Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Xin đừng băm nát Hồ Tây

Nhà văn Nguyễn Hiếu - 03-06-2011 04:21:17 PM

VanVN.Net - Cách đây hơn 30 năm, họa sỹ Nguyễn Nghiêm, một hoạ sĩ quân đội tài hoa đã có bức hí hoạ vẽ một ông cụ cầm ba toong chỉ xuống đất nói với đứa cháu nội: “chỗ này trước đây là Hồ Tây”, khiến nhiều người xem thấy buồn cười trước thâm ý của họa sỹ...

     

 

     Dâm Đàm, Hồ Xác cáo, Trâu Vàng và Hồ Tây - thắng cảnh, lá phổi điều hoà, vú mộng muôn đời của thi nhân Hà thành và xứ Việt ta thêm một lần nữa đang có nguy cơ bị băm nát, thu hẹp. Vừa qua Trung tâm phát triển quỹ đất hạ tầng đô thị quận Tây Hồ (Chủ dự án đầu tư hạ tầng bến thủy nội địa Hồ Tây) trình các ngành chức năng Hà Nội xin được xây dựng cầu cảng dành cho các nhà hàng nổi Hồ Tây để các nhà hàng này có chỗ neo đậu. Theo tính toán dự án này sẽ chiếm khoảng 2 ha diện tích mặt nước với một công trình có kết cấu bê tông nằm chềnh ềnh trên mặt hồ. Dự án cầu cảng thêm một minh chứng cho những ý đồ thiển cận hòng kiếm lợi trước mắt, tạo ra sự lấn chiếm hợp pháp làm co hẹp Hồ Tây. Điều đáng nói nữa là nếu dự án này được thực hiện thì Hà Nội sẽ xâm phạm vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã quy định bốn khu vực bất khả xâm phạm của Thủ đô Hà Nội. Đó là Hồ Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hồ Tây và hệ thống phố cổ. Du khách nước ngoài đến Việt Nam lâu nay đều trầm trồ trước vẻ đẹp quyến rũ của Hồ Tây và so sánh với thắng cảnh Hồ Động Đình bên Trung Quốc. Thế nhưng trong khi Hồ Động Đình được giữ gìn và bảo vệ vẻ thiên nhiên, chỉ cho phép trồng cây, đặc biệt là cây liễu, và cấm xây dựng mọi công trình bê tông quanh bờ; thì ở ta vài chục năm trở lại đây, Hồ Tây liên tục bị thu hẹp bằng đủ mọi hành vi núp dưới chiêu bài dự án (Khi tiếp quản Thủ đô, Hồ Tây rộng hơn 600 ha, nay chỉ còn chưa đầy 500 ha). Hẳn nhiều người còn chưa quên chuyện một thời Hồ Tây từng đứng trước nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng với dự án Thuỷ cung Thăng Long nếu như dư luận không kịp thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ... Tuy nhiên cho đến hiện nay, thắng cảnh này vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ đang từng ngày bị xâm phạm, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên khi hàng loạt nhà bê tông cao tầng mọc lộn xộn quanh bờ hồ; cùng với đó là việc các nhà hàng nổi với những cầu dẫn liên tục mọc lên vượt quá con số 10 cho phép, khiến diện tích mặt nước ngày càng bị thu hẹp và gây ô nhiễm... Cố gắng đáng ghi nhận của thành phố khi cho xây dựng đường vành đai quanh hồ ít nhiều đã mang lại tác dụng chống việc lấn chiếm bừa bãi Hồ Tây một cách tự phát, tuy cũng khó tránh khỏi việc trong quá trình thi công đã có không ít hành vi té nước theo mưa để lấn chiếm mặt hồ cho những ý đồ riêng... Thế nhưng khi nguy cơ lấn chiếm mặt nước Hồ Tây từ bờ tạm được ngăn chặn thì nay, dưới chiêu bài dự án cầu cảng, một công trình bê tông thô thiển không chỉ có nguy cơ xâm chiếm thêm diện tích mặt nước, mà còn làm mất đi vẻ đẹp trời cho Hồ Tây lại xuất hiện...

    Cách đây hơn 30 năm, họa sỹ Nguyễn Nghiêm, một hoạ sĩ quân đội tài hoa đã có bức hí hoạ vẽ một ông cụ cầm ba toong chỉ xuống đất nói với đứa cháu nội: “chỗ này trước đây là Hồ Tây”, khiến nhiều người xem thấy buồn cười trước thâm ý của họa sỹ... Thế nhưng giờ đây nếu như những người lãnh đạo của Thủ đô Hà Nội không tỉnh táo để có biện pháp quyết liệt ngăn chặn những dự án tương tự như dự án cầu cảng nói trên, thì lời tiên đoán đáng buồn của cố hoạ sỹ chẳng chóng thì chầy sẽ thành hiện thực...

(Báo Văn nghệ)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...