Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Các nhà văn chia tay vùng đất mỏ Cao Sơn

PV - 31-05-2011 01:15:41 PM

VanVN.Net – Kết thúc chuyến đi thực tế tại vùng đất mỏ Cao Sơn, trưa ngày 30/5/2011, lãnh đạo công ty than Cao Sơn đã có buổi gặp mặt tổng kết và chia tay với đoàn nhà văn Việt Nam. Tuy thời gian rất ngắn (trong vòng 4 ngày) nhưng những cảm xúc về vùng đất và con người Cao Sơn để lại trong lòng mỗi nhà văn thật đặc biệt. Trong buổi chia tay, các nhà văn đã chân thành chia sẻ cảm nhận cũng như dự định sáng tác của mình…

Nhà thơ Nguyễn Thị Mai: “Mặc dù thời gian đến với đất mỏ không nhiều, nhưng tôi đã được xuống đến tận khai trường, được trực tiếp chứng kiến sức sản xuất và công việc lao động của anh chị em công nhân. Nhớ lại thời sinh viên của mình, năm 1974 tôi đã từng đến đây, nơi chúng ta đang ngồi bên nhau lúc này vẫn chỉ là một vùng biển hoang sơ. Nay thì đã khác rất nhiều, cuộc sống “làng Cao Sơn” phát triển ngày một cao hơn. Công nhân mỏ được quan tâm hơn đến những điều thiết yếu nhất như nhà ở, điều kiện lao động, điều đó khiến họ yêu mỏ, gắn bó với vùng mỏ bằng tất cả tấm lòng của mình. Khi tiếp xúc với các nữ công nhân, người gây cho tôi ấn tượng đặc biệt là chị Tống Thị Liên (Tổ trưởng tổ sàng 2A), tôi sẽ dành thời gian để viết về người phụ nữ này....”

Nhà thơ Hoàng Việt Hằng: “Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện cho chúng tôi có được một chuyến đi thực tế vô cùng bổ ích. Thời gian ít nhưng tôi đã khám phá được rất nhiều điều khi trở lại vùng đất mỏ, hiểu thêm về những giọt mồ hôi rơi trên những gương tầng, đó là một nỗi ám ảnh khiến tôi thấy mình cần phải viết nhiều hơn, sâu hơn nữa về người công nhân mỏ. Đặc biệt tôi cảm nhận được sự gắn bó, tin tưởng của người lao động với ban lãnh đạo công ty qua những cuộc trò chuyện với chị em tại khu tắm nước khoáng ở thị xã Cẩm Phả (họ đi tắm nước khoáng bằng vé VIP, có giá 180.000 đồng do công ty than Cao Sơn tặng), bằng sự chăm sóc chu đáo như vậy, đúng là các anh đã cúi xuống với người lao động và người lao động đã ngước nhìn lên. Họ nói với tôi rằng: “các anh không “cuốc” giật vào lòng mình mà “cuốc” cho dân, cho đất nước được no ấm, giàu mạnh.” Tôi sẽ còn trở lại nơi đây để lấy cảm hứng sáng tác...”

Nhà báo Thiên Sơn: “Tôi là một người sinh ra sau mỏ than Cao Sơn, lớn lên học tập ở Hà Nội, ra trường công tác tại tạp chí điện ảnh, môi trường làm việc chủ yếu là thành phố, với những nhân vật được gọi với cái tên là “ngôi sao” luôn lấp lánh trong ánh đèn màu... Tôi không thể hình dung hết được những nhọc nhằn mà vĩ đại của người công nhân mỏ nếu không có chuyến đi này. Đứng ở độ cao 436m để nhìn xuống lòng moong thấp hơn 70m so với mực nước biển, tôi vô cùng thán phục những con người bình dị, bé nhỏ trước thiên nhiên. Ngay sau khi trở về, tôi sẽ hoàn thành tác phẩm viết về sự chinh phục thiên nhiên của những con người trên đất mỏ.”

Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà: “Trước khi đến đây, tôi đã được nhà văn Mai Phương (Chi hội trưởng chi hội nhà văn Quảng Ninh) “chuẩn bị tinh thần” bằng câu: Cao Sơn là “núi cao”, mà núi cao nói lái là “cáo...lui”. Đó là câu nói vui mà rất thật từ những năm 1980, khi mỏ Cao Sơn còn là vùng núi cao biển ngập. Nhưng hôm nay tôi nhận thấy được sự gắn bó của người công nhân với công ty, một sự gắn bó từ tâm linh. Bởi lẽ chưa có một đơn vị sản xuất nào lại quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh như công ty than Cao Sơn. Tôi vô cùng xúc động khi đến thăm khu công viên văn hóa Cao Sơn Lưu Thủy, công trình được xây dựng bằng chính công sức, trí tuệ, niềm tin của anh chị em công nhân, của ban lãnh đạo công ty và đông đảo người dân trong thị xã Cẩm Phả... Cao Sơn thực sự trở thành một ngôi nhà lớn, hạnh phúc và đầm ấm. Để viết về niềm vui cũng như những nhọc nhằn của cuộc sống là điều không dễ, nếu không có những trải nghiệm quý giá như thế này.”

Nhà văn Vũ Đảm: “Đây là một chuyến đi vui, đáng nhớ, đáng viết. Thay mặt đoàn nhà văn đi thực tế tại công ty than Cao Sơn, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, cảm ơn anh chị em công nhân, cảm ơn lòng nhiệt tình, nồng hậu của vùng đất mỏ đã làm giàu lên trong tâm hồn và trái tim mỗi chúng tôi những cảm xúc đặc biệt. Tôi xin được chúc Cao Sơn luôn “cao hơn núi” về đời sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện.”

Nhà văn Mai Phương: “Với cương vị của mình, tôi vừa là khách, vừa là chủ nhà trong chuyến đi này, niềm vui cũng như nỗi lo lắng vì thế mà cũng tăng lên gấp đôi. Nhưng đến hôm nay, kết thúc chuyến thực tế không dài ngày nhưng thu được những kết quả ban đầu khả quan, tôi thấy vô cùng phấn khởi. Tôi đã gắn bó với vùng đất mỏ gần bằng số tuổi đời của mình, nên ghi nhận được một điều đã nằm sâu trong lòng mình, đó là tại vùng đất này có rất nhiều con người yêu nước mà làm ra than. Tôi đã viết khá nhiều và sẽ còn viết về họ, nhưng dường như chưa bao giờ có thể coi là đủ, tôi xin gửi gắm vào các nhà văn, nhà thơ, nhà báo thế hệ tiếp nối, những hy vọng của mình về một đề tài rộng lớn và quan trọng: đề tài công nhân lao động Việt Nam.”

Ông Phạm Hồng Lương (Bí thư Đảng ủy công ty than Cao Sơn): “Thay mặt ban lãnh đạo công ty, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn các nhà văn đã tổ chức chuyến đi tìm hiểu cuộc sống lao động sản xuất của công nhân vùng mỏ. Tôi vô cùng xúc động trước những đánh giá, cảm nhận sâu sắc về đất mỏ của các nhà văn, nhà thơ. Mong rằng sẽ có những chuyến đi thực tế dài ngày hơn, vào nhiều thời gian khác nhau trong năm để các nhà văn có thể chứng kiến và cảm nhận toàn diện hơn nữa về đất và người vùng than. Trong thời gian tới, công ty than Cao Sơn sẽ tiếp tục nâng cao, cải tiến thiết bị khai thác, thực hiện tốt mục tiêu tập trung cho người lao động để phát triển đời sống tốt đẹp, ấm no hơn. Xin kính chúc các anh chị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và dồi dào sáng tạo!”

Một số hình ảnh buổi chia tay vùng đất mỏ Cao Sơn:

 

 

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Giao hưởng – gió Đỗ Quyên

VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...