VanVN.Net - Bích động thi xã là tên một hội thơ do Trần Quang Triều làm chủ soái. Đây là một trong những hội thơ sớm nhất của nền thi ca phong kiến Việt Nam, có từ thế kỷ XIV, trước cả Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông. Thi xã được lập ở am Bích Động ngay cạnh chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều. Chính sự xuất hiện của Bích Động thi xã đã khiến Quỳnh Lâm càng thêm nức tiếng xa gần. Thi xã đã tụ hội được một số nhà thơ có tiếng thời nhà Trần, những thành viên còn biết đến ngày nay là Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn…
Theo một số học giả có uy tín thì một trong những nguyên nhân khiến Trần Quang Triều lập Bích Động thi xã ngay cạnh Quỳnh Lâm vì đây là ngôi chùa nổi tiếng và ông hầu như đã hiến toàn bộ gia sản vào nhà chùa. Hơn nữa, Đông Triều, nơi có Quỳnh Lâm và các lăng mộ vua Trần còn là điền trang, thái ấp tổ tiên của Trần Quang Triều. Dưới đây là vài nét sơ lược về một số danh sĩ tiêu biểu của Bích Động thi xã :
1. Trần Quang Triều (1287-1325) là chủ soái của Bích Động thi xã. Ông là con trai trưởng Trần Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và có cụ tổ bốn đời là An Sinh Vương Trần Liễu, chủ nhân của vùng đất An Sinh, Đông Triều. Trần Quang Triều có biệt hiệu là Cúc Đường. Ông được phong chức Tư đồ Văn Huệ Vương từ khi 14 tuổi, làm quan tới chức Nhập nội Kiểm hiệu tư đồ, đóng góp đáng kể vào sự hưng thịnh của triều Trần. Bạn ông, nhà thơ Nguyễn Ức đã viết về uy tín của ông trong triều đình:
Công ngôn do táng gian thần đảm
Hậu ngộ nan vong quốc sĩ tâm
(Lời lẽ của ông còn làm cho bọn gian thần khiếp sợ
Sự đãi ngộ nồng hậu của ông, lòng kẻ quốc sĩ khó quên)
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có một câu chuyện kể về mối thâm tình của ông với vợ. Vợ Trần Quang Triều là công chúa Thượng Trân, chẳng may công chúa mất sớm, vua Trần Minh Tông đích thân tới đưa tang. Khi vua đến, Văn Huệ Công (Trần Quang Triều) ra đón tiếp tâu bày mọi việc rành mạch, xem bề ngoài chẳng có đau buồn gì. Mọi người thấy vậy ai cũng cho là chẳng bao lâu nữa Văn Huệ Công sẽ lấy vợ khác, nào ngờ về sau Văn Huệ Công không lấy vợ và đi ẩn cư đến cuối đời.
Thơ Trần Quang Triều được tập hợp trong Cúc Đường di cảo, thể hiện những nỗi niềm sâu lắng về thời cuộc, về thiên nhiên tươi sáng, xa lánh danh lợi tầm thường.
Đường đi trơn đá núi,
Khói độc lẫn mây ngàn.
Buồm khách ngoài mưa gió,
Chùa cao hứng nắng tàn.
Đất dâu gai xanh rợp,
Trời quýt bưởi đỏ chan.
Xe trẩy bâng khuâng nhớ,
Lòng về trĩu tâm can.
(Hoàng Châu đạo thượng tác - Viết trên đường đi Hoàng Châu - Nguyễn Huệ Chi dịch)
2. Nguyễn Sưởng, hiện chưa tìm được tư liệu về năm sinh, năm mất, quê quán của ông. Chỉ biết ông có tên hiệu là Thích Liêu, là bạn của Trần Quang Triều. Nguyễn Sưởng là một trong những thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã. Ông có câu thơ nổi tiểng nói về duyên phận đời mình:
Hồ hải thập niên tri kỷ thiểu
Công danh nhị tự khiểm nhân đa
(Hồ hải mười năm, bạn tri kỉ ít
Hai chữ công danh lừa dối người ta quá nhiều)
Bài Trùng đáo Quỳnh Lâm Bích Động am lưu đề (Lại đến am Bích Động ở Quỳnh Lâm, làm thơ để lại) của ông là những cảm nhận, liên tưởng thấm thía về hai chữ đạo và đời.
Gió vờn trụ đá, hạc lên tiên,
Mây phủ nhà tranh, rồng ngủ yên.
Chợt nghĩ đến dân, rầu khúc ruột,
Chuông Quỳnh lạnh thấm ánh trăng đêm.
(Phạm Tú Châu dịch)
3. Nguyễn Ức, hiện cũng chưa biết được năm sinh, năm mất và quê quán của ông. Nguyễn Ức có biệt hiệu là Lan Trai, đã từng làm quan ở viện Hàn Lâm dưới triều vua Trần Minh Tông. Chính Nguyễn Ức là người tập hợp, biên tập các bài thơ của Trần Quang Triều sau khi mất để đưa vào Cúc Đường di cảo. Đau xót tiếc thương người bạn thân thiết, ông viết:
Ỷ lan vô hạn thương tâm sự
Mục đoạn sơ thành lệ ám hung
(Tựa lan can, đau lòng vô hạn
Vời trông rặng núi những gạt lệ thầm)
Ngoài ra, Nguyễn Ức còn viết nhiều bài thơ về tình bạn sâu sắc giữa ông với Trần Quang Triều. Thơ ông mang nỗi buồn man mác về thời cuộc, một giọng điệu tiêu biểu của các nhà thơ của Bích Động thi xã:
Thuyền buộc bên đình ngắm cảnh chơi,
Triều xưa, hành điện mất đâu rồi?
Oanh hoa chẳng biết trò hưng phế,
Quấy rối tình xuân mãi chẳng thôi.
(Bạc chu Ứng Phong đình ngẫu đề - Đậu thuyền bên đình Ứng Phong ngẫu hứng đề thơ - Đào Phương Bình dịch)
4. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1368) tên tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu (nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên). Từ nhỏ, Nguyễn Trung Ngạn đã nổi tiếng về tài văn chương. Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng giáp, sau làm quan đến chức Nhập nội đại hành khiển, Thượng thư hữu bật kiêm trì khu mật viện sự, từng đi sứ nhà Nguyên, nổi tiếng về tài ngoại giao. Lúc đi sứ ông đã viết những bài thơ thể hiện nỗi nhớ nhà da diết, đến nay còn được truyền tụng. Trong các thi sĩ của Bích Động thi xã, Nguyễn Trung Ngạn là người may mắn hơn cả nên thơ ông có một giọng điệu riêng. Thơ của ông được tập hợp trong Giới Hiên thi tập. Phan Huy Chú đánh giá về thơ Nguyễn Trung Ngạn: “Lời thơ phần nhiều hào mại, phóng khoáng, có khí phách và cốt cách Đỗ Lăng (Đỗ Phủ) và Thơ tứ tuyệt lại càng hay, không kém gì đời thịnh Đường.” Dưới đây là bài Yên Tử giang (Sông Yên Tử).
Sông xuân dào dạt nước triều lên,
Ngút cỏ hoa đồng, chim ngủ yên.
Thôn bắc thôn nam phong cảnh đẹp,
Mênh mang ánh núi ngập khoang thuyền.
(Nguyễn Thanh Dân dịch)
VanVN.Net - Bích động thi xã là tên một hội thơ do Trần Quang Triều làm chủ soái. Đây là một trong những hội thơ sớm nhất của nền thi ca phong kiến Việt Nam, có từ thế kỷ XIV, trước cả Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông. Thi xã được lập ở am Bích Động ngay cạnh chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều. Chính sự xuất hiện của Bích Động thi xã đã khiến Quỳnh Lâm càng thêm nức tiếng xa gần. Thi xã đã tụ hội được một số nhà thơ có tiếng thời nhà Trần, những thành viên còn biết đến ngày nay là Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn…
Theo một số học giả có uy tín thì một trong những nguyên nhân khiến Trần Quang Triều lập Bích Động thi xã ngay cạnh Quỳnh Lâm vì đây là ngôi chùa nổi tiếng và ông hầu như đã hiến toàn bộ gia sản vào nhà chùa. Hơn nữa, Đông Triều, nơi có Quỳnh Lâm và các lăng mộ vua Trần còn là điền trang, thái ấp tổ tiên của Trần Quang Triều. Dưới đây là vài nét sơ lược về một số danh sĩ tiêu biểu của Bích Động thi xã :
1. Trần Quang Triều (1287-1325) là chủ soái của Bích Động thi xã. Ông là con trai trưởng Trần Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và có cụ tổ bốn đời là An Sinh Vương Trần Liễu, chủ nhân của vùng đất An Sinh, Đông Triều. Trần Quang Triều có biệt hiệu là Cúc Đường. Ông được phong chức Tư đồ Văn Huệ Vương từ khi 14 tuổi, làm quan tới chức Nhập nội Kiểm hiệu tư đồ, đóng góp đáng kể vào sự hưng thịnh của triều Trần. Bạn ông, nhà thơ Nguyễn Ức đã viết về uy tín của ông trong triều đình:
Công ngôn do táng gian thần đảm
Hậu ngộ nan vong quốc sĩ tâm
(Lời lẽ của ông còn làm cho bọn gian thần khiếp sợ
Sự đãi ngộ nồng hậu của ông, lòng kẻ quốc sĩ khó quên)
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có một câu chuyện kể về mối thâm tình của ông với vợ. Vợ Trần Quang Triều là công chúa Thượng Trân, chẳng may công chúa mất sớm, vua Trần Minh Tông đích thân tới đưa tang. Khi vua đến, Văn Huệ Công (Trần Quang Triều) ra đón tiếp tâu bày mọi việc rành mạch, xem bề ngoài chẳng có đau buồn gì. Mọi người thấy vậy ai cũng cho là chẳng bao lâu nữa Văn Huệ Công sẽ lấy vợ khác, nào ngờ về sau Văn Huệ Công không lấy vợ và đi ẩn cư đến cuối đời.
Thơ Trần Quang Triều được tập hợp trong Cúc Đường di cảo, thể hiện những nỗi niềm sâu lắng về thời cuộc, về thiên nhiên tươi sáng, xa lánh danh lợi tầm thường.
Đường đi trơn đá núi,
Khói độc lẫn mây ngàn.
Buồm khách ngoài mưa gió,
Chùa cao hứng nắng tàn.
Đất dâu gai xanh rợp,
Trời quýt bưởi đỏ chan.
Xe trẩy bâng khuâng nhớ,
Lòng về trĩu tâm can.
(Hoàng Châu đạo thượng tác - Viết trên đường đi Hoàng Châu - Nguyễn Huệ Chi dịch)
2. Nguyễn Sưởng, hiện chưa tìm được tư liệu về năm sinh, năm mất, quê quán của ông. Chỉ biết ông có tên hiệu là Thích Liêu, là bạn của Trần Quang Triều. Nguyễn Sưởng là một trong những thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã. Ông có câu thơ nổi tiểng nói về duyên phận đời mình:
Hồ hải thập niên tri kỷ thiểu
Công danh nhị tự khiểm nhân đa
(Hồ hải mười năm, bạn tri kỉ ít
Hai chữ công danh lừa dối người ta quá nhiều)
Bài Trùng đáo Quỳnh Lâm Bích Động am lưu đề (Lại đến am Bích Động ở Quỳnh Lâm, làm thơ để lại) của ông là những cảm nhận, liên tưởng thấm thía về hai chữ đạo và đời.
Gió vờn trụ đá, hạc lên tiên,
Mây phủ nhà tranh, rồng ngủ yên.
Chợt nghĩ đến dân, rầu khúc ruột,
Chuông Quỳnh lạnh thấm ánh trăng đêm.
(Phạm Tú Châu dịch)
3. Nguyễn Ức, hiện cũng chưa biết được năm sinh, năm mất và quê quán của ông. Nguyễn Ức có biệt hiệu là Lan Trai, đã từng làm quan ở viện Hàn Lâm dưới triều vua Trần Minh Tông. Chính Nguyễn Ức là người tập hợp, biên tập các bài thơ của Trần Quang Triều sau khi mất để đưa vào Cúc Đường di cảo. Đau xót tiếc thương người bạn thân thiết, ông viết:
Ỷ lan vô hạn thương tâm sự
Mục đoạn sơ thành lệ ám hung
(Tựa lan can, đau lòng vô hạn
Vời trông rặng núi những gạt lệ thầm)
Ngoài ra, Nguyễn Ức còn viết nhiều bài thơ về tình bạn sâu sắc giữa ông với Trần Quang Triều. Thơ ông mang nỗi buồn man mác về thời cuộc, một giọng điệu tiêu biểu của các nhà thơ của Bích Động thi xã:
Thuyền buộc bên đình ngắm cảnh chơi,
Triều xưa, hành điện mất đâu rồi?
Oanh hoa chẳng biết trò hưng phế,
Quấy rối tình xuân mãi chẳng thôi.
(Bạc chu Ứng Phong đình ngẫu đề - Đậu thuyền bên đình Ứng Phong ngẫu hứng đề thơ - Đào Phương Bình dịch)
4. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1368) tên tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu (nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên). Từ nhỏ, Nguyễn Trung Ngạn đã nổi tiếng về tài văn chương. Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng giáp, sau làm quan đến chức Nhập nội đại hành khiển, Thượng thư hữu bật kiêm trì khu mật viện sự, từng đi sứ nhà Nguyên, nổi tiếng về tài ngoại giao. Lúc đi sứ ông đã viết những bài thơ thể hiện nỗi nhớ nhà da diết, đến nay còn được truyền tụng. Trong các thi sĩ của Bích Động thi xã, Nguyễn Trung Ngạn là người may mắn hơn cả nên thơ ông có một giọng điệu riêng. Thơ của ông được tập hợp trong Giới Hiên thi tập. Phan Huy Chú đánh giá về thơ Nguyễn Trung Ngạn: “Lời thơ phần nhiều hào mại, phóng khoáng, có khí phách và cốt cách Đỗ Lăng (Đỗ Phủ) và Thơ tứ tuyệt lại càng hay, không kém gì đời thịnh Đường.” Dưới đây là bài Yên Tử giang (Sông Yên Tử).
Sông xuân dào dạt nước triều lên,
Ngút cỏ hoa đồng, chim ngủ yên.
Thôn bắc thôn nam phong cảnh đẹp,
Mênh mang ánh núi ngập khoang thuyền.
(Nguyễn Thanh Dân dịch)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn