VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… Đau lắm!”
Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ
Con thứ mới được ra Hoàng Sa
Khi làm phim anh có nhắm tới giải thưởng?
Không bao giờ! Tôi làm bộ phim này hoàn toàn theo sự thúc giục của cảm xúc…
Cách đây mấy năm tôi nhận thấy mật độ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của ta ngày càng tăng. Tôi dự cảm rằng sẽ có chuyện xảy ra ở Biển Đông và tôi nghĩ mình phải làm một cái gì đó.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định làm phim về Hoàng Sa theo thể loại chính luận. Mục đích của tôi là dùng ngôn ngữ điện ảnh để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam.
Hẳn là anh ấp ủ kịch bản phim về Hoàng Sa kỹ lắm?
Từ khi có ý tưởng, viết kịch bản cho tới khi khởi quay phải mất 4 tháng. Là bởi chúng tôi phải đợi đúng dịp diễn ra Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của nhân dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi mới có thể khởi quay.
Đó là cái lễ diễn ra vào tháng 3 hàng năm, phục dựng cảnh một nghi lễ tiễn đưa trang nghiêm và cảm động của nhân dân đảo Lý Sơn ngày xưa mỗi khi có thuyền vâng mệnh vua vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Trong nghi lễ ấy những nghĩa sĩ hùng binh được nhân dân tế sống, có thể hiểu như làm lễ truy điệu sống cho các chiến sĩ trước khi vào một trận đánh sinh tử…
“Hoàng Sa sóng nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về”…, câu ca dao của nhân dân đảo Lý Sơn đã nói lên tính chất hiểm nguy của nhiệm vụ giữ đảo thời xưa. Trong thời gian quay bộ phim, hình ảnh nào khiến anh ám ảnh nhất?
Những ngôi mộ gió… Đó là những ngôi mộ tượng trưng của những hùng binh Hoàng Sa đã bỏ mình vì nghĩa cả. Khắp dải đất duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng vào tới Phú Yên nơi đâu cũng có những ngôi mộ gió.
Nhưng ở Lý Sơn mộ gió nhiều hơn cả…
Tôi đã đi khắp những khu mộ gió ấy thắp hương và suy ngẫm. Ngày xưa những người đi giữ Hoàng Sa đều đã xác định ra đi không có ngày về. Bởi thế những gia đình phải để con trưởng ở nhà làm nhiệm vụ thờ tự tổ tiên, đi Hoàng Sa chỉ là những người con thứ.
Chỉ riêng việc ấy thôi đủ biết tinh thần người dân Việt Nam từ xưa như thế nào trước nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Hoàng Sa
Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra đó…
Anh có tiếc chi tiết nào trong kịch bản không được thực hiện không?
Có một chi tiết mà chúng tôi không thể tái hiện được. Theo phong tục, khi không thấy thuyền của đội hùng binh trở về, một thầy pháp sẽ được nhân dân uỷ thác việc nặn tượng những người đã hi sinh để chôn vào những ngôi mộ gió.
Công đoạn nặn tượng rất kì bí. Đất nặn tượng phải lấy từ trên núi về xay mịn, trộn với hương liệu và rượu. Các bộ phận trên cơ thể tượng phải đầy đủ từ ngoài vào trong.
Cốt tượng làm bằng xương cây dâu, phổi được làm bằng lá thầu dầu, tim bằng quả xoài, sọ bằng quả dừa… Tượng phải giống y như những người đã mất về vóc dáng, đặc điểm khuôn mặt…, thân nhân phải thừa nhận là đúng mới được.
Sau đó thầy pháp sẽ làm lễ gọi hồn, và chỉ khi hồn chịu nhập vào tượng công việc mới xong… Đây là một nghi lễ của văn hoá tâm linh, nếu có được cảnh ấy thì phim sẽ rất bi tráng và cảm động… Nhưng chúng tôi đã không thể… Bởi vì…
Vâng, những gì thuộc về tâm linh thì rất cần cẩn trọng. Những cái chết của nghĩa binh Hoàng Sa ngày xưa là nỗi mất mát đau thương, nhưng đó lại chính là những cái chết mang tính biểu tượng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Còn bây giờ…
Hoàng Sa đang tạm thời chia cắt khỏi thân thể Tổ quốc, đó là nỗi đau của chúng ta! Và đó cũng là nỗi khó khăn khi chúng tôi thực hiện bộ phim. Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… đau lắm chứ!
Các anh đã làm cách nào để có tư liệu cho bộ phim?
Việc tìm kiếm tư liệu rất khó khăn. Nhưng may là chúng tôi đã tìm được rất nhiều cuốn gia phả của những dòng họ ở đảo Lý Sơn còn ghi rõ các sự kiện, thời gian các đội thuyền binh ra Hoàng Sa, đối chiếu với các cuốn chính sử thời Nguyễn thì hoàn toàn chính xác.
Chúng tôi cũng đã tìm được những nhân chứng sống là những quân nhân và nhân viên khí tượng thời Việt Nam Cộng hoà đã từng sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa, đã từng chứng kiến cảnh quân Trung Quốc tấn công Hoàng Sa năm 1974…
Thế nghĩa là bộ phim sẽ phải quay ở rất nhiều nơi?
Chúng tôi phải quay ở Lý Sơn, tiền đồn của những đội hùng binh Hoàng Sa; Đà Nẵng, Huế, Hà Nội…, nơi có những người đi bảo vệ Hoàng Sa còn sống.
“Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… Đau lắm!”
Có “hùng binh thời đại mới” để lấy lại Hoàng Sa...
Tôi đã xem phim và nhận thấy, ngoài những hình ảnh sinh động, phim còn có lời bình rất giàu tính văn học, tạo được cảm xúc mạnh cho người xem…
Khi hình hài bộ phim đã hiện ra tôi mới nghĩ đến việc chọn người viết lời bình.Tôi nhận thấy giọng văn của anh Khuất Quang Thụy sẽ phù hợp với nội dung, chủ đề bộ phim. Rất mừng là anh Thụy sau khi xem phim đã nhận viết lời bình.
Tiếp đó chúng tôi lại phải nghĩ tới việc chọn nghệ sĩ nào đọc lời bình để có thể chuyển tải hết được tinh thần của bộ phim. Và nghệ sĩ Phú Thăng đã không phụ lòng tin cậy của chúng tôi.
Tình hình Biển Đông đang nóng lên, anh và những người làm phim trẻ của Điện ảnh Quân đội đã thể hiện thái độ và hành động của nghệ sĩ thế nào?
Thái độ chúng tôi đã thể hiện qua bộ phim Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc đấy thôi. Hoàng Sa, phần đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam chưa thuộc về đất mẹ. Đau xót lắm!
Chúng tôi đã đưa vào phim câu nói nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được...”.
Chúng tôi cũng thể hiện trực tiếp bằng lời bình: Ngày xưa chúng ta có những đội hùng binh giữ đảo, bây giờ chúng ta cũng có những đội “hùng binh thời đại mới” để lấy lại chủ quyền Hoàng Sa...
Hành động ư? Với những nghệ sĩ làm phim quân đội hiện nay, chúng tôi luôn sẵn sàng “tay máy, tay súng” để lao vào những nơi ác liệt hiểm nguy nhất.
Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được 16 giải Bồ câu vàng, Bồ câu bạc quốc tế cùng nhiều giải thưởng cao quí trong nước. Nhưng, để có được những thước phim tư liệu quí giá mang lại những vinh quang đó, đã có 30 chiến sĩ làm phim hi sinh trên các chiến trường…
Ngay từ bây giờ chúng tôi đã bắt tay làm một bộ phim tài liệu nhựa mới về Trường Sa. Và tôi tin rằng, những nghệ sĩ trẻ của Điện ảnh Quân đội nhân dân không xấu hổ với thế hệ cha anh mình!
Cảm ơn anh!
(Nguồn Enews.com.vn)
VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… Đau lắm!”
Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ
Con thứ mới được ra Hoàng Sa
Khi làm phim anh có nhắm tới giải thưởng?
Không bao giờ! Tôi làm bộ phim này hoàn toàn theo sự thúc giục của cảm xúc…
Cách đây mấy năm tôi nhận thấy mật độ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của ta ngày càng tăng. Tôi dự cảm rằng sẽ có chuyện xảy ra ở Biển Đông và tôi nghĩ mình phải làm một cái gì đó.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định làm phim về Hoàng Sa theo thể loại chính luận. Mục đích của tôi là dùng ngôn ngữ điện ảnh để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam.
Hẳn là anh ấp ủ kịch bản phim về Hoàng Sa kỹ lắm?
Từ khi có ý tưởng, viết kịch bản cho tới khi khởi quay phải mất 4 tháng. Là bởi chúng tôi phải đợi đúng dịp diễn ra Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của nhân dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi mới có thể khởi quay.
Đó là cái lễ diễn ra vào tháng 3 hàng năm, phục dựng cảnh một nghi lễ tiễn đưa trang nghiêm và cảm động của nhân dân đảo Lý Sơn ngày xưa mỗi khi có thuyền vâng mệnh vua vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Trong nghi lễ ấy những nghĩa sĩ hùng binh được nhân dân tế sống, có thể hiểu như làm lễ truy điệu sống cho các chiến sĩ trước khi vào một trận đánh sinh tử…
“Hoàng Sa sóng nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về”…, câu ca dao của nhân dân đảo Lý Sơn đã nói lên tính chất hiểm nguy của nhiệm vụ giữ đảo thời xưa. Trong thời gian quay bộ phim, hình ảnh nào khiến anh ám ảnh nhất?
Những ngôi mộ gió… Đó là những ngôi mộ tượng trưng của những hùng binh Hoàng Sa đã bỏ mình vì nghĩa cả. Khắp dải đất duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng vào tới Phú Yên nơi đâu cũng có những ngôi mộ gió.
Nhưng ở Lý Sơn mộ gió nhiều hơn cả…
Tôi đã đi khắp những khu mộ gió ấy thắp hương và suy ngẫm. Ngày xưa những người đi giữ Hoàng Sa đều đã xác định ra đi không có ngày về. Bởi thế những gia đình phải để con trưởng ở nhà làm nhiệm vụ thờ tự tổ tiên, đi Hoàng Sa chỉ là những người con thứ.
Chỉ riêng việc ấy thôi đủ biết tinh thần người dân Việt Nam từ xưa như thế nào trước nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Hoàng Sa
Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra đó…
Anh có tiếc chi tiết nào trong kịch bản không được thực hiện không?
Có một chi tiết mà chúng tôi không thể tái hiện được. Theo phong tục, khi không thấy thuyền của đội hùng binh trở về, một thầy pháp sẽ được nhân dân uỷ thác việc nặn tượng những người đã hi sinh để chôn vào những ngôi mộ gió.
Công đoạn nặn tượng rất kì bí. Đất nặn tượng phải lấy từ trên núi về xay mịn, trộn với hương liệu và rượu. Các bộ phận trên cơ thể tượng phải đầy đủ từ ngoài vào trong.
Cốt tượng làm bằng xương cây dâu, phổi được làm bằng lá thầu dầu, tim bằng quả xoài, sọ bằng quả dừa… Tượng phải giống y như những người đã mất về vóc dáng, đặc điểm khuôn mặt…, thân nhân phải thừa nhận là đúng mới được.
Sau đó thầy pháp sẽ làm lễ gọi hồn, và chỉ khi hồn chịu nhập vào tượng công việc mới xong… Đây là một nghi lễ của văn hoá tâm linh, nếu có được cảnh ấy thì phim sẽ rất bi tráng và cảm động… Nhưng chúng tôi đã không thể… Bởi vì…
Vâng, những gì thuộc về tâm linh thì rất cần cẩn trọng. Những cái chết của nghĩa binh Hoàng Sa ngày xưa là nỗi mất mát đau thương, nhưng đó lại chính là những cái chết mang tính biểu tượng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Còn bây giờ…
Hoàng Sa đang tạm thời chia cắt khỏi thân thể Tổ quốc, đó là nỗi đau của chúng ta! Và đó cũng là nỗi khó khăn khi chúng tôi thực hiện bộ phim. Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… đau lắm chứ!
Các anh đã làm cách nào để có tư liệu cho bộ phim?
Việc tìm kiếm tư liệu rất khó khăn. Nhưng may là chúng tôi đã tìm được rất nhiều cuốn gia phả của những dòng họ ở đảo Lý Sơn còn ghi rõ các sự kiện, thời gian các đội thuyền binh ra Hoàng Sa, đối chiếu với các cuốn chính sử thời Nguyễn thì hoàn toàn chính xác.
Chúng tôi cũng đã tìm được những nhân chứng sống là những quân nhân và nhân viên khí tượng thời Việt Nam Cộng hoà đã từng sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa, đã từng chứng kiến cảnh quân Trung Quốc tấn công Hoàng Sa năm 1974…
Thế nghĩa là bộ phim sẽ phải quay ở rất nhiều nơi?
Chúng tôi phải quay ở Lý Sơn, tiền đồn của những đội hùng binh Hoàng Sa; Đà Nẵng, Huế, Hà Nội…, nơi có những người đi bảo vệ Hoàng Sa còn sống.
“Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng Sa… Đau lắm!”
Có “hùng binh thời đại mới” để lấy lại Hoàng Sa...
Tôi đã xem phim và nhận thấy, ngoài những hình ảnh sinh động, phim còn có lời bình rất giàu tính văn học, tạo được cảm xúc mạnh cho người xem…
Khi hình hài bộ phim đã hiện ra tôi mới nghĩ đến việc chọn người viết lời bình.Tôi nhận thấy giọng văn của anh Khuất Quang Thụy sẽ phù hợp với nội dung, chủ đề bộ phim. Rất mừng là anh Thụy sau khi xem phim đã nhận viết lời bình.
Tiếp đó chúng tôi lại phải nghĩ tới việc chọn nghệ sĩ nào đọc lời bình để có thể chuyển tải hết được tinh thần của bộ phim. Và nghệ sĩ Phú Thăng đã không phụ lòng tin cậy của chúng tôi.
Tình hình Biển Đông đang nóng lên, anh và những người làm phim trẻ của Điện ảnh Quân đội đã thể hiện thái độ và hành động của nghệ sĩ thế nào?
Thái độ chúng tôi đã thể hiện qua bộ phim Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc đấy thôi. Hoàng Sa, phần đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam chưa thuộc về đất mẹ. Đau xót lắm!
Chúng tôi đã đưa vào phim câu nói nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được...”.
Chúng tôi cũng thể hiện trực tiếp bằng lời bình: Ngày xưa chúng ta có những đội hùng binh giữ đảo, bây giờ chúng ta cũng có những đội “hùng binh thời đại mới” để lấy lại chủ quyền Hoàng Sa...
Hành động ư? Với những nghệ sĩ làm phim quân đội hiện nay, chúng tôi luôn sẵn sàng “tay máy, tay súng” để lao vào những nơi ác liệt hiểm nguy nhất.
Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được 16 giải Bồ câu vàng, Bồ câu bạc quốc tế cùng nhiều giải thưởng cao quí trong nước. Nhưng, để có được những thước phim tư liệu quí giá mang lại những vinh quang đó, đã có 30 chiến sĩ làm phim hi sinh trên các chiến trường…
Ngay từ bây giờ chúng tôi đã bắt tay làm một bộ phim tài liệu nhựa mới về Trường Sa. Và tôi tin rằng, những nghệ sĩ trẻ của Điện ảnh Quân đội nhân dân không xấu hổ với thế hệ cha anh mình!
Cảm ơn anh!
(Nguồn Enews.com.vn)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn