VanVN.Net - Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí. Đó là câu châm ngôn được in trên tấm lịch hằng ngày, tình cờ tôi đọc được. Chỉ chưa an tâm một chút là do biên tập hay do in mà họ quên đề tên tác giả. Tôi lập tức vào internet nhờ Google tìm hộ tên người đã có câu châm ngôn rất hay kia. Kết quả hiện lên đúng câu tôi muốn tìm. Có phải câu ấy là của La Fontaine? Chỉ biết rằng đó là câu châm ngôn đã nhắc nhở tôi điều cần viết và những suy ngẫm trước trang viết của mình…
Chữ nghĩa bao la như cánh đồng vậy. Cánh đồng cho ta những hạt lúa củ khoai bằng thực. Cánh đồng chữ cũng vậy. Làm sao những suy nghĩ, những điều viết ra không khô cằn giáo lý. Những cảm xúc không sa đà, không hời hợt. Làm sao chữ nghĩa thiết thực tựa như nông lương.
Cánh đồng ngổn ngang mùa màng chữ nghĩa
nỗi đau nhân gian nhỏ xuống từng dòng
số phận những con chữ như hạt giống
gieo sao gặt nấy
anh gieo đắng cay trên sỏi đá khô cằn
anh gieo hận thù nơi cồn hoang cát bụi
anh gieo ti tiện lên đồng lầy nước đọng
thì trong mơ anh cũng chả thấy lúa trổ bông vàng
Vâng, tôi phải học cánh đồng. Trải những nắng những mưa cánh đồng vẫn đầy sức sống. Chẳng bao giờ vơi cạn những nấu nung sự sống ắp đầy phù sa sinh sôi nảy nở. Không có gì thay thế cánh đồng đã cho ta yên lòng ấm dạ. Cánh đồng lặng lẽ hiến dâng. Cánh đồng chưa bao giờ lớn tiếng về công tích của mình.
Không có cánh đồng, tất nhiên loài người sẽ bị đói. Đói về vật chất đã khổ, lại còn đói về tinh thần, thì con người mới chỉ sống một nửa ! Thế thì cớ làm sao con người bạc bẽo với cánh đồng? Cớ sao cánh đồng cứ bị vạc xén thậm tệ? Cánh đồng như một thực thể. Nó có ký ức mồ hôi nước mắt. Nó có tâm hồn đấy. Nó có tình yêu đấy! Và, tôi viết:
giản dị lúa khoai
cánh đồng vẫn muôn năm khoai lúa
chữ Việt tâm hồn Việt tình yêu Việt
nào phải cao siêu trường phái nọ chủ nghĩa kia
dẫu hậu hiện đại gì thì bát cơm vẫn phải gọi bát cơm
dẫu duy mỹ siêu hình hay gì gì nữa
ánh trăng vẫn gọi ánh trăng chứ còn cách gọi nào khác
Chân lý bao giờ cũng giản dị. Chữ nghĩa cũng mang thân phận. Khám phá tận sâu thẳm tâm hồn đất đai cũng là tự khám phá tâm hồn mình. Từ đấy để mà rung động. Bao giờ thấy bát ngát một mùa chữ thì sẽ thấy lòng đầy xúc cảm. Muốn reo lên. Muốn cầm bông lúa trĩu hạt mà hít hà chút hương quê đồng nội. Rất sợ cánh đồng trơ cỗi, câu chữ non lép. Cứ gì phải tìm đâu xa? Mầu mỡ ở ngay quanh ta. Phù sa ở ngay quanh ta. Phải cảm ơn dòng sông mang tâm hồn Việt, tình yêu Việt đã hun đúc từ bao đời nên cánh đồng phì nhiêu. Tôi nghĩ vậy. Chỉ lo câu chữ vô hồn. Vì lẽ đó, hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí, cứ thôi thúc tôi, hãy viết những gì đúng với trải nghiệm của mình, đúng với niềm kiêu hãnh của dân tộc mình.
câu lục bát vẫn chắt chiu sương nắng
chắt lắng phù sa
tâm hồn Việt tình yêu Việt
chấp vạn uốn éo rối mù chữ nghĩa
thắp hương mà vái
"trăm năm trong cõi người ta"
Tôi vẫn nghĩ, viết là sống và chiêm nghiệm. Tình yêu và trí tuệ là cặp song sinh của thi ca. Cảm xúc và tư duy đi chung một con đường. Không có gì tận cùng kỳ lý. Cứ cày xới, cánh đồng hẳn sẽ chẳng phụ người.
18/1/2010 – 4/5/2011
VanVN.Net - Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí. Đó là câu châm ngôn được in trên tấm lịch hằng ngày, tình cờ tôi đọc được. Chỉ chưa an tâm một chút là do biên tập hay do in mà họ quên đề tên tác giả. Tôi lập tức vào internet nhờ Google tìm hộ tên người đã có câu châm ngôn rất hay kia. Kết quả hiện lên đúng câu tôi muốn tìm. Có phải câu ấy là của La Fontaine? Chỉ biết rằng đó là câu châm ngôn đã nhắc nhở tôi điều cần viết và những suy ngẫm trước trang viết của mình…
Chữ nghĩa bao la như cánh đồng vậy. Cánh đồng cho ta những hạt lúa củ khoai bằng thực. Cánh đồng chữ cũng vậy. Làm sao những suy nghĩ, những điều viết ra không khô cằn giáo lý. Những cảm xúc không sa đà, không hời hợt. Làm sao chữ nghĩa thiết thực tựa như nông lương.
Cánh đồng ngổn ngang mùa màng chữ nghĩa
nỗi đau nhân gian nhỏ xuống từng dòng
số phận những con chữ như hạt giống
gieo sao gặt nấy
anh gieo đắng cay trên sỏi đá khô cằn
anh gieo hận thù nơi cồn hoang cát bụi
anh gieo ti tiện lên đồng lầy nước đọng
thì trong mơ anh cũng chả thấy lúa trổ bông vàng
Vâng, tôi phải học cánh đồng. Trải những nắng những mưa cánh đồng vẫn đầy sức sống. Chẳng bao giờ vơi cạn những nấu nung sự sống ắp đầy phù sa sinh sôi nảy nở. Không có gì thay thế cánh đồng đã cho ta yên lòng ấm dạ. Cánh đồng lặng lẽ hiến dâng. Cánh đồng chưa bao giờ lớn tiếng về công tích của mình.
Không có cánh đồng, tất nhiên loài người sẽ bị đói. Đói về vật chất đã khổ, lại còn đói về tinh thần, thì con người mới chỉ sống một nửa ! Thế thì cớ làm sao con người bạc bẽo với cánh đồng? Cớ sao cánh đồng cứ bị vạc xén thậm tệ? Cánh đồng như một thực thể. Nó có ký ức mồ hôi nước mắt. Nó có tâm hồn đấy. Nó có tình yêu đấy! Và, tôi viết:
giản dị lúa khoai
cánh đồng vẫn muôn năm khoai lúa
chữ Việt tâm hồn Việt tình yêu Việt
nào phải cao siêu trường phái nọ chủ nghĩa kia
dẫu hậu hiện đại gì thì bát cơm vẫn phải gọi bát cơm
dẫu duy mỹ siêu hình hay gì gì nữa
ánh trăng vẫn gọi ánh trăng chứ còn cách gọi nào khác
Chân lý bao giờ cũng giản dị. Chữ nghĩa cũng mang thân phận. Khám phá tận sâu thẳm tâm hồn đất đai cũng là tự khám phá tâm hồn mình. Từ đấy để mà rung động. Bao giờ thấy bát ngát một mùa chữ thì sẽ thấy lòng đầy xúc cảm. Muốn reo lên. Muốn cầm bông lúa trĩu hạt mà hít hà chút hương quê đồng nội. Rất sợ cánh đồng trơ cỗi, câu chữ non lép. Cứ gì phải tìm đâu xa? Mầu mỡ ở ngay quanh ta. Phù sa ở ngay quanh ta. Phải cảm ơn dòng sông mang tâm hồn Việt, tình yêu Việt đã hun đúc từ bao đời nên cánh đồng phì nhiêu. Tôi nghĩ vậy. Chỉ lo câu chữ vô hồn. Vì lẽ đó, hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí, cứ thôi thúc tôi, hãy viết những gì đúng với trải nghiệm của mình, đúng với niềm kiêu hãnh của dân tộc mình.
câu lục bát vẫn chắt chiu sương nắng
chắt lắng phù sa
tâm hồn Việt tình yêu Việt
chấp vạn uốn éo rối mù chữ nghĩa
thắp hương mà vái
"trăm năm trong cõi người ta"
Tôi vẫn nghĩ, viết là sống và chiêm nghiệm. Tình yêu và trí tuệ là cặp song sinh của thi ca. Cảm xúc và tư duy đi chung một con đường. Không có gì tận cùng kỳ lý. Cứ cày xới, cánh đồng hẳn sẽ chẳng phụ người.
18/1/2010 – 4/5/2011
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn