Chuyện văn chương

17/6
10:15 AM 2018

BẢO TỒN NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bài phát biểu của nhà văn FAN WEN,Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà vănTrung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Vân Nam Tại Diễn đàn văn học Sông Mekong Hà Nội, 16 tháng 6 năm 2018

Có 26 dân tộc ở tỉnh Vân Nam nơi tôi đang sống. 25 dân tộc đang sinh sống cùng với dân tộc Hà Nhì làm cho Vân Nam thành một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số nhất tại Trung quốc. Nhiều dân tộc thiểu số chỉ có khoảng 10 nghìn dân, nhưng nó không ảnh hưởng tới sự đa sắc mầu xuất hiện trong văn hóa và lịch sử của những nhóm dân tộc khác nhau trên cao nguyên. Thời Trung hoa cổ đại có những câu nói ẩn dụ mô tả mảnh đất này: Phương Nam  của những đám mây đa mầu sắc. Khi chúng tôi đọc câu này, tự nhiên ta hình dung ra nơi xa thẳm, huyền bí và lối sống đa mầu sắc của nhân dân. Chúng ta biết mỗi dân tộc có một lịch sử và văn hóa riêng, và họ cũng có một niềm tin, huyền thoại và cuộc sống của riêng mình. 26 lối sống đó hội tụ trên cao nguyên giống như một bảng màu rộng lớn trên mặt đất thường là rất đẹp và rất hoành tráng. Đi ngược lên cao tới sông Mekong từ nhà tôi ở Côn Minh, anh có thể đi qua Dai, Bai, NaXi, và những vùng đất các dân tộc Tây Tạng nơi cũng có rất nhiều các dân tộc thiểu số khác đang sinh sống đơn lẻ từ xa xưa. Bạn có cảm giác như mình đang đi trong hành lang dài của văn hóa dân tộc. Một thế giới mới của văn hóa dân tộc sẽ trải ra trước mắt bạn bất cứ khi nào bắt đầu một hướng đi mới ở Vân Nam. Như chúng ta hôm nay đây, tập hợp các nhà văn từ nhiều dân tộc khác nhau, những nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, những mầu da khác nhau và những ngôn ngữ khác nhau, Diễn đàn văn học sông Mekong được tổ chức mang tên dòng sông Mekong và liên quan đến văn học. Chúng ta ở đây tham gia vào một sự kiện văn học quốc tế, nhưng chúng ta sẽ mạn đàm về vấn đề làm sao để kế thừa và bảo vệ văn hóa của đất nước mình. Làm sao có thể đối thoại với nền văn hóa độc nhất của các dân tộc khác nhau và làm sao họ có thể tồn tại, sống sót và phát triển  rồi trở thành vấn đề được quan tâm, đặc biệt ngày nay khi mà nền kinh tế đang tăng nhanh tiến trình toàn cầu hóa.

Trong vòng mười thập kỷ qua, tôi đã đi đến thăm rất nhiều các vùng dân tộc: Tây Tạng, Naxi, Bai, Yi, Hà Nhì VV ở tỉnh Vân Nam. Đặc biệt vùng Tây Nam của Vân nam, Nơi có thể nói là thượng nguồn sông Mekong, nơi mà các dân tộc Tây Tạng và Naxi là những nhóm dân tộc thiểu số chính. Nhân dân các dân tộc khác nhau sống dọc hai bờ của con sông này, duy trì nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình và cùng với thời gian họ đã giao thoa, và cuối cùng hòa nhập và hấp thụ những tinh hoa văn hóa và văn minh của các dân tộc khác. Có một làng mang tên Ci Zhong ở Hạt Deqin ở khu tự trị Tây Tạng tỉnh Vân Nam nơi con sông Lan Thương nằm rất sâu trong thung lũng. Ngay từ đầu thế kỷ 20. Những nhà truyền giáo của Paris Pháp thuộc Hội những người truyền giáo nước ngoài đã tới nơi đây. Với sức mạnh quân sự của chủ nghĩa đế quốc phương tây như sức mạnh hỗ trợ từ phía sau, đang cố gắng mang một đức tin mới đối với người Tây tạng bản địa. Như tất cả chúng ta đã biết, khu Tây Tạng  hàng thế kỷ qua là nơi mà hầu hết người dân đều có niềm tin vào Đạo Phật Tây Tạng. Và cuối cùng, hai niềm tin khác nhau đã va chạm trong một thung lũng chật hẹp. Cả hai bên đều không hiểu niềm tin tôn giáo của nhau và mỗi một người trong họ trở thành người bảo vệ kiên trì cho tôn giáo của mình và vì vậy họ coi nhau, người này coi đối phương như một con quỷ dữ. Một mặt là bảo vệ phẩm giá và truyền thống của dân tộc mình mặt khác họ tin rằng họ có nghĩa vụ và trách nhiệm truyền bá niềm tin mới. Khi mà con người đi đấu tranh vì đức tin, như tôn giáo truyền bá tự nhiên nó mang theo cả máu và lửa. Trước những năm 50 của thế kỷ trước đã có những cuộc chiến xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chính là do chính kiến khác nhau về đức tin tôn giáo. Cuộc sống của nhân dân bị lầm than, những ngôi làng bị bốc cháy như trái đất bị thiêu rụi. Và chúng ta biết cả đạo phật phương đông và thiên chúa giáo phương tây đều mang mục đích làm cho con người tốt đẹp hơn, tĩnh tâm hơn mang đến tình yêu thương nhân loại. Hơn nữa những người tuân thủ những niềm tin khác nhau đang viết theo hướng ngược chiều, đức tin không mang đến hòa bình và bình yên cho cuộc sống. Với những giao tiếp thông thường trong kỷ nguyên trước, khi họ chọn niềm tin, họ chọn cách sống và cùng thời gian đó sự vất vả nhọc nhằn, đặc biệt với người dân Tây Tạng những ai tin vào thiên chúa giáo Catholic. Tôi đã suy ngẫm rất lâu với người Tây Tạng những ai tin vào thiên chúa giáo phương tây liệu có thể giữ gìn nền văn hóa và chúng ta có nên xem họ làm những gì. Những người Tây Tạng tin vào phật giáo tây tạng trong quá khứ đã tuyên bố rằng những người thiên chúa giáo Tây tạng là những nhà truyền giáo nước ngoài. Hơn nữa, nhóm này là những người Tây tạng đặc biệt, vẫn mặc y phục của người Tây tạng, nói tiếng tây tạng, làm việc ở ngoài đồng, ngắm nhìn cánh đồng cỏ, tổ chức các lễ hội dân gian như tất cả mọi người khác, và chỉ có điều khác là họ đi nhà thờ vào các ngày chủ nhật. Nhưng khi nghe họ hát thánh ca ở nhà thờ bằng giọng hát họ hát những bài dân ca Tây tạng, khi mà  thấy họ quỳ gối trước cây thánh giá của chúa Giê Su, không có lẽ sẽ cảm động vì lòng tốt của họ. Và  không thể không nghĩ rằng tôn giáo ấy, như một hiện tượng văn hóa trong nền văn minh nhân loại, lịch sử giao tiếp của nó còn xa với trí tưởng tượng của tất cả các nhà văn.

Không chỉ đến khi thành lập nước cộng hòa nhân dân thì sự tranh chấp về tôn giáo trong khu vực này mới được giải quyết. Đặc biệt sau cải cách mở cửa của trung Quốc, chính phủ đã tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Nhân dân các dân tộc khác nhau và các tôn giáo bắt đầu học tuân thủ niềm tin của chính mình trong khi đó cần coi trọng đức tin của những người khác. Ngày nay, Ci Zhong đang bình yên và những vùng thôn quê yên ả. Những nhà thờ Baroque do các nhà truyền giáo xây dựng nên , giờ vẫn  tồn tại, như những cuộc chiến tây phương cổ điển đã trưng bày những khẩu Canyon. Không xa từ nhà thờ, những người tin vào phật giáo Tây Tạng  những đống ống Mani ngay ở cổng để những thầy tu dâng lên chúa trời. Lamas thường đi thăm từ nhà này đến nhà khác trong làng thậm chí họ còn đến các nhà thờ uống bát trà sữa cùng với các thầy tu. Ở làng này, Catholic và người theo đạo phật Tây tạng chung sống hòa bình, một số sống cùng trong một gia đình: bố mẹ catholic nhưng con cái lại theo đạo phật Tây Tạng. Cuộc sống của họ không còn tranh chấp vì những đức tin khác nhau nữa. Họ tiếp thu được kinh nghiệm sống sót quan trọng biết tuân thủ niềm tin của họ: coi trọng và chịu đựng vì những người khác là chất lượng tốt nhất của con người đối với đức tin. Cùng một loài người, cùng một dòng máu và cùng một lịch sử văn hóa luôn luôn có thể loại trừ lỗ hổng và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau do niềm tin khác nhau mang lại.

Từ đó chúng ta thấy qua văn hóa dân tộc qua con đường khéo léo những không biệt lập và đóng cửa thậm chí ở cả vùng hẻo lánh xa xôi. Trước khi toàn cầu hóa người dân đã tiến hành những bước đi để gần gũi nhau hơn. Từ đội quân lạc đà con đường tơ lụa bắt đầu từ phía Tây hành trình toàn cầu của Columbus, Magellan và Da Gama; và sau đó đoàn ngựa thồ Tây Tạng viễn du qua núi Ấn độ, Bhutan và Nepal. Nhân dân với những nguồn gốc văn hóa khác nhau luôn luôn muốn tìm ra ý nghĩa và hy vọng cuộc sống ở những chân trời xa lạ và chưa được khám phá. Các cuộc viễn du mang đến sự va chạm và hội nhập văn hóa khác nhau và mang đến những thay đổi và đổi mới lối sống. Lại lấy Ci Zhong làm ví dụ:  Trước đây ở vùng Tây tạng không có cây nho, người Tây Tạng không uống rượu vang. Những nhà truyền giáo Pháp mang hạt nho sang và phương pháp trồng nho và làm rượu vang. Ngày nay trồng nho và làm rượu vang đã trở thành phổ biến mang đến niềm vui tinh thần và vật chất cho cả làng. Không chỉ người Catholic trồng nho, mà người theo đạo phật Tây tạng cũng trồng và làm rượu vang. Rượu vang không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo trong làng này, mà nó đã trở thành hàng hóa.

Nhà văn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác của mình và động lực giữa các nhóm dân tộc khác nhau nhờ vào những văn hóa khác nhau. Như chúng ta muốn tìm nguồn cội, nếu chúng ta biết đến con sông lớn hơn. Là nhà văn, thật may mắn có thể so sánh hiện tượng văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, học hỏi lịch sử và nền văn minh của các dân tộc khác nhau. Tôi nghĩ rằng nhóm các dân tộc thiểu số khác nhau luôn có nhiều nét tương đồng: sự tuân thủ truyền thống dân tộc, kính trọng tổ tiên, đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, sự tận tụy với niềm tin, ngưỡng mộ và quý trọng  thiên nhiên, sự cống hiến và ca ngợi tình yêu và theo đuổi đức tính tốt của con người như vinh dự, trách nhiệm và phẩm giá…Những đức tính tốt đẹp đó chia sẻ giữa con người không có sự khác biệt là mấy vì giữa họ  không có sự khác nhau về nhóm dân tộc. Người dân có lẽ quên cội nguồn văn hóa và cội rễ của mình vì họ chịu ảnh hưởng của văn hóa ngoại bang. Ngược lại, họ học tập lẫn nhau, bồi đắp cho nhau cùng với sự phát triển của thời gian. Tôi tin rằng sự phát triển và thịnh vượng của văn hóa phụ thuộc vào nhiều thứ và hơn thế những cơ sở lịch sử và văn hóa đã đủ mạnh; sau đó nó sẽ có khả năng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác cùng thời gian sẽ thúc đẩy phát triển, học tập qua lại lẫn nhau thường xuyên đổi mới mình với sự tiến bộ của thời đại; quan trọng hơn cả, rất cần thiết cho chúng ta tiếp tục tăng cường niềm tin văn hóa trong thế giới luôn luôn biến động này. Không có nền văn hóa biệt lập nào trong thời kỳ toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ thịnh vượng trong tiến trình gữi gìn truyền thống huy hoàng của dân tộc trong khi tiếp thu nền văn minh tiên tiến của nhân loại. Những gì tôi đã thấy trong ngôi làng đó, tuy có những người tin vào tôn giáo phương tây, lối sống của họ không thay đổi. Họ vẫn còn tự hào là người Tây tạng. Thánh ca họ hát vì chúa vẫn tràn đầy nhiệt huyết và có các nhân vật trong dân ca Tây tạng. Lối sống thường nhật của họ khích lệ ý nghĩa lớn lao cho người dân có những niềm tin khác nhau.

Ngày nay, 40 năm sau cải cách mở cửa của Trung Quốc, nền kinh tế thị trường đã thay đổi tận gốc rễ trong tâm trí của mỗi người dân. Hầu như tất cả các làng xã đều có đường cao tốc chạy qua, có TV, Internet, nhiều vùng dân tộc thiểu số đã có đường cao tốc và sân bay hiện đại. Người dân đến các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu chỉ trong một ngày, trước đây phải mất sáu tháng trong thời dùng đoàn ngựa thồ. Hiện đại hóa đã rút ngắn khoảng cách giữa nhân dân, nền văn minh hiện đại đã mang đến một cuộc sống mới cho nhân dân vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, điều đó không có nghĩa là những nền văn hóa dân tộc yếu, đơn lẻ sẽ bị xóa sổ hay bị  cắt xén trong sự xuất hiện của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ, mỗi nền văn hóa của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Vân Nam được bảo vệ, phát triển trong quá khứ và tương lai. Hãy lấy các nhà văn Vân nam làm ví dụ: Hiện tại, có 2.044 tác giả chính thức được công nhận là hội viện Hội Nhà văn Vân nam trong đó có 678 nhà văn dân tộc, chiếm 32% tổng số hội viên của tỉnh. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu mỗi một dân tộc trong số 25 dân tộc thiểu số hiện đã có các nhà văn của dân tộc mình những người tốt nhất bảo vệ và thành đạt nhất của nền văn hóa dân tộc mình. Trong tháng 5 chúng tôi sẽ giúp đỡ lớp bồi dưỡng cho cả vùng dân tộc thiểu số Hà Nhì ở Lệ Giang, Vân Nam cho các nhà văn từ dân tộc thiểu số hoặc các dân tộc ít người trong năm nay. Chúng tôi tin rằng nhóm dân tộc thiểu số, không phụ thuộc vào số lượng, kích thước, đều được bình đẳng về văn hóa và đáng được tôn trọng như nhau. Một số vùng dân tộc thiểu số nơi mà nền kinh tế chưa được phát triển, đặc biệt quan trọng là bảo vệ nền văn hóa của họ và ủng hộ các tài năng viết trẻ. Một trong những trách nhiệm quan trọng của các nhà văn chúng tôi là tôn trọng nền văn hóa của chúng tôi trong tiến trình hiện đại hóa, kế thừa và  thúc đẩy nền văn hóa dân tộc của chúng tôi với một niềm tin văn hóa mạnh mẽ và đóng góp cho nền văn hóa đa sắc màu và huy hoàng của các nhóm dân tộc thiểu số.

Cám ơn!

Xin cám ơn các bạn đã lắng nghe.

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *