Phố đông người. Có lẽ điều mặc nhiên là như vậy, nhưng từ “Sân người”* đến “Phố đông người”* đấy lại là điều mà tác giả muốn gửi đến người đoc một thông điệp khác. Đấy là sự dịch chuyển không - thời gian của nỗi cô đơn bản thể mang ý thức người. Chuyện xưa viết: Khi nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle thắp đèn đi giữa phố của kinh thành Athens lúc ban ngày mặt trời đứng bóng, người dân thấy lạ có hỏi ông, được ông trả lời rằng: Tôi đi tìm một CON NGƯỜI, vâng con người viết hoa. Có lẽ Thúy Nga (TN) đã rạn vỡ một cái gì đấy trong đời không thể hàn gắn được, nên nỗi cô đơn hiện lộ rất rõ trên trang viết. Làm sao có “Bốn người đàn ông đi lạc” để rồi phải “Cầm mưa”*, để có TN, một người đàn bà “dại dột” đến với thơ, để có những người đàn bà ở lại dưới mái nhà tầm tã những cơn mưa, để rồi sau đấy là những thân phận. Ở cái thành phố cửa biển đầy nắng và gió này, dòng sông đời vẫn ồn ã xô bồ trôi đi giữa hai bờ phố, sao đông người đến vậy!? Trôi miên man trên dòng sông ấy hẳn TN chịu những xô đẩy, va đập, và có thể chưa tìm cho mình một bến đỗ bình yên, một miền tĩnh lặng. Ở tập PĐN (Phố đông người) ngòi bút ấy lại tiếp tục trăn trở kiếm tìm. Biết nỗi cô đơn không thể chối bỏ, TN vẫn trung thành với lối viết riêng, cách cảm riêng của mình, thơ TN ngồn ngộn những chữ nghĩa, ngôn từ của cuộc sống đương đại, nhưng những cách bức, những dàn xếp đôi lúc không phải thốt lên từ một nỗi niềm, một suy ngẫm, mà lại từ một nỗi đau mơ hồ nào đấy như đã dự báo trước. Thơ TN âm thầm, hướng nội, đầy uẩn xúc và tâm trạng, có lẽ đấy là cách đúng của người đàn bà trước trang viết đầy nữ tính. Người đọc cứ xót xa cùng chị, lúc trào lên, lúc âm thầm sâu lắng, để rồi nhận biết được mình mà nương dựa vào những trang thơ cho vơi bớt nỗi niềm. Chị không phải là người đàn bà kể chuyện đời mình, càng không phải là người đa đoan nhiễu sự để khao khát một vòng tay, một bờ vai nương dựa, vẫn có những nụ cười, vẫn có nhưng khát khao cháy bỏng về thiên chức của người phụ nữ ở đâu đó trên trang viết rất thiết tha đằm thắm. Xin đọc câu thơ chị viết cho con ngày con tròn sáu tuổi, sau những đổ vỡ, chia lìa: Chiều xô đi bất kể dọc ngang/ Chỉ ánh mắt con dắt em về tìm lối…(Trước ngày ly hôn). Và rồi dòng sông đời cứ mải miết trôi không hề ngưng nghỉ, đứa con là sự nối tiếp của chị, dẫu rằng biết “ Phố vẫn đông người”:
…Tháng ba mẹ khước từ đổ vỡ
Cõng con trên lưng chạy qua bể sợ
Cứ đi như phía trước mình thơm thảo
Cứ ồn ào mặc cả lòng tin với gõ cửa lặng thầm
(Viết ngày con 6 tuổi)
Niềm tin cứ dần đươc mở ra để TN đến với cuộc đời. Để nói hết cảm xúc của mình với tập thơ này là một điều rất khó vì khuôn khổ của bài viết, chỉ xin trích dẫn hai khổ thơ cuối của hai bài thơ, ở trang đầu và cuối tập thơ, ngõ hầu để bạn đọc so sánh, cảm nhận:
“Ta thiền nửa chữ hữu duyên
Biết ổ khóa không vừa cánh cửa
Biết gió đắm xuân mà thả bộ
Biết người hào hoa chỉ đứng lại rồi xa …”
(Đi qua ngôi nhà không cửa)
Và: “Phờ phạc bến người táp quãng nhỏ em tôi
Rạ rơm ủ men than vùi cầm tí tách
Câu thơ tập neo bến nào vơi đọng
Nhờ cỏ cây khái niệm phép chia này… ’’
(Qua bệnh viện tâm thần)
Thơ TN không dễ dãi với người đọc, nhất là nhu cầu thưởng thức mỹ học thuần túy, thơ TN cần sự sẻ chia để gợi mở một cách nghĩ, một lối sống thấm đẫm tình người cho vơi bớt những xót chua, bội bạc, dối lừa. Vẫn biết rằng thơ đến với người đọc phải bằng những rung ngân truyền cảm khác nhau, nó thuộc về tâm hồn Việt. Ở TN chưa thể bàn nhiều đến điều đó được, ở đâu đó vẫn có những câu thơ vô cảm, cuống quýt ngôn từ và những dung lượng nghệ thuật đặt không đúng chỗ. Dẫu sao thì “Phố đông người” mới là tập thơ thứ ba của chị nhưng đã để lại cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc đẹp đẽ và mới mẻ trong cách viết.
Hải Phòng 8/6/2014
-----------------------------
(*) Những tập thơ của Phạm Thúy Nga.
Phố đông người. Có lẽ điều mặc nhiên là như vậy, nhưng từ “Sân người”* đến “Phố đông người”* đấy lại là điều mà tác giả muốn gửi đến người đoc một thông điệp khác. Đấy là sự dịch chuyển không - thời gian của nỗi cô đơn bản thể mang ý thức người. Chuyện xưa viết: Khi nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle thắp đèn đi giữa phố của kinh thành Athens lúc ban ngày mặt trời đứng bóng, người dân thấy lạ có hỏi ông, được ông trả lời rằng: Tôi đi tìm một CON NGƯỜI, vâng con người viết hoa. Có lẽ Thúy Nga (TN) đã rạn vỡ một cái gì đấy trong đời không thể hàn gắn được, nên nỗi cô đơn hiện lộ rất rõ trên trang viết. Làm sao có “Bốn người đàn ông đi lạc” để rồi phải “Cầm mưa”*, để có TN, một người đàn bà “dại dột” đến với thơ, để có những người đàn bà ở lại dưới mái nhà tầm tã những cơn mưa, để rồi sau đấy là những thân phận. Ở cái thành phố cửa biển đầy nắng và gió này, dòng sông đời vẫn ồn ã xô bồ trôi đi giữa hai bờ phố, sao đông người đến vậy!? Trôi miên man trên dòng sông ấy hẳn TN chịu những xô đẩy, va đập, và có thể chưa tìm cho mình một bến đỗ bình yên, một miền tĩnh lặng. Ở tập PĐN (Phố đông người) ngòi bút ấy lại tiếp tục trăn trở kiếm tìm. Biết nỗi cô đơn không thể chối bỏ, TN vẫn trung thành với lối viết riêng, cách cảm riêng của mình, thơ TN ngồn ngộn những chữ nghĩa, ngôn từ của cuộc sống đương đại, nhưng những cách bức, những dàn xếp đôi lúc không phải thốt lên từ một nỗi niềm, một suy ngẫm, mà lại từ một nỗi đau mơ hồ nào đấy như đã dự báo trước. Thơ TN âm thầm, hướng nội, đầy uẩn xúc và tâm trạng, có lẽ đấy là cách đúng của người đàn bà trước trang viết đầy nữ tính. Người đọc cứ xót xa cùng chị, lúc trào lên, lúc âm thầm sâu lắng, để rồi nhận biết được mình mà nương dựa vào những trang thơ cho vơi bớt nỗi niềm. Chị không phải là người đàn bà kể chuyện đời mình, càng không phải là người đa đoan nhiễu sự để khao khát một vòng tay, một bờ vai nương dựa, vẫn có những nụ cười, vẫn có nhưng khát khao cháy bỏng về thiên chức của người phụ nữ ở đâu đó trên trang viết rất thiết tha đằm thắm. Xin đọc câu thơ chị viết cho con ngày con tròn sáu tuổi, sau những đổ vỡ, chia lìa: Chiều xô đi bất kể dọc ngang/ Chỉ ánh mắt con dắt em về tìm lối…(Trước ngày ly hôn). Và rồi dòng sông đời cứ mải miết trôi không hề ngưng nghỉ, đứa con là sự nối tiếp của chị, dẫu rằng biết “ Phố vẫn đông người”:
…Tháng ba mẹ khước từ đổ vỡ
Cõng con trên lưng chạy qua bể sợ
Cứ đi như phía trước mình thơm thảo
Cứ ồn ào mặc cả lòng tin với gõ cửa lặng thầm
(Viết ngày con 6 tuổi)
Niềm tin cứ dần đươc mở ra để TN đến với cuộc đời. Để nói hết cảm xúc của mình với tập thơ này là một điều rất khó vì khuôn khổ của bài viết, chỉ xin trích dẫn hai khổ thơ cuối của hai bài thơ, ở trang đầu và cuối tập thơ, ngõ hầu để bạn đọc so sánh, cảm nhận:
“Ta thiền nửa chữ hữu duyên
Biết ổ khóa không vừa cánh cửa
Biết gió đắm xuân mà thả bộ
Biết người hào hoa chỉ đứng lại rồi xa …”
(Đi qua ngôi nhà không cửa)
Và: “Phờ phạc bến người táp quãng nhỏ em tôi
Rạ rơm ủ men than vùi cầm tí tách
Câu thơ tập neo bến nào vơi đọng
Nhờ cỏ cây khái niệm phép chia này… ’’
(Qua bệnh viện tâm thần)
Thơ TN không dễ dãi với người đọc, nhất là nhu cầu thưởng thức mỹ học thuần túy, thơ TN cần sự sẻ chia để gợi mở một cách nghĩ, một lối sống thấm đẫm tình người cho vơi bớt những xót chua, bội bạc, dối lừa. Vẫn biết rằng thơ đến với người đọc phải bằng những rung ngân truyền cảm khác nhau, nó thuộc về tâm hồn Việt. Ở TN chưa thể bàn nhiều đến điều đó được, ở đâu đó vẫn có những câu thơ vô cảm, cuống quýt ngôn từ và những dung lượng nghệ thuật đặt không đúng chỗ. Dẫu sao thì “Phố đông người” mới là tập thơ thứ ba của chị nhưng đã để lại cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc đẹp đẽ và mới mẻ trong cách viết.
Hải Phòng 8/6/2014
-----------------------------
(*) Những tập thơ của Phạm Thúy Nga.
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...
VanVN.Net – Sáng 26/5/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), lễ ra mắt Trung tâm dịch văn học Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn