VanVN.Net - Nếu như trước đây, tàu của ngư dân Việt Nam bị bị bắt giữ để đòi tiền chuộc, chúng ta còn bán tín bán nghi hay ngại ngần để đặt cho nó một cái tên là “tàu lạ” thì sự việc xảy ra trên biển Đông, trong vùng lãnh hải của Việt Nam rạng sáng ngày 26.5, không còn nghi ngờ gì nữa để ta gọi đích danh đó là tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84…
Trong buổi tiếp xúc với các cơ quan truyền thông ngày 27.5 tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã nói thẳng ra rằng đó là hành động của phía Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, vừa đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia vừa làm thiệt hại về kinh tế cho PVN. Vậy là, cái gọi là “đường lưỡi bò” mà phía Trung Quốc từng “hư thực” lâu nay để khẳng định “biên giới” trên biển Đông đã cụ thể hóa bằng hành động. Thế là, những mỹ từ đã từng tồn tại lâu nay, giờ không còn thiêng nữa để chúng ta có thể kiềm lòng mà nói khác đi về hành động mà họ đã dành cho chúng ta. Việc xâm phạm lãnh hải của một quốc gia có chủ quyền bằng những con tàu “hùng hổ”, mang số hiệu và treo cờ một cách công khai như thế, điều đó nói lên rằng, Trung Quốc đã coi biển Đông như là “nhà” của họ, vừa thể hiện tính kẻ cả nước lớn lại vừa thách thức công luận quốc tế. Nó cũng nói lên rằng, tất cả những văn bản mà họ đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002 về ứng xử giữa các bên trên biển Đông cũng chỉ có ý nghĩa trên giấy mà thôi.
Cũng cần nhắc lại rằng, trong nhiều năm qua, hàng chục con tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu là ngư dân Quảng Ngãi đi đánh cá một cách hòa bình trên biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam nhưng đã bị phía Trung Quốc, hoặc là tấn công cho chìm tàu, hoặc là bắt giữ để đòi tiền chuộc khiến cho nhiều gia đình ngư dân trắng tay và tan nát. Và, chúng ta đã phải tự kiềm chế vì không muốn làm phức tạp thêm tình hình. Hay nói một cách khác đi, chúng ta muốn hòa bình, vì hơn ai hết, người Việt Nam đã thấm thía với nỗi đau khi buộc phải cầm súng đứng lên để bảo vệ Tổ quốc mình. Nhưng người ta đã lợi dụng sự kiềm chế và tình hữu nghị, tinh thần ứng xử với nước lớn của chúng ta. Rất nhiều lần, tàu của Trung Quốc đã vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý; thậm chí, có những hôm, tàu của họ đột ngột xuất hiện trên vùng biển thuộc vịnh Việt Thanh, nơi chỉ cách Dung Quất một tầm nhìn! Nhưng đó chỉ là những chuyến “thăm dò” chứ chưa manh động, còn hôm 26.5 vừa qua, tàu hải giám mang số hiệu 84 đã không còn mang tính “thăm dò” nữa mà họ đã xâm phạm trực diện vào tàu của PVN. Đó không còn là “tàu lạ” nữa mà là “tàu quen”.
Bất cứ người Việt Nam nào có lòng yêu tổ quốc mình cũng đều phẫn nộ trước hành động ngang ngược này. Vì vậy, với tư cách một công dân, một nhà văn tôi kiến nghị chúng ta cần có một tiếng nói chính thức và mang tính pháp lý ở những cấp cao hơn trước hành động ngang nhiên đó. Bởi vì, những thiệt hại về kinh tế của PVN là rất lớn, song mất mát lớn hơn cả là lòng tự tôn của dân tộc bị tổn thương.
Cũng còn bởi vì, họ đã xâm phạm và làm tổn thương vào chính tình hữu nghị giữa hai dân tộc đã được Đảng và Nhân dân hai nước xây đắp qua nhiều thế hệ.
VanVN.Net - Nếu như trước đây, tàu của ngư dân Việt Nam bị bị bắt giữ để đòi tiền chuộc, chúng ta còn bán tín bán nghi hay ngại ngần để đặt cho nó một cái tên là “tàu lạ” thì sự việc xảy ra trên biển Đông, trong vùng lãnh hải của Việt Nam rạng sáng ngày 26.5, không còn nghi ngờ gì nữa để ta gọi đích danh đó là tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84…
Trong buổi tiếp xúc với các cơ quan truyền thông ngày 27.5 tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã nói thẳng ra rằng đó là hành động của phía Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, vừa đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia vừa làm thiệt hại về kinh tế cho PVN. Vậy là, cái gọi là “đường lưỡi bò” mà phía Trung Quốc từng “hư thực” lâu nay để khẳng định “biên giới” trên biển Đông đã cụ thể hóa bằng hành động. Thế là, những mỹ từ đã từng tồn tại lâu nay, giờ không còn thiêng nữa để chúng ta có thể kiềm lòng mà nói khác đi về hành động mà họ đã dành cho chúng ta. Việc xâm phạm lãnh hải của một quốc gia có chủ quyền bằng những con tàu “hùng hổ”, mang số hiệu và treo cờ một cách công khai như thế, điều đó nói lên rằng, Trung Quốc đã coi biển Đông như là “nhà” của họ, vừa thể hiện tính kẻ cả nước lớn lại vừa thách thức công luận quốc tế. Nó cũng nói lên rằng, tất cả những văn bản mà họ đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002 về ứng xử giữa các bên trên biển Đông cũng chỉ có ý nghĩa trên giấy mà thôi.
Cũng cần nhắc lại rằng, trong nhiều năm qua, hàng chục con tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu là ngư dân Quảng Ngãi đi đánh cá một cách hòa bình trên biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam nhưng đã bị phía Trung Quốc, hoặc là tấn công cho chìm tàu, hoặc là bắt giữ để đòi tiền chuộc khiến cho nhiều gia đình ngư dân trắng tay và tan nát. Và, chúng ta đã phải tự kiềm chế vì không muốn làm phức tạp thêm tình hình. Hay nói một cách khác đi, chúng ta muốn hòa bình, vì hơn ai hết, người Việt Nam đã thấm thía với nỗi đau khi buộc phải cầm súng đứng lên để bảo vệ Tổ quốc mình. Nhưng người ta đã lợi dụng sự kiềm chế và tình hữu nghị, tinh thần ứng xử với nước lớn của chúng ta. Rất nhiều lần, tàu của Trung Quốc đã vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý; thậm chí, có những hôm, tàu của họ đột ngột xuất hiện trên vùng biển thuộc vịnh Việt Thanh, nơi chỉ cách Dung Quất một tầm nhìn! Nhưng đó chỉ là những chuyến “thăm dò” chứ chưa manh động, còn hôm 26.5 vừa qua, tàu hải giám mang số hiệu 84 đã không còn mang tính “thăm dò” nữa mà họ đã xâm phạm trực diện vào tàu của PVN. Đó không còn là “tàu lạ” nữa mà là “tàu quen”.
Bất cứ người Việt Nam nào có lòng yêu tổ quốc mình cũng đều phẫn nộ trước hành động ngang ngược này. Vì vậy, với tư cách một công dân, một nhà văn tôi kiến nghị chúng ta cần có một tiếng nói chính thức và mang tính pháp lý ở những cấp cao hơn trước hành động ngang nhiên đó. Bởi vì, những thiệt hại về kinh tế của PVN là rất lớn, song mất mát lớn hơn cả là lòng tự tôn của dân tộc bị tổn thương.
Cũng còn bởi vì, họ đã xâm phạm và làm tổn thương vào chính tình hữu nghị giữa hai dân tộc đã được Đảng và Nhân dân hai nước xây đắp qua nhiều thế hệ.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Sau lời khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm 2010 của Hội, theo Chủ tịch: Năm 2010 là một năm có nhiều hoạt động sôi ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn