Kim Kyung Ju là một nhà thơ Hàn Quốc, viết về cái ngưỡng “người sống được sinh ra từ thế giới người chết và người chết được bắt đầu từ thế giới người sống”. Bộ sưu tập đầu tiên của anh, Tôi là một mùa không tồn tại trên thế giới (I Am a Season That Does Not Exist in the World), là tập hợp của những điều làm nên một “phước lành và lời nguyền cho văn học Hàn Quốc”, như cách mà các nhà phê bình gọi các bài thơ của Kim.
Nhà thơ Hàn Quốc Kim Kyung Ju
Chưa đến tuổi bốn mươi, nhưng Kim Kyung Ju đã cho xuất bản hơn một chục tập thơ, dịch thuật và tiểu luận. Anh đồng thời còn là một giáo viên, một nhà viết kịch, tổ chức sự kiện, đã từng làm việc như một người viết thuê và còn là tác giả của tiểu thuyết người lớn. Cuốn sách đầu tiên của anh là một trong những thi tập thành công nhất trong thơ Hàn Quốc đương đại. Tôi là một mùa không tồn tại trên thế giới không chỉ thể hiện sự đổi mới trong hình thức và nội dung mà còn là khả năng khám phá những trọng lượng thế giới đương đại trên linh hồn con người. Tuyển tập cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại mà sự quan tâm bị chia thành các phân số nhỏ và các vấn đề xã hội tương ứng, lo âu phát sinh do các hình thức mới, kỹ thuật số tương tác ngay lập tức.
Cuộc phỏng vấn dưới đây được thực hiện vào một ngày đầu năm tại một quán cà phê nhỏ trong khu phố thời trang Hongdae.
Jake Levine: Anh được coi là nhà thơ tiên phong của Làn sóng mới tại Hàn Quốc. Thật sự thì phong trào thơ New Wave là gì và nó có gì đặc biệt?
Kim Kyung Ju: Khoảng hai mươi năm trước, một nhà phê bình Hàn Quốc đã đưa ra một cuốn sách mô tả những phong cách khác nhau mà các nhà thơ trẻ Hàn Quốc đã sử dụng để phá vỡ truyền thống, cả về hình thức lẫn nội dung. Thay vì là những bài thơ về thiên nhiên, lịch sử, chủ nghĩa hiện thực,… các tác giả trẻ lại quan tâm đến các hình ảnh, phim truyền hình, các hiện tượng kỳ lạ và mô tả một nền văn hóa truy cập. Các nhà thơ trẻ viết theo phong cách này là đại diện cho phong trào thơ New Wave, nó cùng lúc và giải quyết các vấn đề văn hóa tương tự như bộ phim Oldboy. Tôi muốn nói là, làm sao mà chúng ta không thay đổi cho được? Tương tự như phong trào Beat trong những năm năm mươi ở Mỹ, chúng tôi cần các phương pháp thay thế tường thuật và các cấu trúc thơ mộng. Công việc của chúng tôi là đặt ra những tranh luận về vai trò thơ ca tại Hàn Quốc: “New Wave, nó là tốt hay xấu?”
Xã hội Hàn Quốc phát triển rất nhanh, đặc biệt là sự gia tăng của Internet. Những người sống trong xã hội thay đổi chóng mặt dễ bị mắc chứng tâm thần phân liệt. Vì vậy, bên ngoài, bạn có thể là một công dân tốt, đáng kính, nhưng, ngay sau khi bước vào một quán cà phê internet, bạn trở thành hiện thân của ma quỷ. Việc tổng thống trước đây của chúng tôi tự tử phản ánh một thực tế rằng, chúng tôi không phải một quốc gia thống nhất mà rõ ràng là đang bị cô lập. Chúng tôi bị rối loạn phân ly trong nhận thức, nhận dạng, và nhận thức về thực tế thường bị gián đoạn, bị phá vỡ. Tất nhiên là tôi không chỉ nói về Hàn Quốc. Tất cả các xã hội công nghiệp hóa đều mắc phải những vấn đề như vậy. Vì thế, làn sóng mới có nhiệm vụ giải quyết nó. Giống như phong trào Oldboy làm điều đó thông qua hình ảnh, ban đầu là một truyện tranh Nhật Bản. Hình thức này là cách duy nhất để diễn tả tâm lý thực tế của chúng tôi. Đây là trạng thái mới của thế giới.
Nếu tôi được sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, tôi nghĩ tôi đã có một bộ phim hoạt hình, do hình thức nghệ thuật này giải quyết các vấn đề trong xã hội ở Nhật Bản. ở Hàn Quốc, hình thức truyền thống của văn học là cách tốt nhất để chúng tôi giải quyết các hiện tượng xã hội. Khi chúng tôi còn trẻ, mọi người sẽ tôn trọng ước mơ trở thành nhà văn của chúng tôi. Chúng tôi chia sẻ bằng văn bản, và văn bản cũng là phương tiện kết nối chúng tôi lại với nhau. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay không làm điều đó. Thanh thiếu niên, những người viết là những tâm hồn cô đơn, giống như họ có một số vấn đề với xã hội vì thiếu khả năng hòa nhập. Khi những thanh thiếu niên này viết, họ bị coi là bê tha. Nếu bạn còn trẻ và nói rằng, bạn muốn trở thành một nhà văn, mọi người có thể nghĩ bạn mắc một chứng rối loạn tâm thần nào đó. Do các trò chơi vi tính, văn hóa Pop, phim truyền hình, K-Pod phát triển, không mấy ai còn tôn trọng tác giả. Nói chung, người ta nghĩ rằng, văn chương là lỗi thời và do đó, nó không còn là một việc quan trọng cần làm nữa.
JL: Bởi vì văn chương không còn vai trò chủ đạo trong xã hội, làm thế nào mà anh nhìn thấy vai trò của thơ Hàn Quốc như là một đối trọng với văn hóa chính thống của Hàn Quốc?
KKJ: Theo nguyên tắc chung, vai trò của thơ ca trong xã hội ngày nay không khác biệt bao nhiêu so với vai trò của nó trong lịch sử Hàn Quốc. Vai trò của thơ ca là để nói chuyện với chính phủ, với chế độ, văn hóa phổ biến. Văn hóa đại chúng, văn hóa hào nhoáng là đối cực của thơ ca. Nếu bạn đã cố gắng để phác họa về văn hóa thơ ca Hàn Quốc, chúng ta có thể cùng nhau thảo luận. Đầu tiên là văn hóa truy cập, nhà thơ viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm một cách trực tiếp, điều mà các phương tiện khác không thể làm được. Khác với văn hóa Pop, xã hội chủ đạo sẽ cố gắng để tìm kiếm “tính độc đáo” hay các quan điểm về vấn đề toàn cầu, họ lựa chọn thơ vì thơ có chủ ý giải quyết các vấn đề và mối quan tâm toàn cầu một cách trực tiếp nhất.
JK: Nhắc mới nhớ, thơ của anh có một chủ đề chung là sự tha hóa, xa lánh xã hội và chính trị, trong đó, các nhân vật hành động một cách cực đoan như là tự tử, phá thai, làm những điều mà tôi nghĩ là đại kỵ trong xã hội Hàn Quốc. Ví dụ, trong một bài thơ có tên là Lời nhắn đêm từ cô gái trẻ của Nhà máy Đường (The Night Text Messages from the Young Girls of the Sugar Factory Roll By), có một cô gái trẻ làm việc trong nhà máy đường. Việc tự sát của cô gái đã được báo trước bởi cái chết của một con vật cưng:
“Nếu giữ con chim đã chết với đôi mắt còn mở, em phải bay theo mưa tuyết trôi nổi trong mắt con chim đã chết mỗi đêm và đó là cuộc sống.”
Cô gái thông qua cái chết của con chim nhỏ mà đồng lõa với cái chết của chính mình nhưng, “đó là cuộc sống” thì đã hoàn toàn thể hiện sự chấp nhận hoàn toàn. Tôi cho rằng bài thơ này đại diện cho cái cách chấp nhận mọi vấn đề trong xã hội của người Hàn Quốc, như là: tỷ lệ tự sát cao, xa lánh, nghiện rượu, từ bỏ xã hội và bất bình đẳng kinh tế.
KKJ: Vâng, tôi muốn nói về thế giới như một con ma, để tạo ra bầu không khí và cảm giác rằng, tôi đã chết. Chủ nghĩa hiện thực nói về thế giới như những gì chúng ta nhìn thấy. Ví dụ, một bà lão chín mươi đi qua đường khi có tín hiệu đèn đỏ. Điều đó có nghĩa là, bà có thể biết và cảm nhận được các quy tắc nhưng không còn quan tâm tới nó nữa. Bà đang sống trong thế giới riêng vượt ra ngoài thực tế. Tôi quan tâm đến việc nắm bắt thế giới. Cách bố trí. Thơ là gì? Thi pháp là gì? Khi tôi bắt đầu viết, tôi nghĩ rằng, theo cách truyền thống, người dân tìm kiếm thi ca trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và thông qua các mối quan hệ. Song, theo thời gian, tôi nhận ra rằng, đó không phải là những gì mà tôi cần phải làm. Cái tôi cần là tìm thơ trong bản thân mình và, bằng cách đó, tôi đã trở thành một ống kính. Chúng ta phải tạo ra một ngôn ngữ thơ có khả năng nắm bắt những điều mà ngôn ngữ bình thường không thể diễn tả được. Và, nếu bạn là một nhà thơ, bạn sẽ tìm được không gian thơ của mình. Những gì mà người đọc tìm kiếm cuối cùng không phải là thế giới thông qua thơ, mà là nhà thơ trong thế giới thơ mộng của họ. Ví dụ, khi tôi đang đi du lịch và nghe một đoạn kinh Koran, tôi không hề biết đến ý nghĩa của nó trong Hồi giáo hay trong lịch sử, nhưng tôi lại hiểu được và biết rằng, đó là lời cầu nguyện.
JK: Trong cuốn sách của anh có một đoạn như thế này, “Tôi là một con ma. Sự cô độc như thế không thể tồn tại.” Thường thì những bài thơ của anh đạt được gì thông qua sự tha hóa và loại trừ xã hội? Nó nhằm vào mục đích gì?
KKJ: Đó là một lời chế nhạo trong bài thơ Băng khô (Dry Ice). Khi bạn chạm vào nước đá khô, bạn sẽ cảm thấy hai cực nóng và lạnh trong cùng một lúc và sau đó, nó biến mất. Đó là những gì tôi muốn tặng cho người đọc, là bản chất của sự cô đơn. Trong những bài thơ và các vở kịch của tôi, có ba trạng thái cảm xúc tôi quan tâm, là xấu hổ, kiêu căng và tội lỗi. Bởi vì đây là quốc gia mà người ta thường giữ bí mật, tôi muốn sử dụng chúng để khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn thông qua ngôn ngữ ẩn của những bí mật. Tôi nhặt nhạnh và lựa chọn giữa ba hình thái cảm xúc ấy để sáng tạo. Nếu bạn là một nhà văn, điều quan trọng nhất mà bạn quan tâm chính là: nỗi hổ thẹn của tôi là gì? Nó đến từ đâu? Nó được hình thành như thế nào? Có rất nhiều nhà văn tự cho mình là dễ bị hư hỏng, hổ thẹn và tội lỗi, như Walter Benjamin, Kafka và Mallarmé chẳng hạn.
JK: Ngoài viết về sự xấu hổ, tội lỗi và tự phụ, tôi còn biết là anh có viết về tiểu thuyết khiêu dâm và là người viết thuê. Anh có thể nói đôi chút?
KKJ: Vâng, điều này là rất quan trọng. Tôi không xấu hổ vì là một người viết thuê. Tôi luôn ghi nó trong hồ sơ của mình. Tôi là một người viết thuê, và vì vậy, tôi cảm thấy đó là danh tính thực của tôi.
Tôi đã làm vậy sáu năm. Tôi làm việc này để tồn tại. Lúc ấy, tôi rất xấu hổ bởi vì tôi làm chỉ để có tiền trả tiền thuê nhà. Viết một tập thơ và xuất bản một tập thơ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, như một nhà văn, tôi có thể bị vỡ, giống như tôi là một người viết quảng cáo hoặc là một người viết thuê, viết về bệnh than, và, tôi viết những bài thơ, như tôi có nhiều tính cách nhưng, tôi xem xét bản thân mình như một nhà văn viết tất cả những điều này.
Cuốn sách khiêu dâm của tôi lấy bút danh dựa theo cái tên Don Juan, theo một cách Hàn Quốc, là Kim Don Juan. Tôi có khá nhiều bút danh. Tôi đã như thế. Loại người nào thật sự đọc cái thứ chết tiệt này? Thanh thiếu niên ư? Nhưng, đó không phải là tất cả. Những người như công nhân xây dựng, làm việc chăm chỉ để nhận được mức lương tốt nhất song, không có thời gian cho một cuộc sống xã hội. Và, những người cô đơn như bà lão làm chăn. Nó thật sự rất đáng ngạc nhiên! Vì vậy, tôi là như thế, nó có thể là rác thải hoàn toàn nhưng, nó giúp xoa dịu sự cô đơn của những con người này, thế nên, nó không hoàn toàn là rác thải.
Khi tôi viết truyện khiêu dâm này, tôi đang sống ở Seoul và không có bất kỳ người bạn nào. Tôi rất cô đơn. Do tính chất của công việc, tôi cập nhật tất cả thông tin về Seoul thông qua tờ rơi, quảng cáo,… và lời nói của tôi đã đến với những người đọc này, nó giống như là tôi đã ôm lấy tất cả những con người cô đơn, lạc lõng giữa Seoul bằng văn bản.
Điều thật sự quan trọng là chúng tôi chấp nhận những người viết thuê cũng như những gì mà họ đã làm cho xã hội. Có rất nhiều người viết thuê. Và, đó là công việc đáng kính.
Thi Vũ (Theo Bostonreview.net)
* Giám đốc chuỗi hội thảo Summer Literary, đồng thời là biên tập viên hãng thông tấn Spork Press. Hiện anh đang theo học bằng Tiến sĩ Văn học so sánh tại Đại học Quốc gia Seoul.
(Nguồn: Văn nghệ số 23/2014)
Kim Kyung Ju là một nhà thơ Hàn Quốc, viết về cái ngưỡng “người sống được sinh ra từ thế giới người chết và người chết được bắt đầu từ thế giới người sống”. Bộ sưu tập đầu tiên của anh, Tôi là một mùa không tồn tại trên thế giới (I Am a Season That Does Not Exist in the World), là tập hợp của những điều làm nên một “phước lành và lời nguyền cho văn học Hàn Quốc”, như cách mà các nhà phê bình gọi các bài thơ của Kim.
Nhà thơ Hàn Quốc Kim Kyung Ju
Chưa đến tuổi bốn mươi, nhưng Kim Kyung Ju đã cho xuất bản hơn một chục tập thơ, dịch thuật và tiểu luận. Anh đồng thời còn là một giáo viên, một nhà viết kịch, tổ chức sự kiện, đã từng làm việc như một người viết thuê và còn là tác giả của tiểu thuyết người lớn. Cuốn sách đầu tiên của anh là một trong những thi tập thành công nhất trong thơ Hàn Quốc đương đại. Tôi là một mùa không tồn tại trên thế giới không chỉ thể hiện sự đổi mới trong hình thức và nội dung mà còn là khả năng khám phá những trọng lượng thế giới đương đại trên linh hồn con người. Tuyển tập cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại mà sự quan tâm bị chia thành các phân số nhỏ và các vấn đề xã hội tương ứng, lo âu phát sinh do các hình thức mới, kỹ thuật số tương tác ngay lập tức.
Cuộc phỏng vấn dưới đây được thực hiện vào một ngày đầu năm tại một quán cà phê nhỏ trong khu phố thời trang Hongdae.
Jake Levine: Anh được coi là nhà thơ tiên phong của Làn sóng mới tại Hàn Quốc. Thật sự thì phong trào thơ New Wave là gì và nó có gì đặc biệt?
Kim Kyung Ju: Khoảng hai mươi năm trước, một nhà phê bình Hàn Quốc đã đưa ra một cuốn sách mô tả những phong cách khác nhau mà các nhà thơ trẻ Hàn Quốc đã sử dụng để phá vỡ truyền thống, cả về hình thức lẫn nội dung. Thay vì là những bài thơ về thiên nhiên, lịch sử, chủ nghĩa hiện thực,… các tác giả trẻ lại quan tâm đến các hình ảnh, phim truyền hình, các hiện tượng kỳ lạ và mô tả một nền văn hóa truy cập. Các nhà thơ trẻ viết theo phong cách này là đại diện cho phong trào thơ New Wave, nó cùng lúc và giải quyết các vấn đề văn hóa tương tự như bộ phim Oldboy. Tôi muốn nói là, làm sao mà chúng ta không thay đổi cho được? Tương tự như phong trào Beat trong những năm năm mươi ở Mỹ, chúng tôi cần các phương pháp thay thế tường thuật và các cấu trúc thơ mộng. Công việc của chúng tôi là đặt ra những tranh luận về vai trò thơ ca tại Hàn Quốc: “New Wave, nó là tốt hay xấu?”
Xã hội Hàn Quốc phát triển rất nhanh, đặc biệt là sự gia tăng của Internet. Những người sống trong xã hội thay đổi chóng mặt dễ bị mắc chứng tâm thần phân liệt. Vì vậy, bên ngoài, bạn có thể là một công dân tốt, đáng kính, nhưng, ngay sau khi bước vào một quán cà phê internet, bạn trở thành hiện thân của ma quỷ. Việc tổng thống trước đây của chúng tôi tự tử phản ánh một thực tế rằng, chúng tôi không phải một quốc gia thống nhất mà rõ ràng là đang bị cô lập. Chúng tôi bị rối loạn phân ly trong nhận thức, nhận dạng, và nhận thức về thực tế thường bị gián đoạn, bị phá vỡ. Tất nhiên là tôi không chỉ nói về Hàn Quốc. Tất cả các xã hội công nghiệp hóa đều mắc phải những vấn đề như vậy. Vì thế, làn sóng mới có nhiệm vụ giải quyết nó. Giống như phong trào Oldboy làm điều đó thông qua hình ảnh, ban đầu là một truyện tranh Nhật Bản. Hình thức này là cách duy nhất để diễn tả tâm lý thực tế của chúng tôi. Đây là trạng thái mới của thế giới.
Nếu tôi được sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, tôi nghĩ tôi đã có một bộ phim hoạt hình, do hình thức nghệ thuật này giải quyết các vấn đề trong xã hội ở Nhật Bản. ở Hàn Quốc, hình thức truyền thống của văn học là cách tốt nhất để chúng tôi giải quyết các hiện tượng xã hội. Khi chúng tôi còn trẻ, mọi người sẽ tôn trọng ước mơ trở thành nhà văn của chúng tôi. Chúng tôi chia sẻ bằng văn bản, và văn bản cũng là phương tiện kết nối chúng tôi lại với nhau. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay không làm điều đó. Thanh thiếu niên, những người viết là những tâm hồn cô đơn, giống như họ có một số vấn đề với xã hội vì thiếu khả năng hòa nhập. Khi những thanh thiếu niên này viết, họ bị coi là bê tha. Nếu bạn còn trẻ và nói rằng, bạn muốn trở thành một nhà văn, mọi người có thể nghĩ bạn mắc một chứng rối loạn tâm thần nào đó. Do các trò chơi vi tính, văn hóa Pop, phim truyền hình, K-Pod phát triển, không mấy ai còn tôn trọng tác giả. Nói chung, người ta nghĩ rằng, văn chương là lỗi thời và do đó, nó không còn là một việc quan trọng cần làm nữa.
JL: Bởi vì văn chương không còn vai trò chủ đạo trong xã hội, làm thế nào mà anh nhìn thấy vai trò của thơ Hàn Quốc như là một đối trọng với văn hóa chính thống của Hàn Quốc?
KKJ: Theo nguyên tắc chung, vai trò của thơ ca trong xã hội ngày nay không khác biệt bao nhiêu so với vai trò của nó trong lịch sử Hàn Quốc. Vai trò của thơ ca là để nói chuyện với chính phủ, với chế độ, văn hóa phổ biến. Văn hóa đại chúng, văn hóa hào nhoáng là đối cực của thơ ca. Nếu bạn đã cố gắng để phác họa về văn hóa thơ ca Hàn Quốc, chúng ta có thể cùng nhau thảo luận. Đầu tiên là văn hóa truy cập, nhà thơ viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm một cách trực tiếp, điều mà các phương tiện khác không thể làm được. Khác với văn hóa Pop, xã hội chủ đạo sẽ cố gắng để tìm kiếm “tính độc đáo” hay các quan điểm về vấn đề toàn cầu, họ lựa chọn thơ vì thơ có chủ ý giải quyết các vấn đề và mối quan tâm toàn cầu một cách trực tiếp nhất.
JK: Nhắc mới nhớ, thơ của anh có một chủ đề chung là sự tha hóa, xa lánh xã hội và chính trị, trong đó, các nhân vật hành động một cách cực đoan như là tự tử, phá thai, làm những điều mà tôi nghĩ là đại kỵ trong xã hội Hàn Quốc. Ví dụ, trong một bài thơ có tên là Lời nhắn đêm từ cô gái trẻ của Nhà máy Đường (The Night Text Messages from the Young Girls of the Sugar Factory Roll By), có một cô gái trẻ làm việc trong nhà máy đường. Việc tự sát của cô gái đã được báo trước bởi cái chết của một con vật cưng:
“Nếu giữ con chim đã chết với đôi mắt còn mở, em phải bay theo mưa tuyết trôi nổi trong mắt con chim đã chết mỗi đêm và đó là cuộc sống.”
Cô gái thông qua cái chết của con chim nhỏ mà đồng lõa với cái chết của chính mình nhưng, “đó là cuộc sống” thì đã hoàn toàn thể hiện sự chấp nhận hoàn toàn. Tôi cho rằng bài thơ này đại diện cho cái cách chấp nhận mọi vấn đề trong xã hội của người Hàn Quốc, như là: tỷ lệ tự sát cao, xa lánh, nghiện rượu, từ bỏ xã hội và bất bình đẳng kinh tế.
KKJ: Vâng, tôi muốn nói về thế giới như một con ma, để tạo ra bầu không khí và cảm giác rằng, tôi đã chết. Chủ nghĩa hiện thực nói về thế giới như những gì chúng ta nhìn thấy. Ví dụ, một bà lão chín mươi đi qua đường khi có tín hiệu đèn đỏ. Điều đó có nghĩa là, bà có thể biết và cảm nhận được các quy tắc nhưng không còn quan tâm tới nó nữa. Bà đang sống trong thế giới riêng vượt ra ngoài thực tế. Tôi quan tâm đến việc nắm bắt thế giới. Cách bố trí. Thơ là gì? Thi pháp là gì? Khi tôi bắt đầu viết, tôi nghĩ rằng, theo cách truyền thống, người dân tìm kiếm thi ca trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và thông qua các mối quan hệ. Song, theo thời gian, tôi nhận ra rằng, đó không phải là những gì mà tôi cần phải làm. Cái tôi cần là tìm thơ trong bản thân mình và, bằng cách đó, tôi đã trở thành một ống kính. Chúng ta phải tạo ra một ngôn ngữ thơ có khả năng nắm bắt những điều mà ngôn ngữ bình thường không thể diễn tả được. Và, nếu bạn là một nhà thơ, bạn sẽ tìm được không gian thơ của mình. Những gì mà người đọc tìm kiếm cuối cùng không phải là thế giới thông qua thơ, mà là nhà thơ trong thế giới thơ mộng của họ. Ví dụ, khi tôi đang đi du lịch và nghe một đoạn kinh Koran, tôi không hề biết đến ý nghĩa của nó trong Hồi giáo hay trong lịch sử, nhưng tôi lại hiểu được và biết rằng, đó là lời cầu nguyện.
JK: Trong cuốn sách của anh có một đoạn như thế này, “Tôi là một con ma. Sự cô độc như thế không thể tồn tại.” Thường thì những bài thơ của anh đạt được gì thông qua sự tha hóa và loại trừ xã hội? Nó nhằm vào mục đích gì?
KKJ: Đó là một lời chế nhạo trong bài thơ Băng khô (Dry Ice). Khi bạn chạm vào nước đá khô, bạn sẽ cảm thấy hai cực nóng và lạnh trong cùng một lúc và sau đó, nó biến mất. Đó là những gì tôi muốn tặng cho người đọc, là bản chất của sự cô đơn. Trong những bài thơ và các vở kịch của tôi, có ba trạng thái cảm xúc tôi quan tâm, là xấu hổ, kiêu căng và tội lỗi. Bởi vì đây là quốc gia mà người ta thường giữ bí mật, tôi muốn sử dụng chúng để khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn thông qua ngôn ngữ ẩn của những bí mật. Tôi nhặt nhạnh và lựa chọn giữa ba hình thái cảm xúc ấy để sáng tạo. Nếu bạn là một nhà văn, điều quan trọng nhất mà bạn quan tâm chính là: nỗi hổ thẹn của tôi là gì? Nó đến từ đâu? Nó được hình thành như thế nào? Có rất nhiều nhà văn tự cho mình là dễ bị hư hỏng, hổ thẹn và tội lỗi, như Walter Benjamin, Kafka và Mallarmé chẳng hạn.
JK: Ngoài viết về sự xấu hổ, tội lỗi và tự phụ, tôi còn biết là anh có viết về tiểu thuyết khiêu dâm và là người viết thuê. Anh có thể nói đôi chút?
KKJ: Vâng, điều này là rất quan trọng. Tôi không xấu hổ vì là một người viết thuê. Tôi luôn ghi nó trong hồ sơ của mình. Tôi là một người viết thuê, và vì vậy, tôi cảm thấy đó là danh tính thực của tôi.
Tôi đã làm vậy sáu năm. Tôi làm việc này để tồn tại. Lúc ấy, tôi rất xấu hổ bởi vì tôi làm chỉ để có tiền trả tiền thuê nhà. Viết một tập thơ và xuất bản một tập thơ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, như một nhà văn, tôi có thể bị vỡ, giống như tôi là một người viết quảng cáo hoặc là một người viết thuê, viết về bệnh than, và, tôi viết những bài thơ, như tôi có nhiều tính cách nhưng, tôi xem xét bản thân mình như một nhà văn viết tất cả những điều này.
Cuốn sách khiêu dâm của tôi lấy bút danh dựa theo cái tên Don Juan, theo một cách Hàn Quốc, là Kim Don Juan. Tôi có khá nhiều bút danh. Tôi đã như thế. Loại người nào thật sự đọc cái thứ chết tiệt này? Thanh thiếu niên ư? Nhưng, đó không phải là tất cả. Những người như công nhân xây dựng, làm việc chăm chỉ để nhận được mức lương tốt nhất song, không có thời gian cho một cuộc sống xã hội. Và, những người cô đơn như bà lão làm chăn. Nó thật sự rất đáng ngạc nhiên! Vì vậy, tôi là như thế, nó có thể là rác thải hoàn toàn nhưng, nó giúp xoa dịu sự cô đơn của những con người này, thế nên, nó không hoàn toàn là rác thải.
Khi tôi viết truyện khiêu dâm này, tôi đang sống ở Seoul và không có bất kỳ người bạn nào. Tôi rất cô đơn. Do tính chất của công việc, tôi cập nhật tất cả thông tin về Seoul thông qua tờ rơi, quảng cáo,… và lời nói của tôi đã đến với những người đọc này, nó giống như là tôi đã ôm lấy tất cả những con người cô đơn, lạc lõng giữa Seoul bằng văn bản.
Điều thật sự quan trọng là chúng tôi chấp nhận những người viết thuê cũng như những gì mà họ đã làm cho xã hội. Có rất nhiều người viết thuê. Và, đó là công việc đáng kính.
Thi Vũ (Theo Bostonreview.net)
* Giám đốc chuỗi hội thảo Summer Literary, đồng thời là biên tập viên hãng thông tấn Spork Press. Hiện anh đang theo học bằng Tiến sĩ Văn học so sánh tại Đại học Quốc gia Seoul.
(Nguồn: Văn nghệ số 23/2014)
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...
VanVN.Net – Sáng 26/5/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), lễ ra mắt Trung tâm dịch văn học Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn