Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!”

Minh Cường - 25-07-2011 08:13:15 AM

VanVN.Net - "Lịch sử trong ngàn bản đồ cổ xuyên suốt trong hàng trăm năm qua, do người đương thời khi ấy vẽ đã khẳng định rằng: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam! Điều đó là chắc chắn!". Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã thông tin như thế tại buổi nói chuyện về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa qua các bản đồ cổ ở Cà phê thứ Bảy, sáng 23-7...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với tấm bản đồ cổ

Trên rất nhiều bản đồ cổ có được, ông cho biết tất cả đều ghi rất rõ ràng: Vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa (hay Paracel) là của Việt Nam, không có bản đồ nào ghi đó là vùng biển của Trung Quốc. Ông cũng phân tích sự hiểu nhầm danh xưng về biển Nam Trung Hoa (biển Hoa Nam) mà Trung Quốc đã lợi dụng để thâu tóm biển Đông thông qua "đường đứt đoạn chín khúc" là vô lý và vi phạm luật pháp quốc tế. Cụ thể, trước khi có tên gọi biển Nam Trung Hoa thì biển Đông đã được ghi trong rất nhiều bản đồ cổ (có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ) là Giao Chỉ dương, Đông Dương đại hải, Đông Nam hải rồi biển Giao Chỉ gần Trung Hoa (Cochinchine)…. Về sau, do các nhà vẽ bản đồ phương Tây hiểu nhầm chỉ ghi là biển Trung Hoa (Mer de Chine hoặc China sea). (Xem các bài: Từ biển Giao Chỉ đến "đường lưỡi bò" và Vì sao biển Đông lại thành biển Trung Hoa? (Pháp Luật TP.HCM, 27-6 và 3-7-2011).

Tại buổi nói chuyện, nhiều người lần đầu tiên được biết những kiến thức trên, được trực tiếp nhìn thấy những bản đồ cổ, những nét vẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhiều người mong muốn những kiến thức quý báu này đến được nhiều hơn nữa với toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trăn trở: "Tôi mong muốn những tấm bản đồ này được treo ở các trường học, viện nghiên cứu và rộng hơn nữa là trong nhà người dân hay chí ít là trong những quán cà phê như thế này... Làm sao để nói được thật nhiều cho dân mình, cho thế giới, cho người Trung Quốc biết những chứng cứ lịch sử có thật, không thể đi ngược lại về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta. Và chính từ sự hiểu biết thật cặn kẽ, vững chắc mới mong tạo được sự thống nhất, sự nhận thức sâu xa trong lòng dân tộc về chủ quyền của mình. Điều ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".

(Nguồn phapluattp.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...