Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

Bồng Lai - 05-08-2011 05:10:09 PM

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng thích đáng “xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm, cũng như các giải pháp thực hiện kế hoạch này 6 tháng cuối năm 2011” không chỉ vì lý do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được sinh ra và tồn tại, xét cho cùng, với một mục đích duy nhất là giữ thăng bằng và lành mạnh hóa xã hội, lành mạnh hóa nền kinh tế mà còn vì trên thực tế, đất nước ta đang nóng lên trước những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này…

Điều rõ nhất mà ai cũng nhìn thấy và “được hưởng” là giá cả vùn vụt tăng lên. Chưa bao giờ có sự tăng giá liên tục và kéo dài đến như vậy để gây ra sự khủng hoảng không nhỏ, trên bàn ăn người làm công, trong ví bà nội trợ. Một suất ăn, một bát phở hay một hộp cơm văn phòng chẳng hạn giá lên gấp đôi trong vòng 6 tháng. Và nếu giá không gấp đôi thì đĩa cơm trong các khu công nghiệp chẳng hạn, vơi đi chỉ còn một nửa. Vàng lên kể đã chóng mặt rồi mà ông Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn phải kêu lên “Thịt lợn lên giá nhanh hơn cả vàng!”

Đi theo đó (hoặc “đó đi theo” cũng thế) là lạm phát. Không ai cầm được cương con ngựa lạm phát. Không giữ được nó ở mức 8% (mà mức này cũng đã điều chỉnh chán chê) như Nghị quyết phiên họp Quốc hội cuối năm ngoái thì người ta đành hạ quyết tâm không cho nó nhảy qua “hai con số”. Rồi lại thề chặn lại ở mức 10%. Bây giờ đã là 15%. Và, sẽ lên đến bao nhiêu nữa khi năm này kết thúc?...

Lạm phát tức là đồng tiền mất giá. Cái ví có dày lên ở hình thức (tăng lương chẳng hạn) bao nhiêu thì cũng xẹp đi về nội dung bấy nhiêu. Người nghèo mất ít cũng thành mất nhiều; còn người giàu có mất nhiều cũng chẳng hề hấn gì đến miếng ăn hằng ngày của họ. Khoảng cách giàu nghèo vì thế thêm nguyên nhân để gia tăng cách biệt. Hơn bốn triệu rưỡi hộ nghèo và cận nghèo là những người gánh thiệt hại nặng nề nhất. Đời sống của họ dấn sâu vào khó khăn đủ để nhà chức trách lo đến những bất cập liên quan đến an sinh xã hội.

Mặc dù đã được hạ thấp chỉ tiêu, tăng trưởng kinh tế nước nhà trong nửa năm đầu 2011 chỉ đạt 5,57%. Vậy mà xảy ra câu chuyện lạ lùng là tờ báo uy tín The Economist liệt Việt Nam vào nhóm 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới! Thực hay hư?

Thực vì sự thực là những vấn đề của một nền kinh tế nóng do đầu tư mất cân đối kéo dài, tăng trưởng không gắn chặt với an sinh xã hội (bao gồm việc làm, lương bổng, nhà ở công nhân, môi trường…), dựa mãi vào xuất khẩu những mặt hàng nếu không là nguyên liệu thì kém giá trị gia tăng vv…đã khiến nảy sinh những khó khăn, áp lực không thể nói là không nặng nề như đã nêu trên.

Hư vì không thể coi nhịp độ tăng trưởng dưới 6%, thậm chí 7% ở một quốc gia có mặt bằng xuất phát thấp là nóng được. Đã có một thời kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng từ 7,2 đến 7,5% - được xem là đứng thứ 2 trên thế giới mặc dù điều này không có gì vẻ vang như người ta vẫn tưởng - mà đâu có thấy nóng? Nữa là muốn đuổi kịp các nền kinh tế hàng xóm quanh quanh thôi (giấc mơ nho nhỏ mà khó khăn) thì còn phải cần đến tăng trưởng hai con số liên tục trong một thời gian không thể ngắn. Vậy cái nóng ở đây có nguyên nhân khác. Không phải nóng tăng trưởng mà là nóng ở sự cọ sát giữa tăng trưởng và những gì kìm hãm nó.

Còn về những nguyên nhân dẫn đến giá tăng và lạm phát khiến nền kinh tế vừa mới khởi động lại đã chùng xuống, thì trong bản thẩm tra Báo cáo của chính phủ vừa đọc trong kỳ họp này, ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ ra rằng nó đến không chỉ từ những yếu tố khách quan (như trong Báo cáo của chính phủ) mà phải khẳng định do “những yếu kém nội tại của nền kinh tế” - yếu tố chủ quan - quyết định.

Nói như vậy đã khá sát. Có thể sát hơn được nữa không, chính xác hơn được nữa không? Chẳng hạn, chuyển đoạn ngữ “những yếu kém nội tại của nền kinh tế” thành “những yếu kém trong điều hành kinh tế” hoặc chính xác hơn nữa, “những yếu kém trong điều hành vĩ mô” ? Chúng ta đã từng nói với nhau bao nhiêu lần, cái gì cũng phải có địa chỉ; có địa chỉ mới có trách nhiệm, mới mau lẹ được sửa sai.

Còn cứ phiếm chỉ thời còn làm khổ nhau, bà con ạ!

(Nguồn Văn nghệ)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...