Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Ảnh: Đỗ Hiếu
+ Bạn đọc biết đến một Nguyễn Phan Quế Mai nhà thơ, nhưng cũng rất yêu mến một Nguyễn Phan Quế Mai dịch giả. Với chị, công việc nào quan trọng hơn, hay nói cách khác, gây hứng thú hơn?
- Như bạn biết, tôi vừa bước vào con đường sáng tác cách đây không lâu (2006). Tôi làm thơ như một công việc bản năng. Để viết được một bài thơ hay, tôi cần phải trò chuyện với thế giới nội tâm sâu thẳm của chính mình. Điều đó khiến tôi hạnh phúc và hứng khởi.
Công việc dịch thuật bắt đầu một cách tình cờ, khi tôi bắt gặp những bài thơ hay về làng quê, con người, đất nước Việt Nam. Tôi dịch thơ thiên về cảm hứng và chỉ dịch những bài thơ mà tôi cho là rất hay. Để có được một bản dịch thơ tốt, tôi cần trò chuyện với tác giả.
Tôi yêu thích cả hai công việc sáng tác và dịch thuật. Sáng tác cho tôi những tác phẩm thuộc về tôi một cách trọn vẹn. Còn dịch thuật giúp mở ra những cánh cửa cho sự giao lưu văn học và văn hóa.
+ Mỗi khi có ai đó nhắc tới Nguyễn Phan Quế Mai, tôi nghĩ ngay tới một người phụ nữ mà bề ngoài luôn gợi một cảm giác rất thuần Việt, có lẽ vì chị rất hay mặc áo dài. Vậy khi chị làm việc ở Philippines, và ở những nơi khác nữa, bạn bè có nhận ngay ra chị là người Việt Nam không? Chị tự hào về điều đó?
- Việt Nam có thật nhiều thứ để tự hào: cảnh đẹp, thức ăn ngon, văn hóa truyền thống giàu bản sắc… Phụ nữ Việt Nam cũng thật may mắn khi có được chiếc áo dài dân tộc rất sang trọng, quyến rũ và gợi cảm. Vì thế, tôi luôn tận dụng tất cả những cơ hội phù hợp để …khoe áo dài và văn hóa Việt Nam.
Nhưng nói chung, tôi chỉ mặc áo dài trong các sự kiện đặc biệt. Ngoài đời, tôi ăn mặc bình thường như người bản xứ. Tôi thích sống một cách dân dã, để thẩm thấu đời sống của họ. Có lẽ vì da tôi ngăm đen nên, nên ra đường ai cũng nói tiếng Tagalog với tôi (cười). Vì thế, câu cửa miệng của tôi luôn là: “pasensya hindi ako marunong mag Tagalog” (xin lỗi, tôi không biết nói tiếng Tagalog).
+ Chị đang làm việc ở một nước châu Á, có lẽ cách sống cũng không quá khác xa với Việt Nam chúng ta. Vậy văn chương ở Philippines thì sao? Người Philippines “ứng xử” với văn chương, đặc biệt là với thơ, như thế nào?
- Văn chương ở Philippines khá “gần” với văn chương thế giới, vì trước tiên, rất nhiều tác giả Philippines viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Philippines, cùng với tiếng Tagalog. Các nhà xuất bản nước ngoài tiếp cận với văn học Philippines dễ dàng hơn vì họ có thể đọc được bản thảo ngay. Thực tế là Philippines có nhiều tác phẩm được xuất bản ở nước ngoài, đặc biệt là các tác phẩm của rất nhiều tác giả trẻ. Khác với Việt Nam, các nhà sách ở Philippines tràn ngập tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ gốc của Anh và Mỹ. Quyển sách nào ra mắt ở Mỹ thì cũng gần như đồng thời có mặt ở Manila. Việc tiếp cận với các tác phẩm văn học quốc tế một cách nhanh chóng và trực diện có thể phần nào cũng giúp công việc sáng tác của các nhà văn Philippines “hội nhập” nhanh hơi với dòng chảy của văn học thế giới.
Người Philippines có đời sống văn hóa rất phong phú, và văn chương được đối xử một cách trân trọng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt từ văn học Mỹ, các nhà văn ở đây rất khó sống bằng nghề viết văn. Những tiểu thuyết gia Philippines nói với tôi rằng một tiểu thuyết thường in mỗi lần mấy trăm bản, so với một đất nước có dân số ngang Việt Nam. Còn thơ ca cũng có vị trí rất lớn trong cuộc sống tinh thần. Các buổi đọc thơ, trình diễn thơ thường xuyên được tổ chức ở các trường đại học, trung tâm văn hóa…cũng như ở Việt Nam. Nhưng khác với Việt Nam nơi các nhà thơ thường phải tự bỏ tiền ra in thơ, ở Philippines, các nhà xuất bản vẫn mua bản quyền để in các tập thơ hay, tuy số lượng xuất bản không được nhiều. Tôi đã gặp khoảng 15 nhà thơ Philippines, hầu hết những nhà thơ tên tuổi đều là Giáo sư hoặc Phó giáo sư của các trường đại học. Họ thường có bằng tiến sĩ văn học và dạy môn viết văn của các trường đại học. Điều tôi thấy rất hay là tất cả các trường đại học đều có bộ môn sáng tác (viết văn) và có hai trường đại học là Đại học De La Salle và Đại học Philippines (UP) có chương trình thạc sĩ và tiến sĩ viết văn.
+ Tôi mới đọc được một bài tường thuật của chị về Liên hoan văn học quốc tế Manila 2011, trong đó có một chi tiết rất thú vị: tất cả những ai tham gia, trừ diễn giả và ban tổ chức, đều phải mua vé vào cửa. Và trưởng ban tổ chức thì cho rằng: việc người tham dự mua vé bảo đảm rằng họ thực sự muốn đến để học hỏi và đóng góp cho liên hoan. Và thực tế thì điều gì đã diễn ra ở đó?
- Có thể nói, đây là một trong những liên hoan văn học hiệu quả nhất mà tôi đã từng tham dự. Có lẽ vì việc phải mua vé vào cửa cho nên ai cũng có tinh thần tập trung cao độ, không ai bỏ ra ngoài nói chuyện riêng hoặc sử dụng điện thoại trong suốt liên hoan. Liên hoan văn học này cũng có sự tham gia của các nhà xuất bản, các đại diện văn học hàng đầu ở châu Á và thế giới. Tôi học được một điều rất thú vị: để tiếp cận với các nhà xuất bản uy tín ở Anh và Mỹ, các nhà văn cần một đại diện văn học cho tác phẩm của mình. Những nhà xuất bản và đại diện văn học cho tôi biết, họ đang tìm kiếm những tiểu thuyết xuất sắc từ những tác giả đang sống ở Việt Nam và Campuchia. Bà Jayapriya Vasudevan, một đại diện văn học, nhờ tôi chia sẻ với các tác giả Việt Nam rằng, nếu họ có tác phẩm bằng tiếng Anh hoặc đã được dịch sang tiếng Anh, hãy vào trang web của Jacaranda Press (http://jacaranda-press.com/), đọc các quy định về việc gửi bản thảo, và gửi thông tin về tác phẩm theo yêu cầu của các quy định đó.
+ Chị là người làm được rất nhiều việc trong năm qua. Cái sự làm được nhiều này, theo quan niệm của tôi, không phải là ra được nhiều sách, mà là những cuốn sách đó thực sự đáng đọc, kể cả sáng tác và dịch. Nghe nói, chị còn đang là đồng tác giả (với con gái) của một một tập sách cho thiếu nhi. Hai mẹ con sẽ mang gì tới cho độc giả vậy?
- Từ bé, hai con tôi học trường quốc tế vì phải di chuyển qua nhiều quốc gia. Các cháu đang nói tốt tiếng Anh, Đức và Việt, và tôi luôn cố gắng để tiếng Việt là nguồn cảm hứng cho cuộc sống của các con. Viết sách là cách tôi muốn cùng con gái lớn trau dồi nguồn cảm hứng ấy, đồng thời phát huy năng khiếu viết văn của cháu. Hai mẹ con cũng có nhiều giây phút rất thú vị khi được làm việc cùng nhau. Tác phẩm chung của chúng tôi, một truyện dài cho lứa tuổi mới lớn, có tên là “Mun ơi, chạy đi!”. Chuyện kể về một con chó trắng nhỏ tên Mun, bị bọn trộm chó bắt và bán cho một nhà hàng thịt chó. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra với Mun? Mong bạn đón đọc và sẻ chia câu chuyện này của hai mẹ con tôi. Đó là một câu chuyện xuất phát từ những kinh nghiệm có thật của chúng tôi.
+ Chị đã có khá nhiều những sáng tác về biển đảo, trong đó có những bài đã được phổ nhạc rất thành công, rất xúc động. Tổ quốc, quê hương, biển đảo, Hà Nội… hình như đều là những đề tài chiếm vị trí rất đáng kể trong thơ chị. Phải chăng, vì chị hay phải sống xa quê?
- Vâng, vì phải sống xa quê hương nên tôi trân trọng sự thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi giây phút tôi được sống trong lòng tổ quốc. Tôi nhớ tháng 6 vừa rồi, tôi đang ở Đức, vào mạng và thấy tình hình biển Đông đang rất nóng. Có một điều gì đó thôi thúc trong tôi, để tôi lập tức đặt bút viết “Tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình/Bằng tiếng sóng Trường Sa, Trường Sa dội vào gềnh đá/Tiếng tổ quốc vọng về từ biển cả/Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới bủa vây…”.
Tôi rất vui khi bài thơ “Tổ quốc gọi tên” đã được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc rất xúc động. Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ thơ tôi vừa được trao giải A, giải thưởng âm nhạc năm 2011 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đồng thời bài hát cũng nhận được giải A, giải thưởng âm nhạc năm 2011 của Hội Nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội luôn có một vị trí đặc biệt trong thơ tôi, vì đây là nơi tôi bắt đầu sáng tác, nơi tôi gặp chồng tôi và nơi hai con tôi cất tiếng khóc chào đời. Nhưng tôi nghĩ, để công bằng hơn, tôi phải viết nhiều hơn về Ninh Bình (nơi tôi được sinh ra), Bạc Liêu (nơi tôi lớn lên), và Sài Gòn (nơi gia đình tôi đang sống ở đó hơn 1 chục năm nay)…
+ Đọc thơ chị, gặp chị, nghe chị đọc thơ… đều luôn thấy một cảm giác nồng nàn, ấm áp, dịu dàng và chân thật. Ngay cả một số bài thơ kiểu như muốn “nổi loạn” thì vẫn thấy dịu dàng, chân thật. Với chị, thơ chiếm vị trí thế nào trong cuộc đời?
- Cảm ơn những nhận xét của bạn. Tôi luôn viết tự nhiên, không gồng mình, không quá cố gắng với thơ. Khi thơ đến, tôi viết rất nhanh, có đôi khi nhiều tháng không viết nếu thấy không có cảm xúc gì mới mẻ.
Trong Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương vừa qua, Nguyễn Phan Quế Mai đã chuyển ngữ hơn 100 bài thơ của các nhà thơ Việt Nam và quốc tế. Nhiều bài thơ được dịch trong những đêm khuya trong thời gian liên hoan thơ, một số bài được dịch ngay tại chỗ.
Với tôi, thơ là tiếng nói sâu thẳm nhất của tâm hồn. Mỗi khi viết được một bài thơ hay, tôi cảm thấy hạnh phúc, như nhận được một món quà quý. Tất nhiên, người làm thơ đôi khi cũng tủi thân lắm, vì chẳng biết làm sao để sách của mình có thể đến với bạn đọc. Thôi thì cứ viết cho chính mình…
+ Chị là người rất quan tâm tới việc quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài. Theo chị, cái khó nhất cho công việc đó hiện nay là gì?
-Việt Nam không thiếu các tác phẩm hay, nhưng rất thiếu đội ngũ dịch giả có thể chuyển ngữ các tác phẩm ấy sang các ngôn ngữ của thế giới. Để tiếp cận với các nhà xuất bản quốc tế, cần có các bản dịch hay. Dịch văn học rất khó, nhất là dịch ngược từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác. Một bản dịch hay cần phải chuyển tải được ngữ nghĩa, văn phong, giọng điệu và tinh thần của từng tác phẩm. Tôi đang rất hy vọng về sự thành lập của Trung tâm dịch thuật Việt Nam, nơi sẽ đào tạo và phát triển đội ngũ dịch giả, cũng như lựa chọn, dịch và giúp cho công việc xuất bản các tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài.
+ Chắc chị đã từng có những cái tết xa nhà, điều gì sẽ đến với một người Việt không được ăn tết Việt? Và chị đã trải qua nó như thế nào?
- Đối với những người xa quê, Tết là thời gian buồn nhất và nhớ nhà nhất. Tôi đã có nhiều cái Tết xa nhà: thời sinh viên học rồi làm việc ở Úc, 5 năm đằng đẵng tôi ăn Tết một mình hoặc với bạn bè bên ấy. Sau đó sang châu Âu, tôi lại thấm thía cái lạnh lẽo, xám ngắt của mùa đông Châu Âu trong khi Việt Nam đang nao nức Tết. Ở nơi đâu, tôi cũng cố gắng đưa Tết về nhà mình, thực hiện các lễ nghi Tết mà mẹ tôi đã dạy. Tôi cũng nấu nướng, quây quần ăn uống, chúc Tết bạn bè. Từ lúc có con, Tết luôn vui hơn vì gia đình tôi là tổ quốc được thu nhỏ. Tôi dạy con những phong tục Tết, vì tôi nghĩ con tôi chỉ có thể là người Việt đúng nghĩa khi các cháu hiểu về Tết Việt Nam, biết về các phong tục, tập quán và vẻ đẹp của Tết. Năm nay, tôi vào lớp của con trai tôi để nói chuyện về Tết Việt Nam. Tôi và con trai tôi thay nhau đọc câu chuyện “Sự tích cây nêu ngày Tết” và giải thích các phong tục Tết Việt cho các học sinh từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Qua buổi học này, các bạn nhỏ hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, còn con trai tôi thì rất tự hào vì mình là người Việt.
+ Cảm ơn chị đã tham gia trò chuyện.
Nguyễn Phan Quế Mai: sinh ngày 12/8/1973. Tác phẩm: Trái Cấm (Thơ, 2008), Cởi gió (Thơ, 2010) và Những ngôi sao hình quang gánh (Thơ song ngữ Việt - Anh, 2011). Giải thưởng: Giải thưởng Thơ Hội nhà văn Hà Nội 2010; Giải Nhất cuộc thi “Thơ về Hà Nội 2008-2010; Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 2010 … Thơ của chị đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, tiếng Cebu (Philippines)… và được đăng tải trên nhiều tạp chí thơ quốc tế uy tín như The Irish Poetry Magazine (Tạp chí thơ Ai-len), The American Poetry Review (Tạp chí Thơ Mỹ), cùng các tạp chí văn học quốc tế như Consequence, Great River Review, Words without Border … Nguyễn Phan Quế Mai là dịch giả của các tuyển thơ song ngữ Việt – Anh: Ký ức mắt đen (thơ Nguyễn Trọng Tạo, dịch cùng Hilary Watts, 2009), Cánh đồng người (thơ Trần Quang Quý, dịch cùng Jennifer Fossenbell, 2009), Sau mưa thôi nã đạn (thơ và hồi ký Bruce Weigl, 2010). Hiện chị đang công tác tại Manila, Philippines.
NGƯỜI LÀM VƯỜN TRONG ĐẠI NỘI |
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Ảnh: Đỗ Hiếu
+ Bạn đọc biết đến một Nguyễn Phan Quế Mai nhà thơ, nhưng cũng rất yêu mến một Nguyễn Phan Quế Mai dịch giả. Với chị, công việc nào quan trọng hơn, hay nói cách khác, gây hứng thú hơn?
- Như bạn biết, tôi vừa bước vào con đường sáng tác cách đây không lâu (2006). Tôi làm thơ như một công việc bản năng. Để viết được một bài thơ hay, tôi cần phải trò chuyện với thế giới nội tâm sâu thẳm của chính mình. Điều đó khiến tôi hạnh phúc và hứng khởi.
Công việc dịch thuật bắt đầu một cách tình cờ, khi tôi bắt gặp những bài thơ hay về làng quê, con người, đất nước Việt Nam. Tôi dịch thơ thiên về cảm hứng và chỉ dịch những bài thơ mà tôi cho là rất hay. Để có được một bản dịch thơ tốt, tôi cần trò chuyện với tác giả.
Tôi yêu thích cả hai công việc sáng tác và dịch thuật. Sáng tác cho tôi những tác phẩm thuộc về tôi một cách trọn vẹn. Còn dịch thuật giúp mở ra những cánh cửa cho sự giao lưu văn học và văn hóa.
+ Mỗi khi có ai đó nhắc tới Nguyễn Phan Quế Mai, tôi nghĩ ngay tới một người phụ nữ mà bề ngoài luôn gợi một cảm giác rất thuần Việt, có lẽ vì chị rất hay mặc áo dài. Vậy khi chị làm việc ở Philippines, và ở những nơi khác nữa, bạn bè có nhận ngay ra chị là người Việt Nam không? Chị tự hào về điều đó?
- Việt Nam có thật nhiều thứ để tự hào: cảnh đẹp, thức ăn ngon, văn hóa truyền thống giàu bản sắc… Phụ nữ Việt Nam cũng thật may mắn khi có được chiếc áo dài dân tộc rất sang trọng, quyến rũ và gợi cảm. Vì thế, tôi luôn tận dụng tất cả những cơ hội phù hợp để …khoe áo dài và văn hóa Việt Nam.
Nhưng nói chung, tôi chỉ mặc áo dài trong các sự kiện đặc biệt. Ngoài đời, tôi ăn mặc bình thường như người bản xứ. Tôi thích sống một cách dân dã, để thẩm thấu đời sống của họ. Có lẽ vì da tôi ngăm đen nên, nên ra đường ai cũng nói tiếng Tagalog với tôi (cười). Vì thế, câu cửa miệng của tôi luôn là: “pasensya hindi ako marunong mag Tagalog” (xin lỗi, tôi không biết nói tiếng Tagalog).
+ Chị đang làm việc ở một nước châu Á, có lẽ cách sống cũng không quá khác xa với Việt Nam chúng ta. Vậy văn chương ở Philippines thì sao? Người Philippines “ứng xử” với văn chương, đặc biệt là với thơ, như thế nào?
- Văn chương ở Philippines khá “gần” với văn chương thế giới, vì trước tiên, rất nhiều tác giả Philippines viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Philippines, cùng với tiếng Tagalog. Các nhà xuất bản nước ngoài tiếp cận với văn học Philippines dễ dàng hơn vì họ có thể đọc được bản thảo ngay. Thực tế là Philippines có nhiều tác phẩm được xuất bản ở nước ngoài, đặc biệt là các tác phẩm của rất nhiều tác giả trẻ. Khác với Việt Nam, các nhà sách ở Philippines tràn ngập tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ gốc của Anh và Mỹ. Quyển sách nào ra mắt ở Mỹ thì cũng gần như đồng thời có mặt ở Manila. Việc tiếp cận với các tác phẩm văn học quốc tế một cách nhanh chóng và trực diện có thể phần nào cũng giúp công việc sáng tác của các nhà văn Philippines “hội nhập” nhanh hơi với dòng chảy của văn học thế giới.
Người Philippines có đời sống văn hóa rất phong phú, và văn chương được đối xử một cách trân trọng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt từ văn học Mỹ, các nhà văn ở đây rất khó sống bằng nghề viết văn. Những tiểu thuyết gia Philippines nói với tôi rằng một tiểu thuyết thường in mỗi lần mấy trăm bản, so với một đất nước có dân số ngang Việt Nam. Còn thơ ca cũng có vị trí rất lớn trong cuộc sống tinh thần. Các buổi đọc thơ, trình diễn thơ thường xuyên được tổ chức ở các trường đại học, trung tâm văn hóa…cũng như ở Việt Nam. Nhưng khác với Việt Nam nơi các nhà thơ thường phải tự bỏ tiền ra in thơ, ở Philippines, các nhà xuất bản vẫn mua bản quyền để in các tập thơ hay, tuy số lượng xuất bản không được nhiều. Tôi đã gặp khoảng 15 nhà thơ Philippines, hầu hết những nhà thơ tên tuổi đều là Giáo sư hoặc Phó giáo sư của các trường đại học. Họ thường có bằng tiến sĩ văn học và dạy môn viết văn của các trường đại học. Điều tôi thấy rất hay là tất cả các trường đại học đều có bộ môn sáng tác (viết văn) và có hai trường đại học là Đại học De La Salle và Đại học Philippines (UP) có chương trình thạc sĩ và tiến sĩ viết văn.
+ Tôi mới đọc được một bài tường thuật của chị về Liên hoan văn học quốc tế Manila 2011, trong đó có một chi tiết rất thú vị: tất cả những ai tham gia, trừ diễn giả và ban tổ chức, đều phải mua vé vào cửa. Và trưởng ban tổ chức thì cho rằng: việc người tham dự mua vé bảo đảm rằng họ thực sự muốn đến để học hỏi và đóng góp cho liên hoan. Và thực tế thì điều gì đã diễn ra ở đó?
- Có thể nói, đây là một trong những liên hoan văn học hiệu quả nhất mà tôi đã từng tham dự. Có lẽ vì việc phải mua vé vào cửa cho nên ai cũng có tinh thần tập trung cao độ, không ai bỏ ra ngoài nói chuyện riêng hoặc sử dụng điện thoại trong suốt liên hoan. Liên hoan văn học này cũng có sự tham gia của các nhà xuất bản, các đại diện văn học hàng đầu ở châu Á và thế giới. Tôi học được một điều rất thú vị: để tiếp cận với các nhà xuất bản uy tín ở Anh và Mỹ, các nhà văn cần một đại diện văn học cho tác phẩm của mình. Những nhà xuất bản và đại diện văn học cho tôi biết, họ đang tìm kiếm những tiểu thuyết xuất sắc từ những tác giả đang sống ở Việt Nam và Campuchia. Bà Jayapriya Vasudevan, một đại diện văn học, nhờ tôi chia sẻ với các tác giả Việt Nam rằng, nếu họ có tác phẩm bằng tiếng Anh hoặc đã được dịch sang tiếng Anh, hãy vào trang web của Jacaranda Press (http://jacaranda-press.com/), đọc các quy định về việc gửi bản thảo, và gửi thông tin về tác phẩm theo yêu cầu của các quy định đó.
+ Chị là người làm được rất nhiều việc trong năm qua. Cái sự làm được nhiều này, theo quan niệm của tôi, không phải là ra được nhiều sách, mà là những cuốn sách đó thực sự đáng đọc, kể cả sáng tác và dịch. Nghe nói, chị còn đang là đồng tác giả (với con gái) của một một tập sách cho thiếu nhi. Hai mẹ con sẽ mang gì tới cho độc giả vậy?
- Từ bé, hai con tôi học trường quốc tế vì phải di chuyển qua nhiều quốc gia. Các cháu đang nói tốt tiếng Anh, Đức và Việt, và tôi luôn cố gắng để tiếng Việt là nguồn cảm hứng cho cuộc sống của các con. Viết sách là cách tôi muốn cùng con gái lớn trau dồi nguồn cảm hứng ấy, đồng thời phát huy năng khiếu viết văn của cháu. Hai mẹ con cũng có nhiều giây phút rất thú vị khi được làm việc cùng nhau. Tác phẩm chung của chúng tôi, một truyện dài cho lứa tuổi mới lớn, có tên là “Mun ơi, chạy đi!”. Chuyện kể về một con chó trắng nhỏ tên Mun, bị bọn trộm chó bắt và bán cho một nhà hàng thịt chó. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra với Mun? Mong bạn đón đọc và sẻ chia câu chuyện này của hai mẹ con tôi. Đó là một câu chuyện xuất phát từ những kinh nghiệm có thật của chúng tôi.
+ Chị đã có khá nhiều những sáng tác về biển đảo, trong đó có những bài đã được phổ nhạc rất thành công, rất xúc động. Tổ quốc, quê hương, biển đảo, Hà Nội… hình như đều là những đề tài chiếm vị trí rất đáng kể trong thơ chị. Phải chăng, vì chị hay phải sống xa quê?
- Vâng, vì phải sống xa quê hương nên tôi trân trọng sự thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi giây phút tôi được sống trong lòng tổ quốc. Tôi nhớ tháng 6 vừa rồi, tôi đang ở Đức, vào mạng và thấy tình hình biển Đông đang rất nóng. Có một điều gì đó thôi thúc trong tôi, để tôi lập tức đặt bút viết “Tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình/Bằng tiếng sóng Trường Sa, Trường Sa dội vào gềnh đá/Tiếng tổ quốc vọng về từ biển cả/Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới bủa vây…”.
Tôi rất vui khi bài thơ “Tổ quốc gọi tên” đã được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc rất xúc động. Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ thơ tôi vừa được trao giải A, giải thưởng âm nhạc năm 2011 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đồng thời bài hát cũng nhận được giải A, giải thưởng âm nhạc năm 2011 của Hội Nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội luôn có một vị trí đặc biệt trong thơ tôi, vì đây là nơi tôi bắt đầu sáng tác, nơi tôi gặp chồng tôi và nơi hai con tôi cất tiếng khóc chào đời. Nhưng tôi nghĩ, để công bằng hơn, tôi phải viết nhiều hơn về Ninh Bình (nơi tôi được sinh ra), Bạc Liêu (nơi tôi lớn lên), và Sài Gòn (nơi gia đình tôi đang sống ở đó hơn 1 chục năm nay)…
+ Đọc thơ chị, gặp chị, nghe chị đọc thơ… đều luôn thấy một cảm giác nồng nàn, ấm áp, dịu dàng và chân thật. Ngay cả một số bài thơ kiểu như muốn “nổi loạn” thì vẫn thấy dịu dàng, chân thật. Với chị, thơ chiếm vị trí thế nào trong cuộc đời?
- Cảm ơn những nhận xét của bạn. Tôi luôn viết tự nhiên, không gồng mình, không quá cố gắng với thơ. Khi thơ đến, tôi viết rất nhanh, có đôi khi nhiều tháng không viết nếu thấy không có cảm xúc gì mới mẻ.
Trong Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương vừa qua, Nguyễn Phan Quế Mai đã chuyển ngữ hơn 100 bài thơ của các nhà thơ Việt Nam và quốc tế. Nhiều bài thơ được dịch trong những đêm khuya trong thời gian liên hoan thơ, một số bài được dịch ngay tại chỗ.
Với tôi, thơ là tiếng nói sâu thẳm nhất của tâm hồn. Mỗi khi viết được một bài thơ hay, tôi cảm thấy hạnh phúc, như nhận được một món quà quý. Tất nhiên, người làm thơ đôi khi cũng tủi thân lắm, vì chẳng biết làm sao để sách của mình có thể đến với bạn đọc. Thôi thì cứ viết cho chính mình…
+ Chị là người rất quan tâm tới việc quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài. Theo chị, cái khó nhất cho công việc đó hiện nay là gì?
-Việt Nam không thiếu các tác phẩm hay, nhưng rất thiếu đội ngũ dịch giả có thể chuyển ngữ các tác phẩm ấy sang các ngôn ngữ của thế giới. Để tiếp cận với các nhà xuất bản quốc tế, cần có các bản dịch hay. Dịch văn học rất khó, nhất là dịch ngược từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác. Một bản dịch hay cần phải chuyển tải được ngữ nghĩa, văn phong, giọng điệu và tinh thần của từng tác phẩm. Tôi đang rất hy vọng về sự thành lập của Trung tâm dịch thuật Việt Nam, nơi sẽ đào tạo và phát triển đội ngũ dịch giả, cũng như lựa chọn, dịch và giúp cho công việc xuất bản các tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài.
+ Chắc chị đã từng có những cái tết xa nhà, điều gì sẽ đến với một người Việt không được ăn tết Việt? Và chị đã trải qua nó như thế nào?
- Đối với những người xa quê, Tết là thời gian buồn nhất và nhớ nhà nhất. Tôi đã có nhiều cái Tết xa nhà: thời sinh viên học rồi làm việc ở Úc, 5 năm đằng đẵng tôi ăn Tết một mình hoặc với bạn bè bên ấy. Sau đó sang châu Âu, tôi lại thấm thía cái lạnh lẽo, xám ngắt của mùa đông Châu Âu trong khi Việt Nam đang nao nức Tết. Ở nơi đâu, tôi cũng cố gắng đưa Tết về nhà mình, thực hiện các lễ nghi Tết mà mẹ tôi đã dạy. Tôi cũng nấu nướng, quây quần ăn uống, chúc Tết bạn bè. Từ lúc có con, Tết luôn vui hơn vì gia đình tôi là tổ quốc được thu nhỏ. Tôi dạy con những phong tục Tết, vì tôi nghĩ con tôi chỉ có thể là người Việt đúng nghĩa khi các cháu hiểu về Tết Việt Nam, biết về các phong tục, tập quán và vẻ đẹp của Tết. Năm nay, tôi vào lớp của con trai tôi để nói chuyện về Tết Việt Nam. Tôi và con trai tôi thay nhau đọc câu chuyện “Sự tích cây nêu ngày Tết” và giải thích các phong tục Tết Việt cho các học sinh từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Qua buổi học này, các bạn nhỏ hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, còn con trai tôi thì rất tự hào vì mình là người Việt.
+ Cảm ơn chị đã tham gia trò chuyện.
Nguyễn Phan Quế Mai: sinh ngày 12/8/1973. Tác phẩm: Trái Cấm (Thơ, 2008), Cởi gió (Thơ, 2010) và Những ngôi sao hình quang gánh (Thơ song ngữ Việt - Anh, 2011). Giải thưởng: Giải thưởng Thơ Hội nhà văn Hà Nội 2010; Giải Nhất cuộc thi “Thơ về Hà Nội 2008-2010; Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 2010 … Thơ của chị đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, tiếng Cebu (Philippines)… và được đăng tải trên nhiều tạp chí thơ quốc tế uy tín như The Irish Poetry Magazine (Tạp chí thơ Ai-len), The American Poetry Review (Tạp chí Thơ Mỹ), cùng các tạp chí văn học quốc tế như Consequence, Great River Review, Words without Border … Nguyễn Phan Quế Mai là dịch giả của các tuyển thơ song ngữ Việt – Anh: Ký ức mắt đen (thơ Nguyễn Trọng Tạo, dịch cùng Hilary Watts, 2009), Cánh đồng người (thơ Trần Quang Quý, dịch cùng Jennifer Fossenbell, 2009), Sau mưa thôi nã đạn (thơ và hồi ký Bruce Weigl, 2010). Hiện chị đang công tác tại Manila, Philippines.
NGƯỜI LÀM VƯỜN TRONG ĐẠI NỘI |
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn