VanVN. Net - Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết: “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở đó ta tìm ra tri kỷ mà đời thường không dễ gì có được”. Với tôi, đây là một trong những phần suy nghĩ về nghề văn ngắn gọn, giản dị và khá sâu sắc. Trong thơ, tiểu luận phê bình, tạp văn… nhà văn Chu Thị Thơm đã thể hiện rõ nét suy nghĩ ấy, đến lượt truyện ngắn, suy nghĩ ấy càng được tô đậm và trở thành đặc trưng xuyên suốt, nổi bật, góp phần quan trọng để tạo nên một phong cách riêng khó trộn lẫn. Tôi đang nói đến tập truyện ngắn “Chiều muộn” - tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn Chu Thị Thơm…
Bìa tập truyện ngắn "Chiều muộn"
Bởi “gửi gắm, chia sẻ”, bởi “tìm ra tri kỷ” nên 19 truyện ngắn trong “Chiều muộn” đều rất tự nhiên, chân thật, nồng nàn. Sự sáng tạo, biến hóa, kể cả những chi tiết hư ảo đều bám chắc vào cái nền chung đó. Thêm nữa, mượn những hoàn cảnh, tình huống bất thường, thậm chí hi hữu đẻ gửi gắm những điều bình thường, muôn thuở như tình yêu đôi lứa, lòng hiếu thảo, đức hy sinh… cũng là một điểm chung lắng vào lòng người đọc.
Bao quát một không gian rộng (từ Bắc đến Nam), một thời gian dài (từ trong chiến tranh đến hòa bình, đổi mới), nhân vật trong “Chiều muộn” khá phong phú bởi tính cách, địa vị, lứa tuổi, bởi những xung đột, mâu thuẫn trong các hoàn cảnh điển hình, song tất cả những nhân vật ấy đều ít nhiều trở thành “người bạn tri kỷ” để sẻ chia mọi nỗi buồn vui, mọi khát khao, ước nguyện cùng tác giả. Do tự nhiên, chân thật, nồng nàn “Chiều muộn” đã thấm ngấm vào người đọc, để rồi những “người bạn tri kỷ” chẳng còn là riêng của tác giả nữa. Nói rõ hơn, người đọc được gửi gắm, được sẻ chia với những “người bạn tri kỷ” mà nhà văn Chu Thị Thơm đã sáng tạo nên. Xét đến cùng văn chương là thế, khởi đầu là “cõi riêng”, nhưng “cõi riêng” ấy được chắt ra từ sự tự nhiên, chân thật, nồng nàn đến tận cùng sẽ trở thành “cõi chung” nhân thế.
Già nửa số truyện ngắn trong “Chiều muộn” nói về sự thủy chung, một nội dung xưa, nay và mãi sau luôn mới. “Người đàn ông bí ẩn” là một truyện ngắn đặc sắc viết về nội dung này. Ngày ngày tại chiếc quán đơn sơ, giữa làn khói thuốc vẩn vơ, người đàn ông ngồi đó nhấm nháp từng giọt cà phê đắng và lắng nghe tình khúc “Một cõi đi về”. Ông đợi chờ mỏi mòn người tình cũ. Người tình cũ của ông đi lấy chồng, chồng chết, bà ta sa đà vào tệ nạn đề đóm, nợ chồng lên nợ, bán đất bán nhà vẫn không trả hết, bà vào tù… Không một lời oán thán! Ông bán nhà để giúp bà trả nợ và đằng đẵng ngóng chờ trong hi vọng mỏng manh. Cuối cùng người tình cũ cũng quay trở lại. Sau những trang dòng viết về nỗi cô đơn, nhẫn nhịn xót xa, truyện bừng lên những tia nắng ấm-những tia nắng được dệt thêu từ sự thủy chung, từ tấm lòng bao dung độ lượng. Cuối truyện, tình khúc “Một cõi đi về” vẫn vang lên vì thế gian còn nhiều người “một cõi đi về”. Những tưởng truyện đã khép, không, truyện tiếp tục mở ra để người đọc suy ngẫm bởi ở đời đâu phải tất cả đều giống như người đàn ông trong truyện…
Cũng viết về sự thủy chung nhưng trong truyện ngắn “Mai” là sự thủy chung kép-sự thủy chung của “tôi” và sự thủy chung của Mai. Với “tôi”, vợ ốm liệt giường mười năm vẫn vững lòng chăm sóc và kể cho vợ nghe những chuyện cổ tích ngọt ngào. Với Mai, chồng mất, đêm đêm hai mẹ con đón gió qua những cánh diều. Sự mầu nhiệm đã đến. Một đêm, gió to, cánh diều đưa hai mẹ con bay lên, bay lên và gặp người đã khuất. Lọc trong tiếng gió qua chiếc vỏ ốc Mai tặng, vợ “tôi” nghe rõ tiếng sáo diều ngân nga, vi vút… Thực hư hòa quyện nhuần nhuyễn, chuyện của “tôi” của Mai gắn bó đan xen làm người đọc khi trĩu nặng khi thăng hoa, tựa như cánh diều lúc sóng soài trên đất lúc bổng cao lồng lộng. Truyện ngắn “Mai” như một bài thơ văn xuôi về sự thủy chung. Cái hay của truyện ngắn này chính là hình tượng cánh diều. “Tôi” thủy chung đâu đã đủ, “tôi” còn giúp cánh diều của Mai bay lên dể thực hiện sự thủy chung…
Đồng thời với sự thủy chung đôi lứa, sự thủy chung trong tình bạn, tình đồng đội cũng được tác giả “Chiều muộn” trân trọng, nâng niu một cách rất riêng. Tôi thích thú sự bất ngờ trong truyện ngắn “Chuyện lạ ở xóm trại”. Cái xóm nghèo có 81 hộ dân luôn bị “ma quỷ” hoành hành dữ dội. Đó là tệ nạn nghiện hút, là các vụ trộm cắp liên miên. Thằng Tèo bị ung thư dạ dày nằm chờ chết cũng không yên. “Ma quỷ” đe dọa làm nó sợ hơn cả cái chết. Đến mức, túi quà do thằng Minh tặng gồm ba bộ quần áo và năm trăm ngàn đồng nó cũng ngỡ là túi đồ do bọn trộm cắp vứt lại. Mọi sự vỡ lẽ khi mẹ thằng Tèo đi làm về kể lại. Giữa ngổn ngang tiêu cực, túi quà của thằng Minh như một điểm lóe sáng về sự thủy chung. Giá trị vật chất của túi quà chẳng đáng là bao nhưng tấm lòng của thằng Minh thì bạc vàng, châu báu cũng chẳng so sánh được. Nghĩ rộng ra, ở đời có người nhiều bạn nhưng vẫn cô đơn vì tất cả những người bạn ấy đều sẵn sàng sẻ chia niềm vui còn nỗi buồn thì cố tình “vội vã ra đi” như sợ lây bệnh… Phải chăng khi đặt tên “Chuyện lạ ở xóm trại” tác giả muốn nhấn mạnh “cái lạ” từ thằng Minh? Tôi tự hỏi và thấy thêm thú vị từ chính câu hỏi ấy.
Có một truyện lạ nữa, đó là truyện ngắn “Lão Sùng”. Hầu như mọi chuyện trên đời với lão đều không quan trọng. Một người nhờ lão đòi nợ hộ hai trăm triệu đồng-không quan trọng. Vợ một đệ tử “không biết đẻ”, nhờ lão “tư vấn” giúp-không quan trọng. Ngay cả khi con gái lão đẻ, vợ lão cuống quýt gọi điện cho lão-không quan trọng… Việc quan trọng duy nhất đối với lão là đi tìm mộ ông Tùng, một đồng đội của lão đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị. Ròng rã hơn hai tháng trời, lão khó nhọc vượt qua từng cồn cát theo sự chỉ dẫn của “giấc mơ’. Vượt qua cồn cát 19, không thấy, lão lại qua những cồn cát tiếp theo…. Tuy nhiên, càng tìm, lão càng phấn chấn, hy vọng. Truyện ngắn dừng lại khi lão Sùng đang ở cồn cát 71, mộ liệt sĩ Tùng vẫn chưa tìm thấy. Và, lão tiếp tục hành quân với quyết tâm đến tất cả các cồn cát cùng một niềm tin cháy bỏng “chắc chắn tôi sẽ tìm thấy nó”. Việc đi tìm đồng đội không mới, hàng ngàn hàng vạn trang đã viết về đề tài này, cái mới trong truyện ngắn “Lão Sùng” chính là: Quá nặng lòng với người đã mất, nặng lòng đến mức mọi sự diễn ra trên đời đều không quan trọng, ngay cả cái thân già của lão Sùng cũng chẳng có ý nghĩa gì so với người bạn nơi âm thế…
Tựa như một bức tranh đen-trắng, xen lẫn già nửa số truyện ngắn tôn vinh sự thủy chung, trong “Chiều muộn”, nhà văn Chu Thị Thơm dành một số truyện ngắn lên án sự phụ bạc-phụ bạc trong tình yêu, tình bạn, trong quan hệ gia đình, xã hội. Đó là các truyện ngắn: “Những chai rượu rỗng”, “Vĩ thanh”, “Bệnh lạ”, “Muôn”, “Một lần”, “Lời chúc bình an” … Mỗi truyện một vẻ, một nỗi niềm gửi gắm, sẻ chia khác nhau. Có truyện buồn man mác, có truyện căm ghét giận hờn, có truyện xót lòng như dao cứa… song tựu chung lại đều có vai trò làm cho nền bức tranh thêm đậm để khoảng sáng thủy chung càng hiện lên rạng rỡ lung linh.
Xưa nay, nhiều văn sĩ đã khẳng định: Chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự hấp dẫn của văn chương nói chung, của truyện ngắn nói riêng. “Chiều muộn” không nằm ngoài sự khẳng định đó, có điều chi tiết trong “Chiều muộn” mang những đặc điểm riêng dễ nhận thấy: Không đặc dày, không nhiều lớp tầng chồng chất phức tạp, thậm chí có truyện còn hơi thưa mỏng nữa. Song, các chi tiết trong “Chiều muộn” đều được chọn lựa khá kỹ lưỡng, mang tính ẩn dụ cao và thể hiện khá thành công nghệ thuật khúc bút, phục bút…
Tự nhiên, chân thật, nồng nàn, tập truyện ngắn “Chiều muộn” vừa tạo được từ lực để hấp dẫn bạn đọc vừa đáp ứng được tâm nguyện của tác giả là “gửi gắm, chia sẻ… tìm ra tri kỷ”. Với riêng tôi, khi đọc xong “Chiều muộn” càng thêm thấm thía một điều: Nơi gửi gắm, sẻ chia, tri kỷ có xa xôi, cách trở gì đâu, nó luôn ở quanh ta. Chỉ cần ta nặng lòng quan tâm và gắng tìm sẽ gặp.
VanVN. Net - Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết: “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở đó ta tìm ra tri kỷ mà đời thường không dễ gì có được”. Với tôi, đây là một trong những phần suy nghĩ về nghề văn ngắn gọn, giản dị và khá sâu sắc. Trong thơ, tiểu luận phê bình, tạp văn… nhà văn Chu Thị Thơm đã thể hiện rõ nét suy nghĩ ấy, đến lượt truyện ngắn, suy nghĩ ấy càng được tô đậm và trở thành đặc trưng xuyên suốt, nổi bật, góp phần quan trọng để tạo nên một phong cách riêng khó trộn lẫn. Tôi đang nói đến tập truyện ngắn “Chiều muộn” - tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn Chu Thị Thơm…
Bìa tập truyện ngắn "Chiều muộn"
Bởi “gửi gắm, chia sẻ”, bởi “tìm ra tri kỷ” nên 19 truyện ngắn trong “Chiều muộn” đều rất tự nhiên, chân thật, nồng nàn. Sự sáng tạo, biến hóa, kể cả những chi tiết hư ảo đều bám chắc vào cái nền chung đó. Thêm nữa, mượn những hoàn cảnh, tình huống bất thường, thậm chí hi hữu đẻ gửi gắm những điều bình thường, muôn thuở như tình yêu đôi lứa, lòng hiếu thảo, đức hy sinh… cũng là một điểm chung lắng vào lòng người đọc.
Bao quát một không gian rộng (từ Bắc đến Nam), một thời gian dài (từ trong chiến tranh đến hòa bình, đổi mới), nhân vật trong “Chiều muộn” khá phong phú bởi tính cách, địa vị, lứa tuổi, bởi những xung đột, mâu thuẫn trong các hoàn cảnh điển hình, song tất cả những nhân vật ấy đều ít nhiều trở thành “người bạn tri kỷ” để sẻ chia mọi nỗi buồn vui, mọi khát khao, ước nguyện cùng tác giả. Do tự nhiên, chân thật, nồng nàn “Chiều muộn” đã thấm ngấm vào người đọc, để rồi những “người bạn tri kỷ” chẳng còn là riêng của tác giả nữa. Nói rõ hơn, người đọc được gửi gắm, được sẻ chia với những “người bạn tri kỷ” mà nhà văn Chu Thị Thơm đã sáng tạo nên. Xét đến cùng văn chương là thế, khởi đầu là “cõi riêng”, nhưng “cõi riêng” ấy được chắt ra từ sự tự nhiên, chân thật, nồng nàn đến tận cùng sẽ trở thành “cõi chung” nhân thế.
Già nửa số truyện ngắn trong “Chiều muộn” nói về sự thủy chung, một nội dung xưa, nay và mãi sau luôn mới. “Người đàn ông bí ẩn” là một truyện ngắn đặc sắc viết về nội dung này. Ngày ngày tại chiếc quán đơn sơ, giữa làn khói thuốc vẩn vơ, người đàn ông ngồi đó nhấm nháp từng giọt cà phê đắng và lắng nghe tình khúc “Một cõi đi về”. Ông đợi chờ mỏi mòn người tình cũ. Người tình cũ của ông đi lấy chồng, chồng chết, bà ta sa đà vào tệ nạn đề đóm, nợ chồng lên nợ, bán đất bán nhà vẫn không trả hết, bà vào tù… Không một lời oán thán! Ông bán nhà để giúp bà trả nợ và đằng đẵng ngóng chờ trong hi vọng mỏng manh. Cuối cùng người tình cũ cũng quay trở lại. Sau những trang dòng viết về nỗi cô đơn, nhẫn nhịn xót xa, truyện bừng lên những tia nắng ấm-những tia nắng được dệt thêu từ sự thủy chung, từ tấm lòng bao dung độ lượng. Cuối truyện, tình khúc “Một cõi đi về” vẫn vang lên vì thế gian còn nhiều người “một cõi đi về”. Những tưởng truyện đã khép, không, truyện tiếp tục mở ra để người đọc suy ngẫm bởi ở đời đâu phải tất cả đều giống như người đàn ông trong truyện…
Cũng viết về sự thủy chung nhưng trong truyện ngắn “Mai” là sự thủy chung kép-sự thủy chung của “tôi” và sự thủy chung của Mai. Với “tôi”, vợ ốm liệt giường mười năm vẫn vững lòng chăm sóc và kể cho vợ nghe những chuyện cổ tích ngọt ngào. Với Mai, chồng mất, đêm đêm hai mẹ con đón gió qua những cánh diều. Sự mầu nhiệm đã đến. Một đêm, gió to, cánh diều đưa hai mẹ con bay lên, bay lên và gặp người đã khuất. Lọc trong tiếng gió qua chiếc vỏ ốc Mai tặng, vợ “tôi” nghe rõ tiếng sáo diều ngân nga, vi vút… Thực hư hòa quyện nhuần nhuyễn, chuyện của “tôi” của Mai gắn bó đan xen làm người đọc khi trĩu nặng khi thăng hoa, tựa như cánh diều lúc sóng soài trên đất lúc bổng cao lồng lộng. Truyện ngắn “Mai” như một bài thơ văn xuôi về sự thủy chung. Cái hay của truyện ngắn này chính là hình tượng cánh diều. “Tôi” thủy chung đâu đã đủ, “tôi” còn giúp cánh diều của Mai bay lên dể thực hiện sự thủy chung…
Đồng thời với sự thủy chung đôi lứa, sự thủy chung trong tình bạn, tình đồng đội cũng được tác giả “Chiều muộn” trân trọng, nâng niu một cách rất riêng. Tôi thích thú sự bất ngờ trong truyện ngắn “Chuyện lạ ở xóm trại”. Cái xóm nghèo có 81 hộ dân luôn bị “ma quỷ” hoành hành dữ dội. Đó là tệ nạn nghiện hút, là các vụ trộm cắp liên miên. Thằng Tèo bị ung thư dạ dày nằm chờ chết cũng không yên. “Ma quỷ” đe dọa làm nó sợ hơn cả cái chết. Đến mức, túi quà do thằng Minh tặng gồm ba bộ quần áo và năm trăm ngàn đồng nó cũng ngỡ là túi đồ do bọn trộm cắp vứt lại. Mọi sự vỡ lẽ khi mẹ thằng Tèo đi làm về kể lại. Giữa ngổn ngang tiêu cực, túi quà của thằng Minh như một điểm lóe sáng về sự thủy chung. Giá trị vật chất của túi quà chẳng đáng là bao nhưng tấm lòng của thằng Minh thì bạc vàng, châu báu cũng chẳng so sánh được. Nghĩ rộng ra, ở đời có người nhiều bạn nhưng vẫn cô đơn vì tất cả những người bạn ấy đều sẵn sàng sẻ chia niềm vui còn nỗi buồn thì cố tình “vội vã ra đi” như sợ lây bệnh… Phải chăng khi đặt tên “Chuyện lạ ở xóm trại” tác giả muốn nhấn mạnh “cái lạ” từ thằng Minh? Tôi tự hỏi và thấy thêm thú vị từ chính câu hỏi ấy.
Có một truyện lạ nữa, đó là truyện ngắn “Lão Sùng”. Hầu như mọi chuyện trên đời với lão đều không quan trọng. Một người nhờ lão đòi nợ hộ hai trăm triệu đồng-không quan trọng. Vợ một đệ tử “không biết đẻ”, nhờ lão “tư vấn” giúp-không quan trọng. Ngay cả khi con gái lão đẻ, vợ lão cuống quýt gọi điện cho lão-không quan trọng… Việc quan trọng duy nhất đối với lão là đi tìm mộ ông Tùng, một đồng đội của lão đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị. Ròng rã hơn hai tháng trời, lão khó nhọc vượt qua từng cồn cát theo sự chỉ dẫn của “giấc mơ’. Vượt qua cồn cát 19, không thấy, lão lại qua những cồn cát tiếp theo…. Tuy nhiên, càng tìm, lão càng phấn chấn, hy vọng. Truyện ngắn dừng lại khi lão Sùng đang ở cồn cát 71, mộ liệt sĩ Tùng vẫn chưa tìm thấy. Và, lão tiếp tục hành quân với quyết tâm đến tất cả các cồn cát cùng một niềm tin cháy bỏng “chắc chắn tôi sẽ tìm thấy nó”. Việc đi tìm đồng đội không mới, hàng ngàn hàng vạn trang đã viết về đề tài này, cái mới trong truyện ngắn “Lão Sùng” chính là: Quá nặng lòng với người đã mất, nặng lòng đến mức mọi sự diễn ra trên đời đều không quan trọng, ngay cả cái thân già của lão Sùng cũng chẳng có ý nghĩa gì so với người bạn nơi âm thế…
Tựa như một bức tranh đen-trắng, xen lẫn già nửa số truyện ngắn tôn vinh sự thủy chung, trong “Chiều muộn”, nhà văn Chu Thị Thơm dành một số truyện ngắn lên án sự phụ bạc-phụ bạc trong tình yêu, tình bạn, trong quan hệ gia đình, xã hội. Đó là các truyện ngắn: “Những chai rượu rỗng”, “Vĩ thanh”, “Bệnh lạ”, “Muôn”, “Một lần”, “Lời chúc bình an” … Mỗi truyện một vẻ, một nỗi niềm gửi gắm, sẻ chia khác nhau. Có truyện buồn man mác, có truyện căm ghét giận hờn, có truyện xót lòng như dao cứa… song tựu chung lại đều có vai trò làm cho nền bức tranh thêm đậm để khoảng sáng thủy chung càng hiện lên rạng rỡ lung linh.
Xưa nay, nhiều văn sĩ đã khẳng định: Chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự hấp dẫn của văn chương nói chung, của truyện ngắn nói riêng. “Chiều muộn” không nằm ngoài sự khẳng định đó, có điều chi tiết trong “Chiều muộn” mang những đặc điểm riêng dễ nhận thấy: Không đặc dày, không nhiều lớp tầng chồng chất phức tạp, thậm chí có truyện còn hơi thưa mỏng nữa. Song, các chi tiết trong “Chiều muộn” đều được chọn lựa khá kỹ lưỡng, mang tính ẩn dụ cao và thể hiện khá thành công nghệ thuật khúc bút, phục bút…
Tự nhiên, chân thật, nồng nàn, tập truyện ngắn “Chiều muộn” vừa tạo được từ lực để hấp dẫn bạn đọc vừa đáp ứng được tâm nguyện của tác giả là “gửi gắm, chia sẻ… tìm ra tri kỷ”. Với riêng tôi, khi đọc xong “Chiều muộn” càng thêm thấm thía một điều: Nơi gửi gắm, sẻ chia, tri kỷ có xa xôi, cách trở gì đâu, nó luôn ở quanh ta. Chỉ cần ta nặng lòng quan tâm và gắng tìm sẽ gặp.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn