Chân dung Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- Không phải lần đầu tiên sách của anh được xuất bản ở nước ngoài. So với Mắt biếc trước đây, những hợp đồng với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có gì khác biệt?
Mắt biếc bản tiếng Nhật của dịch giả Kato Sakae do NXB Terrainc phát hành năm 2004. Kế hoạch hoàn toàn từ phía NXB này. Họ muốn xuất bản một cuốn sách phác họa hình ảnh thanh thiếu niên của xã hội VN đương đại. Chị Kato Sakae đang dạy tiếng Việt tại Đại học Tokyo có quen một số bạn bè VN và được giới thiệu các tác phẩm của tôi. Chị đọc phần lớn và chọn dịch tác phẩm Mắt biếc. Sau đó chị sang VN, tìm cách liên hệ và đặt vấn đề xuất bản tại Nhật với tôi.
Bản tiếng Thái Lan thì bắt nguồn từ dịp tôi sang Bangkok hồi tháng 11 năm ngoái để nhận Giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Như mọi tác giả ASEAN khác, tôi mang một số tác phẩm được giải sang làm quà. Tôi tặng một cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ cho TS Montira Rato, người giúp tôi rất nhiều trong những ngày ở Bangkok. Không ngờ chị đọc hết chỉ sau một đêm và ngỏ ý dịch sang tiếng Thái nếu tôi đồng ý. Lúc đó tôi mới biết chị là người từng dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Thái trước đây. Sau đó chúng tôi đã ký kết hợp đồng với Nanmeebooks, một trong những NXB hàng đầu của Thái Lan.
Riêng hợp đồng với NXB Hannacroix Creek Books của Mỹ thì do tôi chủ động. Tôi hợp tác với dịch giả Mai Sơn, người đang trông coi một công ty chuyên về dịch thuật và giới thiệu tác phẩm ra nước ngoài. Chúng tôi chuẩn bị bản thảo, chọn người dịch sang tiếng Anh, người hiệu đính, rồi gửi cho các NXB nước ngoài để họ đánh giá, nhận xét nhằm thăm dò thị trường.
- So với Nhật Bản, Thái Lan hay Hàn Quốc, việc “thâm nhập” thị trường đồ sộ của Mỹ có những khó khăn gì?
Vấn đề bản quyền tại Mỹ rất phức tạp. Ngoài Công ước Berne, họ có luật xuất bản có nhiều đặc thù riêng. Chẳng hạn khi tôi ký kết với các NXB châu Á thì các điều khoản không khác mấy so với NXB Trẻ hay Kim Đồng của VN, hợp đồng luôn có thời hạn cụ thể, thường là 5 năm. Sau đó, sẽ tùy điều kiện mà ký tiếp hợp đồng hay chuyển giao bản quyền cho NXB khác.
Ở Mỹ, hợp đồng không có thời hạn nhưng bù lại có rất nhiều điều khoản hết sức chặt chẽ. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng các điều khoản thì hợp đồng sẽ lập tức mất hiệu lực. Quá trình tìm hiểu về mặt luật pháp và trao đổi, thương thảo hợp đồng vì thế rất mất thời gian.
- Theo anh, các tác giả VN sẽ gặp khó khăn thế nào khi muốn xuất bản tại thị trường nước ngoài?
Khó khăn mà các tác giả VN gặp phải là hiện nay các NXB trong nước chưa có quyết tâm cũng như kế hoạch cụ thể để đưa sách ra nước ngoài. Việc đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, tìm dịch giả tin cậy đã khó, tiền trả dịch giả lại không rẻ - nếu không bán được cho đối tác nào kể như mất trắng. Cơ bản là do các nhà NXB vẫn chưa tin sách của VN có thể chinh phục thị trường quốc tế. Phần lớn sách từng in và phát hành ở nước ngoài thường trông chờ vào các quỹ tài trợ văn hóa hoặc là do các tổ chức phi chính phủ đài thọ kinh phí. Còn đầu tư tài chính cho việc bán sách ra nước ngoài thuần túy vì mục đích kinh doanh thì các NXB trong nước vẫn còn “rụt rè” vì đây là con đường thật sự chông gai.
Đầu tháng 8 tới, NXB Nanmeebooks sẽ mời Nguyễn Nhật Ánh sang Bangkok để dự các buổi ra mắt bản tiếng Thái Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Đây sẽ là một phần trong chương trình kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao VN - Thái Lan. Nhà văn sẽ có 30 phút để giới thiệu tác phẩm của mình tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau đó sẽ gặp gỡ giới truyền thông. Ngoài ra, ông còn dự buổi ra mắt thứ 2 tại NXB Nanmeebooks. Bản tiếng Anh được NXB Hannacroix Creek Books dự kiến giới thiệu tại Hội chợ sách Frankfurt (Đức) vào giữa tháng 10, sau đó phát hành rộng rãi tại Mỹ vào mùa mua sắm nhân các dịp lễ cuối năm. |
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- Không phải lần đầu tiên sách của anh được xuất bản ở nước ngoài. So với Mắt biếc trước đây, những hợp đồng với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có gì khác biệt?
Mắt biếc bản tiếng Nhật của dịch giả Kato Sakae do NXB Terrainc phát hành năm 2004. Kế hoạch hoàn toàn từ phía NXB này. Họ muốn xuất bản một cuốn sách phác họa hình ảnh thanh thiếu niên của xã hội VN đương đại. Chị Kato Sakae đang dạy tiếng Việt tại Đại học Tokyo có quen một số bạn bè VN và được giới thiệu các tác phẩm của tôi. Chị đọc phần lớn và chọn dịch tác phẩm Mắt biếc. Sau đó chị sang VN, tìm cách liên hệ và đặt vấn đề xuất bản tại Nhật với tôi.
Bản tiếng Thái Lan thì bắt nguồn từ dịp tôi sang Bangkok hồi tháng 11 năm ngoái để nhận Giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Như mọi tác giả ASEAN khác, tôi mang một số tác phẩm được giải sang làm quà. Tôi tặng một cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ cho TS Montira Rato, người giúp tôi rất nhiều trong những ngày ở Bangkok. Không ngờ chị đọc hết chỉ sau một đêm và ngỏ ý dịch sang tiếng Thái nếu tôi đồng ý. Lúc đó tôi mới biết chị là người từng dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Thái trước đây. Sau đó chúng tôi đã ký kết hợp đồng với Nanmeebooks, một trong những NXB hàng đầu của Thái Lan.
Riêng hợp đồng với NXB Hannacroix Creek Books của Mỹ thì do tôi chủ động. Tôi hợp tác với dịch giả Mai Sơn, người đang trông coi một công ty chuyên về dịch thuật và giới thiệu tác phẩm ra nước ngoài. Chúng tôi chuẩn bị bản thảo, chọn người dịch sang tiếng Anh, người hiệu đính, rồi gửi cho các NXB nước ngoài để họ đánh giá, nhận xét nhằm thăm dò thị trường.
- So với Nhật Bản, Thái Lan hay Hàn Quốc, việc “thâm nhập” thị trường đồ sộ của Mỹ có những khó khăn gì?
Vấn đề bản quyền tại Mỹ rất phức tạp. Ngoài Công ước Berne, họ có luật xuất bản có nhiều đặc thù riêng. Chẳng hạn khi tôi ký kết với các NXB châu Á thì các điều khoản không khác mấy so với NXB Trẻ hay Kim Đồng của VN, hợp đồng luôn có thời hạn cụ thể, thường là 5 năm. Sau đó, sẽ tùy điều kiện mà ký tiếp hợp đồng hay chuyển giao bản quyền cho NXB khác.
Ở Mỹ, hợp đồng không có thời hạn nhưng bù lại có rất nhiều điều khoản hết sức chặt chẽ. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng các điều khoản thì hợp đồng sẽ lập tức mất hiệu lực. Quá trình tìm hiểu về mặt luật pháp và trao đổi, thương thảo hợp đồng vì thế rất mất thời gian.
- Theo anh, các tác giả VN sẽ gặp khó khăn thế nào khi muốn xuất bản tại thị trường nước ngoài?
Khó khăn mà các tác giả VN gặp phải là hiện nay các NXB trong nước chưa có quyết tâm cũng như kế hoạch cụ thể để đưa sách ra nước ngoài. Việc đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, tìm dịch giả tin cậy đã khó, tiền trả dịch giả lại không rẻ - nếu không bán được cho đối tác nào kể như mất trắng. Cơ bản là do các nhà NXB vẫn chưa tin sách của VN có thể chinh phục thị trường quốc tế. Phần lớn sách từng in và phát hành ở nước ngoài thường trông chờ vào các quỹ tài trợ văn hóa hoặc là do các tổ chức phi chính phủ đài thọ kinh phí. Còn đầu tư tài chính cho việc bán sách ra nước ngoài thuần túy vì mục đích kinh doanh thì các NXB trong nước vẫn còn “rụt rè” vì đây là con đường thật sự chông gai.
Đầu tháng 8 tới, NXB Nanmeebooks sẽ mời Nguyễn Nhật Ánh sang Bangkok để dự các buổi ra mắt bản tiếng Thái Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Đây sẽ là một phần trong chương trình kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao VN - Thái Lan. Nhà văn sẽ có 30 phút để giới thiệu tác phẩm của mình tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau đó sẽ gặp gỡ giới truyền thông. Ngoài ra, ông còn dự buổi ra mắt thứ 2 tại NXB Nanmeebooks. Bản tiếng Anh được NXB Hannacroix Creek Books dự kiến giới thiệu tại Hội chợ sách Frankfurt (Đức) vào giữa tháng 10, sau đó phát hành rộng rãi tại Mỹ vào mùa mua sắm nhân các dịp lễ cuối năm. |
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn