Bí quyết giữ chồng
Một người hỏi bạn:
- Chị và chồng chị lấy nhau đã từ nhiều năm và rất hạnh phúc. Chị có bí quyết gì vậy?
- Quan hệ vợ chồng phải bình đẳng, nhưng không phải lúc nào cũng 50/ 50 hoặc 1-1. Nếu hai vợ chồng lúc nào cũng cố bằng nhau tối đa thì chẳng có ai có đất mà nhún nhường hòa giải. Mỗi người cần biết lùi lại một chút, tình hình căng thẳng sẽ không còn nữa. Đàn bà là người “xây tổ ấm” càng cần phải chú ý đến điều này.
- Có người ví đàn ông như cánh diều vi vu bát ngát, đàn bà cần biết cách để giữ có đúng không?
- Đúng vây! Đàn ông như cánh diều, cầm lỏng tay quá thì bay mất, kéo chặt tay quá thì dễ đứt dây. Nên phải có lúc khoan thai, lúc căng thẳng; luôn giữ một khoảng cách nhất định.
Đi đâu cũng có nhau
Một phụ nữ nói với bạn:
- Vợ chồng cậu hạnh phúc thật đấy, đi đâu cũng có nhau.
Người bạn thở dài:
- Đúng vậy! Đi đâu ông xã cũng mang vợ theo, chỉ có điều sau đó mình phải tự tìm đường về!
- Mình còn thấy vợ chồng cậu thường dắt tay nhau ở trong siêu thị?
- Ừ, vào siêu thị mà anh ấy cứ nắm chặt tay mình, nhất là qua khu vực thời trang, mỹ phẩm lại còn kéo thật nhanh như sợ vợ lạc! ...
Gà đẻ trứng, cá vào ao
Một bà hỏi bạn:
- Ông xã nhà bà già rồi mà vẫn trăng hoa, em út khá nhiều, bà không ghen à?
- Ôi dào! Ghen hay không ghen thì ông ấy vẫn thế. Được cái dù đi đâu về đâu, ông ấy vẫn không thể thoát khỏi gia đình của mình được.
- Nghe nói ông ấy có cả con riêng mà bà vẫn chấp nhận?
- Bất kể gà nhà ai đẻ vào ổ nhà mình thì vẫn là trứng của mình. Tôi sẵn sàng lót thật nhiều ổ để … chứa trứng! Người xưa còn nói: “Cá vào ao ai người ấy được”!
"Hai chiều” bực dọc
Một chị nói chuyện với bạn:
- Gần đây cậu chăm sóc, nuôi nấng chồng thế nào mà mình thấy ông ấy lúc nào mặt cũng khó đăm đăm, trông rầu rĩ thế nào ấy. Trước đây ông ấy đâu phải là người "tiết kiệm" nụ cười?
- Sở dĩ ông ấy như vậy là do phương pháp ứng xử "hai chiều" của ông ấy thôi.
- Cụ thể "hai chiều" thế nào?
- Ông ấy thường đến công sở luôn mang theo nỗi bực dọc từ gia đình, hàng xóm. Khi về đến nhà lại mang theo nỗi ấm ức, khó chịu ở nơi làm việc. Người như thế làm sao mà vui được!
Vợ chồng nên cãi nhau thế nào?
Bà mẹ nói với con gái:
- Má thấy con dạo này hay cãi nhau với chồng quá! Không những thế con lại còn đành hanh, quát nạt, ăn hiếp nó. Như thế không tốt đâu!
Cô con gái nói:
- Con dạy chồng con theo kiểu ngày xưa má dạy ba đó!
Bà mẹ nghiêm giọng:
- Con đừng có hỗn nha! Con nên nhớ rằng, vợ chồng cãi nhau là không thể tránh khỏi. Nhưng cãi nhau vừa phải và có chừng có mực. Cãi nhau trên tinh thần xây dựng, vừa trút bỏ nỗi niềm, vừa tăng sự hiểu biết lẫn nhau. Cãi nhau phải nhằm vào sự việc cụ thể, không cãi nhau lung tung, cái gì đáng nói thì nói, lúc nào nên dừng thì dừng, thấy im là thôi ngay. Cãi nhau phải để cho mình lối thoát, để cho chồng có đường lui con ạ. Cãi mà không được xỉ vả, không mạt sát, không được lôi những đặc tính không thể thay đổi ra chì chiết như gia tộc, dòng họ, học lực, tính cách … của đàn ông. Đanh đá một chút cũng được nhưng không được chanh chua, phải giữ được vẻ đẹp nữ tính …
Con gái cười:
- Cãi nhau quả là một nghệ thuật độc đáo, má nhỉ?
Bí quyết giữ chồng
Một người hỏi bạn:
- Chị và chồng chị lấy nhau đã từ nhiều năm và rất hạnh phúc. Chị có bí quyết gì vậy?
- Quan hệ vợ chồng phải bình đẳng, nhưng không phải lúc nào cũng 50/ 50 hoặc 1-1. Nếu hai vợ chồng lúc nào cũng cố bằng nhau tối đa thì chẳng có ai có đất mà nhún nhường hòa giải. Mỗi người cần biết lùi lại một chút, tình hình căng thẳng sẽ không còn nữa. Đàn bà là người “xây tổ ấm” càng cần phải chú ý đến điều này.
- Có người ví đàn ông như cánh diều vi vu bát ngát, đàn bà cần biết cách để giữ có đúng không?
- Đúng vây! Đàn ông như cánh diều, cầm lỏng tay quá thì bay mất, kéo chặt tay quá thì dễ đứt dây. Nên phải có lúc khoan thai, lúc căng thẳng; luôn giữ một khoảng cách nhất định.
Đi đâu cũng có nhau
Một phụ nữ nói với bạn:
- Vợ chồng cậu hạnh phúc thật đấy, đi đâu cũng có nhau.
Người bạn thở dài:
- Đúng vậy! Đi đâu ông xã cũng mang vợ theo, chỉ có điều sau đó mình phải tự tìm đường về!
- Mình còn thấy vợ chồng cậu thường dắt tay nhau ở trong siêu thị?
- Ừ, vào siêu thị mà anh ấy cứ nắm chặt tay mình, nhất là qua khu vực thời trang, mỹ phẩm lại còn kéo thật nhanh như sợ vợ lạc! ...
Gà đẻ trứng, cá vào ao
Một bà hỏi bạn:
- Ông xã nhà bà già rồi mà vẫn trăng hoa, em út khá nhiều, bà không ghen à?
- Ôi dào! Ghen hay không ghen thì ông ấy vẫn thế. Được cái dù đi đâu về đâu, ông ấy vẫn không thể thoát khỏi gia đình của mình được.
- Nghe nói ông ấy có cả con riêng mà bà vẫn chấp nhận?
- Bất kể gà nhà ai đẻ vào ổ nhà mình thì vẫn là trứng của mình. Tôi sẵn sàng lót thật nhiều ổ để … chứa trứng! Người xưa còn nói: “Cá vào ao ai người ấy được”!
"Hai chiều” bực dọc
Một chị nói chuyện với bạn:
- Gần đây cậu chăm sóc, nuôi nấng chồng thế nào mà mình thấy ông ấy lúc nào mặt cũng khó đăm đăm, trông rầu rĩ thế nào ấy. Trước đây ông ấy đâu phải là người "tiết kiệm" nụ cười?
- Sở dĩ ông ấy như vậy là do phương pháp ứng xử "hai chiều" của ông ấy thôi.
- Cụ thể "hai chiều" thế nào?
- Ông ấy thường đến công sở luôn mang theo nỗi bực dọc từ gia đình, hàng xóm. Khi về đến nhà lại mang theo nỗi ấm ức, khó chịu ở nơi làm việc. Người như thế làm sao mà vui được!
Vợ chồng nên cãi nhau thế nào?
Bà mẹ nói với con gái:
- Má thấy con dạo này hay cãi nhau với chồng quá! Không những thế con lại còn đành hanh, quát nạt, ăn hiếp nó. Như thế không tốt đâu!
Cô con gái nói:
- Con dạy chồng con theo kiểu ngày xưa má dạy ba đó!
Bà mẹ nghiêm giọng:
- Con đừng có hỗn nha! Con nên nhớ rằng, vợ chồng cãi nhau là không thể tránh khỏi. Nhưng cãi nhau vừa phải và có chừng có mực. Cãi nhau trên tinh thần xây dựng, vừa trút bỏ nỗi niềm, vừa tăng sự hiểu biết lẫn nhau. Cãi nhau phải nhằm vào sự việc cụ thể, không cãi nhau lung tung, cái gì đáng nói thì nói, lúc nào nên dừng thì dừng, thấy im là thôi ngay. Cãi nhau phải để cho mình lối thoát, để cho chồng có đường lui con ạ. Cãi mà không được xỉ vả, không mạt sát, không được lôi những đặc tính không thể thay đổi ra chì chiết như gia tộc, dòng họ, học lực, tính cách … của đàn ông. Đanh đá một chút cũng được nhưng không được chanh chua, phải giữ được vẻ đẹp nữ tính …
Con gái cười:
- Cãi nhau quả là một nghệ thuật độc đáo, má nhỉ?
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn