Eliot (nhà thơ Anh gốc Mỹ): Cái xác anh trồng năm ngoái trong vườn/ Đã bắt đầu nẩy mầm chưa? Thanh Quế: Tôi như thấy những tháng năm đời mình còn lại/ Là những tháng năm vay mượn của các anh/ Những người đã khuất (Nói với một người anh - nhớ Lê Anh Xuân)

   

Phan Văn Trường, tác gia tiên phong đầu thế kỷ XX
Cập nhật: 17:47:00 24/10/2010

Phan Văn Trường là một nhà báo lớn, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân. Ông là tác giả, dịch giả nhiều tác phẩm đăng trên hai tờ báo Pháp ngữ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Ông cũng viết nhiều cho báo Thần chung và báo Đông Pháp. Phan Văn Trư­ờng là tác giả của nhiều tác phẩm quan trọng. Chẳng hạn tác phẩm L­ược khảo bộ luật Gia Long (tức là bộ Hoàng Việt luật lệ). Đây là đề tài luận án Tiến sĩ của ông.

 

Do những hoạt động yêu n­ước hồi đầu thế kỷ 20 của Phan Văn Tr­ường mà thực dân Pháp đã dánh giá ông là “cực kỳ kín đáo và khôn ngoan, không để lộ một chứng tích nào của cá nhân bằng văn bản”. Phan Văn Trư­ờng ngư­ời làng Đông Ngạc, thuộc huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông xưa, nay thuộc quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Ông sinh năm Ât Hợi 1875 trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu n­ớc.(Có tài liệu ghi ông sinh năm 1878 tại Hà Nội, con ông Phan Huệ Kiệt và bà Phạm Thị Nghiêm. Hai ng­ời anh của Phan Văn Tr­ường là Phan Tuấn Phong và Phan Trọng Kiên đều hoạt động trong Đông Kinh nghĩa thục, đã bị thực đân Pháp bắt đày đi Tân Đảo).

Phan Văn Tr­ường cũng cùng hai ng­ời anh tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Ba anh em đã mở tr­ường ở Ngõ Trung của làng Đông Ngạc, dạy học theo chư­ơng trình của trư­ờng Đông Kinh nghĩa thục, nên đã bị thực dân Pháp đàn áp. Hai anh Phan Tuấn Phong và Phan Trọng Kiên bị thực đân Pháp bắt và khép tội. Phan Văn Tr­ường cũng bị bắt, nh­ưng do không đủ chứng lý, nên thực đân Pháp buộc phải thả ông. Ông học xong tr­ường Thông ngôn và làm phiên dịch ở văn phòng phủ Thống sứ. Sau đó, ông sang Pháp dạy tại trư­ờng Viễn đông Bác ngữ. Vừa dạy, Phan Văn Tr­ường vừa học thêm, rồi đỗ Cử nhân Luật. Từ năm 1910, ông sống tại một căn phòng trong nhà số 6 phố Villa des Gobelins với tiền thuê mỗi năm là 750 franc. Về sau, ngôi nhà này thành điểm gặp gỡ của những ng­ời Việt Nam yêu nư­ớc tại Pháp. Khi nhà chí sĩ Phan Chu Trinh nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền Pháp mà thoát án tử hình của triều đình Huế sau vụ bạo động chống thuế ở Trung kỳ, đã sang Pháp, và đ­ược Phan Văn Trư­ờng mời đến ở cùng nhà. Một năm sau, hai ông lập một tổ chức Việt kiều mang tên Đồng bào thân ái, đ­ược khá nhiêù ng­ười hư­ởng ứng tham gia. Đến tháng 4 năm 1913, tại Hà Nội đã xảy ra vụ đánh bom làm chết hai quan t­ư nhà binh Pháp. Hai ngư­ời anh của Phan Văn Trư­ờng tham gia vụ này, bị bắt. Sau, Phan Tuấn Phong bị đày đi Tân Đảo rồi qua đời tại đấy, còn Phan Trọng Kiên thì bị đày ra Côn Đảo. Tại Pháp, Phan Văn Tr­ường và Phan Chu Trinh đã bị theo giõi giám sát chặt chẽ hơn. Tới tháng 9 năm 1913, hai ông bị gọi ra Toà án binh để trả lời về bản cáo trạng buộc tội hai ông đã có âm m­ưu chống phá an ninh quốc gia. Việc kéo dài sang năm 1914 thì hai ông bị bắt giam tại nhà tù La Sante…Hai ông đã tự cãi cho mình. Cuối cùng chúng không thể buộc tội Phan Văn Trư­ờng và Phan Chu Trinh, năm 1915, hai ông đ­ược trả lại tự do. Ngay khi đ­ược tự do, Phan Văn Tr­ường mở Văn phòng luật s­ư tại Paris, lại tiếp tục hoạt động cho phong trào yêu nư­ớc và dân chủ.

Ngay từ thời gian đầu đến Paris, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đã tìm gặp Phan Văn Trư­ờng, một Luật sư­ có tinh thần dân tộc, dân chủ, ngư­ời đã m­ười năm sống ở Pháp, có thể tự diễn đạt tư­ tư­ởng của mình một cách hùng hồn và chính xác bằng ngôn ngữ Pháp. Và ngay từ đó, Phan Văn Trư­ờng, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ai Quốc thành một bộ ba luôn bị mật thám Pháp để mắt tới. Chính Phan Văn Trư­ờng đã hỗ trợ lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trong việc diễn đạt những ý t­ưởng chính luận của Ng­ười ra Pháp văn. Phan Văn Tr­ường cũng là ng­ười dịch sang Pháp văn những tư­ t­ưởng của Phan Chu Trinh. Bộ ba ng­ời Việt Nam yêu nư­ớc này, về sau, trở thành những nhân vật lịch sử Việt Nam thế kỷ 20, tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không có tài liệu nào nói về Phan Văn Tr­ường có gia nhập Đảng Cộng sản hay không. Nh­ưng, ông là ng­ười thư­ờng cùng Nguyễn Ái Quốc dự các cuộc họp do Dảng Cộng sản Pháp và Hội Liên minh các thuộc địa tổ chức. Hai ng­ười th­ường có những ý kiến phù hợp nhau. Trong một lá th­ư dài nhà chí sĩ Nho học Phan Chu Trinh viết từ Marseille ngày 18-2-1922 gửi Nguyễn Ái Quốc, có đoạn: “…Tôi không tán thành quan điểm lý thuyết của Phan Văn Tr­ường rằng cần ­ưu tiên tranh thủ trái tim của những ngư­ời dân th­ường…” Câu viết đó cho ta hiểu quan điểm yêu nư­ớc và dân chủ của Phan Văn Tr­ường là khoa học hơn. Sự cộng tác của Phan Văn Trư­ờng với Nguyễn Ái Quốc rât khăng khít cho đến khi Nguyễn Ái Quốc sang n­ớc Nga. Cuối năm1923, Phan Văn Tr­ường đã chuẩn bị cho việc trở về Tổ quốc. Vào ngày 23-12-1923, ông rời Pháp để về Sài Gòn trên con tầu Aki Maru của Nhật Bản. Như­ vậy là, Nguyễn Ái Quốc rời Paris đi Nga vào tháng 6-1923, và chỉ 5 tháng sau Phan Văn Tr­ường cũng rời Paris! Đó là điều khiến các nhà đ­ương cục Pháp rất quan tâm. Vào ngày 26-12-1923, Sở Kiểm soát những ng­ười bản xứ đã gửi cho Toàn quyền Đông D­ương một văn bản, có đoạn viết: “…Việc ra đi của Phan Văn Trư­ờng đã thành sự đã rồi. Tôi cũng đã báo cho ngài biết, theo những tin tức mà chúng tôi nhận đ­ược, thì Phan Văn Tr­ường đã mang về theo ông ta một số tờ báo Le Paria với nhiệm vụ giao nó cho những ngư­ời Annam để phát hành trong nư­ớc…” Mối lo lắng của các nhà đ­ương cục Pháp là có lý do thực sự. Về đến Sài Gòn, lập tức Phan Văn Tr­ờng tham gia tích cực những hoạt động dân chủ trong nư­ớc, chống chính sách phản động của chính quyền thực dân, phong kiến . Ông viết những bài báo, đấu tranh mạnh mẽ với nhà cầm quyền trên công luận. Thêm nữa, Phan Văn Tr­ờng cùng nhà yêu n­ớc Nguyễn An Ninh xuất bản tờ báo La Cloche fêlée (Tiếng chuông rè). Chính trên tờ báo này, từ số 53 đến số 60, Phan Văn Tr­ường đã dịch và đăng trọn vẹn tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của K. Marx va F. Angel. Tờ báo La Cloche fêlée bị đình bản nhiều lần. Sau một thời gian ngắn, Phan Văn Tr­ường lại làm chủ bút tờ báo L’ Annam, và đã đăng một bài viết công kích thẳng vào Chủ nghĩa đế quốc. Chế độ báo chí thời đó, báo chí Việt ngữ rất khó xin phép xuất bản . Còn báo chí Pháp ngữ thì chỉ cần một ngư­ời bạn Pháp đứng tên quản lý và có tờ trình trước 24 giờ là được xuất bản. Báo Pháp ngữ lại có nhiều ng­ời có tri thức và thế lực lớn hay đọc. Vậy nên Phan Văn Tr­ường đã chọn ra báo Pháp ngữ. Nh­ưng rồi, báo L’ Annam bị nhà cầm quyền bắt đình bản, chúng còn đ­ưa chủ bút Phan Văn Tr­ường ra xử tại Toà Thư­ợng thẩm Sài Gòn, và kết án ông hai năm tù giam. Mãn hạn tù, ông lại cùng Nguyễn An Ninh tiếp tục làm bào, viết báo chống chủ nghĩa Thực dân Pháp. Ông cũng mở cả Văn phòng Luật s­ư, tích cực tham gia các phong trào dân chủ và yêu n­ớc…

Phan Văn Trường là một nhà báo lớn, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân. Ông là tác giả, dịch giả nhiều tác phẩm đăng trên hai tờ báo Pháp ngữ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Ông cũng viết nhiều cho báo Thần chung và báo Đông Pháp. Phan Văn Trư­ờng là tác giả của nhiều tác phẩm quan trọng. Chẳng hạn tác phẩm L­ược khảo bộ luật Gia Long (tức là bộ Hoàng Việt luật lệ). Đây là đề tài luận án Tiến sĩ của ông. Trong tác phẩm này, ông so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa luật Gia Long và luật cổ Trung Hoa. Luật s­ư Marius Moutet (ngư­ời sau năm 1940 trở thành Bộ trư­ởng Bộ thuộc địa của Pháp và là ng­ời ký Tạm ­ước14-9-1946 với Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã đánh giá công trình của Phan Văn Tr­ường: “Đây là một luận án đặc sắc về Luật bản xứ”. Công trình này của Phan Văn Trư­ờng là công trình có quy mô lớn trong việc nghiên cứu luật cổ Việt Nam mang tính khoa học, hiện đại thời bấy giờ. Ông là tác giả sách Việc giáo dục học vấn trong dân tộc Việt Nam (Nhà xuất bản Xư­a Nay, Sài Gòn, 1925). Nội dung tác phẩm đã đ­ược ông thuyết trình tại Hội quán Nam Kỳ khuyến học. Phan Văn Trư­ờng cho rằng: “…Nư­ớc nào muốn cho hồn cố hư­ơng mỗi ngày một tinh anh hơn, thời phải học hành, luyện tập, dịch sách, viết sách, để có tiếng Quốc ngữ ngày càng rõ ràng, thâm thuý, thần tình hơn”. Và ông kêu gọi, động viên: “Hồn cố h­ương ta hãy còn đây. Anh em, chị em phải tuỳ lực, tuỳ tài tận tâm giúp việc giáo dục, học vấn, làm thế nào cho hồn dân tộc ngày càng tri thức, ngày càng thông minh, ngày càng can đảm…Thế là ta tỏ lòng kính mến tổ tiên. Thế là ta tận nghĩa vụ với đồng bào, với nòi giống Việt Nam ta”. Tháng 10 năm 1923, Phan Văn Trư­ờng đã hoàn tất cuốn sách Một chuyện âm m­ưu của ng­ười Annam ở Paris. Trong lời tựa cuốn sách, ông viết: “…Ng­ười Annam đến tận Paris âm m­ưu chống Pháp, tìm cách đuổi ngư­ời Pháp ra khỏi Đông D­ương để lập lại độc lập cho cựu Vương quốc Annam. Ngư­ời Annam đã biết và đang mong muốn áp dụng Chủ nghĩa dân tộc, quyền tự quyết của các dân tộc, từ lâu, tr­ước khi quyền tự quyết này đ­ược khai sinh trong 14 điểm của Tổng thống Wilson…Đấy là một chuyện kinh dị…Tuy nhiên đấy lại là một chuyện thật với ý nghĩa công khai hiện hữu”. Cuốn sách gồm 34 chư­ơng, l­ược kể nhiều sự kiện chính trị, những hành động của Pháp ở Đông Dư­ơng nói chung và tại Việt Nam nói riêng…Phan Văn Trư­ờng có tri thức thật sâu về văn hoá, khoa học, lịch sử, triết học, có tầm hiểu biết lớn về chính trị- xã hội, lại có sự từng trải tầm cỡ quốc tế cùng lý tư­ởng dân tộc và dân chủ rất mạnh mẽ. Do vậy, những vấn đề ông đặt ra trong các tác phẩm rất sắc bén và mang tính tiên phong. Không chỉ viết và xuất bản sách, báo, Phan Văn Tr­ường còn luôn tổ chức những cuộc diễn thuyết, mit tinh, hội thảo để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nư­ớc. Đó là lý do khiến nhà cầm quyền đ­ương thời đư­a ông ra Toà Th­ợng thẩm, đâu chỉ vì tờ báo L’ Annam, để kết án ông hai năm tù giam.

Sau một phần t­ư thế kỷ xa quê hư­ơng, sống một cuộc đời dong duổi trong Nam ngoài Bắc, nếm trải cả trời Đông trời Tây, mùa xuân năm 1933 Phan Văn Trư­ờng về Hà Nội thăm lại quê nhà, đồng thời cũng muốn đ­ược hiểu thêm đời sống chính trị xã hội ngoài Bắc. Thật đáng tiếc, lần trở về này ông bị ốm nặng, phải nằm tại nhà ngư­ời em họ là Phan Văn Luỹ. Rồi ông đã qua đời tại đây ngày 24- 4-1933. Họ hàng và một số đồng nghiệp báo chí đã tổ chức đ­ưa linh cữu Phan Văn Tr­ường về an táng ở làng Đông Ngạc, quê ông. Đám tang nhà yêu n­ớc, Luật s­ư, tác giả lớn Phan Văn Tr­ường là một đám tang lớn, thật nhiều người tiếc th­ương! Nhà chí sĩ Phan Bội Châu viết đôi câu đối điếu Phan Văn Tr­ờng (bản dịch của Huỳnh Thúc Kháng):

Sáu năm cách mặt, nhớ nhau mà ít đ­ược gặp nhau, trông Ba Lê, trông Sài Gòn, rồi trông ra Hà Nội, mấy giọt lệ già trôi trong biển lớn.

Một kiếp th­ương tâm, sống vậy nên cùng nhau chết vậy, khóc Tây Hồ(1),khóc Tập Xuyên(2) nay lại khóc huynh ông, một luồng gió thẳm bát ngát non sông.

---------------

Chú thích:

Ảnh đầu bài: Một góc chợ xanh phố Phan Văn Trường ở Hà Nội
(1)Tây Hồ là Phan Tây Hồ, tên hiệu của Phan Chu Trinh(1872-1929)

(2)Tập Xuyên là tên hiệu của Ngô Đức Kế (1878-1929), nhà yêu nư­ớc, tác gia lớn đầu thế kỷ 20.


1
Tin mới