt Nam và chỉ xoay quanh mỗi vấn đề tình dục... hiện thực cuộc sống có hàng trăm, ngàn thứ cần quan tâm, không hiểu sao các đạo diễn chỉ bám vào "tình dục thô thiển" chả lẽ chẳng còn gì để phản ánh sao? chả lẽ người dân Việt Nam từ già trẻ bé lớn đàn ông đàn bà chỉ chăm chăm mỗi chuyện đó sao?"
- "Thế nhưng bạn không bao giờ có thể đi dạy cho người xem biết là cái này hay lắm, được nhiều giải lắm để người ta cũng đồng cảm với mình... mà chỉ có thể chứng minh bằng tự tác phẩm đó có thể có. Mọi người không thể bới đống bùn ra mà tìm viên ngọc mà bạn cho là có được."
- "Phim cũng là lĩnh vực kinh doanh, tôi cho những ai làm phim có các cảnh tình dục đều là hành vi lợi dụng tình dục vào mục đích kinh doanh cả thôi. Nó giống với các web xex. "
- "Xem phim chẳng thấy giống con người Việt Nam gì cả. Phim đã bóp méo sự thật, không coi trọng con người. Phim đã rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, theo góc nhìn phiến diện của đạo diễn về cuộc sống, hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật. Phim gây sốc vì cảnh “nóng…"
- "Nếu coi mỗi cảnh phim là một viên gạch thì Bi, đừng sợ giống như một đống gạch chứ không phải cái người ta mong muốn có thể nương náu, thỏa mãn - một ngôi nhà..."
- "Những nhân vật trong phim với câu chuyện lập lờ thiên về bề mặt của mình, chứ không phải lấp lửng hóa như một thủ pháp, hoàn toàn không có khả năng gợi lên bất cứ sự đồng cảm nào từ người xem."
- "Ở đây, chênh vênh một ranh giới giữa việc thể hiện trẻ con đúng tâm sinh lý, đặc điểm tính cách của chúng và từ đó đạt hiệu quả truyền tải, với sự gượng ép, cố "nặn" ra một đứa trẻ mang những ngôn ngữ, cử chỉ như của "người lớn dạy", để rồi trông thì có vẻ thật mà hoá ra là "trẻ con giả".
***
Có thể nói: hầu hết những ý kiến đánh giá, khen chê tràn ngập công luận kể từ lúc phim ra đời tới nay- thậm chí kể cả những ý kiến có động cơ tô vẽ quảng cáo hoặc có động cơ trù ghét đố kị, xét cho cùng, đều chứa đựng hạt nhân sự thật. Thế nhưng, đâu mới là chân lý cuối cùng? Cần nhận định thế nào cho thật khách quan về tác phẩm này?
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn
Điều trước tiên, tôi muốn khẳng định ngay là: bộ phim "Bi, đừng sợ", đứng về mặt đẳng cấp nghề nghiệp đã vượt trội so với nhiều phim Việt từng giành giải Bông sen vàng Quốc gia hoặc gặt hái những giải thưởng Quốc tế (Tôi không muốn so sánh với những phim đang "hot"và lấy được nhiều nước mắt khán giả gần đây, ví như "Cánh đồng bất tận"- một bộ phim làm theo kiểu mélodram hạng tồi nhất!) Những nhận xét về về thủ pháp điện ảnh chứng tỏ đẳng cấp đó của đạo diễn Phan Đăng Di qua mấy trích dẫn trên theo tôi là đã khá chuẩn xác và đầy đủ, tôi xin miễn phải bàn thêm.
Một người bạn đạo diễn trẻ của tôi từng học qua trường điện ảnh của Pháp (Index) từng kể cho tôi nghe: ở bên đó, những đạo diễn trẻ có dự án hay ý tưởng sáng tác độc đáo đều được nhà nước ủng hộ, họ đều có thể có điều kiện quay lên tất cả những gì họ nghĩ ra. Song, đến khâu hậu kỳ- nghĩa là dính dáng tới guồng máy kinh doanh điện ảnh thì số phim được hình thành chỉ dưới 10%! Như vậy, trường hợp của Phan Đăng Di- một nhà làm phim độc lập nước ta là rất đáng nể, vì chỉ với số tiền thưởng LHP quốc tế Pusan về kịch bản và chạy vạy tìm thêm nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ trong - ngoài nước, đạo diễn Phan Đăng Di đã đã thực hiện được một phim hoàn chỉnh, lại được gửi tới tham dự LHP Cannes lần thứ 63 và mang về cho điện ảnh Việt Nam giải thưởng Kịch bản hay nhất tại LHP này.
Nhưng, phim chỉ được giải về kịch bản mà không được giải về phim hoặc về đạo diễn! Đây chính là điều đã không được nói đến - vô tình hay cố tình. Chưa kể, như một nhà phê bình& biên kịch điện ảnh có uy tín là Đoàn Minh Tuấn đã cho biết: “Các phim tố cáo hiện thực nêu lên những mặt trái của xã hội, những nghiệt ngã của con người lại rất thường được phương Tây trao giải. Các phim dạng này cũng không hiếm ở nhiều nước: Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech... Nhưng sẽ khó mà thấy được tương lai của đạo diễn nếu như mải theo đuổi dạng phim kiểu này”. Còn khi đạo diễn kỳ cựu Nguyễn Vinh Sơn nhận xét: "Có thể thấy Phan Đăng Di nhập vào dòng phim hiện thực với những chuẩn mực của nó", thì bất chợt chúng ta phải đặt câu hỏi: đó là dòng phim hiện thực nào? Theo kiểu Tân hiện thực Ý hay Làn sóng mới của Pháp? Hay Hiện thực XHCN mà người ta đã nói tới nhàm và thực ra cũng chẳng còn nội dung nghiêm túc thực sự? Và cái chuẩn mực đó là gì? Lấy gì làm thước đo, làm tiêu chuẩn? Đã trót đả động tới cái gọi là "chuẩn mực" thì cũng nên bàn cho ra nhẽ một chút!
Đạo diễn Michelangelo Antonioni ( một trong những nhà cách tân sáng giá của điện ảnh Italia giữa thế kỷ trước, thuộc thế hệ khai phá chủ nghĩa Tân hiện thực) trong bộ phim "Sa mạc đỏ" nổi tiếng (sản xuất năm 1964) đã mổ xẻ một cách thấm thía sự cô đơn trong tâm hồn con người, sự tách rời giữa tâm hồn và trí tuệ, giữa cá nhân con người với quan hệ ruột thịt và cội rễ gia đình- khi các giai tầng xã hội phân chia sâu sắc và nền văn minh kỹ trị bắt đầu thống trị tất cả; cùng hàng loạt các phim của ông đều tỏ rõ thái độ bênh vực những con người nghèo khổ bất hạnh, căm thù tội ác và sự thối nát xã hội. Chính thái độ dứt khoát trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa nhân văn và phi tính người đã khiến sự nghiệp nghệ thuật của ông chói sáng trong nền điện ảnh thế giới.
Cũng thuộc nền điện ảnh Italia, đạo diễn Bernado Bertoluci có lần tranh luận với đồng nghiệp là đạo diễn Pháp Gean-Luc Godard: "Tại sao không có can đảm đứng cách xa với nguyên mẫu của anh, chấm dứt chuyện liên tục lặp lại những nhiễu loạn thần kinh mà hãy đối diện với số đông khán giả của mình?" Trên thực tế, Bertoluci đã đem một thứ điện ảnh giàu tính nhân văn tới đông đảo công chúng toàn thế giới- những tác phẩm mãi mãi làm rung động lòng người, như "Bản tăng-gô cuối cùng ở Paris", "Thân phận con người", "Hoàng đế cuối cùng", "Tiểu Phật"... là những minh chứng rực rỡ của một nghệ thuật độc đáo và luôn quan tâm đến số phận con người ở bất kỳ tầng lớp nào, ở bất kỳ hoàn cảnh sống nào.
Ingmar Bergman, đạo diễn Thụy Điển lại ưa dùng hình thức ngụ ngôn giàu bản sắc vùng Bắc Âu để thể hiện những vấn đề thời đại cấp bách, mà cấp bách nhất đối với người đạo diễn tài ba này chính là phải bảo vệ con người và môi trường sinh thái- văn hóa xung quanh con người, giữa khi tràn ngập chứng ngủ lịm về đạo đức, sự lên ngôi của bản chất giáo điều, thói nhẫn tâm, khi sự dửng dưng nguội lạnh trước thân phận con người được che đậy bằng các thứ mặt nạ. Bergman coi điều nguy hiểm chính của xã hội là những quan điểm chỉ vì cái quyền lợi cục bộ của một nhóm người mà bất chấp mọi sự sống khác của số đông người... Trong bộ phim được trao giải Oscar: "Fanni và Alekxandr", những nhân vật nhỏ tuổi có tâm hồn đẹp đẽ nhiều mơ ước của ông cuối cùng đã buộc phải chấp nhận cuộc đấu tranh không cân sức với những con quỷ tồn tại trong tâm hồn của tên giáo chủ độc ác Vergơrut để bảo vệ lý trí, nghị lực và những tình cảm tốt đẹp của mình...
Cũng nên nhắc tới "người khổng lồ" của điện ảnh Tây Ban Nha: Louis Bunuel- người được phong danh hiệu "Nhà điện ảnh bậc thầy" tại LHPQT Venise 1969, đoạt giải Oscar phim "Ước muốn mơ hồ" năm 1977. Ông là người đạo diễn luôn luôn bị trục xuất khỏi Tổ quốc mình, nhưng trái tim mãi mãi thuộc về Tây Ban Nha bởi trong tất cả các tác phẩm của mình, ông đã kiên trì say mê khám phá nội tâm đích thực của nhân vật, chúng mang tính nhân loại nên cũng liên quan đến Tổ quốc đau thương của ông- những nhân vật mang bản chất khổ đau bởi niềm tin mù quáng, giáo điều, bởi tàn nhẫn và bất công xã hội đã ngăn cản họ làm điều thiện, đã phá hủy nguyên tắc nhân đạo mà họ lựa chọn... Ông từng tâm sự: "Tôi không thích thú làm phim về những vấn đề cá nhân, bản ngã. Tôi quan tâm đến những vấn đề đó chỉ trong trường hợp chúng tác động lên tiến triển của một tính cách chung, có liên quan đến xã hội chúng ta... Tuổi thơ, rồi thời thanh niên của tôi diễn ra dưới ảnh hưởng những chuẩn mực hư hỏng, sa đọa và những nguyên tắc của xã hội đó. Chúng đã di căn trong tôi hậu quả có thật- ấn tượng về một thế giới đầy dục vọng luôn muốn trội hơn, muốn áp đảo kẻ khác... Những luận thuyết và những nguyên tắc không sờ tới được lại có khả năng tiêu diệt rất lớn. Chính vì những nguyên tắc ấy trở thành phương tiện để áp đảo và đè nén, nên tôi cần phải nhẩy vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì tự do..."
Qua một vài tên tuổi lớn của điện ảnh của thế giới, chúng ta có thể nhận thấy điểm chung nhất: tài năng bậc thầy được tôn vinh ở họ chính là cái chủ nghĩa nhân văn được nung lên tới độ cháy bỏng và được thể hiện một cách kỳ lạ trong những hình thức có một không hai; và tôi chỉ muốn góp phần khẳng định thêm cái điều hiển nhiên này: người nghệ sĩ cần sự độc đáo, cần vươn tới sự hoàn thiện về nghệ thuật của riêng mình, song tất cả sẽ là vô nghĩa, nếu như chúng không hướng tới một cái đích cao cả là bênh vực, bảo vệ, cổ vũ con người. Người đạo diễn điện ảnh thường được coi là "thầy phù thủy" nắm trong tay biết bao số phận, mảng đời, triết lý, cảm xúc, sắp xếp chúng một cách nghệ thuật nhất, ấn tượng nhất rồi trưng ra không gian hai chiều (giờ thì đang tiến tới không gian ba, bốn chiều) khiến người xem trực tiếp khóc, cười, sau đó còn tiếp tục suy ngẫm... Nhưng cũng thực là tai hại nếu người đạo diễn tung ra những "âm binh" làm nhiễu loạn thêm cái cuộc sống vốn đang bị đảo lộn các giá trị, càng nguy hiểm hơn nữa khi người đạo diễn đó có tài! Lịch sử điện ảnh và ngành điện ảnh học thế giới từ trước tới nay không chỉ quan tâm đến diện mạo riêng chung, quy luật phát triển của nghệ thuật thứ bảy, mà còn tìm hiểu sức ảnh hưởng đối với sự hình thành nhân cách con người của một loại hình nghệ thuật mà theo học giả Georger Sadoul "là quan trọng nhất trong các nghệ thuật, đồng thời cũng là phổ cập nhất, tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng như tại các nước tư bản chủ nghĩa..." Thực tế đã cho thấy, những tác phẩm điện ảnh có giá trị và có sức sống lâu bền trong lòng người là những tác phẩm mang nặng những suy tư về cuộc sống, về số phận con người, về giá trị và vị trí con người trong đời sống xã hội... Nghệ sĩ điện ảnh chân chính là người thù ghét những gì phản với đạo lý tự nhiên, họ miêu tả những nghịch cảnh, những xung đột tâm lý, thông qua hình tượng chân thực của những con người nhằm chống lại cái xấu, cái ác, sự giả dối và phi lý của xã hội... Cả cuộc đời hoạt động điện ảnh của nghệ sĩ thiên tài Charles Chaplin chỉ để nhằm chứng tỏ: "Hơn hết thảy mọi điều, đối với tôi, giá trị cao đẹp nhất chính là nhân phẩm con người." Marcel Carné- một chủ soái của trường phái điện ảnh hiện thực lãng mạn Pháp đã tuyên bố hùng hồn: "Bộ phim phải là tấm gương phản ánh thời đại mình." Đạo diễn Palesine Elia Suleiman tâm niệm: "Tôi tin điện ảnh có thể làm cuộc sống của chúng ta ít khó khăn hơn, nếu như mỗi người nghệ sĩ biết tự vấn và biết quan tâm đến số phận con người." Nữ đạo diễn Israel Kerren Yedaya tin rằng: "Tôi quan niệm mỗi bộ phim-dù phim truyện hay phim tài liệu cần phải giúp đỡ (con người) để thay đổi điều gì đó trong xã hội". Đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar khẳng định: "Tôi tin rằng nếu chúng ta mang hiện thực đặt vào phim thì cũng có nghĩa là chúng ta đang tham gia cải tạo cuộc sống và giúp chúng trở nên tốt đẹp hơn." Nhà phê bình điện ảnh Pháp Jean-Paul Torok viết về một đạo diễn lớn của Ba Lan: "Chủ nghĩa hình thức trong dàn dựng tác phẩm của Roman Polanski cũng như của các nhà điện ảnh lớn bao giờ cũng phản ánh hay chứa đựng một thái độ đạo đức, một cái nhìn nào đó về thế giới". Bài học thất bại của đạo diễn danh tiếng Pháp René Clair cũng đáng để suy ngẫm: rời xa hiện thực để say mê với những công thức máy móc của tư tưởng thuần túy, ảo tưởng, ông đã dần đánh mất bầu nhiệt huyết của người nghệ sĩ, những phim của ông giai đoạn sau cùng mất hẳn đi sức sống và cuốn hút thời trai trẻ nên bị rơi vào quên lãng...
Xin trở lại với phim "Bi, đừng sợ".
Phải công nhận rằng Phan Đăng Di là một đạo diễn có nhiều công phu suy nghĩ tìm tòi về thủ pháp điện ảnh, và có "gout" thẩm mỹ tốt trong cách lựa chọn khuôn hình, ánh sáng, động tác máy, chi tiết nghệ thuật... Ấn tượng nhất, và có khả năng gợi suy nghĩ nhiều nhất là các chi tiết về chiếc lá phong, quả táo đỏ bị đông cứng trong nước đá. Rồi cảnh người ông nôn ra máu sau khi ngửi một bông hoa đồng nội, cảnh hai đứa trẻ cào bới ruột quả dứa hấu một cách hoang dã sau nhiều ngày chúng nâng niu bảo vệ nó trong bụi kín… Theo thiển ý riêng, tôi cho rằng đó là những cảnh phim, chi tiết phim có thể trở thành kinh điển trong các bài giảng ở trường điện ảnh. Cái thế giới trẻ thơ được đạo diễn khá dày công chăm chút xây dựng, và nếu diễn viên Bi được thay bằng chú bé khác chứ không nhạt nhòa gần như vô cảm trên màn ảnh thì hiệu quả còn mạnh hơn nữa. Song, cái thế giới trẻ thơ đó dường như lạc lõng trong phim, và chúng có mối liên hệ lắp ghép về dựng phim bên ngoài hơn là mối quan hệ nội tại với tổng thể.
Cảnh trong phim "Bi, đừng sợ"
Một trong những cây bút ca ngợi phim hết lời đã viết:"Lấy bối cảnh mùa hè HN và hình tượng viên đá xuyên suốt câu chuyện, phim truyện dài đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình khám phá những bí mật sâu kín tồn tại trong mỗi con người." Những bí mật nào đây? Trong phim, người xem rồi cuối cùng cũng đã hiểu: những bí mật đó thực ra chỉ là những ẩn ức dục vọng sinh lý bị kìm nén cần được giải tỏa- cái điều mà nhà phân tâm học Sigmund Freud đã lý giải từ lâu và nó đã được khai thác đến nhàm chán, đến "trơ khố tải" trong văn học nghệ thuật phương Tây đến cả một thế kỷ và hẳn chúng chẳng còn khả năng gây bất kỳ xúc động thẩm mỹ nào nữa! Tình tiết người cô của Bi thủ dâm bằng cục nước đá khiến ta liên tưởng đến hình ảnh cô gái thuyền chài móc cả chùm lưỡi câu vào cửa mình trong phim "Hòn đảo" của đạo diễn tài ba Hàn Quốc Kimkiduk. Song, với kiểu phim luận đề quen thuộc được sử dụng một cách cao tay, Kimkiduk đã phanh phui ra mặt trái đáng ghê tởm, phi nhân tính của xã hội thông qua những hình ảnh giàu tính triết lý, và tình tiết trên đã vượt qua được chủ nghĩa tự nhiên để cài cắm vào tâm trí người xem nỗi nhức nhối về những vấn đề toàn xã hội, thậm chí ở tầm vóc nhân loại. Còn tình tiết "mô phỏng" đó của "Bi, đừng sợ", cùng hàng loạt cảnh làm tình thô thiển trong phim chỉ khiến rất nhiều khán giả các tầng lớp thấy bức bối phản cảm - và họ có lý!
"Bi, đừng sợ" cũng khiến người xem trăn trở về mối quan hệ từ gia đình tới xã hội đã "đóng băng" một cách thê thảm, và đó cũng có thể là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội mà những người làm phim muốn gióng lên. Có điều, hồi chuông cần thiết đó lại được bật ra từ những hình bóng vật vờ như bóng ma, tựa những nét vẽ phúng dụ mà đời sống tinh thần trong đó sao mà méo mó, thảm hại, bé nhỏ, không có chút âm hưởng nào của đời sống thực tại đang cộm lên bao điều gay gắt nóng bỏng! Cuộc đời thực có thể còn tồi tệ ảm đạm hơn thế nhiều, song nếu chỉ làm cái việc mô phỏng nó một cách nghệ thuật, tỉa tót nhấm nháp nó thì cần gì đến sứ mệnh của người nghệ sĩ?! Ngoài một chút ngậm ngùi, có đượm chua xót và mỉa mai của tác giả, người xem thèm biết bao thái độ uất hận đầy dũng khí của người làm phim trước sự tha hóa của tâm hồn - nhân cách mà thực ra phim cũng đã hé lộ ra được phần nào, song tác giả lại không đủ dũng cảm và bản lĩnh nghệ thuật để đi tới tận cùng sự cảnh tỉnh, vì vậy, tác phẩm hóa ra "Chơi vơi"- như tên một bộ phim mà Phan Đăng Di tham gia với tư cách tác giả kịch bản! Người xem đông đảo sẽ thu nhận được điều gì, ngoài sự xuýt xoa về những tiểu xảo, những chi tiết điện ảnh có tính nghệ thuật song xét cho cùng chỉ là những đóa hoa dại mọc trên một bãi cát khô cằn của tư tưởng tình cảm? Đó có phải là hướng đi lâu dài của một đạo diễn trẻ khá tài hoa và chịu khó lao động nghệ thuật? Đó có phải là con đường lớn của điện ảnh Việt Nam? Đó có phải là tác phẩm chứa đựng trong nó những giá trị để xứng đáng gia nhập vào kho tàng điện ảnh nhân loại? Nếu soi vào cái "chuẩn mực" của hiện thực trong nghệ thuật, qua sự nghiệp và tuyên ngôn của một vài nghệ sĩ điện ảnh thế giới đã nêu trên, phần đông người xem phim cũng có thể tự trả lời; và bản thân tôi buộc phải tự nhủ mình: "Người làm phim hãy nên biết "sợ" điện ảnh!"
Nếu cắt "Bi, đừng sợ" ra làm những trích đoạn bài tập về đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật... để sinh viên điện ảnh nghiên cứu, học tập, thì sẽ có khá nhiều bài tập thật xuất sắc; cũng giống như trường hợp của nhiều đạo diễn trẻ ở Pháp đã được thỏa sức thể nghiệm về nghề nghiệp mà tôi kể ở trên... Nhưng, để tạo ra một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh có tác dụng đích thực đối với xã hội, rõ ràng là Phan Đăng Di- cũng như các nhà điện ảnh nước ta còn phải tự vượt lên trên mình nhiều lắm - không chỉ là vấn đề nghệ thuật thuần túy, kỹ thuật thuần túy mà bất cứ giáo trình điện ảnh nào của Mỹ cũng nhấn mạnh để giúp người làm nghề bước vào một công nghệ càng ngày càng đậm chất thương mại có cơ hội mau chóng chộp được thành công - mà cái chính là thái độ của người nghệ sĩ điện ảnh trước thời cuộc, là một tầm vóc văn hóa - tư tưởng cần thiết. Mà để có được những điều đó, rất cần tới lòng dũng cảm của bản thân cùng sự cổ vũ chân thành của mọi người: "Đừng sợ!"
___________
* Tư liệu tham khảo:
- L' Histoire du Cinéma mondial - G. Sadoul - Paris, 1985
- Lịch sử điện ảnh thế giới (3 tập) - I. Teplix - NXB Văn hóa, 1978
- Đạo diễn điện ảnh thế giới - Nhiều tác giả- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh VN- Hà Nội, 1995
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn