VanVN.Net - Cứ trắng trong, dù có thể trắng tay, đó là lời hứa trong lặng lẽ của nhà thơ. Cứ trắng trong, dù thế nào.Vậy thì trái tim ơi, hãy cứ trắng trong cày lên , đớn đau và hạnh phúc...
Nữ thi sĩ Mỹ Dạ
Để suốt đời cày lên
Cày lên
Đớn đau và hạnh phúc
(Nói với trái tim)
Tôi "ngạc nhiên lại" khi đọc lại những bài thơ tưởng đã quen của nữ thi sĩ Mỹ Dạ. Chị làm thơ dễ dàng hơn tôi tưởng, mà cũng vất vả hơn tôi tưởng. Chị còn phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều. Nếu trên thế giới này có những "người đàn bà hát", thì tôi nghĩ, cũng có không ít những "người đàn bà thơ". Một trong những "người đàn bà thơ" ấy là Mỹ Dạ.
Khi nào em còn thở
Ngày sinh còn ra đi
Đến tận cùng ngày chết
Như một khoảng lạ kỳ
Ngỡ như ta đã sống
Ở thế giới nào kia
Yêu trái đất ghé lại
Rồi ngày mai xa chia
(Hái tuổi em đầy tay)
Cứ nói một cách giản đơn và thực tình , thơ Mỹ Dạ chinh phục ta không phải bằng vẻ lạ lẫm tân kỳ, mà bằng những bất ngờ quen thuộc. Thì cuộc sống vẫn vậy, quen mà lạ, lạ mà quen, cứ ngỡ ta gặp ở đâu đó rồi, nhớ mãi lại chẳng ra. Tôi thấy thơ Mỹ Dạ rất buồn, buồn hơn cả cuộc đời có thể buồn mà chị đã sống, đang sống:
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng
(Tặng nỗi buồn riêng)
Một người làm thơ buồn như vậy, lại sống như một người yêu đời, đủ biết cuộc đời thật nhiều lối, nhiều ngả, nó đủ cho ta sống, và đủ cho ta thể hiện mình ở những cung bậc khác nhau nhất, thậm chí đối lập nhất.
Ngày mới quen Mỹ Dạ, tôi cứ ngỡ chị là người sống tươi vui và đơn giản. Có như vậy thật, trong con người hàng ngày của Mỹ Dạ thường trực một vẻ hồn nhiên bẩm sinh, một lòng tốt tự nhiên và nhiều khi trang trải ra không khách sáo. Nhưng thơ Mỹ Dạ lại phát hiện một con người khác của chị, đầy những khắc khoải, lo âu, đầy nữ tính. Không phải cứ nhà thơ nữ là làm thơ đầy nữ tính đâu. Nhưng tôi có cảm giác, "người đàn bà thơ" nào mà thơ đẫm chất đàn bà, người ấy thường khổ, từ khổ tâm tới khổ đời. Tôi thử lật tình cờ một bài thơ của Mỹ Dạ, theo kiểu "bói thơ", và tôi gặp bài này:
Nhỏ bé tựa búp bê
Làm sao anh đủ sâu
Cho em soi hết bóng
Làm sao anh đủ rộng
Che mát cho đời em
Làm sao anh đủ cao
Để thấy em cho hết...
Cuộc đời bao nhọc mệt
Cuộc đời bao dịu êm
Người đàn bà bước lên
Người đàn bà lùi lại
Này tôi ơi, có phải
Làm một người đàn bà
Người ta phải nhỏ bé
Nhỏ bé tựa búp bê
Mới dễ dàng hạnh phúc?
Thú thật, bói ra bài thơ này khiến tôi choáng. Thơ phải thật sự giản dị mà đầy thân phận như thế, mới là thơ. Một bài thơ ngắn ngủi gọi mời ta đi hết, trải hết một đời người, nó khiến những người đàn ông tự lùi lại, tự biết mình khi muốn thành một chỗ dựa, một cái cây hay một giếng nước cho cuộc đời một ai đó. Bài thơ nhỏ đặt một câu hỏi không hề nhỏ: rằng có phải cứ "Nhỏ bé tựa búp bê/ Mới dễ dàng hạnh phúc?", hay phải khác? Nhưng phải khác như thế nào mới có hạnh phúc đây?
Bởi hạnh phúc chính là câu hỏi lớn nhất của loài người từ khi chính thức thành người, một câu hỏi day dứt hàng nghìn hàng vạn năm qua, được trả lời bằng hàng nghìn hàng vạn bài thơ hay bản nhạc, nhưng câu hỏi mãi còn ở phía trước. Mỹ Dạ đặt cho ta câu hỏi ấy từ góc độ một người phụ nữ bình thường nhưng không hề bình thường, một người phụ nữ làm thơ, một-người-đàn-bà-thơ, không chỉ khát khao mà còn tự biết giá trị của mình, không chỉ khiêm nhường mà còn kiêu hãnh. Nhưng không hề "làm giá" hay "treo giá", mà thực sự tuyệt vọng. Tuyệt vọng là vô giá. Thơ Mỹ Dạ kêu gọi đồng cảm từ những bế tắc, từ những "câu hỏi lớn không lời đáp". (Huy Cận)
Hiểu một con người, quả là không dễ!
Nhưng, hơn bất cứ nghệ thuật nào, thơ mở cho ta những cánh cửa bất ngờ vào mê cung của tâm hồn, những cánh cửa mà nhiều khi chìa khoá đã bị mất:
Nếu biển đau, mong chi người chia sẻ
Vết thương kia xin trả lại ta nào
Sóng trắng xoá vỗ vào bờ nhè nhẹ:
- Ta mặn lắm rồi người không hiểu ta sao?
(Với biển)
Đó là một cách "với biển" mà chỉ Mỹ Dạ có, nửa hồn hậu nửa điên khùng, nửa muốn sẻ chia mà nửa tuyệt vọng. Và đây là một "Cái tổ chim":
Lặng im đến lạ lùng
Từng cọng rơm, cọng cỏ
Lặng im như run lên
Cái tổ chim bé nhỏ
Sự mỏng manh luôn được nhắc tới, nhấn lại nhiều lần trong thơ Mỹ Dạ, nó vừa như một cảm nhận vừa như một cảnh báo: không chỉ một tổ chim, không chỉ một con chim non, mà cả con người, cả tình yêu, cả hạnh phúc nhiều khi cũng rất mong manh. Nó nhắc nhở con người phải biết nâng niu, gìn giữ và khẽ nhẹ với nó. Đó là một cảm giác mà người phụ nữ, nhất là người phụ nữ làm thơ vẫn thường trực có, nó trĩu nặng ở ngay lúc con người thường lơ đãng bỏ qua, nó nhắc nhớ ngay khi ta hay quên lãng:
Con ơi mẹ nhìn con ngủ
Biết thời con gái kề bên
Rồi mai phút nào cay cực
Mẹ có còn mà gọi tên
(Một thời con gái)
Vì sao khi ngắm nhìn đứa con gái "chớm vào thời thiếu nữ" của mình, người mẹ lại nghĩ ngay tới ngày mình không còn nữa trên đời, gặp cay cực con gái mình biết gọi ai? Nỗi lo xa ấy thật thà tới mức khiến ta phải cảm động. Tình mẹ thương con quả là vô cùng, và quả rất khó lường.
Một "người đàn bà thơ" như Mỹ Dạ lại không hề là một người tự tin quá mức trong thơ cũng như trong đời. Đã nhiều hơn một lần chị nói về sự dễ vỡ của những câu thơ: "Bây giờ ta như vỏ ốc/ Trống rỗng hết bao điều quên nhớ/ Lơ lửng cả những câu thơ dễ vỡ" (Trước Nha Trang). Sự tự tin nào cũng cần thiết, nhưng tự tin quá mức thì không cần thiết, nhất là trong thơ. Mỹ Dạ cảm được điều đó, như chị cảm được cái mong manh khó lường của cuộc đời. Cảm được quá mức cái nhiều người cảm, ấy là nhà thơ. Thấy được những giấc mơ ít người khác thấy, đó là nhà thơ. Tôi còn nhớ, sau ngày mạ(mẹ) Mỹ Dạ-người mẹ cay cực mà chị yêu thương hơn tất thảy-mất, Mỹ Dạ đã kể về những giấc mơ của mình, rằng mình đã gặp mẹ ra sao, mẹ đã nói những gì, và những dấu hiệu gì biểu hiện linh hồn mẹ mình vẫn quanh quẩn đâu đây... Có thể nhiều người khi nghe những chuyện ấy chưa tin, nhưng tôi thì tin. Tôi nghĩ, những giấc mơ lạ cũng là một đặc ân mà trời phú cho người làm thơ. Nhà thơ không hơn người khác được cái gì, thì họ có thể hơn về những giấc mơ, chẳng hạn. Những giấc mơ an ủi họ rất nhiều, dù khi tỉnh giấc, nỗi buồn trĩu nặng thêm. Khi chúng ta sống quá tỉnh trên đời, thì giấc mơ giúp ta cân bằng được tâm trí, điều hòa được mơ và tỉnh. Nó giúp ta tin rằng, ngoài thế giới này, ngoài cuộc đời này mà ta đang sống còn nhiều thế giới khác, nhiều cuộc đời khác mà có thể ta sẽ sống, trong những hình thái khác.
Mỹ Dạ là nhà thơ nhạy cảm. Sự nhạy cảm có khi quá lên thành linh cảm. Với nhà thơ, đó là tài sản trời cho, chứ không cố mà được. "Biết gió thổi mang dấu chân người bay đi" là một câu thơ bình dị nhưng đầy linh cảm của Mỹ Dạ. Những dấu vết ta để lại trên đời, là những câu thơ, cũng có thể được(hay bị) gió mang đi một lúc nào đó. Nhưng có lẽ nó không hoàn toàn vô ích. Vậy thì hãy cứ trắng trong, hồn nhiên, vô ngại, như bài thơ Trắng trong này:
Đôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như hương hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió
Đôi làn môi con
Ngậm đầu vú mẹ
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời
Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong
Cứ trắng trong, dù có thể trắng tay, đó là lời hứa trong lặng lẽ của nhà thơ. Cứ trắng trong, dù thế nào.Vậy thì trái tim ơi, hãy cứ trắng trong cày lên , đớn đau và hạnh phúc.
Quảng Ngãi 12 Tết Tân Mão
VanVN.Net - Cứ trắng trong, dù có thể trắng tay, đó là lời hứa trong lặng lẽ của nhà thơ. Cứ trắng trong, dù thế nào.Vậy thì trái tim ơi, hãy cứ trắng trong cày lên , đớn đau và hạnh phúc...
Nữ thi sĩ Mỹ Dạ
Để suốt đời cày lên
Cày lên
Đớn đau và hạnh phúc
(Nói với trái tim)
Tôi "ngạc nhiên lại" khi đọc lại những bài thơ tưởng đã quen của nữ thi sĩ Mỹ Dạ. Chị làm thơ dễ dàng hơn tôi tưởng, mà cũng vất vả hơn tôi tưởng. Chị còn phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều. Nếu trên thế giới này có những "người đàn bà hát", thì tôi nghĩ, cũng có không ít những "người đàn bà thơ". Một trong những "người đàn bà thơ" ấy là Mỹ Dạ.
Khi nào em còn thở
Ngày sinh còn ra đi
Đến tận cùng ngày chết
Như một khoảng lạ kỳ
Ngỡ như ta đã sống
Ở thế giới nào kia
Yêu trái đất ghé lại
Rồi ngày mai xa chia
(Hái tuổi em đầy tay)
Cứ nói một cách giản đơn và thực tình , thơ Mỹ Dạ chinh phục ta không phải bằng vẻ lạ lẫm tân kỳ, mà bằng những bất ngờ quen thuộc. Thì cuộc sống vẫn vậy, quen mà lạ, lạ mà quen, cứ ngỡ ta gặp ở đâu đó rồi, nhớ mãi lại chẳng ra. Tôi thấy thơ Mỹ Dạ rất buồn, buồn hơn cả cuộc đời có thể buồn mà chị đã sống, đang sống:
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng
(Tặng nỗi buồn riêng)
Một người làm thơ buồn như vậy, lại sống như một người yêu đời, đủ biết cuộc đời thật nhiều lối, nhiều ngả, nó đủ cho ta sống, và đủ cho ta thể hiện mình ở những cung bậc khác nhau nhất, thậm chí đối lập nhất.
Ngày mới quen Mỹ Dạ, tôi cứ ngỡ chị là người sống tươi vui và đơn giản. Có như vậy thật, trong con người hàng ngày của Mỹ Dạ thường trực một vẻ hồn nhiên bẩm sinh, một lòng tốt tự nhiên và nhiều khi trang trải ra không khách sáo. Nhưng thơ Mỹ Dạ lại phát hiện một con người khác của chị, đầy những khắc khoải, lo âu, đầy nữ tính. Không phải cứ nhà thơ nữ là làm thơ đầy nữ tính đâu. Nhưng tôi có cảm giác, "người đàn bà thơ" nào mà thơ đẫm chất đàn bà, người ấy thường khổ, từ khổ tâm tới khổ đời. Tôi thử lật tình cờ một bài thơ của Mỹ Dạ, theo kiểu "bói thơ", và tôi gặp bài này:
Nhỏ bé tựa búp bê
Làm sao anh đủ sâu
Cho em soi hết bóng
Làm sao anh đủ rộng
Che mát cho đời em
Làm sao anh đủ cao
Để thấy em cho hết...
Cuộc đời bao nhọc mệt
Cuộc đời bao dịu êm
Người đàn bà bước lên
Người đàn bà lùi lại
Này tôi ơi, có phải
Làm một người đàn bà
Người ta phải nhỏ bé
Nhỏ bé tựa búp bê
Mới dễ dàng hạnh phúc?
Thú thật, bói ra bài thơ này khiến tôi choáng. Thơ phải thật sự giản dị mà đầy thân phận như thế, mới là thơ. Một bài thơ ngắn ngủi gọi mời ta đi hết, trải hết một đời người, nó khiến những người đàn ông tự lùi lại, tự biết mình khi muốn thành một chỗ dựa, một cái cây hay một giếng nước cho cuộc đời một ai đó. Bài thơ nhỏ đặt một câu hỏi không hề nhỏ: rằng có phải cứ "Nhỏ bé tựa búp bê/ Mới dễ dàng hạnh phúc?", hay phải khác? Nhưng phải khác như thế nào mới có hạnh phúc đây?
Bởi hạnh phúc chính là câu hỏi lớn nhất của loài người từ khi chính thức thành người, một câu hỏi day dứt hàng nghìn hàng vạn năm qua, được trả lời bằng hàng nghìn hàng vạn bài thơ hay bản nhạc, nhưng câu hỏi mãi còn ở phía trước. Mỹ Dạ đặt cho ta câu hỏi ấy từ góc độ một người phụ nữ bình thường nhưng không hề bình thường, một người phụ nữ làm thơ, một-người-đàn-bà-thơ, không chỉ khát khao mà còn tự biết giá trị của mình, không chỉ khiêm nhường mà còn kiêu hãnh. Nhưng không hề "làm giá" hay "treo giá", mà thực sự tuyệt vọng. Tuyệt vọng là vô giá. Thơ Mỹ Dạ kêu gọi đồng cảm từ những bế tắc, từ những "câu hỏi lớn không lời đáp". (Huy Cận)
Hiểu một con người, quả là không dễ!
Nhưng, hơn bất cứ nghệ thuật nào, thơ mở cho ta những cánh cửa bất ngờ vào mê cung của tâm hồn, những cánh cửa mà nhiều khi chìa khoá đã bị mất:
Nếu biển đau, mong chi người chia sẻ
Vết thương kia xin trả lại ta nào
Sóng trắng xoá vỗ vào bờ nhè nhẹ:
- Ta mặn lắm rồi người không hiểu ta sao?
(Với biển)
Đó là một cách "với biển" mà chỉ Mỹ Dạ có, nửa hồn hậu nửa điên khùng, nửa muốn sẻ chia mà nửa tuyệt vọng. Và đây là một "Cái tổ chim":
Lặng im đến lạ lùng
Từng cọng rơm, cọng cỏ
Lặng im như run lên
Cái tổ chim bé nhỏ
Sự mỏng manh luôn được nhắc tới, nhấn lại nhiều lần trong thơ Mỹ Dạ, nó vừa như một cảm nhận vừa như một cảnh báo: không chỉ một tổ chim, không chỉ một con chim non, mà cả con người, cả tình yêu, cả hạnh phúc nhiều khi cũng rất mong manh. Nó nhắc nhở con người phải biết nâng niu, gìn giữ và khẽ nhẹ với nó. Đó là một cảm giác mà người phụ nữ, nhất là người phụ nữ làm thơ vẫn thường trực có, nó trĩu nặng ở ngay lúc con người thường lơ đãng bỏ qua, nó nhắc nhớ ngay khi ta hay quên lãng:
Con ơi mẹ nhìn con ngủ
Biết thời con gái kề bên
Rồi mai phút nào cay cực
Mẹ có còn mà gọi tên
(Một thời con gái)
Vì sao khi ngắm nhìn đứa con gái "chớm vào thời thiếu nữ" của mình, người mẹ lại nghĩ ngay tới ngày mình không còn nữa trên đời, gặp cay cực con gái mình biết gọi ai? Nỗi lo xa ấy thật thà tới mức khiến ta phải cảm động. Tình mẹ thương con quả là vô cùng, và quả rất khó lường.
Một "người đàn bà thơ" như Mỹ Dạ lại không hề là một người tự tin quá mức trong thơ cũng như trong đời. Đã nhiều hơn một lần chị nói về sự dễ vỡ của những câu thơ: "Bây giờ ta như vỏ ốc/ Trống rỗng hết bao điều quên nhớ/ Lơ lửng cả những câu thơ dễ vỡ" (Trước Nha Trang). Sự tự tin nào cũng cần thiết, nhưng tự tin quá mức thì không cần thiết, nhất là trong thơ. Mỹ Dạ cảm được điều đó, như chị cảm được cái mong manh khó lường của cuộc đời. Cảm được quá mức cái nhiều người cảm, ấy là nhà thơ. Thấy được những giấc mơ ít người khác thấy, đó là nhà thơ. Tôi còn nhớ, sau ngày mạ(mẹ) Mỹ Dạ-người mẹ cay cực mà chị yêu thương hơn tất thảy-mất, Mỹ Dạ đã kể về những giấc mơ của mình, rằng mình đã gặp mẹ ra sao, mẹ đã nói những gì, và những dấu hiệu gì biểu hiện linh hồn mẹ mình vẫn quanh quẩn đâu đây... Có thể nhiều người khi nghe những chuyện ấy chưa tin, nhưng tôi thì tin. Tôi nghĩ, những giấc mơ lạ cũng là một đặc ân mà trời phú cho người làm thơ. Nhà thơ không hơn người khác được cái gì, thì họ có thể hơn về những giấc mơ, chẳng hạn. Những giấc mơ an ủi họ rất nhiều, dù khi tỉnh giấc, nỗi buồn trĩu nặng thêm. Khi chúng ta sống quá tỉnh trên đời, thì giấc mơ giúp ta cân bằng được tâm trí, điều hòa được mơ và tỉnh. Nó giúp ta tin rằng, ngoài thế giới này, ngoài cuộc đời này mà ta đang sống còn nhiều thế giới khác, nhiều cuộc đời khác mà có thể ta sẽ sống, trong những hình thái khác.
Mỹ Dạ là nhà thơ nhạy cảm. Sự nhạy cảm có khi quá lên thành linh cảm. Với nhà thơ, đó là tài sản trời cho, chứ không cố mà được. "Biết gió thổi mang dấu chân người bay đi" là một câu thơ bình dị nhưng đầy linh cảm của Mỹ Dạ. Những dấu vết ta để lại trên đời, là những câu thơ, cũng có thể được(hay bị) gió mang đi một lúc nào đó. Nhưng có lẽ nó không hoàn toàn vô ích. Vậy thì hãy cứ trắng trong, hồn nhiên, vô ngại, như bài thơ Trắng trong này:
Đôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như hương hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió
Đôi làn môi con
Ngậm đầu vú mẹ
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời
Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong
Cứ trắng trong, dù có thể trắng tay, đó là lời hứa trong lặng lẽ của nhà thơ. Cứ trắng trong, dù thế nào.Vậy thì trái tim ơi, hãy cứ trắng trong cày lên , đớn đau và hạnh phúc.
Quảng Ngãi 12 Tết Tân Mão
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn