VanVN.Net - Những ai hay nghĩ sẽ đặt câu hỏi: nguyên nhân nào sinh ra những trận lũ quái ác bởi những trận lũ này kéo theo hậu quả không nhỏ…
Năm ngoái, trận lũ tàn phá ba huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) là do đập thủy điện Hố Hô không kịp kéo các cửa ba cống xả nước lũ, để nước lũ dâng cao quá một mét, rồi tràn xuống tàn phá, làm 19 người chết, gây thiệt hại quá nặng nề cho dân nghèo không chỉ ba huyện này.
Riêng ở Nghệ An, sau trận “lũ Nậm Giải” ở huyện miền núi Quế Phong hồi tháng10-2007, mọi người mới biết do trên đỉnh rừng có một “hồ” nước khổng lồ đổ ập xuống cướp đi số phận 13 người dân, tàn phá bản Pục, bản Méo. Riêng bản Mờ bị xóa sổ, nhường chỗ cho một cánh đồng chất dày củi, đá và vô số khúc gỗ ngổn ngang hàng chục hecta.
Còn trận lũ kinh hoàng mới đây ở hai huyện biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương như muốn cắt đứt quốc lộ số 7 ra từng khúc, thì nguyên nhân là gì? Ông Bùi Trầm - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, khẳng định: “Do mưa rất lớn bên thượng Lào trút xuống sông Nậm Mộ (một nhánh hợp thành sông Cả) nên nước chảy qua biên giới Việt-Lào, “xả lũ” vào huyện Kỳ Sơn. Rất may, trận lũ xảy ra buổi chiều nên người dân biết đường tránh lũ bằng cách di tản lên đồi cao”. Thoát chết trong lũ là cái phúc của người dân vùng rẻo cao này. Nhưng cái họa ào tới là khi nước lũ cứ nhằm hông quốc lộ 7 mà “xiên” vào không thương tiếc, khiến trong khoảng 20 km từ Kỳ Sơn trở xuống có tới 16/20 điểm sạt lở nghiêm trọng. Mặt đường này rộng 4m nhưng có điểm nay chỉ còn 80cm. Có đoạn đường nứt dọc, có cung đường nứt ngang như muốn bóc hẳn con đường huyết mạch nối quốc lộ 1A với vùng thượng Lào, đổ xuống sông.
Vì sao vậy. Không ít người có trách nhiệm cho rằng: mấy năm nay từ khi xuất hiện những tàu đào đãi vàng sa khoáng trên thượng nguồn sông Cả thì cát sỏi giữa lòng sông chất thành cồn, bãi. Mùa nước cạn khô mới thấy cồn, bãi này bức tử dòng sông đến thảm hại. Chính những cồn cát sỏi ở phía tả ngạn đã buộc lòng sông thay đổi dòng chảy, xói mạnh vào hông quốc lộ 7, phía hữu ngạn.
Câu hỏi chưa dừng lại ở đó, khi nghĩ rằng- “những con tàu đào đãi vàng này làm ra bao nhiêu cân vàng cho ngân sách tỉnh?”. Trong khi đó một vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Nghệ An, cho biết: phải cần khoảng 50 tỉ đồng để mở tà luy dương và kè tà luy âm 20 điểm sạt lở thì mới có thể thông xe tuyến đường này. Và phải mất hàng trăm tỉ đồng thì quốc lộ 7 mới được trả lại tương đương như khi chưa lũ. Quả thực, cái giá phải trả do trận lũ gây ra ở miền tây Nghệ An là không nhỏ chút nào. Nhưng chắc hẳn chủ nhân những tàu đào đãi vàng và những người cấp phép không mấy khi nghĩ tới câu chuyện phía sau trận lũ, vì họ không phải là người chi số tiền tỉ để hàn gắn vết thương cho tuyến đường.
Rõ ràng, trận lũ nào cũng có phần do bàn tay của con người gây nên. Vấn đề còn lại là trách nhiệm và khả năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Những ai hay nghĩ sẽ đặt câu hỏi: nguyên nhân nào sinh ra những trận lũ quái ác bởi những trận lũ này kéo theo hậu quả không nhỏ…
Năm ngoái, trận lũ tàn phá ba huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) là do đập thủy điện Hố Hô không kịp kéo các cửa ba cống xả nước lũ, để nước lũ dâng cao quá một mét, rồi tràn xuống tàn phá, làm 19 người chết, gây thiệt hại quá nặng nề cho dân nghèo không chỉ ba huyện này.
Riêng ở Nghệ An, sau trận “lũ Nậm Giải” ở huyện miền núi Quế Phong hồi tháng10-2007, mọi người mới biết do trên đỉnh rừng có một “hồ” nước khổng lồ đổ ập xuống cướp đi số phận 13 người dân, tàn phá bản Pục, bản Méo. Riêng bản Mờ bị xóa sổ, nhường chỗ cho một cánh đồng chất dày củi, đá và vô số khúc gỗ ngổn ngang hàng chục hecta.
Còn trận lũ kinh hoàng mới đây ở hai huyện biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương như muốn cắt đứt quốc lộ số 7 ra từng khúc, thì nguyên nhân là gì? Ông Bùi Trầm - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, khẳng định: “Do mưa rất lớn bên thượng Lào trút xuống sông Nậm Mộ (một nhánh hợp thành sông Cả) nên nước chảy qua biên giới Việt-Lào, “xả lũ” vào huyện Kỳ Sơn. Rất may, trận lũ xảy ra buổi chiều nên người dân biết đường tránh lũ bằng cách di tản lên đồi cao”. Thoát chết trong lũ là cái phúc của người dân vùng rẻo cao này. Nhưng cái họa ào tới là khi nước lũ cứ nhằm hông quốc lộ 7 mà “xiên” vào không thương tiếc, khiến trong khoảng 20 km từ Kỳ Sơn trở xuống có tới 16/20 điểm sạt lở nghiêm trọng. Mặt đường này rộng 4m nhưng có điểm nay chỉ còn 80cm. Có đoạn đường nứt dọc, có cung đường nứt ngang như muốn bóc hẳn con đường huyết mạch nối quốc lộ 1A với vùng thượng Lào, đổ xuống sông.
Vì sao vậy. Không ít người có trách nhiệm cho rằng: mấy năm nay từ khi xuất hiện những tàu đào đãi vàng sa khoáng trên thượng nguồn sông Cả thì cát sỏi giữa lòng sông chất thành cồn, bãi. Mùa nước cạn khô mới thấy cồn, bãi này bức tử dòng sông đến thảm hại. Chính những cồn cát sỏi ở phía tả ngạn đã buộc lòng sông thay đổi dòng chảy, xói mạnh vào hông quốc lộ 7, phía hữu ngạn.
Câu hỏi chưa dừng lại ở đó, khi nghĩ rằng- “những con tàu đào đãi vàng này làm ra bao nhiêu cân vàng cho ngân sách tỉnh?”. Trong khi đó một vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Nghệ An, cho biết: phải cần khoảng 50 tỉ đồng để mở tà luy dương và kè tà luy âm 20 điểm sạt lở thì mới có thể thông xe tuyến đường này. Và phải mất hàng trăm tỉ đồng thì quốc lộ 7 mới được trả lại tương đương như khi chưa lũ. Quả thực, cái giá phải trả do trận lũ gây ra ở miền tây Nghệ An là không nhỏ chút nào. Nhưng chắc hẳn chủ nhân những tàu đào đãi vàng và những người cấp phép không mấy khi nghĩ tới câu chuyện phía sau trận lũ, vì họ không phải là người chi số tiền tỉ để hàn gắn vết thương cho tuyến đường.
Rõ ràng, trận lũ nào cũng có phần do bàn tay của con người gây nên. Vấn đề còn lại là trách nhiệm và khả năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn