Từ phía chân trời xa xa, một rựng đỏ hồng hồng nhô lên, túa ra ánh sáng lóng lánh, lan toã đi khắp nơi, làm cho bầu trời rực sáng hẳn lên. Mây vời vợi bồng bềnh, gió lồng lộng bốn phương, nắng mai bắt đầu tươi vàng trên mấy ngọn bạch đàn. Thiên nhiên thoáng đãng, trong suốt đến lạ thường.
Tôi đứng dưới rừng bạch đàn. Những cây bạch đàn có nước da trắng mốc, thân thon thả giống như cây bạch dương của Nga. Khoãng ba năm nay tôi không về nông trường, bây giờ trở lại, tất cả đã đỗi mới.
Những con đường gập ghềnh, đầy “ổ gà”ø, “ổ trâu” ngày xưa đang được mở rộng. Quán ăn, trạm y tế, trường học…trở nên khang trang, sạch đẹp . Dãy nhà lá xinh xinh ngay hàng thẳng lối với những chiếc cầu bạch đàn nho nhỏ cong cong bắc qua kinh, dây điện cao thế dăng dăng, ngạo nghễ trên cao.
Tôi bước tránh qua cho chiếc hủ lô đang ủi đất trên đường. Người lái xe trẻ chăm chú điều động chiếc xe, những vòng quay của bánh xe hủ lô lăn tròn, nện chặt những cụm đất mịn đỏ, con đường bỗng rộng ra dần, bằng phẳng cao ráo hơn trước. Việc đấp đê, đấp đường không có gì lạ nhưng ở đây việc đó trở nên quan trọng khác thường. Giữa rún Đồng Tháp Mưới sình lầy bỗng nổi lên những con đường thẳng tấp, đỏ hồng như những mạch máu, hai bên đường viền hai hàng bạch đàn xanh um , tàn lá xum xuê. Bước lên những con đường hồng tươi đó, lòng người bỗng thấy hứng khởi, vững vàng niềm tin yêu vào con người, vào tiềm năng thiên nhiên mà thung lủng Tháp Mười hào phóng ban tặng.
Đất ở đây nuôi khóm sai trái, nuôi bạch đàn sừng sửng vươn tới trời cao, nuôi cây tràm hương mập mạp, trổ bông trắng xoá dọc theo các con kinh, toã mùi hương ngan ngát, mùi hương của đất Tháp Mười.
Lớp đất trủng phèn mà độ PH lên đến 5,6 đã được bàn tay, khối óc con người làm cho nó thay da đổi thịt, đưa người nông dân đi lên từng bước. Đất đã được khai hoang hơn 20.000 ha, đã trồng được lúa, mía, khoai mỡ, rau mầu. Cây chủ lực là khóm, bạch đàn, tràm hương nhưng nhiều nhất, có kinh tế nhất vẫn là cây khóm.
Khóm dàn hàng ngang từng liếp chạy xa tít đến mút mắt. Khóm mạnh mẽ mọc lên, chen vai sát cánh nhau, thay nhau sản sinh những trái khóm vàng hực, một loại trái cây dân dã có nhiều sinh tố bổ dưỡng, thơm ngon.
Trên những con kinh nhỏ, dọc theo liếp khóm, các cô gái trẻ đầu chích khăn, tay mang găng cao su chống những chiếc xuồng đầy ấp khóm. Các cô ríu ra ríu rít, nói chuyện cưới đùa như đàn chim sâu, thoăn thoắt chuyền cho nhau những trái khóm chín chât cao trước sân nhà.
Ghe lườn nối đuôi, nằm neo trên kinh lớn chờ khóm. Chiếc nào đã “ no hàng” thì ngược dòng, trôi xuôi ra nhà máy chế biến rau quả lạnh đông Long Định . Từ đó, trái khóm sẽ biến ra nhiều thành phẩm bung đi nước ngoài.
Khóm nông trường Tân Lập nổi tiếng nhờ vị ngọt đậm đà. Đối vơi ta, khóm là loại trái cây dân dã quá quen thuộc chớ đối với người nước ngoài thì họ tôn vinh khóm, xoài là hai vị nữ hoàng của cây trái. Tôi thuộc dân Tháp Mưới lớn lên nhờ củ súng, gương sen của đất Tháp nên tôi với khóm là bạn. Khóm xào thịt bò, miếng thịt có vị chua ngọt mềm thơm, ăn đến đâu mát lòng đến đó. Khóm nấu canh chua cá lóc, món ăn yêu thích thường ngày. Khóm bầm nhuyễn pha mắm nêm làm món chấm bánh tráng cá tai tượng chiên xù, món ăn sang trọng ở nhà hàng. Aên miếng khóm khai vị, bữa cơm thật ngon miệng , khóm làm mứt rất ngon và còn là vị thuốc trị sạn thận hữu hiệu.
Đi theo con đường đá đỏ bằng phẳng của Tỉnh lộ 876, tôi đến nhà anh Hoà, một kiện tướng trồng khóm đã từng được đi báo cáo kết quả nhiều năm liền trong tỉnh và ra cả tận Hà Nội. Nắng trưa của mùa Hè ở đây thật gay gắt, trời đứng xửng không một chút gió. Tiếng gà đâu đó rộn rã gáy trưa, chó sủa vang vang trước sân chào khách.
Chị Hoà bước ra, dáng chắc đậm, đôi má rám nắng, nụ cười chân chất nở trên môi.
- Chị vào nhà chơi. Anh Hoà đi đám cưới sắp về tới. Ba ngày nầy đám tiệc lia chia, tôi với ảnh phải thay phiên nhau đi đó chị.
Chị rót nước, bưng hộp mứt đon đã mời:
- Chị ăn thử mưt tôi làm coi có ngon không?
Tôi bốc một viên mứt màu vàng nâu, dẻo trong bỏ vào miệng: chua, ngọt, béo, cay nồng. Vừa nói chuyện vừa ăn, chẳng mấy chốc hộp mức đã vơi gần phân nữa. Chị dẫn tôi ra sau nhà rửa tay, rửa mặt. Tôi đứng ngắm rừng khóm bạt ngàn với những chiếc lá xanh tía, dày đặc những trái khóm xanh. Tôi hỏi:
- Anh chị trồng được mấy mẫu mà nhiều dữ vậy?
- Có 5 ha . Aûnh định mua thêm 2 ha nữa nhưng không biết kham nỗi không?
- Thu họach khá không chị?
- Mấy năm nay nhờ áp dụng lối canh tác mới theo hướng dẫn của mấy ổng, bây giờ không phải làm theo kiểu cổ lổ xĩ như xưa, có máy móc yểm trợ nên thu nhập khá hơn trước nhiều.
- Chị có phụ với anh ấy không?
- Tôi đứng suốt ngoài đồng đó chớ, ảnh lo đi vòng ngoài. Lu bù chuyện chị ơi. Nào chuyện con cái học hành, chuyện làng chuyện xã, đâu phải chỉ có khóm không đâu.
- Các cháu học đến đâu rồi?
- Con lớn năm nay thi Đại học, con kế tiếp lớp 11, đứa nhỏ nhất lớp 9. Ba con le le không có thằng đực nào hết, nữa già chắc hai vợ chồng bò ra mương uống nước quá.
Người phụ nữ bật cười, chợt nghe tiếng xe trước ngỏ , chị mừng rỡ:
- May quá! Aûnh về tới kìa! Ảnh mà về trễ không biết tìm kiếm ở đâu. Cái xứ nầy nó mênh mông cào cưỡng, đi cả ngày cũng chưa hết đất địa của một người. Chị ra đằng trước ngồi chơi.
Người chồng bước vào nhà. Dáng người cao ráo khoẻ mạnh, nước da rám đen, gương mặt vuông vuông, đôi mắt sáng. Anh gật đầu chào tôi, tươi cười hỏi vợ:
- Chị đây là ai vậy ?
- Cô giáo, chị tới hỏi thăm anh về việc trồng khóm đó.
- Dà!..Chị ngồi chơi. Châm nước uống bà ơi!
- Tôi định đến gặp anh để biết rõ thêm về cây khóm đó mà.
- Chị là nhà báo à?
- Dạ không. Tôi nghe anh làm ăn giỏi, ái mộ nên đến hỏi thăm vậy thôi.
Người đàn ông nhìn tôi, mĩm cười bông đùa:
- Vậy là nhà văn, nhà thơ hay nhà gì? Hà hà..Nhà gì thì nhà, đến đây phải ở lại ăn bữa cơm nhà nghèo với vợ chồng tôi.. hà..hà…
Giọng cười có pha mùi rượu. Anh đã ngà ngà nhưng vẫn giữ được sự niềm nỡ đôn hậu. Anh đưa cho tôi xem bảng báo cáo kết quả trồng khóm mà anh đã đi báo cáo nhiều nơi. Nét chữ rắn rõi, lời văn mạch lạc, số liệu rõ ràng, chữ ký phóng khoáng. Không biết anh học tới lớp mấy nhưng chắc chắn đây là người có trình độ. Tôi định hỏi thêm vài số liệu nhưng anh đã không còn ở đó và nghe tiếng gà kêu oang oác đàng sau. Tôi hơi ái ngại, muốn ngăn cản việc đãi cơm nhưng nghĩ tới đường quay về xa xôi dịu vợi mà trời đã đứng bóng rồi, vả lại cái không khí đầm ấm yên tỉnh của buổi trưa nơi đồng nội như níu chân tôi.
Tôi ngồi xuống phụ nhổ lông gà nhưng người vợ ngăn:
- Không. Chị cứ ngồi chơi, ảnh làm nhanh lắm. Ở nhà có khách một tay ảnh lo, tôi chỉ chạy chầu rìa thôi.
Anh cười khề khà:
- Bà nói vừa vừa thôi , coi chừng chị ấy cười bà đó.
Chị ra liếp rau, thoăn thoắt cắt mấy bẹ môn, một ít lá quế, cần nước và sã. Tôi lấy dao lạng mắt trái khóm đã được gọt vỏ.
- Chị bầm ra dùm tôi, bữa nay đãi chị món canh chua khóm với thịt gà xào sã ớt, ăn bữa cơm nghèo với nông dân cho biết.
Tuy bụng đã cồn cào nhưng tôi cố giữ kẻ:
- Định ghé anh chị chơi một chút rồi về Mỹ Tho ăn luôn. Đây đó có xa xắc gì, nấu nướng chi cho bận rộn.
Anh hệch hạc cười:
- Mấy thuở chị tới chơi, tốn kém bao nhiêu mà ngại, nấu cho cả nhà ăn luôn thể. Toàn cây nhà lá vườn, có cần phải đi chợ búa gì đâu.
Chốc sau, mâm cơm được dọn lên bàn. Chỉ có hai vợ chồng chị và tôi. Các cháu đi học ở Mỹ Tho, chưa về nghỉ hè. Vừa ăn vừa gắp bỏ thức ăn cho hai người phụ nữ, anh nói:
- Aên cơm với vua thua ăn cơm với vợ. Hà hà…Chị biết không? Đi đám tiệc ở đâu về tôi cũng chừa bụng ăn cơm với bả, bỏ bả một mình nơi cái xư cò ho khỉ gáy nầy bả buồn dữ lắm.
- Hồi mới vô đây buồn muốn chết chị ơi! Ổng đi đâu ở nhà sợ ma khóc thấy ông bà ông vãi. Bây giờ nhà cửa đông vui cũng đở rồi. Thương chồng lặn lội cùng chồng chớ biết sao bây giờ, phải không chị?
- Nói thiệt với chị, bây giờ là đở nhiều rồi đó. Ngày xưa vào đây mỗi người có hai bộ đồ. Bây giờ mỗi năm gởi ngân hàng nhà nước được vài chục triệusau khi trừ chi phí tất cả, đó là tiền còn dư của hai vợ chồng. Tôi mừng lắm, cực bao nhiêu cũng được, miễn vượt qua đói nghèo là vui rồi.
- Xời ơi! Anh nói cho dử không sợ chị cười. Chị biết không, trước đây ảnh cũng là học sinh cấp ba trường Nguyễn Đình Chiểu mà bây giờ chị nhìn ảnh đó, cái tướng nông dân rặc, ảnh mê đất đai hơn mê vợ đó chị.
Tôi nhìn hai gương mặt của họ thấy hao hao giống nhau, đúng là một cặp xứng đôi vừa lứa, quấn quít bên nhau như hình với bóng. Hạnh phúc của họ mộc mạc, giản đơn như cây khóm, cây tràm mà tình sâu nghĩa nặng biết bao.
Cơm nước xong xuôi, anh bảo tôi nằm võng nghỉ cho dịu nắng rồi hãy về. Tôi nằm trên chiếc võng bện bằng dây vãi, chiếc quạt máy chạy vù vù ở góc nhà, tiếng chú gà trống gáy trưa khiến cho không gian thêm thanh bình yên ả.
Thấy tôi đã trở dậy, chị xách bao khóm đưa cho tôi căn dặn cách làm mức, đưa thêm một mớ kẹo khóm để đi ăn đường. Chuyện vãn hồi lâu, tôi phải nói lời chia tay với hai người, hẹn hôm nào tới kỳ thu họach khóm tôi sẽ quay lại. Anh ân cần dắt tôi xuống bến, gởi cho ghe khóm sắp ra nhà máy rau quả Long Định .
Xuôi theo con kênh phèn mặn, nước trong xanh như mắt mèo, chiếc ghe lườn khẩm đứ lừ đừ chạy như ngáy ngủ dưới nắng trưa. Hơn một giờ sau, ghe cặp bến, nối đuôi chờ bốc hàng. Tôi cám ơn người chủ ghe, xách bao khóm nặng bước lên bờ.
Bến sông rộn rã tiếng cười đùa. Người ta chất khóm lên kho, người ta đem khóm từ kho qua nhà máy. Từ đó, khóm nhờ máy móc công nghệ hiện đại biến thành những mặt hàng đặc sản quí tộc. Khóm không còn là cô gái mộc mạc của miền quê phèn mặn. Khóm đã đổi lốt.
Tôi đang đi lang thang thì gặp đứa em bà con cùng quê Cái Bè. Nó tên Vân. Năm nay gần bốn mươi nhưng trông rất trẻ, hồng hào và nhanh nhẹn, vẫn chưa có chồng. Gặp tôi, nó cười tít mắt, hỏi thăm không kịp trả lời. Rồi nó lôi tôi đi. Đi tham quan người ta chế biến khóm.
Bên trong cửa kính là những cô gái mặc blouse trắng, tay mang găng cao su. Không rõ được mặt nhưng cô nào cô nấy dáng vẽ thanh mãnh giống như người mẫu thời trang, nhưng vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp đặc biệt của người lao động, vẻ đẹp của những bàn tay làm ra của cải cho đời.
Khóm vàng chín bỏ vào máy rữa rồi những bàn tay nhanh nhẹn chặt cùi khóm, rồi gọt vỏ, máy đục lõi bên trong, lạng vỏ lại lần hai, chít mắt khóm cho sạch, máy cắt miếng tạo hình rồi nghiệm thu, cân, rữa, vô lon, chế nước đường, đóng nắp, thanh trùng, lau khô, tha dầu, dán nhản.
Đó là món khóm đóng hộp. Ngoài ra, còn một bộ phận làm khóm đông lạnh, nước khóm cô đặc…Mỗi bộ phận, công nhân mặc riêng một màu áo. Họ lặng lẽ làm việc, chăm chú theo từng động tác, không để sơ sót một chi tiết nào. Công nhân ở đây hợp đồng theo từng đợt. Tuỳ mỗi đợt, mỗi ngày có thể sử dụng trên dưới 4, 5 chục ngàn tấn khóm, thành phẩm đi ra một số nước châu Á và châu Aâu.
Con em tôi đưa ly nước khóm để làm cô đặc, mời uống. Nước sóng sánh màu vàng: chua, ngọt, lạnh thơm. Nó nói loại nước nầy được làm keo lại rồi vô thùng. Nước ngoài đem về pha chế, cho vào chai thành loại nước giải khát đặc biệt, bán rất chạy.
Tôi hỏi nó làm chức gì ở đây. Nó nói nó làm kế toán, lương mỗi tháng trên bốn triệu. Một mình nó dư sống còn gởi nuôi bà già. Tôi hỏi sao nó chưa có chồng, nó nói mắc nuôi bà già, vả lại chưa gặp duyên làm sao có chồng được.
Tôi phì cười, con nhỏ xinh gái ra phết, nói chuyện có duyên mà không hiểu sao nó cao số dử vậy không biết. Nó đưa tôi ra Quốc lộ Một đón xe, hồ hỡi căn dặn:
- Tết chị nhớ về quê chơi. Dưới mình bây giờ vui lắm. Họ hàng ai nấy khắm khá hết rồi, chỉ còn mình em nghèo, em phải ráng làm cật lực để cưới tấm chồng đội trên đầu trên cổ với người ta . Nó cười khúc khích, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt vẫn còn nét ngây thơ của thời trẻ trung.
Từ giã con em, tôi leo lên chiếc xe đò , ngồi băng ghế ngoài cùng, ôm khư khư bao khóm vào mình như ôm chặt chút tình của người trồng khóm, của cô em công nhân và của biết bao bàn tay lao động. Họ vẫn hạnh phúc với cuộc đời lặng lẽ , sống bình dị trên mãnh đất quê, nơi đã ló dạng mô hình công, nông nghiệp khép kín.
Nông trường TânLập mùa khóm chín
Kim Quyên
.
Kim Quyên