Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Tiểu phẩm: "Nghệ thuật thua"

Huỳnh Cương - 12-07-2011 03:21:10 PM

Sau trận thắng tưng bừng, được thưởng lớn, hai cầu thủ kéo nhau vào quán nhậu.
Cầu thủ dự bị tấm tắc khen:

- Mấy cú sút của anh thật tuyệt vời. Tiếc quá, em chỉ được vào sân có 5 phút, chẳng làm nên công cán gì cả.

Cầu thủ tiền đạo vừa lập cú hatric an ủi:

- Em cứ cố gắng tập luyện, có công mài sắt có ngày nên kim. Bóng đá là một nghệ thuật, phải học hỏi nhiều, bỗng chốc thành sao đâu dễ.

- Có bí quyết gì anh dạy bảo em với. Thời buổi này cái nghề quần đùi áo số xem ra cũng lắm chuyện quanh co phức tạp lắm. Nhiều lúc em chẳng hiểu mô tê gì cả.

- Đúng vậy, thắng thua đâu phải do chân cẳng tụi mình, tất tật phải theo lệnh của đồng tiền. Đáng thắng như chẻ tre, ông bầu bảo trận này phải thua 5 – 0, thế là phải chấp hành, để lọt lưới một cách nhục nhã. Cậu đã từng xem kịch rồi chứ. Diễn viên phải theo đúng kịch bản – Bóng đá cũng như diễn kịch thôi. Thắng, thua, hòa cứ theo kịch bản mà diễn. Thế mới gọi là nghệ thuật.

- Em cũng mê sân khấu lắm. Có lần em đã thi tuyển vào đoàn văn công quân khu nhưng bố em không cho đi. Các cụ bao giờ cũng bảo thủ, cứ bảo xướng ca vô loài. Mà anh này, em thấy nghệ thuật bóng đá xem ra còn siêu hơn các môn nghệ thuật khác, học tập để thành tài gian nan lắm.

- Cậu nghĩ vậy quá đúng. Thắng thì không nói làm gì, rõ rồi. Lực lượng mong manh hơn đối thủ, đồng đều cả các tuyến, nội ngoại binh phối hợp nhịp nhàng, huấn luyện viên giỏi đọc được trận đấu để điều chỉnh chiến thuật, thay đổi cầu thủ rồi còn áp lực sân khách, sân nhà, vai trò của cầu thủ thứ 12... Nhưng khó nhất là nghệ thuật thua và hòa.

- Em nghĩ hòa thì chỉ đá nhì nhằng, hai bên hiểu ý nhau là được.

- Không dễ đâu, cậu tưởng sân bóng không có khán giả, không có quay phim, chụp ảnh, không có mấy ông giám sát à. Phải đá như thật. Mà cũng lắm kiểu hòa. Hòa 0 – 0 nhạt thếch. Hòa nhưng rượt đuổi nhau đến 10 – 10 mới làm khán giả phấn khích chứ.

- Thế còn nghệ thuật thua.

- Tớ nói cậu đừng bép xép với ai nhé nhất là cánh nhà báo. Trước hết mình phải mở toang gôn cho đối thủ sút còn đứng trước cầu môn họ, mình phải sử dụng nghệ thuật sút ra ngoài. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Có khi trận đấu sắp kết thúc mà mình lại đang dẫn bàn.

- Em nghĩ cứ đá phản lưới nhà là thoát.

- Lộ quá. Vả lại mình là tiền đạo, khán giả họ la ó, chửi rủa, sao chịu nổi. Chỉ còn cách hay nhất là chửi trọng tài, chửi làm sao đến mức họ nổi khùng lên giơ thẻ đỏ đuổi mình ra, lúc đó đội hình rối loạn, đối phương tìm bàn thắng dễ như bốc trong bao.

- Chà! Anh cho em bài học quý như vàng. Biết thắng, biết thua mới là cầu thủ giỏi toàn diện anh nhỉ.

(Nguồn Daibieunhandan.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...