Tin tức

3/3
5:33 PM 2018

NGÀY THƠ VN LẦN THỨ XVI Ở TP.HCM: “XUÂN-CỘI NGUỒN & SÁNG TẠO”

Sáng ngày 2-3-2018 (Nguyên Tiêu Mậu Tuất 2018), tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc chương trình chính thức Ngày Thơ Việt Nam lần thức XVI do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức với chủ đề “Xuân - Cội nguồn & Sáng tạo”.

Từ sáng sớm, đoàn đại biểu của Hội Nhà văn TP HCM do nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đã đến dâng hương trước Tượng đài tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong sự kiện Mậu Thân 1968 trên đường Nguyễn Du, quận 1 (bên hông Dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống Nhất).

Chương trình chính thức “Xuân - Cội nguồn & Sáng tạo” của Ngày Thơ Việt Nam lần thức XVI do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức, được nhà văn Trần Văn Tuấn và nhà thơ Phan Hoàng chỉ đạo thực hiện. Nhà văn Trầm Hương dàn dựng kịch bản và đạo diễn, với sự hỗ trợ của nhà văn Nguyễn Minh Ngọc và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn. Nhà văn-MC Phương Huyền dẫn chương trình. Nghệ sĩ ưu tú Đức Đình thổi sáo và nhạc sĩ Phạm Hoàng Long đệm đàn piano.

Trong diễn văn khai mạc chương trình thơ chính thức “Xuân - Cội nguồn & Sáng tạo,” nhà thơ Phan Hoàng - Trưởng ban Tổ chức đã phát biểu: “Không phải ngẫu nhiên các vị lãnh đạo trên thế giới khi đến thăm nước ta thường đáp từ diễn ngôn bằng thơ Việt, nhất là trích Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Từ hàng ngàn năm nay thơ ca đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, góp phần làm nên bề dày truyền thống đáng tự hào của văn hoá Việt, sức mạnh dân tộc Việt. Trong không khí cả nước kỷ niệm sự kiện lịch sử 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức mang chủ đề “Xuân - Cội nguồn & Sáng tạo” nhằm tri ân, tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc; đồng thời cũng hướng đến xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh và nghĩa tình”.

Điểm nhấn của Ngày thơ vẫn là chương trình đọc thơ, trình diễn thơ và giao lưu giữa các nhà thơ và công chúng yêu thơ. Trong đó, bài thơ “Sài Gòn đêm Mậu thân không ngủ” của nhà thơ Trầm Hương do tác giả trình bày để lại ấn tượng sâu sắc trong công chúng:

SÀI GÒN ĐÊM MẬU THÂN KHÔNG NGỦ

Những người lính biệt động “đánh  nhanh rút nhanh” vẫn kiên trì chờ đại quân,

dù biết mình phải chết!

Đó đây những góc phố, con đường các anh chị còn nằm lại

Nhiều người lạc đường, “lội” sông đã không về

Những người lính cảm tử được giấu trên máng xối, tường hai lớp,

vách hai ngăn…

Những bà mẹ giấu con ngay trong tấm lòng mình

Sài Gòn rưng rưng hai chữ lòng dân!

Có nơi nào như ở Sài Gòn

Chúng ta mắc nợ những người con gái đẹp

Có gì quý bằng nhan sắc và nhân phẩm

Khi Tổ quốc cần, những người con gái biết hy sinh.

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *