VanVN.Net - Trên các con đường đèo dốc, hiểm trở, cứ một đoạn người ta lại phải làm một cái “hầm tránh” cho xe chui vào tạm thời nhằm giải phóng ách tắc ùn nghẽn có khi gây tai nạn… Trong cuộc sống lại có loại hầm tránh mang tên…Rút kinh nghiệm; loại hầm này không giúp ích gì, chỉ làm phức tạp, gập ghềnh thêm con đường đi tới dân giàu nước mạnh...
Mục đích của thứ “hầm tránh” này là giúp một số người có nơi “ẩn nấp”, thoát khỏi lưới pháp luật. Bất kể chuyện to, chuyện nhỏ, cần thiết người ta vẫn cho vô “hầm tránh” nhanh gọn được cả. Thực tế cho thấy nhiều vụ động trời, có khi gây hại to lớn thất thoát tỉ tỉ đồng tiền xương máu mồ hôi dân đóng góp, hoặc ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, nhiều vi phạm dư luận trông chờ được xử lí thoả đáng, vốn là chuyện chẳng ai mong; nhưng rồi bỗng nghe thông báo rất trịnh trọng, rằng “Xét thấy vấn đề chưa đến mức phải xử lí, nên đã cho tổ chức … “nghiêm khắc rút kinh nghiệm”! (Chưa kể rất nhiều địa phương, cơ quan đoàn thể luôn “Rút kinh nghiệm” nhiều vụ việc trong phạm vi hẹp đầy sai trái mà dư luận rộng rãi không biết). Quả đây là một thứ “phép mầu” xuất hiện đúng lúc, đúng nơi làm “hạ nhiệt” dư luận, dù dữ dội như sóng thần, như siêu bão sẽ không việc gì phải lăn tăn lo lắng nữa!
Cần thấy “Rút kinh nghiệm” là một hình thức sinh hoạt nhằm đánh giá các mặt ưu điểm và khuyết điểm, thành công và hạn chế một vấn đề nào đó của một đơn vị, một nhóm, một phạm vi hẹp, thậm chí giữa một vài cá nhân…Riêng về các sai phạm cơ bản là do vô tình xẩy ra, cần “đóng cửa bảo nhau” giúp thấy sai mà sửa, thế nên mới gọi là “rút kinh nghiệm nội bộ”. Đó không phải là vấn đề dư luận rộng rãi cần quan tâm. Còn nếu chuyện lớn lao, thậm chí là “quốc sự”, được dư luận quan tâm theo dõi, thì lại không thể xem chỉ là chuyện “rút kinh nghiệm” nữa! Điều này cho thấy sự vụ đáng phải xử lí nghiêm minh, đúng người đúng tội; nhưng lại chỉ dừng lại ở khâu “rút kinh nghiệm”, đã bộc lộ tính bất cập, sự mâu thuẫn, cố ý làm trái của cách giải quyết! Điều đáng nói là với các vụ việc, cách làm thường là xử lí cấp dưới, còn cấp trên thì cho…”Rút”. Gần đây nhất, vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An) vô cùng tang thương, trong lúc chỉ đạo các cấp, các ngành xử lí nghiêm minh theo pháp luật các đơn vị, cá nhân, thì lãnh đạo tỉnh cũng chỉ cho “rút kinh nghiệm” việc chỉ đạo của mình! (Theo VietNamnet (9-4-2011), trong bài “Vụ sập mỏ đá kinh hoàng: Chỉ rút kinh nghiệm”)…
Hình thức xử lí này ngày càng lan khắp cả chiều cao và chiều rộng của mọi mặt đời sống xã hội như một căn bệnh lây truyền rất nhanh, đi đâu cũng gặp. Có thể trên thực tế rất hãn hữu có trường hợp qua “rút kinh nghiệm” người vi phạm trở nên tiến bộ, nhận ra sai phạm; nhưng phải khẳng định rằng với vô cùng nhiều trường hợp sẽ vô tác dụng, không những thấy sai để sửa mà còn ngày càng vi phạm trắng trợn hơn nữa bởi đã có sẵn “lá chắn” hữu hiệu sẵn sàng che chở! Thật tiện ích: Vi phạm - Rút kinh nghiệm; vi phạm nữa - Lại rút kinh nghiệm nữa!... Cách “Rút” này khiến phép nước… phải “rút lui”!
Việt Nam đang thịnh hành một cuộc hoán đổi: “Văn hoá Rút kinh nghiệm” thay cho “Văn hoá từ chức”!
Hãy trả hình thức “Rút kinh nghiệm nội bộ” về đúng vị trí của nó; và những vụ việc nghiêm trọng xẩy ra hãy đặt đúng vào những khung xử lí thích đáng mới hi vọng đẩy lùi mọi tệ nạn cản đường đi tới, ngỏ hầu góp phần đưa đất nước tiến lên, đạt mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
VanVN.Net - Trên các con đường đèo dốc, hiểm trở, cứ một đoạn người ta lại phải làm một cái “hầm tránh” cho xe chui vào tạm thời nhằm giải phóng ách tắc ùn nghẽn có khi gây tai nạn… Trong cuộc sống lại có loại hầm tránh mang tên…Rút kinh nghiệm; loại hầm này không giúp ích gì, chỉ làm phức tạp, gập ghềnh thêm con đường đi tới dân giàu nước mạnh...
Mục đích của thứ “hầm tránh” này là giúp một số người có nơi “ẩn nấp”, thoát khỏi lưới pháp luật. Bất kể chuyện to, chuyện nhỏ, cần thiết người ta vẫn cho vô “hầm tránh” nhanh gọn được cả. Thực tế cho thấy nhiều vụ động trời, có khi gây hại to lớn thất thoát tỉ tỉ đồng tiền xương máu mồ hôi dân đóng góp, hoặc ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, nhiều vi phạm dư luận trông chờ được xử lí thoả đáng, vốn là chuyện chẳng ai mong; nhưng rồi bỗng nghe thông báo rất trịnh trọng, rằng “Xét thấy vấn đề chưa đến mức phải xử lí, nên đã cho tổ chức … “nghiêm khắc rút kinh nghiệm”! (Chưa kể rất nhiều địa phương, cơ quan đoàn thể luôn “Rút kinh nghiệm” nhiều vụ việc trong phạm vi hẹp đầy sai trái mà dư luận rộng rãi không biết). Quả đây là một thứ “phép mầu” xuất hiện đúng lúc, đúng nơi làm “hạ nhiệt” dư luận, dù dữ dội như sóng thần, như siêu bão sẽ không việc gì phải lăn tăn lo lắng nữa!
Cần thấy “Rút kinh nghiệm” là một hình thức sinh hoạt nhằm đánh giá các mặt ưu điểm và khuyết điểm, thành công và hạn chế một vấn đề nào đó của một đơn vị, một nhóm, một phạm vi hẹp, thậm chí giữa một vài cá nhân…Riêng về các sai phạm cơ bản là do vô tình xẩy ra, cần “đóng cửa bảo nhau” giúp thấy sai mà sửa, thế nên mới gọi là “rút kinh nghiệm nội bộ”. Đó không phải là vấn đề dư luận rộng rãi cần quan tâm. Còn nếu chuyện lớn lao, thậm chí là “quốc sự”, được dư luận quan tâm theo dõi, thì lại không thể xem chỉ là chuyện “rút kinh nghiệm” nữa! Điều này cho thấy sự vụ đáng phải xử lí nghiêm minh, đúng người đúng tội; nhưng lại chỉ dừng lại ở khâu “rút kinh nghiệm”, đã bộc lộ tính bất cập, sự mâu thuẫn, cố ý làm trái của cách giải quyết! Điều đáng nói là với các vụ việc, cách làm thường là xử lí cấp dưới, còn cấp trên thì cho…”Rút”. Gần đây nhất, vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An) vô cùng tang thương, trong lúc chỉ đạo các cấp, các ngành xử lí nghiêm minh theo pháp luật các đơn vị, cá nhân, thì lãnh đạo tỉnh cũng chỉ cho “rút kinh nghiệm” việc chỉ đạo của mình! (Theo VietNamnet (9-4-2011), trong bài “Vụ sập mỏ đá kinh hoàng: Chỉ rút kinh nghiệm”)…
Hình thức xử lí này ngày càng lan khắp cả chiều cao và chiều rộng của mọi mặt đời sống xã hội như một căn bệnh lây truyền rất nhanh, đi đâu cũng gặp. Có thể trên thực tế rất hãn hữu có trường hợp qua “rút kinh nghiệm” người vi phạm trở nên tiến bộ, nhận ra sai phạm; nhưng phải khẳng định rằng với vô cùng nhiều trường hợp sẽ vô tác dụng, không những thấy sai để sửa mà còn ngày càng vi phạm trắng trợn hơn nữa bởi đã có sẵn “lá chắn” hữu hiệu sẵn sàng che chở! Thật tiện ích: Vi phạm - Rút kinh nghiệm; vi phạm nữa - Lại rút kinh nghiệm nữa!... Cách “Rút” này khiến phép nước… phải “rút lui”!
Việt Nam đang thịnh hành một cuộc hoán đổi: “Văn hoá Rút kinh nghiệm” thay cho “Văn hoá từ chức”!
Hãy trả hình thức “Rút kinh nghiệm nội bộ” về đúng vị trí của nó; và những vụ việc nghiêm trọng xẩy ra hãy đặt đúng vào những khung xử lí thích đáng mới hi vọng đẩy lùi mọi tệ nạn cản đường đi tới, ngỏ hầu góp phần đưa đất nước tiến lên, đạt mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Sau lời khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm 2010 của Hội, theo Chủ tịch: Năm 2010 là một năm có nhiều hoạt động sôi ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn