VanVN.Net - Lễ Kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam cùng gia đình nhà thơ đồng tổ chức sáng nay, 15 – 6 - 2011 tại Hà Nội với sự chủ trì của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và NSUT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Đông đảo các nhà văn, nhà soạn kịch và các bạn yêu thơ yêu kịch Lưu Trọng Lư đã về dự...
Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong lời phát biểu đề dẫn đã nói:
“Sẽ là bất kính, bất công nếu chúng ta chỉ biết đến Lưu Trọng Lư như một nhà thơ, mặc dù sinh thời ông đã xuất bản 4 tập thơ. Nhưng ông còn là tác giả của rất nhiều vở kịch, nhiều tác phẩm văn xuôi mà số lượng còn gấp mười lần hơn thế. Hữu Thỉnh nhắc lại một kỷ niệm trong sinh hoạt quân đội, ông đã khóc khi đọc cuốn Đời cô Nhụy, đọc lén vào giờ ngủ của bộ đội bằng chiếc đèn pin tự tạo. Ông bị thu cuốn sách nhưng sau đó một tuần thì tiểu đội trưởng trả lại và nói “tớ cũng khóc, cậu ạ.”
Nhà thơ Hữu Thỉnh nói về cái đa phong cách của Lưu Trọng Lư, đa dạng về phương pháp sáng tác (hiện thực, lãng mạn và yêu nước); nhà thơ cũng đa dạng về thể loại và ở thể loại nào cũng đi đến đỉnh cao. Cùng với Tố Hữu Tế Hanh, Lưu trọng Lư là nhà thơ hàng đầu có thơ hay về đấu tranh thống nhất đất nước. Ông viết: “Tôi là kẻ thù của khuôn sáo, cằn cỗi.” Có những lúc ông đập bàn quát mắng:
Có những bữa cơm láo xược, đế vương, thừa mứa!
Hỡi người thơ mái tóc bồng bềnh
Người có nghe từ cuộc sống, sớm chiều những tiếng lanh canh?
Có lẽ ông là nhà thơ đầu tiên phát hiện cái nhức nhối phía sau của đổi mới? Ông viết:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm, mới say thơ
Và: “Ta cúi đầu trước một chữ Nhân.” Lỗ Tấn làm ngựa cho nhi đồng, Cao Bá Quát cúi lạy hoa mai còn Lưu Trọng Lư thì cúi lạy chữ Nhân. Dưới ánh sáng của chữ Nhân, Lưu Trọng Lư sáng tạo và những áng văn thơ bất hủ sẽ còn lại mãi với chúng ta.
NSƯT Lê Chức nhắc lại những kỷ niệm với tác giả của 6 vở kịch Lưu Trọng Lư mà một đôi vở ông đã sắm vai; Lê Chức làm người nghe cảm động về kỷ niệm nhà thơ nhắc ông hãy cắn răng lại mà làm người. Ông nhắc lại với tấm lòng của một đứa con, đứa cháu trước một danh nhân mà ông từng có dịp may cùng biểu đạt tư tưởng nghẹ thuật.
GS Phong Lê đọc tham luận về văn xuôi Lưu Trọng Lư (vanvn.net sẽ giới thiệu toàn văn tham luận này.)
TS Lưu Khánh Thơ đọc thám luận có tên “Dấu ấn Lưu Trọng Lư trên văn đàn nước Việt.” (vanvn.net sẽ giới thiệu toàn văn.)
Lưu Trọng Lư và cuộc tìm lại mình trong thi pháp là tên tham luận của Vũ Quần Phương. Ông đặt vấn đề các nhà thơ nhà văn đã từ bỏ tên tuổi với thành tựu cũ, để làm anh lính trơn của nền văn học mới. Xuân Diệu từng nói, tôi làm thơ cổ vũ đời sống mới cũng dở như anh Huy Cận, anh Tế Hanh nhưng tôi còn đặc sản thơ tình. Vâng, khi nước mất thì đến thân đã chẳng tiếc, tiếc gì những trang văn là tâm thức của họ, khi hy sinh đánh đổi sự nghiệp cá nhân để làm cuộc cách mạng. Vũ Quần Phương nói:
“Nhưng sau đó thì khác với nhiều người cùng thế hệ, Lưu Trọng Lư cả quyết đi tìm lại chính mình. Ấy là cõi mộng, tinh chất cảm xúc trong ông là nỗi lòng thổn thức:
Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ êm ngồi quay tơ
là gọi hồn hình ảnh. Còn đây là gọi hồn cả một thời, một thuở :
Mời em lên ngựa với anh
Nương theo bãi sậy qua ghềnh núi Mây
Em ăn hộ quả sim này
Năm sau sim chín nhớ ngày lại lên
Nhưng chỉ đến khi gặp chia cắt giới tuyến ông mới bất ngờ tìm lại chính mình. Ấy là một đêm sông Tuyến Hiền Lương :
Đêm đã tàn hơn một nửa
Thân còn đứng nơi đây
Sương thấm cả áo ngoài
Sương ướt cả hai vai
Mà tay sờ không thấy ướt
Sương thấm áo, sương ướt hai vai là thời tiết thực sông Tuyến đêm ấy, tay sờ không thấy ướt là vào cõi mộng rồi. ”
Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân phát biểu với tư cách là người biên tập sách văn xuôi, người đặt hàng Lưu Trọng Lư và người sưu tầm các tác phẩm của Lưu Trọng Lư khá đồ sộ nhưng còn nằm rải rác trên các báo từ 1930 đến 1954 để xuất bản thành hai tập Tác phẩm Lưu Trọng Lư truyện ngắn và tiểu thuyết I và II. Ông nói về hiện trạng tác phẩm trong bếp núc sưu tầm và biên tập khá lý thú. Do « sục sao » thường xuyên với di sản ngôn ngữ dưới dạng chữ quốc ngữ, Lại Nguyên Ân có một đề xuất rất đáng suy nghĩ : Cần có quyết sách lưu giữ, bảo tồn những giá trị ngôn ngữ quốc ngữ , một Viện Hán Nôm đối với chữ quốc ngữ đã được dân tộc sáng tạo và sử dụng hai trăm năm nay.
Nhà soạn kịch Tất Đạt đọc tham luận về bi kịch nói chung và những tác phẩm thanh lọc tâm hồn của Lưu Trọng Lư. Lưu Trọng Lư ngơ ngác trong nền văn học nhưng không ngừng thanh lọc tâm hồn, đưa nó trở về với thiên nhiên tự nhiên.
Nhà thơ Trần Phương Trà nhắc lại một vài kỷ niệm với nhà thơ Lưu Trọng Lư. Sau khi đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, các văn nghệ sỹ Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Trần Hoàn, Ngô Thảo, Trần Phương Trà… đã ngồi với bà quả phụ Lưu (Tôn Nữ) Lệ Minh và nhắc đến những kỷ niệm, với lòng biết ơn về sự gợi ý, sự giúp đỡ của Ông trong các tác phẩm của mình.
Thay mặt gia đình nhà thơ, KTS Lưu Trọng Hải nói :
Khi cha tôi còn sống, ông không nói về chuyện chúng tôi phải làm người như thế nào, mà chỉ nhắc : « Làm con người phải biết yêu con người » Vì thế, có thể nói tất cả anh em chúng tôi đều đã dùng chữ Nhân để ứng xử với con người và cuộc đời. Chữ Nhân không dừng lại ở cha tôi mà chắc chắn còn lại trong chúng tôi, trong những thế hệ sau của gia đình chúng tôi. Tiếp theo anh trai mình, Lưu Trọng Văn cho biết câu thơ Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm, mới say thơ đã được khắc trên bia mộ cha chúng tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Một số hình ảnh của buổi Lễ kỷ niệm:
VanVN.Net - Lễ Kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam cùng gia đình nhà thơ đồng tổ chức sáng nay, 15 – 6 - 2011 tại Hà Nội với sự chủ trì của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và NSUT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Đông đảo các nhà văn, nhà soạn kịch và các bạn yêu thơ yêu kịch Lưu Trọng Lư đã về dự...
Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong lời phát biểu đề dẫn đã nói:
“Sẽ là bất kính, bất công nếu chúng ta chỉ biết đến Lưu Trọng Lư như một nhà thơ, mặc dù sinh thời ông đã xuất bản 4 tập thơ. Nhưng ông còn là tác giả của rất nhiều vở kịch, nhiều tác phẩm văn xuôi mà số lượng còn gấp mười lần hơn thế. Hữu Thỉnh nhắc lại một kỷ niệm trong sinh hoạt quân đội, ông đã khóc khi đọc cuốn Đời cô Nhụy, đọc lén vào giờ ngủ của bộ đội bằng chiếc đèn pin tự tạo. Ông bị thu cuốn sách nhưng sau đó một tuần thì tiểu đội trưởng trả lại và nói “tớ cũng khóc, cậu ạ.”
Nhà thơ Hữu Thỉnh nói về cái đa phong cách của Lưu Trọng Lư, đa dạng về phương pháp sáng tác (hiện thực, lãng mạn và yêu nước); nhà thơ cũng đa dạng về thể loại và ở thể loại nào cũng đi đến đỉnh cao. Cùng với Tố Hữu Tế Hanh, Lưu trọng Lư là nhà thơ hàng đầu có thơ hay về đấu tranh thống nhất đất nước. Ông viết: “Tôi là kẻ thù của khuôn sáo, cằn cỗi.” Có những lúc ông đập bàn quát mắng:
Có những bữa cơm láo xược, đế vương, thừa mứa!
Hỡi người thơ mái tóc bồng bềnh
Người có nghe từ cuộc sống, sớm chiều những tiếng lanh canh?
Có lẽ ông là nhà thơ đầu tiên phát hiện cái nhức nhối phía sau của đổi mới? Ông viết:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm, mới say thơ
Và: “Ta cúi đầu trước một chữ Nhân.” Lỗ Tấn làm ngựa cho nhi đồng, Cao Bá Quát cúi lạy hoa mai còn Lưu Trọng Lư thì cúi lạy chữ Nhân. Dưới ánh sáng của chữ Nhân, Lưu Trọng Lư sáng tạo và những áng văn thơ bất hủ sẽ còn lại mãi với chúng ta.
NSƯT Lê Chức nhắc lại những kỷ niệm với tác giả của 6 vở kịch Lưu Trọng Lư mà một đôi vở ông đã sắm vai; Lê Chức làm người nghe cảm động về kỷ niệm nhà thơ nhắc ông hãy cắn răng lại mà làm người. Ông nhắc lại với tấm lòng của một đứa con, đứa cháu trước một danh nhân mà ông từng có dịp may cùng biểu đạt tư tưởng nghẹ thuật.
GS Phong Lê đọc tham luận về văn xuôi Lưu Trọng Lư (vanvn.net sẽ giới thiệu toàn văn tham luận này.)
TS Lưu Khánh Thơ đọc thám luận có tên “Dấu ấn Lưu Trọng Lư trên văn đàn nước Việt.” (vanvn.net sẽ giới thiệu toàn văn.)
Lưu Trọng Lư và cuộc tìm lại mình trong thi pháp là tên tham luận của Vũ Quần Phương. Ông đặt vấn đề các nhà thơ nhà văn đã từ bỏ tên tuổi với thành tựu cũ, để làm anh lính trơn của nền văn học mới. Xuân Diệu từng nói, tôi làm thơ cổ vũ đời sống mới cũng dở như anh Huy Cận, anh Tế Hanh nhưng tôi còn đặc sản thơ tình. Vâng, khi nước mất thì đến thân đã chẳng tiếc, tiếc gì những trang văn là tâm thức của họ, khi hy sinh đánh đổi sự nghiệp cá nhân để làm cuộc cách mạng. Vũ Quần Phương nói:
“Nhưng sau đó thì khác với nhiều người cùng thế hệ, Lưu Trọng Lư cả quyết đi tìm lại chính mình. Ấy là cõi mộng, tinh chất cảm xúc trong ông là nỗi lòng thổn thức:
Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ êm ngồi quay tơ
là gọi hồn hình ảnh. Còn đây là gọi hồn cả một thời, một thuở :
Mời em lên ngựa với anh
Nương theo bãi sậy qua ghềnh núi Mây
Em ăn hộ quả sim này
Năm sau sim chín nhớ ngày lại lên
Nhưng chỉ đến khi gặp chia cắt giới tuyến ông mới bất ngờ tìm lại chính mình. Ấy là một đêm sông Tuyến Hiền Lương :
Đêm đã tàn hơn một nửa
Thân còn đứng nơi đây
Sương thấm cả áo ngoài
Sương ướt cả hai vai
Mà tay sờ không thấy ướt
Sương thấm áo, sương ướt hai vai là thời tiết thực sông Tuyến đêm ấy, tay sờ không thấy ướt là vào cõi mộng rồi. ”
Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân phát biểu với tư cách là người biên tập sách văn xuôi, người đặt hàng Lưu Trọng Lư và người sưu tầm các tác phẩm của Lưu Trọng Lư khá đồ sộ nhưng còn nằm rải rác trên các báo từ 1930 đến 1954 để xuất bản thành hai tập Tác phẩm Lưu Trọng Lư truyện ngắn và tiểu thuyết I và II. Ông nói về hiện trạng tác phẩm trong bếp núc sưu tầm và biên tập khá lý thú. Do « sục sao » thường xuyên với di sản ngôn ngữ dưới dạng chữ quốc ngữ, Lại Nguyên Ân có một đề xuất rất đáng suy nghĩ : Cần có quyết sách lưu giữ, bảo tồn những giá trị ngôn ngữ quốc ngữ , một Viện Hán Nôm đối với chữ quốc ngữ đã được dân tộc sáng tạo và sử dụng hai trăm năm nay.
Nhà soạn kịch Tất Đạt đọc tham luận về bi kịch nói chung và những tác phẩm thanh lọc tâm hồn của Lưu Trọng Lư. Lưu Trọng Lư ngơ ngác trong nền văn học nhưng không ngừng thanh lọc tâm hồn, đưa nó trở về với thiên nhiên tự nhiên.
Nhà thơ Trần Phương Trà nhắc lại một vài kỷ niệm với nhà thơ Lưu Trọng Lư. Sau khi đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, các văn nghệ sỹ Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Trần Hoàn, Ngô Thảo, Trần Phương Trà… đã ngồi với bà quả phụ Lưu (Tôn Nữ) Lệ Minh và nhắc đến những kỷ niệm, với lòng biết ơn về sự gợi ý, sự giúp đỡ của Ông trong các tác phẩm của mình.
Thay mặt gia đình nhà thơ, KTS Lưu Trọng Hải nói :
Khi cha tôi còn sống, ông không nói về chuyện chúng tôi phải làm người như thế nào, mà chỉ nhắc : « Làm con người phải biết yêu con người » Vì thế, có thể nói tất cả anh em chúng tôi đều đã dùng chữ Nhân để ứng xử với con người và cuộc đời. Chữ Nhân không dừng lại ở cha tôi mà chắc chắn còn lại trong chúng tôi, trong những thế hệ sau của gia đình chúng tôi. Tiếp theo anh trai mình, Lưu Trọng Văn cho biết câu thơ Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm, mới say thơ đã được khắc trên bia mộ cha chúng tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Một số hình ảnh của buổi Lễ kỷ niệm:
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn