VanVN.Net – Sáng ngày 7/3/2012, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội) tổ chức buổi họp báo “Diễn đàn văn học Việt – Mỹ: Nhìn lại và phát triển”. Buổi họp báo diễn ra trước ngày các nhà văn, nhà thơ Việt Nam và Mỹ (đều là các cựu chiến binh có mặt trong cuộc chiến tại Việt Nam) lên đường vào cố đô Huế dự Hội thảo về các vấn đề giao lưu, hợp tác, phát triển văn học giữa hai quốc gia.
Đến dự cuộc họp có nhà văn Vũ Tú Nam – Nguyên Tổng thư kí Hội NVVN; nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN; nhà văn Đỗ Kim Cuông – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; nhà văn Đỗ Chu; các Ủy viên BCH Hội NVVN cùng các nhà văn, nhà thơ là cựu chiến binh Việt Nam… Phía Trung tâm William Joiner (Hoa Kỳ) có nhà thơ Kevin Bowen – Giám đốc Trung tâm W. Joiner; nhà thơ Bruce Weigl; nhà văn Lady Borton; nhà văn Lary Heneimann; nhà thơ Nguyễn Bá Chung… và các cộng sự làm việc tại Trung tâm.
Mở đầu buổi họp báo, nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu về sự kiện tổng kết 20 năm hợp tác, giao lưu văn học giữa Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner sẽ được tổ chức trong hai ngày: mùng 9 và mùng 10 tháng 3 năm 2012 tại thành phố Huế. Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá sự kiện này đánh dấu một chặng đường đặc biệt của tất cả các nhà văn Việt Nam cũng như các nhà văn Mỹ. Với lịch sử 55 năm kể từ khi thành lập, Hội NVVN không chỉ có bề dày và những thành tựu trong việc mở rộng quan hệ giao lưu và đối ngoại văn hóa với các nước XHCN. Mặc dù quy mô và ảnh hưởng khá lớn, nhưng đó là những cuộc giao lưu trong bối cảnh các nước cùng ý thức hệ, cư trú trên địa chính trị giống nhau. Việc thiết lập mối quan hệ của Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner đã mở ra trang đối thoại mới giữa hai quốc gia khác nhau về ý thức hệ. Điều này chứng tỏ Hội NVVN ý thức rất sớm về vấn đề đa phương, đa diện hóa giao lưu văn học, từ đó sẵn sàng vượt qua nhiều khó khăn, cản trở để hiện thực hóa chiếc cầu nối nền văn hóa giữa hai dân tộc gần lại với nhau hơn. Sự hiểu biết lẫn nhau đã xóa bỏ những giới hạn về không gian, nhận thức, định kiến… Trong 20 năm, Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner đã cùng nhau làm được khối lượng công việc lớn, mang lại những ý nghĩa vượt ra ngoài những trang sách: thu hẹp khoảng cách giữa nhân dân hai nước. Qua những trang sách, các nhà văn Việt Nam đã giúp nhân dân Mỹ hiểu thêm, hiểu đúng về đất nước, con người, cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam…
Nhà thơ Kevin Bowen – Giám đốc Trung tâm W. Joiner xúc động: “Tôi xin cảm ơn nhà văn Vũ Tú Nam, người đã cùng nhà thơ Chính Hữu có những cố gắng rất lớn trong những ngày đầu xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa Hội NVVN và Trung tâm. Cảm ơn nhà thơ Hữu Thỉnh và các cộng sự đã tiếp nối, phát triển mối quan hệ tốt đẹp này. Từ đáy lòng mình, tôi xin cảm ơn những người bạn thơ, bạn văn Việt Nam đã dành cho chúng tôi tất cả sự rộng lượng của các bạn. Chúng tôi vô cùng cảm phục sự dũng cảm của các bạn trong và sau chiến tranh… Sự dũng cảm theo một cách mà chúng tôi chưa từng thấy trước đó. 20 năm trước, các nhà văn Việt Nam là cựu chiến binh đã vượt qua nhiều khó khăn để đến với nhân dân Mỹ, nhà văn Mỹ. Vào một dịp khác, tôi xin nói về những người lính Việt Nam. Chúng tôi, những người đã từng tham chiến, từng là những người ở hai chiến tuyến, đã có mặt ở đây hôm nay, cùng nhớ lại, suy ngẫm và mở ra trang mới cho quan hệ văn hóa. Tôi muốn nói đến thế hệ mới đang phát triển trên nền quan hệ cũ của chúng tôi suốt 20 năm qua, lịch sử mà chúng tôi tạo ra là để dành cho họ. Điều quan trọng là chúng ta hiểu nhau hơn để góp phần làm thế giới gần lại với nhau và phát triển hơn. Các bạn, những người đã từng sống qua một thời đạn bom, các bạn hiểu rõ nhất sự quan trọng của hòa bình, giao lưu, hợp tác và phát triển. Vì tất cả những điều đó, tôi xin nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn các bạn…”
Tiếp đó, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Kevin Bowen, nhà văn Vũ Tú Nam và nhà thơ Nguyễn Bá Chung đã giải đáp những câu hỏi của phóng viên báo chí về những vấn đề xung quanh sự hợp tác giữa Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner trong 20 năm qua cũng như những kế hoạch trong tương lai.
Buổi họp báo kết thúc lúc 11h.
VanVN.Net – Sáng ngày 7/3/2012, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội) tổ chức buổi họp báo “Diễn đàn văn học Việt – Mỹ: Nhìn lại và phát triển”. Buổi họp báo diễn ra trước ngày các nhà văn, nhà thơ Việt Nam và Mỹ (đều là các cựu chiến binh có mặt trong cuộc chiến tại Việt Nam) lên đường vào cố đô Huế dự Hội thảo về các vấn đề giao lưu, hợp tác, phát triển văn học giữa hai quốc gia.
Đến dự cuộc họp có nhà văn Vũ Tú Nam – Nguyên Tổng thư kí Hội NVVN; nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN; nhà văn Đỗ Kim Cuông – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; nhà văn Đỗ Chu; các Ủy viên BCH Hội NVVN cùng các nhà văn, nhà thơ là cựu chiến binh Việt Nam… Phía Trung tâm William Joiner (Hoa Kỳ) có nhà thơ Kevin Bowen – Giám đốc Trung tâm W. Joiner; nhà thơ Bruce Weigl; nhà văn Lady Borton; nhà văn Lary Heneimann; nhà thơ Nguyễn Bá Chung… và các cộng sự làm việc tại Trung tâm.
Mở đầu buổi họp báo, nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu về sự kiện tổng kết 20 năm hợp tác, giao lưu văn học giữa Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner sẽ được tổ chức trong hai ngày: mùng 9 và mùng 10 tháng 3 năm 2012 tại thành phố Huế. Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá sự kiện này đánh dấu một chặng đường đặc biệt của tất cả các nhà văn Việt Nam cũng như các nhà văn Mỹ. Với lịch sử 55 năm kể từ khi thành lập, Hội NVVN không chỉ có bề dày và những thành tựu trong việc mở rộng quan hệ giao lưu và đối ngoại văn hóa với các nước XHCN. Mặc dù quy mô và ảnh hưởng khá lớn, nhưng đó là những cuộc giao lưu trong bối cảnh các nước cùng ý thức hệ, cư trú trên địa chính trị giống nhau. Việc thiết lập mối quan hệ của Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner đã mở ra trang đối thoại mới giữa hai quốc gia khác nhau về ý thức hệ. Điều này chứng tỏ Hội NVVN ý thức rất sớm về vấn đề đa phương, đa diện hóa giao lưu văn học, từ đó sẵn sàng vượt qua nhiều khó khăn, cản trở để hiện thực hóa chiếc cầu nối nền văn hóa giữa hai dân tộc gần lại với nhau hơn. Sự hiểu biết lẫn nhau đã xóa bỏ những giới hạn về không gian, nhận thức, định kiến… Trong 20 năm, Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner đã cùng nhau làm được khối lượng công việc lớn, mang lại những ý nghĩa vượt ra ngoài những trang sách: thu hẹp khoảng cách giữa nhân dân hai nước. Qua những trang sách, các nhà văn Việt Nam đã giúp nhân dân Mỹ hiểu thêm, hiểu đúng về đất nước, con người, cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam…
Nhà thơ Kevin Bowen – Giám đốc Trung tâm W. Joiner xúc động: “Tôi xin cảm ơn nhà văn Vũ Tú Nam, người đã cùng nhà thơ Chính Hữu có những cố gắng rất lớn trong những ngày đầu xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa Hội NVVN và Trung tâm. Cảm ơn nhà thơ Hữu Thỉnh và các cộng sự đã tiếp nối, phát triển mối quan hệ tốt đẹp này. Từ đáy lòng mình, tôi xin cảm ơn những người bạn thơ, bạn văn Việt Nam đã dành cho chúng tôi tất cả sự rộng lượng của các bạn. Chúng tôi vô cùng cảm phục sự dũng cảm của các bạn trong và sau chiến tranh… Sự dũng cảm theo một cách mà chúng tôi chưa từng thấy trước đó. 20 năm trước, các nhà văn Việt Nam là cựu chiến binh đã vượt qua nhiều khó khăn để đến với nhân dân Mỹ, nhà văn Mỹ. Vào một dịp khác, tôi xin nói về những người lính Việt Nam. Chúng tôi, những người đã từng tham chiến, từng là những người ở hai chiến tuyến, đã có mặt ở đây hôm nay, cùng nhớ lại, suy ngẫm và mở ra trang mới cho quan hệ văn hóa. Tôi muốn nói đến thế hệ mới đang phát triển trên nền quan hệ cũ của chúng tôi suốt 20 năm qua, lịch sử mà chúng tôi tạo ra là để dành cho họ. Điều quan trọng là chúng ta hiểu nhau hơn để góp phần làm thế giới gần lại với nhau và phát triển hơn. Các bạn, những người đã từng sống qua một thời đạn bom, các bạn hiểu rõ nhất sự quan trọng của hòa bình, giao lưu, hợp tác và phát triển. Vì tất cả những điều đó, tôi xin nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn các bạn…”
Tiếp đó, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Kevin Bowen, nhà văn Vũ Tú Nam và nhà thơ Nguyễn Bá Chung đã giải đáp những câu hỏi của phóng viên báo chí về những vấn đề xung quanh sự hợp tác giữa Hội NVVN và Trung tâm W. Joiner trong 20 năm qua cũng như những kế hoạch trong tương lai.
Buổi họp báo kết thúc lúc 11h.
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn