Anh em nhà Grimm không chỉ sưu tầm truyện cổ mà còn nghiên cứu tiếng Đức và đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu văn học Đức đương đại. Tham vọng khiến họ dị biệt so với nhiều người đương thời. ĐBND giới thiệu bài bình luận trên tờ DW về “anh em nhà cổ tích”.
Tượng đài anh em nhà Grimm ở bản quán Hanau
Anh em nhà Grimm có tầm nhìn rộng khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về truyện cổ ngày 20.12.1812. Họ muốn tôn vinh một mảng lịch sử văn hóa Đức sắp bị mất mãi mãi.
Đầu thế kỷ XIX, nước Đức bị chia cắt bởi tình trạng bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực và cát cứ quân sự. Hai anh em Jacob và Wilhelm Grimm rất lo lắng. Họ mong muốn quốc gia thống nhất.
Vì vậy, hai người bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ mẹ đẻ, thu thập truyện dân gian và thần thoại. Bằng cách đó, họ thành lập trọn vẹn một lĩnh vực nghiên cứu và viết hàng trăm tác phẩm, trong đó có những dấu mốc quan trọng như Từ điển tiếng Đức, Thần thoại nước Đức và Văn phạm tiếng Đức.
Thiếu sự công nhận
Anh em nhà Grimm tạo ra các công trình tiên phong trong thời đại mình. Không có viện nghiên cứu tiếng Đức để tham khảo ý kiến và không có nhà xuất bản nào đấu tranh vì bản quyền cổ tích. Anh em họ chẳng thể nào ngờ những câu chuyện của mình mai sau sẽ thành công đến mức nào.
“Thật đáng ngạc nhiên là họ đã rất bền chí nghiên cứu ngôn ngữ”, Steffen Martus, người viết tiểu sử rất chi tiết về anh em nhà Grimm nói. Nỗ lực đã được đền đáp. Truyện cổ tích của họ bây giờ nổi tiếng thế giới và hai anh em được tôn vinh như cha đẻ của ngành nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đức.
Anh em nhà Grimm không hề nản lòng vì ban đầu công trình của mình không được công nhận. Họ miệt mài đi theo chí hướng riêng. Mồ côi cha khi mới lên mười và mười một tuổi, họ nhanh chóng gánh vác vai trò người đứng đầu gia đình. Năm mười bảy tuổi, Jacob chuyển đến Marburg để nghiên cứu pháp luật, một năm sau đó cậu em Wilhelm đến tham gia cùng anh. Chỉ được vài học kỳ, Jacob bỏ học và hai anh em bắt đầu nghiên cứu độc lập.
Tuy nhiên, họ là những học giả không một xu dính túi. Suốt cuộc đời, anh em nhà Grimm kiếm sống bằng nhiều nghề như thư viện, báo chí, làm ngoại giao, và giảng dạy. Nhưng tình yêu trên hết của họ vẫn là nghiên cứu tiếng Đức cổ, thu thập truyền thuyết dân gian và cổ tích. Anh em nhà Grimm xuất bản tác phẩm đầu tay lúc 25 và 26 tuổi, Wilhelm với cuốn Truyện dân gian, khúc ballad và anh hùng ca Đan Mạch cổ, còn Jacob với cuốn Về các bậc thầy nhạc Đức cổ.
Kẻ đến sau khiêu khích
Anh em nhà Grimm là người thế nào? Đây là câu hỏi mà Andreas Doring, giám đốc nhà hát Tuổi trẻ Gottingen, đã đặt ra. Năm nay, ông sẽ mang cuộc đời anh em nhà Grimm lên sân khấu.
Doring rà soát thư từ và tài liệu lịch sử để có một bức tranh về tính cách của cặp anh em nổi tiếng này. Ông cho biết, “Họ là những nhân vật rất khó chịu, nghiện công việc, chuẩn mực và lập dị”. Họ nổi tiếng với cách xử sự gay gắt và cố chấp, đặc biệt là trong việc nghiên cứu. Quá khích và là cái gai trong mắt giới học giả đương thời. Tranh chấp dữ dội, khiến nhiều người tò mò về hai kẻ mới đến gây náo động. Lĩnh vực nghiên cứu của họ hoàn toàn mới và nhiều học giả lão thành vẫn còn hoài nghi.
Nhưng anh em nhà Grimm vẫn không nản lòng. Họ là một đội bất khả chiến bại, bất kể sự khác biệt nội bộ. Wilhelm được cho là hấp dẫn hơn và là cổng giao tiếp của cả hai với xã hội, còn Jacob có vẻ khắc khổ, sống thiên về nội tâm. Họ có nhau suốt đời. Doring phát biểu, “Họ biết chấp nhận nhau và gắn bó như keo sơn. Tình anh em chân chính”.
Sự nghiệp cả đời
Anh em nhà Grimm đã làm việc không mệt mỏi cho đến khi lìa đời. Wilhelm mất năm 1859 ở tuổi 73 và Jacob mất năm 1863 ở tuổi 78. Họ không thể hoàn thành công trình lớn nhất của mình, bộ Từ điển tiếng Đức 100 năm sau mới được các học giả ngôn ngữ học tiếng Đức hoàn tất. Tác phẩm đồ sộ này là một quyết tâm đáng nể. Đáng nể như chính anh em nhà Grimm.
Tri Sơ lược dịch
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
Anh em nhà Grimm không chỉ sưu tầm truyện cổ mà còn nghiên cứu tiếng Đức và đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu văn học Đức đương đại. Tham vọng khiến họ dị biệt so với nhiều người đương thời. ĐBND giới thiệu bài bình luận trên tờ DW về “anh em nhà cổ tích”.
Tượng đài anh em nhà Grimm ở bản quán Hanau
Anh em nhà Grimm có tầm nhìn rộng khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về truyện cổ ngày 20.12.1812. Họ muốn tôn vinh một mảng lịch sử văn hóa Đức sắp bị mất mãi mãi.
Đầu thế kỷ XIX, nước Đức bị chia cắt bởi tình trạng bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực và cát cứ quân sự. Hai anh em Jacob và Wilhelm Grimm rất lo lắng. Họ mong muốn quốc gia thống nhất.
Vì vậy, hai người bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ mẹ đẻ, thu thập truyện dân gian và thần thoại. Bằng cách đó, họ thành lập trọn vẹn một lĩnh vực nghiên cứu và viết hàng trăm tác phẩm, trong đó có những dấu mốc quan trọng như Từ điển tiếng Đức, Thần thoại nước Đức và Văn phạm tiếng Đức.
Thiếu sự công nhận
Anh em nhà Grimm tạo ra các công trình tiên phong trong thời đại mình. Không có viện nghiên cứu tiếng Đức để tham khảo ý kiến và không có nhà xuất bản nào đấu tranh vì bản quyền cổ tích. Anh em họ chẳng thể nào ngờ những câu chuyện của mình mai sau sẽ thành công đến mức nào.
“Thật đáng ngạc nhiên là họ đã rất bền chí nghiên cứu ngôn ngữ”, Steffen Martus, người viết tiểu sử rất chi tiết về anh em nhà Grimm nói. Nỗ lực đã được đền đáp. Truyện cổ tích của họ bây giờ nổi tiếng thế giới và hai anh em được tôn vinh như cha đẻ của ngành nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đức.
Anh em nhà Grimm không hề nản lòng vì ban đầu công trình của mình không được công nhận. Họ miệt mài đi theo chí hướng riêng. Mồ côi cha khi mới lên mười và mười một tuổi, họ nhanh chóng gánh vác vai trò người đứng đầu gia đình. Năm mười bảy tuổi, Jacob chuyển đến Marburg để nghiên cứu pháp luật, một năm sau đó cậu em Wilhelm đến tham gia cùng anh. Chỉ được vài học kỳ, Jacob bỏ học và hai anh em bắt đầu nghiên cứu độc lập.
Tuy nhiên, họ là những học giả không một xu dính túi. Suốt cuộc đời, anh em nhà Grimm kiếm sống bằng nhiều nghề như thư viện, báo chí, làm ngoại giao, và giảng dạy. Nhưng tình yêu trên hết của họ vẫn là nghiên cứu tiếng Đức cổ, thu thập truyền thuyết dân gian và cổ tích. Anh em nhà Grimm xuất bản tác phẩm đầu tay lúc 25 và 26 tuổi, Wilhelm với cuốn Truyện dân gian, khúc ballad và anh hùng ca Đan Mạch cổ, còn Jacob với cuốn Về các bậc thầy nhạc Đức cổ.
Kẻ đến sau khiêu khích
Anh em nhà Grimm là người thế nào? Đây là câu hỏi mà Andreas Doring, giám đốc nhà hát Tuổi trẻ Gottingen, đã đặt ra. Năm nay, ông sẽ mang cuộc đời anh em nhà Grimm lên sân khấu.
Doring rà soát thư từ và tài liệu lịch sử để có một bức tranh về tính cách của cặp anh em nổi tiếng này. Ông cho biết, “Họ là những nhân vật rất khó chịu, nghiện công việc, chuẩn mực và lập dị”. Họ nổi tiếng với cách xử sự gay gắt và cố chấp, đặc biệt là trong việc nghiên cứu. Quá khích và là cái gai trong mắt giới học giả đương thời. Tranh chấp dữ dội, khiến nhiều người tò mò về hai kẻ mới đến gây náo động. Lĩnh vực nghiên cứu của họ hoàn toàn mới và nhiều học giả lão thành vẫn còn hoài nghi.
Nhưng anh em nhà Grimm vẫn không nản lòng. Họ là một đội bất khả chiến bại, bất kể sự khác biệt nội bộ. Wilhelm được cho là hấp dẫn hơn và là cổng giao tiếp của cả hai với xã hội, còn Jacob có vẻ khắc khổ, sống thiên về nội tâm. Họ có nhau suốt đời. Doring phát biểu, “Họ biết chấp nhận nhau và gắn bó như keo sơn. Tình anh em chân chính”.
Sự nghiệp cả đời
Anh em nhà Grimm đã làm việc không mệt mỏi cho đến khi lìa đời. Wilhelm mất năm 1859 ở tuổi 73 và Jacob mất năm 1863 ở tuổi 78. Họ không thể hoàn thành công trình lớn nhất của mình, bộ Từ điển tiếng Đức 100 năm sau mới được các học giả ngôn ngữ học tiếng Đức hoàn tất. Tác phẩm đồ sộ này là một quyết tâm đáng nể. Đáng nể như chính anh em nhà Grimm.
Tri Sơ lược dịch
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...
VanVN.Net – Sáng 26/5/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), lễ ra mắt Trung tâm dịch văn học Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn