VanVN.Net - Peter Campion viết về bản dịch của Jonathan Galassi từ tiếng Italy của nhà thơ vĩ đại Giacomo Leopardi trên Thời báo New York. Không khí cuộc sống ảm đạm đã rủ bóng xuống thi ca ông…
Trong một ghi chép từ năm 1820, Giacomo Leopardi, nhà thơ Italy vĩ đại nhất thế kỷ XIX, đã viết “sẽ là không đủ khi chỉ hiểu một ý kiến đúng, người ta cũng phải cảm nhận sự thật của nó”. Những tác giả thời La Mã được cho là đã có những tuyên ngôn như vậy. Chúng thuộc về thời đại của “sự căng tràn tự phát của cảm xúc mạnh mẽ” và “lòng thánh thiện của tình cảm”. Tuy nhiên, cương lĩnh của Leopardi có vẻ hơi kỳ dị. Còi cọc vì vẹo cột sống, mệt mỏi vì u sầu và bị mẹ – một hầu tước phu nhân nổi loạn, người giày xéo lên cung điện gia đình dưới đôi ủng cưỡi ngựa – quấy nhiễu suốt 38 năm cuộc đời, Leopardi chưa bao giờ là một nhà phiêu lưu mạo hiểm của những trải nghiệm có thể cảm nhận. Ông dành phần lớn cuộc đời bị cha mẹ kìm kẹp ở thị trấn đồi núi Recanati, nép mình trên biển Adriatic.
Nhà thơ Giacomo Leopardi
Không khí ảm đạm treo trên cuộc đời Leopardi cũng che phủ thi ca ông. Những bài thơ tình bất hủ của ông hướng tới tình yêu thiết tha không được đáp lại và theo cách khác là không được thừa nhận. Những tụng ca của ông về Italy phác họa một đất nước thất bại, một trong số đó là mọi thứ chân chính đều có vẻ biến mất. Ở Leopardi, vẻ đẹp và sự tuyệt vời luôn tan mờ về phía chân trời.
Nhưng cảm giác về khoảng cách này trở thành một phần của nhà thơ thiên tài. Bốn mươi mốt bài thơ trong tập Canti của Leopardi là khác biệt, là đẹp đẽ, để sống trên ngưỡng cửa giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa thế giới giác quan và trí óc, giữa tồn tại và không tồn tại. Không như bất kỳ nhà thơ nào khác, Leopardi nắm bắt những cảm giác tinh túy nhất, ngay trước khi chúng tan biến. Bản thân ngôn từ của ông hoạt động như một yếu tố đang tan biến: nó phục vụ toàn bộ sự giàu có của tính cổ xưa, điều ông có được qua những năm chìm nghỉm ở Horace và Virgil, thậm chí khi âm điệu hoài nghi và cay đắng bắt đầu ăn mòn sự giàu có ấy.
Điều khiến bản dịch thơ Leopardi của Jonathan Galassi tuyệt hảo là ông hiểu, và hoàn lại sự chuyển động thanh khiết của suy nghĩ và cảm xúc. Galassi, tác giả của bản dịch lộng lẫy từ thơ Eugenio Montale cũng như hai tập thơ của chính ông, khiến Canti của Leopardi sinh động bởi ưu điểm của những thành ngữ tiếng Anh linh hoạt và không phô trương. Galassi cũng là chủ tịch và người xuất bản của Farrar, Straus & Giroux, ông phấn đấu cho sự chính xác xuyên suốt, nhưng hơn tất thảy ông làm việc để biến bản dịch thành những vần thơ sống. Cách diễn tả của những bản dịch đó gợi lên chính xác không khí thế kỷ XIX, nhưng không bao giờ có mùi bảo tàng tượng sáp.
Bản thân Leopardi đương nhiên là một bậc thầy về chuyển đổi âm điệu. Từ thơ đến thơ, ông điều khiển toàn bộ âm vực, từ những oán hờn công khai đến những than phiền cá nhân. Trong Trên đài tưởng niệm Dante ở Florence, ông chỉ mặt tình trạng đáng buồn của nước Italy sau thời đại Napoleon. Ở đây, ông tưởng nhớ những người lính Italy bị cưỡng bách vào đội quân Napoleon đã hy sinh trong cuộc xâm lăng Nga năm 1812:
Binh đoàn nối binh đoàn ngã xuống,
bán lõa lồ, nham nhở, đẫm máu,
và giá lạnh là giường của những thi thể tội nghiệp.
Và khi họ thở hắt làn hơi cuối
họ nhớ tới người mẹ họ hằng ngóng trông,
rằng: không phải mây hay gió, mà là sắt
lẽ ra đã giết chúng con, và vì mẹ, đất mẹ của chúng con.
Sự thừa thãi và nỗi thống khổ có chủ đích ở những dòng trên, và sự kháng cự những lẽ thường của bi thương bao trùm, cho thấy một nhà thơ có thể thẳng thừng nhẫn tâm. Trong nỗ lực vinh danh những người lính, Leopardi tạo nên sự căm phẫn chính đáng, với sự điêu luyện mà chỉ Shelley thời đó mới bắt kịp, với Nước Anh năm 1819 và Mặt nạ của sự vô chính phủ.
Leopardi cũng ấn tượng như vậy trong âm điệu lặng yên hơn. Hãy xem đoạn đầu của bài thơ tình Aspasia:
Đôi khi bóng em quay lại tâm trí,
Aspasia. Dù là huy hoàng thoáng qua
trong miền sinh sống, trong những khuôn mặt khác
hay trên những cánh đồng hoang, một ngày sáng,
dưới những ngôi sao câm lặng,
như thể gợi lên bởi sự hài hòa tao nhã,
rằng thị giác cao quý lại xuất hiện
ở một tâm hồn chông chênh trong tuyệt vọng
Đoạn thơ thật cân bằng một cách quyến rũ trên ranh giới giữa thương yêu và mất mát. Galassi truyền đạt sự run rẩy giữa những tình cảm đối lập với vẻ duyên dáng và sức mạnh. Giai điệu tinh tế của “ngày sáng” (clear day) và “tuyệt vọng” (dismay) nhấn mạnh tính đối ngẫu trung tâm đó.
Dịch thuật luôn là một nghệ thuật không hoàn hảo. Thậm chí Ovid của Marlowe và Homer của Pope đã phải hy sinh những khía cạnh của nguyên bản khi chuyển sang tiếng Anh. Liệu Galassi có đánh mất điều gì từ tiếng Italy của Leopardi?
Có thể. Có những lúc sự đúng đắn đáng ngưỡng mộ xóa tan những sắc thái diễn đạt và chuyển động của thể thơ. Ở một trong những bài thơ trữ tình nổi tiếng nhất của Leopardi – Tới mặt trăng, nhà thơ miêu tả cách thức hình ảnh mặt trăng trôi trong mắt ông, khi những giọt lệ dâng tràn (“mi sorgea sul ciglio”). Nhà thơ đánh lừa người đọc, khi ciglio có nghĩa là lông mi. Trong bản dịch của Galassi, hình ảnh trở nên kém chi tiết hơn và bình thường: mặt trăng “bơi trong mắt tôi”.
Ở một trong những bài khác cũng rất nổi tiếng của ông, Vô cực, Leopardi đưa ra một trong những cách ngắt dòng gây choáng váng nhất trong lịch sử thi ca. Khi ông nhìn ra ngoài từ trên một ngọn đồi ở Recanati, nhà thơ khẳng định ông có thể nhìn thấy “interminati / Spazi”. Galassi hoàn trả cụm thơ với sự chính xác và sự tự nhiên giống như “những khoảng cách bất tận”, nhưng ông đánh mất câu thơ vắt dòng đó, điều không chỉ mô tả mà còn kích hoạt một phút giây nghẹt thở hoàn toàn.
Luôn có những ý kiến phản đối, sự soi mói trở thành cảm giác cay đắng khác lạ như ăn thịt một con quạ (có thể là một bữa ăn ngon cho bất cứ nhà phê bình nào). Xét cho cùng, cái hay của những bản dịch của Galassi nằm ở tính linh hoạt. Chúng không phải những bản dịch tự do, cũng không phải là những bản dịch “nghĩa đen” của sự thưởng thức hàn lâm. Galassi tránh để lộ ra những đoạn ông cắt bỏ, nhưng cũng biết trung thành với từng câu chữ, từng hiệu ứng của dòng và câu, và thường tránh biến kết quả của những máy dịch ngôn ngữ thành thứ Esperanto ngớ ngẩn. Galassi đi theo những nét chính xác của tiếng Italy với cách chăm sóc đầy học thuật. Thực ra, bản thân những chú giải trong ấn bản này đã là một thành quả ấn tượng. Tuy nhiên, quan trọng hơn, ông đem tới cho độc giả những vần thơ thực thụ bằng tiếng Anh, những vần thơ khỏe khoắn và có nhịp đập.
Ấn bản tiếng Anh hoàn hảo của Canti tự nó nên là một sự kiện. Nhưng cuốn sách làm nên một điều gì đó còn tuyệt vời hơn. Với một vài thế hệ bây giờ, thơ ca Italy tồn tại trong độc giả và tác giả Anh ngữ giống như một tin đồn hơn là một niềm cảm hứng. Ví dụ, Mark Strand, Rosanna Warren và Charles Wright nằm trong số rất ít các nhà thơ Mỹ đương đại hiểu được nhịp điệu của Leopardi. Bây giờ, ông có thể trở nên quan trọng với văn học Mỹ giống như Baudelaire hay Rilke, những nhà thơ thiên tài tương tự, với những bản dịch tuyệt vời có sẵn từ lâu.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1960, Eugenio Montale cho rằng “sau Leopardi, không ai có thể viết những vần thơ như thế trong phần còn lại của thế kỷ”. Chắc chắn rằng, với các nhà thơ Italy, Leopardi hẳn đã phủ bóng lớn lao lên họ. Mặc dù chúng ta sống trong một không gian và thời gian khác, và bởi vì không một nhà thơ đương đại nào lại nghiêm túc theo đuổi phong cách thế kỷ XIX, ảnh hưởng của ông có cơ hội trở nên sâu sắc hơn. Lịch sử văn học bản thân nó phụ thuộc vào những liên kết huyền bí như thế. Khi người cha độc đoán Monaldo Leopardi mở cửa thư viện cho cậu con trai chưa đến tuổi dậy thì, và cho phép cậu bé dành cả ngày ở đó, điều đó đã vĩnh viễn thay đổi thế giới văn học. Ai mà biết được? Thi sĩ vĩ đại tiếp theo của nước Mỹ biết đâu là một cô bé cấp ba ở Wyoming may mắn được tiếp xúc với bản dịch của Jonathan Galassi trong thư viện?
VanVN.Net - Peter Campion viết về bản dịch của Jonathan Galassi từ tiếng Italy của nhà thơ vĩ đại Giacomo Leopardi trên Thời báo New York. Không khí cuộc sống ảm đạm đã rủ bóng xuống thi ca ông…
Trong một ghi chép từ năm 1820, Giacomo Leopardi, nhà thơ Italy vĩ đại nhất thế kỷ XIX, đã viết “sẽ là không đủ khi chỉ hiểu một ý kiến đúng, người ta cũng phải cảm nhận sự thật của nó”. Những tác giả thời La Mã được cho là đã có những tuyên ngôn như vậy. Chúng thuộc về thời đại của “sự căng tràn tự phát của cảm xúc mạnh mẽ” và “lòng thánh thiện của tình cảm”. Tuy nhiên, cương lĩnh của Leopardi có vẻ hơi kỳ dị. Còi cọc vì vẹo cột sống, mệt mỏi vì u sầu và bị mẹ – một hầu tước phu nhân nổi loạn, người giày xéo lên cung điện gia đình dưới đôi ủng cưỡi ngựa – quấy nhiễu suốt 38 năm cuộc đời, Leopardi chưa bao giờ là một nhà phiêu lưu mạo hiểm của những trải nghiệm có thể cảm nhận. Ông dành phần lớn cuộc đời bị cha mẹ kìm kẹp ở thị trấn đồi núi Recanati, nép mình trên biển Adriatic.
Nhà thơ Giacomo Leopardi
Không khí ảm đạm treo trên cuộc đời Leopardi cũng che phủ thi ca ông. Những bài thơ tình bất hủ của ông hướng tới tình yêu thiết tha không được đáp lại và theo cách khác là không được thừa nhận. Những tụng ca của ông về Italy phác họa một đất nước thất bại, một trong số đó là mọi thứ chân chính đều có vẻ biến mất. Ở Leopardi, vẻ đẹp và sự tuyệt vời luôn tan mờ về phía chân trời.
Nhưng cảm giác về khoảng cách này trở thành một phần của nhà thơ thiên tài. Bốn mươi mốt bài thơ trong tập Canti của Leopardi là khác biệt, là đẹp đẽ, để sống trên ngưỡng cửa giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa thế giới giác quan và trí óc, giữa tồn tại và không tồn tại. Không như bất kỳ nhà thơ nào khác, Leopardi nắm bắt những cảm giác tinh túy nhất, ngay trước khi chúng tan biến. Bản thân ngôn từ của ông hoạt động như một yếu tố đang tan biến: nó phục vụ toàn bộ sự giàu có của tính cổ xưa, điều ông có được qua những năm chìm nghỉm ở Horace và Virgil, thậm chí khi âm điệu hoài nghi và cay đắng bắt đầu ăn mòn sự giàu có ấy.
Điều khiến bản dịch thơ Leopardi của Jonathan Galassi tuyệt hảo là ông hiểu, và hoàn lại sự chuyển động thanh khiết của suy nghĩ và cảm xúc. Galassi, tác giả của bản dịch lộng lẫy từ thơ Eugenio Montale cũng như hai tập thơ của chính ông, khiến Canti của Leopardi sinh động bởi ưu điểm của những thành ngữ tiếng Anh linh hoạt và không phô trương. Galassi cũng là chủ tịch và người xuất bản của Farrar, Straus & Giroux, ông phấn đấu cho sự chính xác xuyên suốt, nhưng hơn tất thảy ông làm việc để biến bản dịch thành những vần thơ sống. Cách diễn tả của những bản dịch đó gợi lên chính xác không khí thế kỷ XIX, nhưng không bao giờ có mùi bảo tàng tượng sáp.
Bản thân Leopardi đương nhiên là một bậc thầy về chuyển đổi âm điệu. Từ thơ đến thơ, ông điều khiển toàn bộ âm vực, từ những oán hờn công khai đến những than phiền cá nhân. Trong Trên đài tưởng niệm Dante ở Florence, ông chỉ mặt tình trạng đáng buồn của nước Italy sau thời đại Napoleon. Ở đây, ông tưởng nhớ những người lính Italy bị cưỡng bách vào đội quân Napoleon đã hy sinh trong cuộc xâm lăng Nga năm 1812:
Binh đoàn nối binh đoàn ngã xuống,
bán lõa lồ, nham nhở, đẫm máu,
và giá lạnh là giường của những thi thể tội nghiệp.
Và khi họ thở hắt làn hơi cuối
họ nhớ tới người mẹ họ hằng ngóng trông,
rằng: không phải mây hay gió, mà là sắt
lẽ ra đã giết chúng con, và vì mẹ, đất mẹ của chúng con.
Sự thừa thãi và nỗi thống khổ có chủ đích ở những dòng trên, và sự kháng cự những lẽ thường của bi thương bao trùm, cho thấy một nhà thơ có thể thẳng thừng nhẫn tâm. Trong nỗ lực vinh danh những người lính, Leopardi tạo nên sự căm phẫn chính đáng, với sự điêu luyện mà chỉ Shelley thời đó mới bắt kịp, với Nước Anh năm 1819 và Mặt nạ của sự vô chính phủ.
Leopardi cũng ấn tượng như vậy trong âm điệu lặng yên hơn. Hãy xem đoạn đầu của bài thơ tình Aspasia:
Đôi khi bóng em quay lại tâm trí,
Aspasia. Dù là huy hoàng thoáng qua
trong miền sinh sống, trong những khuôn mặt khác
hay trên những cánh đồng hoang, một ngày sáng,
dưới những ngôi sao câm lặng,
như thể gợi lên bởi sự hài hòa tao nhã,
rằng thị giác cao quý lại xuất hiện
ở một tâm hồn chông chênh trong tuyệt vọng
Đoạn thơ thật cân bằng một cách quyến rũ trên ranh giới giữa thương yêu và mất mát. Galassi truyền đạt sự run rẩy giữa những tình cảm đối lập với vẻ duyên dáng và sức mạnh. Giai điệu tinh tế của “ngày sáng” (clear day) và “tuyệt vọng” (dismay) nhấn mạnh tính đối ngẫu trung tâm đó.
Dịch thuật luôn là một nghệ thuật không hoàn hảo. Thậm chí Ovid của Marlowe và Homer của Pope đã phải hy sinh những khía cạnh của nguyên bản khi chuyển sang tiếng Anh. Liệu Galassi có đánh mất điều gì từ tiếng Italy của Leopardi?
Có thể. Có những lúc sự đúng đắn đáng ngưỡng mộ xóa tan những sắc thái diễn đạt và chuyển động của thể thơ. Ở một trong những bài thơ trữ tình nổi tiếng nhất của Leopardi – Tới mặt trăng, nhà thơ miêu tả cách thức hình ảnh mặt trăng trôi trong mắt ông, khi những giọt lệ dâng tràn (“mi sorgea sul ciglio”). Nhà thơ đánh lừa người đọc, khi ciglio có nghĩa là lông mi. Trong bản dịch của Galassi, hình ảnh trở nên kém chi tiết hơn và bình thường: mặt trăng “bơi trong mắt tôi”.
Ở một trong những bài khác cũng rất nổi tiếng của ông, Vô cực, Leopardi đưa ra một trong những cách ngắt dòng gây choáng váng nhất trong lịch sử thi ca. Khi ông nhìn ra ngoài từ trên một ngọn đồi ở Recanati, nhà thơ khẳng định ông có thể nhìn thấy “interminati / Spazi”. Galassi hoàn trả cụm thơ với sự chính xác và sự tự nhiên giống như “những khoảng cách bất tận”, nhưng ông đánh mất câu thơ vắt dòng đó, điều không chỉ mô tả mà còn kích hoạt một phút giây nghẹt thở hoàn toàn.
Luôn có những ý kiến phản đối, sự soi mói trở thành cảm giác cay đắng khác lạ như ăn thịt một con quạ (có thể là một bữa ăn ngon cho bất cứ nhà phê bình nào). Xét cho cùng, cái hay của những bản dịch của Galassi nằm ở tính linh hoạt. Chúng không phải những bản dịch tự do, cũng không phải là những bản dịch “nghĩa đen” của sự thưởng thức hàn lâm. Galassi tránh để lộ ra những đoạn ông cắt bỏ, nhưng cũng biết trung thành với từng câu chữ, từng hiệu ứng của dòng và câu, và thường tránh biến kết quả của những máy dịch ngôn ngữ thành thứ Esperanto ngớ ngẩn. Galassi đi theo những nét chính xác của tiếng Italy với cách chăm sóc đầy học thuật. Thực ra, bản thân những chú giải trong ấn bản này đã là một thành quả ấn tượng. Tuy nhiên, quan trọng hơn, ông đem tới cho độc giả những vần thơ thực thụ bằng tiếng Anh, những vần thơ khỏe khoắn và có nhịp đập.
Ấn bản tiếng Anh hoàn hảo của Canti tự nó nên là một sự kiện. Nhưng cuốn sách làm nên một điều gì đó còn tuyệt vời hơn. Với một vài thế hệ bây giờ, thơ ca Italy tồn tại trong độc giả và tác giả Anh ngữ giống như một tin đồn hơn là một niềm cảm hứng. Ví dụ, Mark Strand, Rosanna Warren và Charles Wright nằm trong số rất ít các nhà thơ Mỹ đương đại hiểu được nhịp điệu của Leopardi. Bây giờ, ông có thể trở nên quan trọng với văn học Mỹ giống như Baudelaire hay Rilke, những nhà thơ thiên tài tương tự, với những bản dịch tuyệt vời có sẵn từ lâu.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1960, Eugenio Montale cho rằng “sau Leopardi, không ai có thể viết những vần thơ như thế trong phần còn lại của thế kỷ”. Chắc chắn rằng, với các nhà thơ Italy, Leopardi hẳn đã phủ bóng lớn lao lên họ. Mặc dù chúng ta sống trong một không gian và thời gian khác, và bởi vì không một nhà thơ đương đại nào lại nghiêm túc theo đuổi phong cách thế kỷ XIX, ảnh hưởng của ông có cơ hội trở nên sâu sắc hơn. Lịch sử văn học bản thân nó phụ thuộc vào những liên kết huyền bí như thế. Khi người cha độc đoán Monaldo Leopardi mở cửa thư viện cho cậu con trai chưa đến tuổi dậy thì, và cho phép cậu bé dành cả ngày ở đó, điều đó đã vĩnh viễn thay đổi thế giới văn học. Ai mà biết được? Thi sĩ vĩ đại tiếp theo của nước Mỹ biết đâu là một cô bé cấp ba ở Wyoming may mắn được tiếp xúc với bản dịch của Jonathan Galassi trong thư viện?
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn