Sen nở như không biết người âu sầu/ Hay sen cũng âu sầu mà người không biết/ Cùng sắc trắng trong, cùng đượm hương từ ngàn đời/ Chỉ khác em lên tiếng mà ta lặng im. (Liên bút từ sen - Nguyễn Lương Ngọc)
Gửi thư    Bản in

Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học”

Tin, ảnh: Phong Lan - 10-04-2012 02:16:30 PM

VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, làm công tác LLPB ở Hà Nội và đại diện các miền trên cả nước.

Đến dự Hội thảo có đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT TW (Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo); PGS. TS Đào Duy Quát – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; nhà thơ Hữu Thỉnh - Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Phụ trách điều hành Hội thảo)… cùng các thành viên trong Hội đồng LLPBVHNT TW và các cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin.

 

PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo đã nhấn mạnh: “Mục tiêu mà Hội thảo hướng tới là những kiến nghị, những giải pháp, đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động phê bình văn học. Do đó, thực trạng và nguyên nhân nêu lên tại Hội thảo này không phải là mục tiêu, mà chỉ căn cứ để đề xuất những kiến nghị, những giải pháp hợp lý, khả thi. Theo hướng đó, Hội thảo sẽ có những kiến nghị mang tầm vĩ mô thuộc phạm vi chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; có kiến nghị cụ thể về cơ chế, chính sách như chế độ nhuận bút – liên quan đến Bộ Tài chính; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác phê bình – liên quan đến Bộ Giáo dục & Đào tạo và một số viện nghiên cứu, trường đại học…, nhưng cũng có những vấn đề thuộc trách nhiệm các Hội chuyên ngành (mà ở đây là Hội Nhà văn Việt Nam), thuộc về sự phối hợp giữa các viện, các trường trong việc tổ chức các hoạt động phê bình; đặc biệt là trách nhiệm của chính các nhà phê bình đối với sự phát triển của nền văn học nước nhà.”

 

Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo, nêu rõ tầm quan trọng của văn học nghệ thuật – một lĩnh vực đặc biệt tinh tế, đáp ứng nhu cầu thể hiện khát vọng chân – thiện – mỹ của con người; đồng thời là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Đồng chí Đinh Thế Huynh bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự Hội thảo dân chủ thảo luận đánh giá đúng thực trạng của hoạt động phê bình văn học trong thời gian vừa qua, làm rõ những thành tựu và cả những hạn chế, khuyết điểm, bất cập, chỉ ra nguyên nhân và nhất là phát huy cao độ trí tuệ và trách nhiệm, đề xuất những giải pháp khả thi để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng nền văn học nước nhà, cho sự nghiệp xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 

PGS. TS Đào Duy Quát đọc bản báo cáo đề dẫn có tiêu đề: “Nâng cao chất lượng hiệu quả phê bình văn học”, trong đó chỉ ra những thực trạng của nền LLPB văn học và nêu lên những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả văn học trong thời kỳ mới.

Tiếp đó, Hội thảo chuyển sang phần tham luận.

 

Nhà LLPB Lê Thành Nghị trình bày tham luận: “Phê bình văn học, bao giờ có tín hiệu lạc quan” (sẽ được đăng tải đầy đủ trên VanVN.Net)

 

Nhà văn Mai Quốc Liên – đại biểu đến từ TP Hồ Chí Minh đưa ra vài nét: “Phác họa tình hình phê bình và kiến nghị”

 

Đến dự Hội thảo khoa học này, Chủ tịch Trương Tấn Sang có những ý kiến phát biểu thể hiện sự chân tình, gần gũi đối với các nhà LLPB nói riêng và văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung. Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học”, ông mong rằng những cuộc hội thảo như thế này sẽ được tổ chức nhiều hơn để tạo điều kiện và cơ hội cho các nhà LLPB đề cập, trao đổi thẳng thắn những vấn đề nóng bỏng hiện nay; đặc biệt cần có những hoạt động cụ thể, mạnh dạn góp ý để có thể phát triển nền văn học nghệ thuật ngày càng có chất lượng cao, hiệu quả thiết thực…

 

Nhà LLPB Phạm Quang Trung nêu ý kiến trong bài viết: “Góp phần nâng cao chất lượng phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay” (sẽ được đăng tải đầy đủ trên VanVN.Net)

 

Nhà văn Nguyễn Văn Lưu đưa ra những ý kiến cá nhân về: “Kinh nghiệm phê bình qua một hiện tượng văn học” (cụ thể nêu trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

 

Nhà LLPB La Khắc Hòa chỉ ra: “Mấy hạn chế cản trở sự phát triển của phê bình hiện nay” trong bài viết rất kỹ lưỡng và công phu của mình

 

Nhà LLPB Nguyễn Hòa kết thúc buổi làm việc sáng nay với tham luận: “Một phác họa về cuộc khủng hoảng của phê bình văn học”

Hội thảo tiếp tục làm việc trong buổi chiều nay với những tham luận và ý kiến trao đổi giữa các nhà LLPB.

Toàn cảnh Hội thảo

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhà văn đọc sách  

Mai Văn Phấn “giấu mặt” trong “hoa”

VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...