Nhà văn Trung Trung Đỉnh
1.
Đề tài chiến tranh, trải nhiều chục thế hệ, lúc nào cũng là nam châm thu hút tâm huyết của các nhà văn, mà rất nhiều trong đó là những người từng mặc áo lính. Từ những thế hệ các nhà văn “Trung úy” Xô Viết, cho đến những sự thâm canh theo chiều sâu, có thể nói là đi suốt, là toàn bộ văn nghiệp, làm nên những tên tuổi lớn, tập trung nhất ở những người như E.M Remaque, với những “Đêm ở Lisbone”, “Chiến hữu”, “Phía tây không có gì lạ”, “Bia mộ đen...” đã trở thành kinh điển. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Hai cuộc chiến tranh giải phóng Ba Mươi Năm đã hun đúc nhiệt huyết của các thế hệ nhà văn mặc áo lính, và đã để lại một số tác phẩm xúc động. Cái nợ với đề tài chiến tranh vẫn đeo đuổi 30 - 40 năm sau đất nước được thống nhất.
Chiến tranh, dù xuất phát từ đâu cũng là cái PHI Lý, huống hồ lại xuất phát từ một bên cố tình lôi kéo bên kia vào một cuộc động binh tự vệ bất đắc dĩ. “Lính trận” là một cuộc huy động ở qui mô khiêm tốn, nhưng toàn vẹn hồn cốt, tâm tính, ruột gan của một nhà văn mặc áo lính đặng phác ra một góc nhìn cũng khiêm tốn, nhưng hết sức tập trung, khốc liệt của cuộc chiến tranh Hai Mươi Năm giải phóng miền Nam, từ tình huống khốc liệt nhất của đoạn cuối chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đến giai đoạn đầu chiến lược “tìm diệt” của Hoa Kỳ - ồ ạt đổ quân vào miền Nam, biến quân Mĩ thành át chủ bài, là chỗ dựa của quân đội Việt Nam cộng hoà nhằm “bẻ gãy xương sống” Việt Cộng.
Cuốn tiểu thuyết 9 đoạn, 282 trang này như một sự co rút, nén ép đến tận cùng tâm cam của một người lính và một nhóm đồng đội xung quanh anh trong cuộc đối đầu với một thực tiễn chiến tranh khốc liệt chưa có tiền lệ và những kết cục thống thiết, bi tráng, không hề tô vẽ của nó. Bằng lối văn tả chân bình dân, mộc mạc và một cách kết cấu, bố cục bất đối xứng - với một giai đoạn chuẩn bị, chờ đợi kéo dài đến tới 60% tác phẩm - với không ít những câu chuyện lặt vặt, hết sức bình thường hàng ngày của đời lính xen lẫn những hồi cố, kí ức đan chéo cũng rất bình dị của họ - một sự chờ đợi có phần chậm chạp, thong thả nhiều lúc đến sốt ruột; để rồi vụt một cái như tên lửa vụt tăng tốc vào trận đối đầu quyết liệt, không kịp dàn binh bố trận, suy nghĩ, tính toán với kẻ địch quá mạnh, quá áp đảo về bình lực và phương tiện chiến tranh và phần nào .giấu mặt. Sau đó hình như là một khoảng lặng bất ngờ trước cơn bão khi người lính lang thang trong rừng cùng một chỉ huy du kích người dân tộc bản địa, - khi mà đồng đội đã lần lượt hy sinh gần hết.
2.
Với một kết cấu hết sức bất đối xứng, ngòi bút của tác giả cũng lựa tình huống mà đặc tả. Trường đoạn đầu, chiếm tới hơn 5/9 khúc, có thể tạm coi là những phác thảo chân thực về đời lính trước phút xung trận. Đó là một giai đoạn dài, từ lúc đăng lính, huấn luyện ở hậu phương cho đến lúc lặn lội, quanh co, qua cả hai nước bạn Miên - Lào để vào đến Tây Nguyên. Bút pháp tả chân ở trường đoạn này như chụp ảnh hiện thực đúng như nó có. Khó có thể nghi ngờ tính cách của từng người, mà phần lớn là nông dân mặc áo lính, với trình độ học vấn chỉ hết cấp II, cấp III, tuổi đời phổ biến mười tám đôi mươi, có những anh lính măng tơ, chỉ độ mười sáu. Họ là những con người bình dị, chân chất, chẳng có gì phức tạp về tư tưởng, tính cách. Họ đi chiến đấu, trước hết là bởi nhiệt huyết, lòng yêu nước. Nhưng nếu chỉ có thế thì đó chỉ là những khẩu hiệu rất sáo. Vì, như tác giả tả, mỗi người có một nguồn gốc xuất thân khác nhau, lại cũng có những động cơ khác nhau, nên nhân tính được bộc lộ không tô vẽ đã đành, mà phần nào rất BảN NĂNG rất NGƯờI. Thậm chí có người chỉ thích đi lính vì học quá dốt, có người ở quê quá cực. Họ có đầy đủ những thói hư tật xấu. Chẳng có mẫu NGƯờI HùNG nào ở đây, dù theo cách nhìn của lính, một đôi cấp chỉ huy cũng được coi là thần tượng. Nhưng khiêm tốn, vì đó chỉ là những người gương mẫu, đi trước, trải đời hơn một chút mà thôi. Những mẫu lính ở đây bình dị quá mức, hòa tan trong muôn mặt, với những khát vọng một thời rất cụ thể, nhỏ nhoi, nhất là khát vọng được ăn thêm, ăn no vì cái đói lúc nào cũng rình rập. Nhìn lên, họ thấy những mẫu lính biết hát, biết làm thơ, ngày nào cũng ghi nhật kí, đã là kì vĩ. Và mê gái, khao khát đụng chạm tìm biết và quan niệm về xác thịt phần nào vụng về, ngây thơ, trong sáng... Tất cả đã được nhân vật “Bỉnh còi” đặc tả rất hồn nhiên, cam go, sống động, lạc quan. ý niệm của họ về chiến tranh phần lớn thông qua những buổi thời sự, quán triệt nhiệm vụ, còn cuộc sống, suy tư, tác nghiệp hàng ngày của họ chỉ gắn với cái tập thể nhỏ (tiểu đội), thỉnh thoảng phá rào để phiêu lưu với một chút sinh hoạt, giao tiếp lãng mạn hơn. Trong trường đoạn này có những đặc tả thú vị như chuyện Khôi đen ăn một lúc mười hai cái bánh bột mỳ luộc chấm muối (mỗi cái non 1 lạng). Hay trên đường hành quân cách trạm khách nửa tiếng đã ngửi thấy mùi cứt khô. Cái mùi “báo trước” ấy lúc nào cũng có. Rồi đoạn cậu Ty “mở máy” nói “Rồi từ nỗi nhớ thầy thím không hiểu sao ý nghĩ tao lại chuyển sang thèm tiết canh lòng lợn của quán ông Vân đầu làng”. Hồn nhiên và hay đến thế là cùng. Hoặc buồn cười như đoạn Khôi đem ảnh bạn gái và chị đổi lấy chuối với mấy bà con người Lào (bảo đó là ảnh văn công). Còn gạo lính thì “mở ruột nghé ra, mọt bò lổm ngổm như xe tăng phát xít” (tr 98). Rằng “cơm chỉ là phụ thôi” “cái ăn chỉ trông vào hột muối” (tr 118). Rồi những lúc “lùng sục tư tỏi”, giấu giếm. Nhưng đây mới là quan trọng: là niềm lạc quan thực sự. “Nhưng chúng tôi rất ít để ý đến cái sự gian khổ của mình” (tr 12). Phải nói, tác giả đã bắt đúng cái mạch tư tưởng quân, dân. Cái thời đẹp đẽ rất lãng mạn ấy.
Trong trường đoạn này có chi tiết rất đáng chú ý, nhấn mạnh cái THậT nữa: là cái chết của mấy đồng đội bạn Bỉnh còi, không phải chết trận, mà chết vì... sốt rét ác tính trên đường hành quân. Có vẻ phi lý. Nhưng đó là sự thật hiển nhiên không cưỡng được. Chiến tranh tác động từ nhiều phía, không phải chỉ có đối đầu trực diện. Chi tiết này làm tôi nhớ chuyện sau. Có người hỏi một nhà văn lão thành sao lại để nhân vật chính mà ông yêu quý - nó hao hao giống ông, chết nửa đời nửa đoạn giữa tác phẩm thế, ông này điềm nhiên đáp: nó đánh ông ấy đến thế thì ông ấy phải chết chứ (!).
Bìa cuốn tiểu thuyết "Lính trận" của nhà văn Trung Trung Đỉnh
3.
Từ nửa cuốn trang 181 đến trang 199, chưa đầy 20 trang, là đoạn cao trào của tác phẩm. Tất cả những chuẩn bị, những chờ đợi, những phi lý giờ đột ngột bùng nổ, nhanh tối mặt. Đây là một trường đoạn tăng tốc bất ngờ, rất sinh động đến mức khủng khiếp, mà tác giả viết rất chắc tay, thoải mái, cứ như phanh bụng, phơi gan ra. Nó là một ký sự LửA quá hay và quá thật. Không khí chiến tranh tức thở trên một hiện trường chắc không rộng lắm và hai bên chỉ biết nhau qua bom đạn, pháo, trực thăng và những sự giành giật, một ăn một thua, một sống một chết quyết liệt từng đòn vờn nhau. Toàn bộ bản năng sống được huy động tối đa, trước mặt là cái chết phải tìm mọi cách vượt qua, mọi bất trắc, rủi ro rình rập từng giây, từng phút. Liên tục là những đoạn đặc tả sống động, bi tráng không ít hào hùng. Lòng dũng cảm ở đây nhiều khi là một chọn lựa cưỡng bức. Không thể khoa đại, thổi phồng, đao to búa lớn được.
Đánh nhau có lúc gần như giáp lá cà, cường độ đối đầu khủng khiếp đến nỗi đồng đội của Bỉnh còi, Báu béo ngủ ngay giữa chiến trường “Tôi rờ sang thằng Báu. Nó ngủ như lợn, không hề cựa quậy mặc dù tôi lay, tôi véo, mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho cái chết rình rập, nó cứ ngủ” (tr 194). Đây là một trong những chi tiết sinh động, là nốt nhấn của tiểu thuyết này.
Và từ khúc Bảy đến hết, khúc Tám là những ngày cùng Chuốt, chỉ huy du kích địa phương lang thang trong rừng Tây Nguyên. Đây là một khoảng tĩnh lặng tương đối, báo trước một cuộc đối đầu mới và những nhiệm vụ thu dọn chiến tranh (xác chết đồng đội) cuối cùng. Cái khoảng tĩnh lặng này ám mùi tử khí nhưng cũng có những giây phút thật lãng mạn. Một anh bộ đội chủ lực, dựa vào dân để làm nhiệm vụ khi đồng đội gần như đã chết hết. “Tiếng vượn hú đâu đó trong rừng sâu nghe vang xa, man rợ... Có lúc qua một trảng tranh vừa bị bom ngoạm đốt trụi mầm non bắt sương trồi lên thơm ngọt” (tr 212). Nhưng “mặt trời không mấy khi ló ra... ở chảm rừng này. Mùi lá mục dưới chân tanh đến lợm giọng” (tr 212). Và, sau đó những vạt rêu đá xanh rì như thảm. “Tôi đứng ngay trước cảnh đẹp và có cảm giác như thiên nhiên đang rất bình thản trước tiếng bom đạn của chiến tranh” (tr 213). Cái bình thản ấy tương phản với “hầu như mọi phương tiện chiến tranh của quân đội viễn chinh Mĩ đều được tập trung về đây quyết chiến” (tr 222). Cái khoảng tĩnh lặng ấy lại bốc mùi tử khí và một đối đầu mới “Trận đầu đánh Mĩ... tơi bời cả một ngày đẫm máu mà tôi chẳng nhìn rõ mặt một thằng Mĩ nào. Còn bây giờ thì tôi thấy mồn một”. ...Và lặng lẽ đi tìm xác đồng đội sau cuộc chiến “Đau đớn thay vì xác anh em mình đã thối quá rồi...” Đồng đội ở chiến trường Pleiku toàn Bắc, tuổi 19 - 20 - 21, cao nhất là 23. “Mà cho mãi tới nhiều năm sau này tôi vẫn không sao nguôi quên được mấy ngày đêm rùng rợn ấy” (tr 257).
4.
Chiến tranh, cuộc chiến đẫm máu, bất đắc dĩ ấy là một ác mộng vĩnh viễn. Và nhân vật chính - tôi - tác giả ấy trở về gặp ai: một chàng Hiển đồng đội đẹp trai mấy mươi năm sau mắc chứng tâm thần, gã thì thành một ông lão, một anh Tụ khốt-ta-bít thành lão lù khù. Trở về với nỗi ám ảnh về một liệt sĩ suýt bị bỏ quên, nhưng thật đẹp “Anh này to cao như Mĩ, súng vẫn nhăm nhăm chĩa về phía trước, trông như tượng đài, tóc dựng đứng...” (tr 272). Hóa ra “người anh em “kềnh từ bao giờ chính người anh em cũng không biết” (tr 279)
Những nỗi ám ảnh thành căn bệnh hậu chiến ấy ở phía đối phương rất nặng nề, sách vở, phim ảnh phương Tây tốn biết bao giấy mực mô tả chỉ được Trung Trung Đỉnh lướt qua. Phải chăng chúng ta là ngoại lệ ? Không - qua cơn ác mộng, tôi - tác giả bừng tỉnh, và dẫu không nói ra, hẳn là sa vào một sự hụt hẫng... Và phải chăng, sự hụt hẫng đầy ngụ ý ấy biểu thị thành công của tiểu thuyết - tự bạch - tự sự này? Là sự thật trần tụi sau bản hợp xướng một bè bi tráng mà sức nặng của nó không cần đến văn chương và có đầy đủ cái tinh lực, cái não nề thức tỉnh con người- dẫu phi lý nhưng vẫn hiển nhiên - của một tiểu thuyết chiến tranh.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh
1.
Đề tài chiến tranh, trải nhiều chục thế hệ, lúc nào cũng là nam châm thu hút tâm huyết của các nhà văn, mà rất nhiều trong đó là những người từng mặc áo lính. Từ những thế hệ các nhà văn “Trung úy” Xô Viết, cho đến những sự thâm canh theo chiều sâu, có thể nói là đi suốt, là toàn bộ văn nghiệp, làm nên những tên tuổi lớn, tập trung nhất ở những người như E.M Remaque, với những “Đêm ở Lisbone”, “Chiến hữu”, “Phía tây không có gì lạ”, “Bia mộ đen...” đã trở thành kinh điển. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Hai cuộc chiến tranh giải phóng Ba Mươi Năm đã hun đúc nhiệt huyết của các thế hệ nhà văn mặc áo lính, và đã để lại một số tác phẩm xúc động. Cái nợ với đề tài chiến tranh vẫn đeo đuổi 30 - 40 năm sau đất nước được thống nhất.
Chiến tranh, dù xuất phát từ đâu cũng là cái PHI Lý, huống hồ lại xuất phát từ một bên cố tình lôi kéo bên kia vào một cuộc động binh tự vệ bất đắc dĩ. “Lính trận” là một cuộc huy động ở qui mô khiêm tốn, nhưng toàn vẹn hồn cốt, tâm tính, ruột gan của một nhà văn mặc áo lính đặng phác ra một góc nhìn cũng khiêm tốn, nhưng hết sức tập trung, khốc liệt của cuộc chiến tranh Hai Mươi Năm giải phóng miền Nam, từ tình huống khốc liệt nhất của đoạn cuối chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đến giai đoạn đầu chiến lược “tìm diệt” của Hoa Kỳ - ồ ạt đổ quân vào miền Nam, biến quân Mĩ thành át chủ bài, là chỗ dựa của quân đội Việt Nam cộng hoà nhằm “bẻ gãy xương sống” Việt Cộng.
Cuốn tiểu thuyết 9 đoạn, 282 trang này như một sự co rút, nén ép đến tận cùng tâm cam của một người lính và một nhóm đồng đội xung quanh anh trong cuộc đối đầu với một thực tiễn chiến tranh khốc liệt chưa có tiền lệ và những kết cục thống thiết, bi tráng, không hề tô vẽ của nó. Bằng lối văn tả chân bình dân, mộc mạc và một cách kết cấu, bố cục bất đối xứng - với một giai đoạn chuẩn bị, chờ đợi kéo dài đến tới 60% tác phẩm - với không ít những câu chuyện lặt vặt, hết sức bình thường hàng ngày của đời lính xen lẫn những hồi cố, kí ức đan chéo cũng rất bình dị của họ - một sự chờ đợi có phần chậm chạp, thong thả nhiều lúc đến sốt ruột; để rồi vụt một cái như tên lửa vụt tăng tốc vào trận đối đầu quyết liệt, không kịp dàn binh bố trận, suy nghĩ, tính toán với kẻ địch quá mạnh, quá áp đảo về bình lực và phương tiện chiến tranh và phần nào .giấu mặt. Sau đó hình như là một khoảng lặng bất ngờ trước cơn bão khi người lính lang thang trong rừng cùng một chỉ huy du kích người dân tộc bản địa, - khi mà đồng đội đã lần lượt hy sinh gần hết.
2.
Với một kết cấu hết sức bất đối xứng, ngòi bút của tác giả cũng lựa tình huống mà đặc tả. Trường đoạn đầu, chiếm tới hơn 5/9 khúc, có thể tạm coi là những phác thảo chân thực về đời lính trước phút xung trận. Đó là một giai đoạn dài, từ lúc đăng lính, huấn luyện ở hậu phương cho đến lúc lặn lội, quanh co, qua cả hai nước bạn Miên - Lào để vào đến Tây Nguyên. Bút pháp tả chân ở trường đoạn này như chụp ảnh hiện thực đúng như nó có. Khó có thể nghi ngờ tính cách của từng người, mà phần lớn là nông dân mặc áo lính, với trình độ học vấn chỉ hết cấp II, cấp III, tuổi đời phổ biến mười tám đôi mươi, có những anh lính măng tơ, chỉ độ mười sáu. Họ là những con người bình dị, chân chất, chẳng có gì phức tạp về tư tưởng, tính cách. Họ đi chiến đấu, trước hết là bởi nhiệt huyết, lòng yêu nước. Nhưng nếu chỉ có thế thì đó chỉ là những khẩu hiệu rất sáo. Vì, như tác giả tả, mỗi người có một nguồn gốc xuất thân khác nhau, lại cũng có những động cơ khác nhau, nên nhân tính được bộc lộ không tô vẽ đã đành, mà phần nào rất BảN NĂNG rất NGƯờI. Thậm chí có người chỉ thích đi lính vì học quá dốt, có người ở quê quá cực. Họ có đầy đủ những thói hư tật xấu. Chẳng có mẫu NGƯờI HùNG nào ở đây, dù theo cách nhìn của lính, một đôi cấp chỉ huy cũng được coi là thần tượng. Nhưng khiêm tốn, vì đó chỉ là những người gương mẫu, đi trước, trải đời hơn một chút mà thôi. Những mẫu lính ở đây bình dị quá mức, hòa tan trong muôn mặt, với những khát vọng một thời rất cụ thể, nhỏ nhoi, nhất là khát vọng được ăn thêm, ăn no vì cái đói lúc nào cũng rình rập. Nhìn lên, họ thấy những mẫu lính biết hát, biết làm thơ, ngày nào cũng ghi nhật kí, đã là kì vĩ. Và mê gái, khao khát đụng chạm tìm biết và quan niệm về xác thịt phần nào vụng về, ngây thơ, trong sáng... Tất cả đã được nhân vật “Bỉnh còi” đặc tả rất hồn nhiên, cam go, sống động, lạc quan. ý niệm của họ về chiến tranh phần lớn thông qua những buổi thời sự, quán triệt nhiệm vụ, còn cuộc sống, suy tư, tác nghiệp hàng ngày của họ chỉ gắn với cái tập thể nhỏ (tiểu đội), thỉnh thoảng phá rào để phiêu lưu với một chút sinh hoạt, giao tiếp lãng mạn hơn. Trong trường đoạn này có những đặc tả thú vị như chuyện Khôi đen ăn một lúc mười hai cái bánh bột mỳ luộc chấm muối (mỗi cái non 1 lạng). Hay trên đường hành quân cách trạm khách nửa tiếng đã ngửi thấy mùi cứt khô. Cái mùi “báo trước” ấy lúc nào cũng có. Rồi đoạn cậu Ty “mở máy” nói “Rồi từ nỗi nhớ thầy thím không hiểu sao ý nghĩ tao lại chuyển sang thèm tiết canh lòng lợn của quán ông Vân đầu làng”. Hồn nhiên và hay đến thế là cùng. Hoặc buồn cười như đoạn Khôi đem ảnh bạn gái và chị đổi lấy chuối với mấy bà con người Lào (bảo đó là ảnh văn công). Còn gạo lính thì “mở ruột nghé ra, mọt bò lổm ngổm như xe tăng phát xít” (tr 98). Rằng “cơm chỉ là phụ thôi” “cái ăn chỉ trông vào hột muối” (tr 118). Rồi những lúc “lùng sục tư tỏi”, giấu giếm. Nhưng đây mới là quan trọng: là niềm lạc quan thực sự. “Nhưng chúng tôi rất ít để ý đến cái sự gian khổ của mình” (tr 12). Phải nói, tác giả đã bắt đúng cái mạch tư tưởng quân, dân. Cái thời đẹp đẽ rất lãng mạn ấy.
Trong trường đoạn này có chi tiết rất đáng chú ý, nhấn mạnh cái THậT nữa: là cái chết của mấy đồng đội bạn Bỉnh còi, không phải chết trận, mà chết vì... sốt rét ác tính trên đường hành quân. Có vẻ phi lý. Nhưng đó là sự thật hiển nhiên không cưỡng được. Chiến tranh tác động từ nhiều phía, không phải chỉ có đối đầu trực diện. Chi tiết này làm tôi nhớ chuyện sau. Có người hỏi một nhà văn lão thành sao lại để nhân vật chính mà ông yêu quý - nó hao hao giống ông, chết nửa đời nửa đoạn giữa tác phẩm thế, ông này điềm nhiên đáp: nó đánh ông ấy đến thế thì ông ấy phải chết chứ (!).
Bìa cuốn tiểu thuyết "Lính trận" của nhà văn Trung Trung Đỉnh
3.
Từ nửa cuốn trang 181 đến trang 199, chưa đầy 20 trang, là đoạn cao trào của tác phẩm. Tất cả những chuẩn bị, những chờ đợi, những phi lý giờ đột ngột bùng nổ, nhanh tối mặt. Đây là một trường đoạn tăng tốc bất ngờ, rất sinh động đến mức khủng khiếp, mà tác giả viết rất chắc tay, thoải mái, cứ như phanh bụng, phơi gan ra. Nó là một ký sự LửA quá hay và quá thật. Không khí chiến tranh tức thở trên một hiện trường chắc không rộng lắm và hai bên chỉ biết nhau qua bom đạn, pháo, trực thăng và những sự giành giật, một ăn một thua, một sống một chết quyết liệt từng đòn vờn nhau. Toàn bộ bản năng sống được huy động tối đa, trước mặt là cái chết phải tìm mọi cách vượt qua, mọi bất trắc, rủi ro rình rập từng giây, từng phút. Liên tục là những đoạn đặc tả sống động, bi tráng không ít hào hùng. Lòng dũng cảm ở đây nhiều khi là một chọn lựa cưỡng bức. Không thể khoa đại, thổi phồng, đao to búa lớn được.
Đánh nhau có lúc gần như giáp lá cà, cường độ đối đầu khủng khiếp đến nỗi đồng đội của Bỉnh còi, Báu béo ngủ ngay giữa chiến trường “Tôi rờ sang thằng Báu. Nó ngủ như lợn, không hề cựa quậy mặc dù tôi lay, tôi véo, mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho cái chết rình rập, nó cứ ngủ” (tr 194). Đây là một trong những chi tiết sinh động, là nốt nhấn của tiểu thuyết này.
Và từ khúc Bảy đến hết, khúc Tám là những ngày cùng Chuốt, chỉ huy du kích địa phương lang thang trong rừng Tây Nguyên. Đây là một khoảng tĩnh lặng tương đối, báo trước một cuộc đối đầu mới và những nhiệm vụ thu dọn chiến tranh (xác chết đồng đội) cuối cùng. Cái khoảng tĩnh lặng này ám mùi tử khí nhưng cũng có những giây phút thật lãng mạn. Một anh bộ đội chủ lực, dựa vào dân để làm nhiệm vụ khi đồng đội gần như đã chết hết. “Tiếng vượn hú đâu đó trong rừng sâu nghe vang xa, man rợ... Có lúc qua một trảng tranh vừa bị bom ngoạm đốt trụi mầm non bắt sương trồi lên thơm ngọt” (tr 212). Nhưng “mặt trời không mấy khi ló ra... ở chảm rừng này. Mùi lá mục dưới chân tanh đến lợm giọng” (tr 212). Và, sau đó những vạt rêu đá xanh rì như thảm. “Tôi đứng ngay trước cảnh đẹp và có cảm giác như thiên nhiên đang rất bình thản trước tiếng bom đạn của chiến tranh” (tr 213). Cái bình thản ấy tương phản với “hầu như mọi phương tiện chiến tranh của quân đội viễn chinh Mĩ đều được tập trung về đây quyết chiến” (tr 222). Cái khoảng tĩnh lặng ấy lại bốc mùi tử khí và một đối đầu mới “Trận đầu đánh Mĩ... tơi bời cả một ngày đẫm máu mà tôi chẳng nhìn rõ mặt một thằng Mĩ nào. Còn bây giờ thì tôi thấy mồn một”. ...Và lặng lẽ đi tìm xác đồng đội sau cuộc chiến “Đau đớn thay vì xác anh em mình đã thối quá rồi...” Đồng đội ở chiến trường Pleiku toàn Bắc, tuổi 19 - 20 - 21, cao nhất là 23. “Mà cho mãi tới nhiều năm sau này tôi vẫn không sao nguôi quên được mấy ngày đêm rùng rợn ấy” (tr 257).
4.
Chiến tranh, cuộc chiến đẫm máu, bất đắc dĩ ấy là một ác mộng vĩnh viễn. Và nhân vật chính - tôi - tác giả ấy trở về gặp ai: một chàng Hiển đồng đội đẹp trai mấy mươi năm sau mắc chứng tâm thần, gã thì thành một ông lão, một anh Tụ khốt-ta-bít thành lão lù khù. Trở về với nỗi ám ảnh về một liệt sĩ suýt bị bỏ quên, nhưng thật đẹp “Anh này to cao như Mĩ, súng vẫn nhăm nhăm chĩa về phía trước, trông như tượng đài, tóc dựng đứng...” (tr 272). Hóa ra “người anh em “kềnh từ bao giờ chính người anh em cũng không biết” (tr 279)
Những nỗi ám ảnh thành căn bệnh hậu chiến ấy ở phía đối phương rất nặng nề, sách vở, phim ảnh phương Tây tốn biết bao giấy mực mô tả chỉ được Trung Trung Đỉnh lướt qua. Phải chăng chúng ta là ngoại lệ ? Không - qua cơn ác mộng, tôi - tác giả bừng tỉnh, và dẫu không nói ra, hẳn là sa vào một sự hụt hẫng... Và phải chăng, sự hụt hẫng đầy ngụ ý ấy biểu thị thành công của tiểu thuyết - tự bạch - tự sự này? Là sự thật trần tụi sau bản hợp xướng một bè bi tráng mà sức nặng của nó không cần đến văn chương và có đầy đủ cái tinh lực, cái não nề thức tỉnh con người- dẫu phi lý nhưng vẫn hiển nhiên - của một tiểu thuyết chiến tranh.
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn