VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ tộc trên dải đất hình chữ S, cũng như nhiều nơi trên trái đất, có khi phải hàng trăm năm (do sự sáng tạo nối tiếp các thế hệ, như các trường ca Tây Nguyên, người Mường...).
Hãy là tiếng kèn đồng tiên báo! Gió ơi
Percy Bysse Selley
Phải thú thật, tôi đã nghĩ, lần ra mắt ấn bản đầu tiên này, có lẽ là Một trường ca (Lòng hải lý). Bởi thể tạng của trường ca, đôi khi nó lớn vổng như vòi rồng, hút vào tất cả mọi thứ, mà nó vớ được, rồi nhả... lên trời! Nên bốn trường ca vô tình bị “giáng cấp” thành bốn phần/chương? Rồi lại nghĩ, truyền hình thông tin đại chúng vẫn quảng cáo “2 trong 1”, “3 trong 1” cho các doanh nghiệp. Vậy, với thơ, phải “N trong 1”, chứ “4 trong 1”, thì chưa sợ hành lý quá cước.
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”! (dẫn Kiều)
Trường ca ĐQ đến để chiếm hữu những khoảng trống do thiên nhiên hay con người tạo ra, hoặc để lại đâu đó trong hành trình. Trường ca ĐQ lả lướt trên hai cánh nhạc-thi. Với phách nhịp, chuỗi khúc, cùng sự thay đổi liên tục và bất ngờ của nốt gam, chữ câu, tứ điệu... khuấy động, làm mọi vật hiện lên trên khoảng trống không ấy. Tạm gọi là Khoảng trống/vắng anh hùng ca.
ĐQ tri ân với những “dấu chân” trường ca từ thượng nguồn, từ đông sang tây, từ Homer, Dante, Đam San, Xinh Nhã... cho đến Tagore, Esenin, Maiacovxki, Trần Dần, R. Gamzatov, Thanh Thảo, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Viên Linh… nhưng nghiêng về biểu tượng.
ĐQ với tiếng Việt có một tình tự kỳ lạ, có thể chỉ ra ít chỗ vụng, nhưng có chỗ thì tiếng Việt lại vụng về trước ĐQ. Có thể bổ sung một số từ Việt mới và lạ.
Người Việt quen với cách ví von ưa biểu nghĩa, hay châm chọc, làm méo mó, thu giảm các biểu tượng, “coi Trời bằng vung”, vung trở thành biểu nghĩa, được ví von sánh với biểu tượng Trời : “vừa bằng cái vung/ vùng xuống ao/...”. Chừng nào trí tưởng tượng còn bị kỳ thị, coi như con điên trong nhà, thì nguồn cảm hứng sáng tạo sẽ bị nhốt hãm, trì kéo sự tiến bộ *) - những biểu tượng, phải chăng vì thế có một vị trí đặc biệt trong trường ca của ĐQ. Đặc biệt đến mức, đất quê Việt trong anh, không những không bị thu giảm ở những tiếng chuông chùa, cây cơm nguội, cây si đầu làng, chiều (vắng), rế (nồi)... mà những nắng, mây, mưa, đò, lá, gương mặt, bông/khóm hồng, mẹ, cái chết, dòng sông, trời, bàn chân, mộ, thân, bến, con đường, ngôi nhà.... đã được thăng cấp/ trở thành những/hệ biểu tượng trong trường ca ĐQ. Nhất là Gió, chiếc “vòi” của con Rồng Trường ca đã uốn ngạo nghễ, tự phối khí thành Giao hưởng vang đến trời cao, để “ ...thơ bất tận thanh” (Thân 4, trường ca Đống chữ), nên “Luồng gió không bao giờ nói/ gào thét và im lặng”(Ch. 1, trường ca Lòng hải lý). Cũng như họa sĩ Marc Chagall, luôn nhớ về quê hương dù đang sống trên quê hương, ĐQ xa xứ nhưng không thôi day dứt “sáng thức dậy theo giờ kẻ lạ” (trường ca Bài thơ không thuộc về ai); Điều này cắt nghĩa thêm, tại sao tâm hồn người nghệ sĩ luôn là nơi nương náu cho các biểu tượng.
Giữa trời và đất là Gió (khí, thần linh, thiên sứ...), tương thích với khí nhạc trong giao hưởng, gió luôn mang những thông điệp, điều tiên báo. Những “dấu chân” thượng nguồn, những tông đồ nhọc nhằn trên con đường ngoằn ngoèo vác thánh giá Trường ca, rất có thể là một phần phiên bản đã mất của La Vulgate (Thánh kinh thông bản), hầu như ai cũng có trong hành trang biểu tượng Gió, để “gào thét và im lặng”! Dấu chân người trước gần ĐQ nhất, có lẽ là Thanh Thảo: “Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt/ hoa chuẩn bị âm thầm trong lòng đất/ nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên/ hơn một điều bất chợt” (Trường ca Những người đi tới biển). Với Thanh Thảo, Gió thật gần gũi như là người bạn: “Bàn tay vun gặp gió/ đầu ngẩng cao chạm lửa/ dấu chân đè dấu chân/ nhớ người xưa ao ước”. Bắt đầu từ Gió, rồi lửa (ánh sáng) sinh ra, dần hiện những dấu chân, ngược về thượng nguồn. Một khổ thơ tuyệt vời trong trường ca của người lính trận. Cái gần gũi ấy, cũng bắt gặp ở ĐQ: “Gió ngoài nhà không bao giờ đi vắng”. Và khi quyện/ nhập thân vào Gió “Nghe miên man gió chuyển những đường bay” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo), thì ĐQ tiếp tục triết lý: “mỗi người ngô nghê đi một chút/ thì gió sẽ đổi làn/ giảm độ cuồng”...
Sự gặp gỡ trong sáng tạo, ngay cả chữ, mô-típ, thi ảnh, biểu tượng... ở đây có thể hiểu như “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, và mở đầu Lòng hải lý, ĐQ đã tri ân những dấu chân nơi thượng nguồn, ngay cả dấu hình nhiều khi mờ ảo, khuất lấp. “Tôi ngồi/ lập danh sách các bạn văn có thể vay tiền”. ĐQ đã “vay” từ thượng cổ, trong đó có cả tạo hóa “Tạo hóa là nghệ sĩ đầu tiên và cuối cùng” (Đống chữ), cho tới “trước ngày 28/8/2055”. Cái Liste tương ngộ của ĐQ dài lắm (cho phép không theo lộ trình văn học sử, tự điển, mà dẫn từ văn bản ĐQ): Esenin, Hemingway, Tản Đà, Tagore, Nhất Linh, Bùi Giáng, Marc Chagall, Maiacovxki, Trần Dần, Trịnh Công Sơn, Mark Twain, O’ Hara, Shakespeare, Dương Tường, L. Tolstoi, Nguyễn Tất Nhiên, Khải Minh, Trần Mạnh Hảo, W. Szymborska, R. Gamzatov, Trịnh Công Sơn, Trần Nghi Hoàng, Luân Hoán, Chân Phương, Nguyễn Hoài Phương, Ginsberg, và những “Dấu chân” thượng nguồn ẩn hiện mờ khuất... “phần trắng còn lại trên giấy/ chắc gì là đoạn cuối đường” (Ch. VII Lòng hải lý).
Không có gì chắc chắn, ngay cả Gió cũng hư phù, bất ổn, mù quáng. Sống là sống gửi, “đời văn chương và đời mình /lẫn lộn” (Thân 1, Đống chữ), “bạn văn đời bạc tới cằm” (Thân 4, Đống chữ). Tạo hóa cho vay đến đâu, ĐQ hài lòng đến đó, bởi “Thơ nào cứu hết giống người”(Thân 4,Đống chữ).Tạo hóa ban cho con người nhiều thứ, trong đó có những thứ không bao giờ mất đi: lẫn lộn và ảo tưởng. Chàng ĐQ “érudit” đã biết gập mình trước Tạo hóa, nên dù còn “đãng trí”, nhưng ảo tưởng thì không “anh thông điệp lên trời xa/ bằng cái nhìn bất tử” (Ch. III, Lòng hải lý). Vượt thoát và hào sảng, một “dáng đứng” mới, mà thơ hôm nay thưa vắng. Đã rất nhiều sử thi hùng ca... thật hào sảng, có sức lôi cuốn lay động cả sân vận động hơn 30.000 người. Sau đó người nghe ra về trong lâng lâng, rồi tản về từng nhà, trong giấc ngủ, mơ thấy người anh hùng. Chỉ đôi ba nhà có người thức, họ lật giở trường ca Lòng Hải Lý, và độc thoại với sự hào sảng ĐQ (xuyên qua 4 trường ca):
...Màn kịch lớn/ người kép chính không đòi lên tiếng/ bi kịch lạc quan sẽ
của nắng trời
... Miễn là thơ còn máu của mình
... Ngủ một ngày gió/ ngày mai-ngày mai lên
...Nơi dặm dài anh dừng nghỉ/ hóa hiện mặt trời
...Xưa đã không ướp mình / giữa những hoan lạc muối/ để giờ mãi lênh
đênh
...Sự thật ở trong lòng Hải lý/ ngay mỗi bước chân
...Sự thật thèm mót được lột trần
... Đóa hoa không nói riêng bằng màu của nó/ những hoa côi gào rú/ đòi hỏi
làm rừng
...Sau những câu chữ/ có chỗ cho mặt trời
... Những người đàn bà phanh ngực/ mặc gió ào lên/ con tim họ
... Váy ai tốc đến ngọn
... Ngọn gió không cần nơi đến
... Hãy nhìn hoa nở khi bạch nhật/ và cười với gió nổi trong đầu
... Hãy theo những chuyến đò dọc/ để đến thác đầu ghềnh và những bãi
hoang đổ ra biển đời của văn chương
...So thân cùng đất trời/ sánh mình với ngàn khơi
... Dáng mẹ lừng lững úp trời mây
...Họ cất cao tiếng khóc chào đời là cách dịch chung hai chữ TỰ DO cho
trăm ngàn ngôn ngữ
... Mỗi bản trường ca anh viết trên một cơn gió đời không ai đánh ghen nổi
với gió.
…..
Hào sảng là một “dây” conterbass, kết hợp với những/hệ biểu tượng, tác thành dáng vóc mạnh mẽ và uyển chuyển trong Giao hưởng ĐQ, Gió khi như conterbass, khi như saxophone trong dàn nhạc. Giao hưởng ĐQ hiện diện vẻ đẹp ở giọng nam trung với tempo của gió. Cùng lúc 8 mặt gió đồng hiện. Trên mặt phẳng cong. Không có sân vận động. Khi sử thi hùng ca chấm dứt, ĐQ bắt đầu. Đó là khoảng trống mà Gió ùa vào. Không phải để có thêm giấc mơ mới, mà để suy tư bay bổng.
Sự mượt mà, tinh tế lại ở chữ /(nốt), nhóm chữ, câu, đoạn/gam, hợp âm, tổ khúc tạo nên những phách nhịp thay đổi liên tục, bất ngờ: 6/8, 7/8, 4/6,4/5, 5/4, 2 câu 5 /2 câu 4, 3 chữ - 2 chữ... thơ (văn xuôi) phún thạch tùy hứng: khi hào sảng, khi độc thoại, trò chuyện, lúc vãn, lúc dồn nhịp, có cả “tân cổ giao duyên”, biến điệu.
Không dừng được nỗi nhớ Trần Dần, khi đọc những câu thơ ngắn, vụt hiện của ĐQ:
... Đám mây nào cũng chở một vành tang
... Người nhắm mắt còn nhường/ tới những người muộn chết
...Mây lớn nuốt mây bé/ chiến tranh dài lê thê
... Bàn chân Giao Chỉ cắn đất
... Ta đừng mất công xua đuổi/ hai mặt trăng có thể xuất hiện một đêm
... Mùa xuân sống bằng gì/ bằng các mùa còn lại
... Im lặng thay mỗi chiếc kim giờ
... Câu thơ đau không đối mặt bao giờ
... Mỗi ngày khai tử một vết chân
...
ĐQ có không ít những câu thơ làm ta sững sờ. Nó ám ảnh, xui khiến đến điểm hẹn. Điểm hẹn nào? Có phải
...Xuôi về nơi cao gió/ hai người hai cái đầu
...Ta qua những cánh đồng ngô/ thẳng tắp sự nghiêm trang đồng phục
... Những quả nhãn chơi chốn tìm/ hạt đen để không nói/ ăn đi con! ăn đi
con!
... Những nhà nâu biết nói lời vàng
... Sữa mẹ trong gió thu
... Những con đường mang gió của tim
... Những người đàn bà khóc/ luôn phải ở phía sau
...Những loài hoa phải nụ suốt đời
....Mùa thu... lá rụng;Ngã ba sông; Tiếng chuông nhà thờ; Mái tóc dài; Lời ru;
… Tiếng còi tàu; Một tiếng trẻ nhỏ; Bến tàu; Lời mẹ dặn...
Hay
... Uyên nguyên của tình
...
Rất nhiều xui khiến, nhánh rẽ đến các điểm hẹn. Có cả cám dỗ của “Đóa hồng tím cuối mùa”. Nhưng tôi đã lỡ chọn phải điều xui khiến không hề chờ đợi, theo cách nhận lá bài Tarot: Cái Chết! “ĐIỂM HẸN: NƠI GIÓ BỊ TỬ HÌNH (Thân 7, Đống chữ). “Bi kịch lạc quan sẽ của nắng trời”. Bản giao hưởng ĐQ tự kết ngưng ở đây sao?
....Chữ nằm như nước mắt
....Miễn là thơ còn máu của mình.
Vĩ thanh:
Máu! Nơi Gió bị tử hình. Trên đường đến điểm hẹn, tôi lại nhớ đến Dante, nhà thơ thiên tài xứ Florence, tác giả của Thần Khúc. Để có được trường ca 100 khúc, “giao hưởng” của địa ngục và thiên đường, Dante đã dành trọn 15 năm cuối đời, trước khi lên giàn thiêu (1321). Việc Thần Khúc ra đời, với một thứ ngôn ngữ thi ca có một không hai, được triết ra từ trong những bùn lầy của cái thông tục vô số thổ ngữ các vùng nước Ý, đã được đánh giá như việc truy tầm chiếc bình bát Graal, lưu trữ dòng máu của Chúa. Dante đã nhận ra thứ ngôn ngữ tinh túy ở khắp nơi, trong cánh rừng những thổ ngữ, và ví nó như con báo gấm mà người thợ săn theo đuổi, hương thơm của nó xông lên, không xác định từ hướng nào.
ĐQ vay của Tạo hóa, và trả lại cho tiếng Việt. Con đường vác Thánh giá Trường ca, Dấu chân ĐQ đã in rõ. Hiển hiện một dáng đứng mới hôm nay. Tiếng Việt, cần trở nên khu rừng bạt ngàn và không ngừng sinh sôi, để thỏa trí bay lượn của Gió. Tôi đã không đến được điểm hẹn, vì chợt nhận ra, Gió chết đi, để tái sinh trong Giao hưởng - mang tên Gió Đỗ Quyên.
Hà Nội – Đà Nẵng, 16/7/11
----------
Ghi chú:
* Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới (NXB Đà Nẵng 1997)- Dictionnaire des symboles, Robert Laffont, Paris 1992
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ tộc trên dải đất hình chữ S, cũng như nhiều nơi trên trái đất, có khi phải hàng trăm năm (do sự sáng tạo nối tiếp các thế hệ, như các trường ca Tây Nguyên, người Mường...).
Hãy là tiếng kèn đồng tiên báo! Gió ơi
Percy Bysse Selley
Phải thú thật, tôi đã nghĩ, lần ra mắt ấn bản đầu tiên này, có lẽ là Một trường ca (Lòng hải lý). Bởi thể tạng của trường ca, đôi khi nó lớn vổng như vòi rồng, hút vào tất cả mọi thứ, mà nó vớ được, rồi nhả... lên trời! Nên bốn trường ca vô tình bị “giáng cấp” thành bốn phần/chương? Rồi lại nghĩ, truyền hình thông tin đại chúng vẫn quảng cáo “2 trong 1”, “3 trong 1” cho các doanh nghiệp. Vậy, với thơ, phải “N trong 1”, chứ “4 trong 1”, thì chưa sợ hành lý quá cước.
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”! (dẫn Kiều)
Trường ca ĐQ đến để chiếm hữu những khoảng trống do thiên nhiên hay con người tạo ra, hoặc để lại đâu đó trong hành trình. Trường ca ĐQ lả lướt trên hai cánh nhạc-thi. Với phách nhịp, chuỗi khúc, cùng sự thay đổi liên tục và bất ngờ của nốt gam, chữ câu, tứ điệu... khuấy động, làm mọi vật hiện lên trên khoảng trống không ấy. Tạm gọi là Khoảng trống/vắng anh hùng ca.
ĐQ tri ân với những “dấu chân” trường ca từ thượng nguồn, từ đông sang tây, từ Homer, Dante, Đam San, Xinh Nhã... cho đến Tagore, Esenin, Maiacovxki, Trần Dần, R. Gamzatov, Thanh Thảo, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Viên Linh… nhưng nghiêng về biểu tượng.
ĐQ với tiếng Việt có một tình tự kỳ lạ, có thể chỉ ra ít chỗ vụng, nhưng có chỗ thì tiếng Việt lại vụng về trước ĐQ. Có thể bổ sung một số từ Việt mới và lạ.
Người Việt quen với cách ví von ưa biểu nghĩa, hay châm chọc, làm méo mó, thu giảm các biểu tượng, “coi Trời bằng vung”, vung trở thành biểu nghĩa, được ví von sánh với biểu tượng Trời : “vừa bằng cái vung/ vùng xuống ao/...”. Chừng nào trí tưởng tượng còn bị kỳ thị, coi như con điên trong nhà, thì nguồn cảm hứng sáng tạo sẽ bị nhốt hãm, trì kéo sự tiến bộ *) - những biểu tượng, phải chăng vì thế có một vị trí đặc biệt trong trường ca của ĐQ. Đặc biệt đến mức, đất quê Việt trong anh, không những không bị thu giảm ở những tiếng chuông chùa, cây cơm nguội, cây si đầu làng, chiều (vắng), rế (nồi)... mà những nắng, mây, mưa, đò, lá, gương mặt, bông/khóm hồng, mẹ, cái chết, dòng sông, trời, bàn chân, mộ, thân, bến, con đường, ngôi nhà.... đã được thăng cấp/ trở thành những/hệ biểu tượng trong trường ca ĐQ. Nhất là Gió, chiếc “vòi” của con Rồng Trường ca đã uốn ngạo nghễ, tự phối khí thành Giao hưởng vang đến trời cao, để “ ...thơ bất tận thanh” (Thân 4, trường ca Đống chữ), nên “Luồng gió không bao giờ nói/ gào thét và im lặng”(Ch. 1, trường ca Lòng hải lý). Cũng như họa sĩ Marc Chagall, luôn nhớ về quê hương dù đang sống trên quê hương, ĐQ xa xứ nhưng không thôi day dứt “sáng thức dậy theo giờ kẻ lạ” (trường ca Bài thơ không thuộc về ai); Điều này cắt nghĩa thêm, tại sao tâm hồn người nghệ sĩ luôn là nơi nương náu cho các biểu tượng.
Giữa trời và đất là Gió (khí, thần linh, thiên sứ...), tương thích với khí nhạc trong giao hưởng, gió luôn mang những thông điệp, điều tiên báo. Những “dấu chân” thượng nguồn, những tông đồ nhọc nhằn trên con đường ngoằn ngoèo vác thánh giá Trường ca, rất có thể là một phần phiên bản đã mất của La Vulgate (Thánh kinh thông bản), hầu như ai cũng có trong hành trang biểu tượng Gió, để “gào thét và im lặng”! Dấu chân người trước gần ĐQ nhất, có lẽ là Thanh Thảo: “Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt/ hoa chuẩn bị âm thầm trong lòng đất/ nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên/ hơn một điều bất chợt” (Trường ca Những người đi tới biển). Với Thanh Thảo, Gió thật gần gũi như là người bạn: “Bàn tay vun gặp gió/ đầu ngẩng cao chạm lửa/ dấu chân đè dấu chân/ nhớ người xưa ao ước”. Bắt đầu từ Gió, rồi lửa (ánh sáng) sinh ra, dần hiện những dấu chân, ngược về thượng nguồn. Một khổ thơ tuyệt vời trong trường ca của người lính trận. Cái gần gũi ấy, cũng bắt gặp ở ĐQ: “Gió ngoài nhà không bao giờ đi vắng”. Và khi quyện/ nhập thân vào Gió “Nghe miên man gió chuyển những đường bay” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo), thì ĐQ tiếp tục triết lý: “mỗi người ngô nghê đi một chút/ thì gió sẽ đổi làn/ giảm độ cuồng”...
Sự gặp gỡ trong sáng tạo, ngay cả chữ, mô-típ, thi ảnh, biểu tượng... ở đây có thể hiểu như “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, và mở đầu Lòng hải lý, ĐQ đã tri ân những dấu chân nơi thượng nguồn, ngay cả dấu hình nhiều khi mờ ảo, khuất lấp. “Tôi ngồi/ lập danh sách các bạn văn có thể vay tiền”. ĐQ đã “vay” từ thượng cổ, trong đó có cả tạo hóa “Tạo hóa là nghệ sĩ đầu tiên và cuối cùng” (Đống chữ), cho tới “trước ngày 28/8/2055”. Cái Liste tương ngộ của ĐQ dài lắm (cho phép không theo lộ trình văn học sử, tự điển, mà dẫn từ văn bản ĐQ): Esenin, Hemingway, Tản Đà, Tagore, Nhất Linh, Bùi Giáng, Marc Chagall, Maiacovxki, Trần Dần, Trịnh Công Sơn, Mark Twain, O’ Hara, Shakespeare, Dương Tường, L. Tolstoi, Nguyễn Tất Nhiên, Khải Minh, Trần Mạnh Hảo, W. Szymborska, R. Gamzatov, Trịnh Công Sơn, Trần Nghi Hoàng, Luân Hoán, Chân Phương, Nguyễn Hoài Phương, Ginsberg, và những “Dấu chân” thượng nguồn ẩn hiện mờ khuất... “phần trắng còn lại trên giấy/ chắc gì là đoạn cuối đường” (Ch. VII Lòng hải lý).
Không có gì chắc chắn, ngay cả Gió cũng hư phù, bất ổn, mù quáng. Sống là sống gửi, “đời văn chương và đời mình /lẫn lộn” (Thân 1, Đống chữ), “bạn văn đời bạc tới cằm” (Thân 4, Đống chữ). Tạo hóa cho vay đến đâu, ĐQ hài lòng đến đó, bởi “Thơ nào cứu hết giống người”(Thân 4,Đống chữ).Tạo hóa ban cho con người nhiều thứ, trong đó có những thứ không bao giờ mất đi: lẫn lộn và ảo tưởng. Chàng ĐQ “érudit” đã biết gập mình trước Tạo hóa, nên dù còn “đãng trí”, nhưng ảo tưởng thì không “anh thông điệp lên trời xa/ bằng cái nhìn bất tử” (Ch. III, Lòng hải lý). Vượt thoát và hào sảng, một “dáng đứng” mới, mà thơ hôm nay thưa vắng. Đã rất nhiều sử thi hùng ca... thật hào sảng, có sức lôi cuốn lay động cả sân vận động hơn 30.000 người. Sau đó người nghe ra về trong lâng lâng, rồi tản về từng nhà, trong giấc ngủ, mơ thấy người anh hùng. Chỉ đôi ba nhà có người thức, họ lật giở trường ca Lòng Hải Lý, và độc thoại với sự hào sảng ĐQ (xuyên qua 4 trường ca):
...Màn kịch lớn/ người kép chính không đòi lên tiếng/ bi kịch lạc quan sẽ
của nắng trời
... Miễn là thơ còn máu của mình
... Ngủ một ngày gió/ ngày mai-ngày mai lên
...Nơi dặm dài anh dừng nghỉ/ hóa hiện mặt trời
...Xưa đã không ướp mình / giữa những hoan lạc muối/ để giờ mãi lênh
đênh
...Sự thật ở trong lòng Hải lý/ ngay mỗi bước chân
...Sự thật thèm mót được lột trần
... Đóa hoa không nói riêng bằng màu của nó/ những hoa côi gào rú/ đòi hỏi
làm rừng
...Sau những câu chữ/ có chỗ cho mặt trời
... Những người đàn bà phanh ngực/ mặc gió ào lên/ con tim họ
... Váy ai tốc đến ngọn
... Ngọn gió không cần nơi đến
... Hãy nhìn hoa nở khi bạch nhật/ và cười với gió nổi trong đầu
... Hãy theo những chuyến đò dọc/ để đến thác đầu ghềnh và những bãi
hoang đổ ra biển đời của văn chương
...So thân cùng đất trời/ sánh mình với ngàn khơi
... Dáng mẹ lừng lững úp trời mây
...Họ cất cao tiếng khóc chào đời là cách dịch chung hai chữ TỰ DO cho
trăm ngàn ngôn ngữ
... Mỗi bản trường ca anh viết trên một cơn gió đời không ai đánh ghen nổi
với gió.
…..
Hào sảng là một “dây” conterbass, kết hợp với những/hệ biểu tượng, tác thành dáng vóc mạnh mẽ và uyển chuyển trong Giao hưởng ĐQ, Gió khi như conterbass, khi như saxophone trong dàn nhạc. Giao hưởng ĐQ hiện diện vẻ đẹp ở giọng nam trung với tempo của gió. Cùng lúc 8 mặt gió đồng hiện. Trên mặt phẳng cong. Không có sân vận động. Khi sử thi hùng ca chấm dứt, ĐQ bắt đầu. Đó là khoảng trống mà Gió ùa vào. Không phải để có thêm giấc mơ mới, mà để suy tư bay bổng.
Sự mượt mà, tinh tế lại ở chữ /(nốt), nhóm chữ, câu, đoạn/gam, hợp âm, tổ khúc tạo nên những phách nhịp thay đổi liên tục, bất ngờ: 6/8, 7/8, 4/6,4/5, 5/4, 2 câu 5 /2 câu 4, 3 chữ - 2 chữ... thơ (văn xuôi) phún thạch tùy hứng: khi hào sảng, khi độc thoại, trò chuyện, lúc vãn, lúc dồn nhịp, có cả “tân cổ giao duyên”, biến điệu.
Không dừng được nỗi nhớ Trần Dần, khi đọc những câu thơ ngắn, vụt hiện của ĐQ:
... Đám mây nào cũng chở một vành tang
... Người nhắm mắt còn nhường/ tới những người muộn chết
...Mây lớn nuốt mây bé/ chiến tranh dài lê thê
... Bàn chân Giao Chỉ cắn đất
... Ta đừng mất công xua đuổi/ hai mặt trăng có thể xuất hiện một đêm
... Mùa xuân sống bằng gì/ bằng các mùa còn lại
... Im lặng thay mỗi chiếc kim giờ
... Câu thơ đau không đối mặt bao giờ
... Mỗi ngày khai tử một vết chân
...
ĐQ có không ít những câu thơ làm ta sững sờ. Nó ám ảnh, xui khiến đến điểm hẹn. Điểm hẹn nào? Có phải
...Xuôi về nơi cao gió/ hai người hai cái đầu
...Ta qua những cánh đồng ngô/ thẳng tắp sự nghiêm trang đồng phục
... Những quả nhãn chơi chốn tìm/ hạt đen để không nói/ ăn đi con! ăn đi
con!
... Những nhà nâu biết nói lời vàng
... Sữa mẹ trong gió thu
... Những con đường mang gió của tim
... Những người đàn bà khóc/ luôn phải ở phía sau
...Những loài hoa phải nụ suốt đời
....Mùa thu... lá rụng;Ngã ba sông; Tiếng chuông nhà thờ; Mái tóc dài; Lời ru;
… Tiếng còi tàu; Một tiếng trẻ nhỏ; Bến tàu; Lời mẹ dặn...
Hay
... Uyên nguyên của tình
...
Rất nhiều xui khiến, nhánh rẽ đến các điểm hẹn. Có cả cám dỗ của “Đóa hồng tím cuối mùa”. Nhưng tôi đã lỡ chọn phải điều xui khiến không hề chờ đợi, theo cách nhận lá bài Tarot: Cái Chết! “ĐIỂM HẸN: NƠI GIÓ BỊ TỬ HÌNH (Thân 7, Đống chữ). “Bi kịch lạc quan sẽ của nắng trời”. Bản giao hưởng ĐQ tự kết ngưng ở đây sao?
....Chữ nằm như nước mắt
....Miễn là thơ còn máu của mình.
Vĩ thanh:
Máu! Nơi Gió bị tử hình. Trên đường đến điểm hẹn, tôi lại nhớ đến Dante, nhà thơ thiên tài xứ Florence, tác giả của Thần Khúc. Để có được trường ca 100 khúc, “giao hưởng” của địa ngục và thiên đường, Dante đã dành trọn 15 năm cuối đời, trước khi lên giàn thiêu (1321). Việc Thần Khúc ra đời, với một thứ ngôn ngữ thi ca có một không hai, được triết ra từ trong những bùn lầy của cái thông tục vô số thổ ngữ các vùng nước Ý, đã được đánh giá như việc truy tầm chiếc bình bát Graal, lưu trữ dòng máu của Chúa. Dante đã nhận ra thứ ngôn ngữ tinh túy ở khắp nơi, trong cánh rừng những thổ ngữ, và ví nó như con báo gấm mà người thợ săn theo đuổi, hương thơm của nó xông lên, không xác định từ hướng nào.
ĐQ vay của Tạo hóa, và trả lại cho tiếng Việt. Con đường vác Thánh giá Trường ca, Dấu chân ĐQ đã in rõ. Hiển hiện một dáng đứng mới hôm nay. Tiếng Việt, cần trở nên khu rừng bạt ngàn và không ngừng sinh sôi, để thỏa trí bay lượn của Gió. Tôi đã không đến được điểm hẹn, vì chợt nhận ra, Gió chết đi, để tái sinh trong Giao hưởng - mang tên Gió Đỗ Quyên.
Hà Nội – Đà Nẵng, 16/7/11
----------
Ghi chú:
* Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới (NXB Đà Nẵng 1997)- Dictionnaire des symboles, Robert Laffont, Paris 1992
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn