VanVN.Net - Giữa thời kỳ nền kinh tế nước ta nóng bỏng vì lạm phát, chúng ta nhận được hai tin đều gắn với hai từ đã từng được nhắc một cách hào sảng: Tăng trưởng…
Tin thứ nhất nhập siêu của tháng 5 năm 2011 là 1,7 tỉ USD (tổng kim ngạch xuất là 7,5 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập là 9,2 tỉ USD), con số kỉ lục trong 17 tháng, bằng 22,67% tổng kim ngạch xuất khẩu, vượt xa tỉ lệ của quí I năm 2011 là 15,7% và của tháng 4 là 19,64%. Tin thứ hai, số hộ nghèo trong toàn quốc là 3,055 triệu, số cận nghèo mà chỉ cần một lần ốm đau phải vào viện, hoặc gặp tai nạn bất ưng sẽ ngay lập tức xuống diện nghèo, là 1,612 triệu hộ. Năm 2010 hộ nghèo xấp xỉ 2 triệu hộ. Hai con số này dường như không liên quan gì đến nhau, nhưng trong thực chất lại là những hệ quả của nền kinh tế, nền quản lý. Trong lĩnh vực kinh tế, người ta kị nhất nhập siêu. Từ khi nền kinh tế nước ta bước vào tăng trưởng nóng, tình trạng đáng buồn này đã diễn ra ngày càng gia tăng. Nhà nước trong thời gian qua đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhập siêu, chỉ trong năm 2010 có đến 40 văn bản cùng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhưng đều mang lại rất ít hiệu quả. Sự kém hiệu quả này bắt đầu từ các văn bản, các biện pháp đa phần mang nặng yếu tố hành chính mà không bắt nguồn từ thực tế khắc nghiệt của quy luật kinh tế. Đó là chưa kể các chính sách, biện pháp còn không ít lỗ hổng (hoặc cố tình tạo ra lỗ hổng để trục lợi). Các nhà lãnh đạo khẳng định nước ta, dân ta còn nghèo, cố gắng hạn chế nhập các mặt hàng xa xỉ phẩm như ôtô nguyên chiếc, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu, điện thoại di động… Hơn chục năm nay lời khuyến cáo này không mấy có tác dụng. Chỉ tính riêng trong tháng 5 năm 2011, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 80% lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc, bằng 1% kim ngạch nhập. Điện thoại di động chiếm 20% giá trị hàng điện tử, bằng 1,1% kim ngạch nhập. Phong trào “người Việt dùng hàng Việt” chỉ được phát động và ít nhiều có tác dụng đối với nông thôn, người có thu nhập thấp. Còn các đại gia, các chủ doanh nghiệp của cả tư nhân và nhà nước cùng con cái gia đình họ thì đang chạy theo trào lưu khẳng định vị thế, sự thành đạt, giầu sang bằng việc tiêu dùng hàng hiệu nhập khẩu từ bữa ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Chuẩn của hộ xếp vào diện nghèo có thu nhập 400 nghìn đồng một tháng trong khi một chiếc túi xách nhập ngoại có giá từ 50 - 60 triệu đồng. Chiếc sơ mi ít nhất là 3 triệu. Cũng trong xu thế khẳng định mình trong tiêu thụ, Việt Nam ta vài năm trở lại đây trở thành quốc gia ăn nhậu nhiều nhất với các bữa tiệc lên đến hàng chục hàng trăm triệu với rượu, bia ngoại, thực phẩm nhập từ Cô bê, Ha oai... Dư luận còn ngạc nhiên khi ngành chức năng lấy lý do lạm phát đề nghị tăng giá xe công (đều là xe hơi hạng sang) cho các vị trí công chức… Chính lối sống trên tiền và những văn bản chưa hiệu quả đó đã làm tỉ lệ nhập siêu cũng như số hộ nghèo ở nước ta chỉ tăng mà không thể giảm, nền kinh tế nước ta vẫn còn khó khăn là vậy.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Giữa thời kỳ nền kinh tế nước ta nóng bỏng vì lạm phát, chúng ta nhận được hai tin đều gắn với hai từ đã từng được nhắc một cách hào sảng: Tăng trưởng…
Tin thứ nhất nhập siêu của tháng 5 năm 2011 là 1,7 tỉ USD (tổng kim ngạch xuất là 7,5 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập là 9,2 tỉ USD), con số kỉ lục trong 17 tháng, bằng 22,67% tổng kim ngạch xuất khẩu, vượt xa tỉ lệ của quí I năm 2011 là 15,7% và của tháng 4 là 19,64%. Tin thứ hai, số hộ nghèo trong toàn quốc là 3,055 triệu, số cận nghèo mà chỉ cần một lần ốm đau phải vào viện, hoặc gặp tai nạn bất ưng sẽ ngay lập tức xuống diện nghèo, là 1,612 triệu hộ. Năm 2010 hộ nghèo xấp xỉ 2 triệu hộ. Hai con số này dường như không liên quan gì đến nhau, nhưng trong thực chất lại là những hệ quả của nền kinh tế, nền quản lý. Trong lĩnh vực kinh tế, người ta kị nhất nhập siêu. Từ khi nền kinh tế nước ta bước vào tăng trưởng nóng, tình trạng đáng buồn này đã diễn ra ngày càng gia tăng. Nhà nước trong thời gian qua đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhập siêu, chỉ trong năm 2010 có đến 40 văn bản cùng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhưng đều mang lại rất ít hiệu quả. Sự kém hiệu quả này bắt đầu từ các văn bản, các biện pháp đa phần mang nặng yếu tố hành chính mà không bắt nguồn từ thực tế khắc nghiệt của quy luật kinh tế. Đó là chưa kể các chính sách, biện pháp còn không ít lỗ hổng (hoặc cố tình tạo ra lỗ hổng để trục lợi). Các nhà lãnh đạo khẳng định nước ta, dân ta còn nghèo, cố gắng hạn chế nhập các mặt hàng xa xỉ phẩm như ôtô nguyên chiếc, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu, điện thoại di động… Hơn chục năm nay lời khuyến cáo này không mấy có tác dụng. Chỉ tính riêng trong tháng 5 năm 2011, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 80% lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc, bằng 1% kim ngạch nhập. Điện thoại di động chiếm 20% giá trị hàng điện tử, bằng 1,1% kim ngạch nhập. Phong trào “người Việt dùng hàng Việt” chỉ được phát động và ít nhiều có tác dụng đối với nông thôn, người có thu nhập thấp. Còn các đại gia, các chủ doanh nghiệp của cả tư nhân và nhà nước cùng con cái gia đình họ thì đang chạy theo trào lưu khẳng định vị thế, sự thành đạt, giầu sang bằng việc tiêu dùng hàng hiệu nhập khẩu từ bữa ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Chuẩn của hộ xếp vào diện nghèo có thu nhập 400 nghìn đồng một tháng trong khi một chiếc túi xách nhập ngoại có giá từ 50 - 60 triệu đồng. Chiếc sơ mi ít nhất là 3 triệu. Cũng trong xu thế khẳng định mình trong tiêu thụ, Việt Nam ta vài năm trở lại đây trở thành quốc gia ăn nhậu nhiều nhất với các bữa tiệc lên đến hàng chục hàng trăm triệu với rượu, bia ngoại, thực phẩm nhập từ Cô bê, Ha oai... Dư luận còn ngạc nhiên khi ngành chức năng lấy lý do lạm phát đề nghị tăng giá xe công (đều là xe hơi hạng sang) cho các vị trí công chức… Chính lối sống trên tiền và những văn bản chưa hiệu quả đó đã làm tỉ lệ nhập siêu cũng như số hộ nghèo ở nước ta chỉ tăng mà không thể giảm, nền kinh tế nước ta vẫn còn khó khăn là vậy.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn