Miền Yêu (NXB Văn Nghệ, 2006) – tập hợp những bài thơ từ thuở học trò đến giảng đường Sư Phạm – mới chỉ ghi dấu những bước chân đầu tiên đầy mơ mộng, thuần khiết, nhẹ nhàng, thậm chí ngây ngô của chàng trai Đoàn Trọng Hải trên địa hạt thi ca. Thời hoa bướm mộng mơ ấy – đôi khi đọc lại dễ khiến một tác giả dù nổi tiếng bậc nhất về sau, vẫn phải e thẹn vì những tự sự yếu ớt, sầu thương đơn điệu mình từng trải qua. Nhưng, ngẫm ngợi kỹ lại, sẽ thấy rằng chính cái trứng thuở hồng hoang ấy đang tượng hình, đang tự mài mòn bằng liên hồi từng vòng từng vòng lăn, không ngại cọ xát và va đập, chuẩn bị cho một cuộc đổ vỡ hoàn toàn:
Thơ bên tôi – người bạn đồng hành
Thơ bước cùng tôi bàn chân rỏ máu
Thơ biết khóc khi tôi biết đau
Thơ tháo gỡ tâm hồn tôi đang chết cứng
(Thơ và tôi – Miền yêu)
Miền Yêu có đầy đủ phẩm chất của một hạt giống tốt – để quắt quay chờ đợi và ngụp lặn trong mưa nắng cuộc đời – để thấu thị vui buồn sướng khổ, hân hoan xé nát áo sống vỏ bọc sắc màu ra – phục sinh!
Bảy năm, là bao nhiêu khoảnh khắc để sống và để chết. Cái Đẹp và Bất Tử (NXB Hội Nhà Văn, 2013) là cuộc phục sinh uy nghi thống khoái của Đoàn Trọng Hải – chàng không cần tuyên ngôn về thơ, về kẻ làm thơ nữa. Chàng là thơ. Chàng có quyền năng nắm tay Nàng thơ đi vào thế giới riêng của mình.
Thế giới riêng ấy, không còn vụn vặt buồn thương như căn phòng lứa đôi màn the kín cửa nữa – mà rên rỉ rất thật, rất đau, rất công khai những làn điệu hòa ca rũ bỏ dáng dấp tiểu tiết hình ảnh bề ngoài. Chàng ngóc ngọn giáo ý thức đâm sâu vào cõi u u mê mê thế gian đầy ngộ nhận. Bước ra khỏi vuông sân xấu hổ và mặc cảm toàn là hoài nghi và dấu hỏi, chàng vẫy tay chào diễm ảo mộng mơ của quá vãng từng sặc sỡ trong thứ vỏ bọc gọi là lãng mạn:
… anh nghe chính tiếng nói của anh dội lại
từ cuộc đấu tranh vô hình trong bóng tối
không thuộc về bản thân anh
Hàng ngày đứng trước em
soi mình trong Cái đẹp
anh bàng hoàng
hốt hoảng
hoài nghi và tin tưởng
(Soi mình trong Cái đẹp – trang 80)
Vấn đề của Đoàn Trọng Hải không mới. Những R.Tagore, G.Apollinaire, Hàn Mặc Tử, Thanh Tâm Tuyền,… đã kinh qua hết thảy. Biện chứng tâm hồn là cơ sở vật chất duy nhất để kiến thiết phong cách thi ca và cả lối sống của từng bậc thi sĩ. Chính cách đặt vấn đề, cách diễn giải và cách ném vấn đề về bản nguyên ngôn lời tạo ra dấu ấn riêng cho từng tuổi tên. Đoàn Trọng Hải có cách nghĩ mới, khác lạ so với thế hệ của chàng, thậm chí, hoàn toàn khác lạ so với bản thân thầy đồ với đời thường hiền lành, u uất và cam chịu của chàng:
Trang bản thảo của tháng ngày trổ hoa nước mắt
Của tháng ngày xáo trộn tiếng đời va đập
Anh như người mộng du lang thang trên cánh đồng ngút ngàn nắng và gió hát
(Bất tử - trang 110)
Theo lý lẽ của thiên tài – chỉ có một con đường để riêng mình đi, dù chẳng biết con đường ấy dẫn về đâu. Lắm thiên tài đi trên cùng một lối nhưng mỗi người đều nghĩ rằng chỉ có mình ta đang cô đơn độc hành. Trong thi ca, con đường ấy hầu như đều băng qua cánh đồng Tượng trưng (nói thêm, Việt Nam – một trong những vựa lúa thế giới nhưng khó tìm ra một cánh đồng Tượng trưng thực sự - kể từ sau thế hệ thơ miền nam trước một chín bảy lăm). Đoàn Trọng Hải, tượng trưng hết mình. Ảnh tượng của chàng trở thành ám tượng – một ánh mắt giai nhân, một vạt áo thiên thanh, một nụ cười trẻ thơ, một chiếc lá lìa cành, một cái nắm tay ấm nghĩa,… đều biến thành những thế giới đa chiều. Bốn phương tám hướng đều là tường mà bốn phương tám hướng đều là cửa. Cái duyên của chàng không lộ ra. Cái nghĩa của chàng cứ trốn vào. Chàng chối từ sự mời mọc dễ dãi.
Tôi từ bóng tối tôi đi
Con đường xa thẳm diệu kỳ trăng lên
…
Tôi từ bóng tối tôi lui
Con đường xa thẳm diệu ngời trăng lên
(Hư vô – trang 32)
Hẳn là, sẽ khó khăn cho độc giả biết bao, nếu muốn lần mò đi sâu vào lãnh địa Tượng trưng của chàng. Nhưng, cái khó của độc giả chỉ là giọt nước trong bể dâu quằn quại, dữ dội và kiêu hãnh của thi sĩ:
Chỉ anh đối diện với tiếng trẻ thơ khóc
Khát khao hóa bầy đom đóm đêm bay lên
Có những khát khao thành Bất tử
Trang bản thảo bao nhiêu năm chữ không hiện hình
Câu thơ hoài thai tượng hình khi bình minh theo loài chim gieo hạt
(Bất tử - trang 110)
Trong Miền Yêu, Đoàn Trọng Hải chú trọng đến chất liệu dùng để diễn tả, gợi cảm hoặc đánh thức những gì còn sót lại hay bỏ quên trong tâm hồn như ngồn từ, âm thanh, tiết điệu, hình ảnh,… Đôi cánh mộng mơ nương theo đó mà bay lên cao, hướng sức sáng tạo qua hương, nhạc, tình, trăng, nước,… Trong Cái Đẹp và Bất Tử, cũng vẫn vốn liếng chất liệu ấy, nhưng chàng không cố ý miễn cưỡng để cánh diều Lãng mạn bay lên, mà cắt đứt sợi dây huyễn mộng, cho cánh diều thỏa sức tự do với bão tố ý thức. Ngôn từ bị phá vỡ, không còn những vần thơ mỹ lệ, những ý tưởng ngây thơ nữa. Nhạc điệu, tiết tấu dường như biến mất. Cuộc sống tràn ngập ý thức hóa ra vô thức, nên ngôn từ không còn quan trọng, nhạc và lời không giữ được cái giá trị ban đầu của chúng là chỉ dùng để diễn tả những ý tưởng hoặc tình cảm tầm thường.
Nhiều lúc, chàng bộc bạch mồn một – nhưng càng bộc bạch càng dẫn dắt người đọc vào sự sợ hãi vì sự bí hiểm chẳng đặng đừng:
Nhìn những hòn than đen nhánh sớm nay
Cháy hết đời mình
Anh thấy không có ngọn lửa nào đẹp đẽ đến vậy
…
Dù quá khứ anh chẳng để lại gì
Dù tương lai chẳng ai biết mặt
Nhưng hôm nay
Anh là lửa
(Lửa than – trang 104)
Nếu Đoàn Trọng Hải ghè chữ thành những tia triết lý vặt thì có lẽ thơ chàng sẽ dễ đọc hơn, sẽ dễ thuộc hơn. Saint John Perse đã viết: “Sự tối nghĩa ở thơ, mà người ta thường chê trách, không do bản chất của thơ vì thơ vốn soi sáng, nhưng do bóng đen mờ mịt như đêm mà thi ca phải thăm dò; bóng đen ở ngay tâm hồn và ở sự bí mật trong đó con người bị chìm đắm”. Chàng tuyên xưng đức tin trên mảnh đất thiêng bằng chính cuộc đời mình chứ không vịn vào những hoa mỹ bóng bẩy:
Ngày của anh
Nghe rệu rã dưới gánh nặng đời thường
Muốn nhắm mắt và phó mặc
Chẳng bận tâm vào cuộc đối thoại giữa thơ và tiếng trẻ thơ khóc
(Ngày của anh – trang 76)
Nếu “ bận tâm vào cuộc đối thoại” đầy bi phẫn và hoan lạc kia, Đoàn Trọng Hải đã không đứng trước bức tường Siêu thực. Thể hiện rõ ràng nhất cái dẫm chân của chàng lên biên giới của Tượng trưng và Siêu thực là tác phẩm Trẻ ngày đã tự để tang (trang 96):
Cơn đau chuyển dạ
Cơn đau màu xám nguyền rủa thời gian
Từng sợi thần kinh rung lên hòa tấu bài ca cái chết
Lũ ngôn từ rong chơi cõi mênh mông quên trở về trên trang giấy
Cô đơn bị bỏ quên
Cô đơn như người đàn bà câm đi một mình trên trái đất
Và anh trẻ ngày đã tự để tang
Cho hình hài đặt tên Sáng tạo
Giấc mơ vỡ mặt trời phía đồi cỏ mọc
Có con đường khai phá từ những bước chân
Khối hỗn độn trên đây là phản Tuyên ngôn thi ca đặc biệt nhất tôi từng đọc trong mười năm trở lại đây, thậm chí lâu hơn trước đó nữa. Phản tuyên ngôn tạo thành tuyên ngôn đích thực. Đoàn Trọng Hải đã lựa chọn và chấp nhận đối đầu với bức tường Siêu thực sau quá trình đằng đẵng Lãng mạn và Tượng trưng. Cuộc đối đầu nào cũng sẽ, không sớm thì muộn, gây thương tích đớn đau mà loài thi sĩ độc quyền nhận lấy tâm tư kẻ chiến bại.
Không sứt đầu mẻ trán, không mê man bất tình, không rách rưới tâm can trước bức tường dựng đứng vừng ơi không mở ấy thì chỉ có các nhà luân lý học với chính trị gia kinh bang tế thế. Thi sĩ, sẽ ngóng chờ mỏi mắt, sẽ kêu gào van vỉ, sẽ im lặng tuyệt vọng cho đến lúc sức cùng lực kiệt mới chịu dời gót quay về. Hoàn tất con đường đã chọn. Làm kẻ chiến thắng đã khó, làm kẻ chiến bại còn khó hơn chán vạn lần.
Cái Đẹp và Bất Tử mới chỉ đặt Đoàn Trọng Hải trước ngưỡng Siêu thực. Hấp lực của Nàng thơ sẽ kéo chàng đi. Quyến dụ chàng đến chân tường lạnh ngắt hơi người dưới váy áo kiêu sa ma mị của Nàng:
Ơi
Người thi nhân
Người khao khát đi đến tận cùng sự cô đơn
Những ý nghĩ bật sáng nơi anh
Những ý nghĩ khởi nguồn sáng tạo
Những ý nghĩ khởi nguồn bế tắc
Những ý nghĩ hàng ngày thiêu cháy anh
Những ý nghĩ bắt đầu và kết thúc cuộc đời anh trên trang bản thảo
(Những ý nghĩ bật sáng – trang 70)
Chàng sẽ đi tiếp, đi nữa, đi đến tận cùng tiếng gọi Siêu thực? Sẽ ghi tên mình trên bức tường sừng sững chất ngất đã đầy rẫy tuổi tên thi nhân lừng lẫy? Hay sẽ bỏ cuộc, quay về nửa chừng?
Cái Đẹp và Bất Tử đã là câu trả lời không thể quyết liệt hơn của Đoàn Trọng Hải, như G. Apollinaire đã từng:
Hỡi vực sâu của tâm thức, ngày mai đây ta sẽ thám hiểm cả mi.
Miền Yêu (NXB Văn Nghệ, 2006) – tập hợp những bài thơ từ thuở học trò đến giảng đường Sư Phạm – mới chỉ ghi dấu những bước chân đầu tiên đầy mơ mộng, thuần khiết, nhẹ nhàng, thậm chí ngây ngô của chàng trai Đoàn Trọng Hải trên địa hạt thi ca. Thời hoa bướm mộng mơ ấy – đôi khi đọc lại dễ khiến một tác giả dù nổi tiếng bậc nhất về sau, vẫn phải e thẹn vì những tự sự yếu ớt, sầu thương đơn điệu mình từng trải qua. Nhưng, ngẫm ngợi kỹ lại, sẽ thấy rằng chính cái trứng thuở hồng hoang ấy đang tượng hình, đang tự mài mòn bằng liên hồi từng vòng từng vòng lăn, không ngại cọ xát và va đập, chuẩn bị cho một cuộc đổ vỡ hoàn toàn:
Thơ bên tôi – người bạn đồng hành
Thơ bước cùng tôi bàn chân rỏ máu
Thơ biết khóc khi tôi biết đau
Thơ tháo gỡ tâm hồn tôi đang chết cứng
(Thơ và tôi – Miền yêu)
Miền Yêu có đầy đủ phẩm chất của một hạt giống tốt – để quắt quay chờ đợi và ngụp lặn trong mưa nắng cuộc đời – để thấu thị vui buồn sướng khổ, hân hoan xé nát áo sống vỏ bọc sắc màu ra – phục sinh!
Bảy năm, là bao nhiêu khoảnh khắc để sống và để chết. Cái Đẹp và Bất Tử (NXB Hội Nhà Văn, 2013) là cuộc phục sinh uy nghi thống khoái của Đoàn Trọng Hải – chàng không cần tuyên ngôn về thơ, về kẻ làm thơ nữa. Chàng là thơ. Chàng có quyền năng nắm tay Nàng thơ đi vào thế giới riêng của mình.
Thế giới riêng ấy, không còn vụn vặt buồn thương như căn phòng lứa đôi màn the kín cửa nữa – mà rên rỉ rất thật, rất đau, rất công khai những làn điệu hòa ca rũ bỏ dáng dấp tiểu tiết hình ảnh bề ngoài. Chàng ngóc ngọn giáo ý thức đâm sâu vào cõi u u mê mê thế gian đầy ngộ nhận. Bước ra khỏi vuông sân xấu hổ và mặc cảm toàn là hoài nghi và dấu hỏi, chàng vẫy tay chào diễm ảo mộng mơ của quá vãng từng sặc sỡ trong thứ vỏ bọc gọi là lãng mạn:
… anh nghe chính tiếng nói của anh dội lại
từ cuộc đấu tranh vô hình trong bóng tối
không thuộc về bản thân anh
Hàng ngày đứng trước em
soi mình trong Cái đẹp
anh bàng hoàng
hốt hoảng
hoài nghi và tin tưởng
(Soi mình trong Cái đẹp – trang 80)
Vấn đề của Đoàn Trọng Hải không mới. Những R.Tagore, G.Apollinaire, Hàn Mặc Tử, Thanh Tâm Tuyền,… đã kinh qua hết thảy. Biện chứng tâm hồn là cơ sở vật chất duy nhất để kiến thiết phong cách thi ca và cả lối sống của từng bậc thi sĩ. Chính cách đặt vấn đề, cách diễn giải và cách ném vấn đề về bản nguyên ngôn lời tạo ra dấu ấn riêng cho từng tuổi tên. Đoàn Trọng Hải có cách nghĩ mới, khác lạ so với thế hệ của chàng, thậm chí, hoàn toàn khác lạ so với bản thân thầy đồ với đời thường hiền lành, u uất và cam chịu của chàng:
Trang bản thảo của tháng ngày trổ hoa nước mắt
Của tháng ngày xáo trộn tiếng đời va đập
Anh như người mộng du lang thang trên cánh đồng ngút ngàn nắng và gió hát
(Bất tử - trang 110)
Theo lý lẽ của thiên tài – chỉ có một con đường để riêng mình đi, dù chẳng biết con đường ấy dẫn về đâu. Lắm thiên tài đi trên cùng một lối nhưng mỗi người đều nghĩ rằng chỉ có mình ta đang cô đơn độc hành. Trong thi ca, con đường ấy hầu như đều băng qua cánh đồng Tượng trưng (nói thêm, Việt Nam – một trong những vựa lúa thế giới nhưng khó tìm ra một cánh đồng Tượng trưng thực sự - kể từ sau thế hệ thơ miền nam trước một chín bảy lăm). Đoàn Trọng Hải, tượng trưng hết mình. Ảnh tượng của chàng trở thành ám tượng – một ánh mắt giai nhân, một vạt áo thiên thanh, một nụ cười trẻ thơ, một chiếc lá lìa cành, một cái nắm tay ấm nghĩa,… đều biến thành những thế giới đa chiều. Bốn phương tám hướng đều là tường mà bốn phương tám hướng đều là cửa. Cái duyên của chàng không lộ ra. Cái nghĩa của chàng cứ trốn vào. Chàng chối từ sự mời mọc dễ dãi.
Tôi từ bóng tối tôi đi
Con đường xa thẳm diệu kỳ trăng lên
…
Tôi từ bóng tối tôi lui
Con đường xa thẳm diệu ngời trăng lên
(Hư vô – trang 32)
Hẳn là, sẽ khó khăn cho độc giả biết bao, nếu muốn lần mò đi sâu vào lãnh địa Tượng trưng của chàng. Nhưng, cái khó của độc giả chỉ là giọt nước trong bể dâu quằn quại, dữ dội và kiêu hãnh của thi sĩ:
Chỉ anh đối diện với tiếng trẻ thơ khóc
Khát khao hóa bầy đom đóm đêm bay lên
Có những khát khao thành Bất tử
Trang bản thảo bao nhiêu năm chữ không hiện hình
Câu thơ hoài thai tượng hình khi bình minh theo loài chim gieo hạt
(Bất tử - trang 110)
Trong Miền Yêu, Đoàn Trọng Hải chú trọng đến chất liệu dùng để diễn tả, gợi cảm hoặc đánh thức những gì còn sót lại hay bỏ quên trong tâm hồn như ngồn từ, âm thanh, tiết điệu, hình ảnh,… Đôi cánh mộng mơ nương theo đó mà bay lên cao, hướng sức sáng tạo qua hương, nhạc, tình, trăng, nước,… Trong Cái Đẹp và Bất Tử, cũng vẫn vốn liếng chất liệu ấy, nhưng chàng không cố ý miễn cưỡng để cánh diều Lãng mạn bay lên, mà cắt đứt sợi dây huyễn mộng, cho cánh diều thỏa sức tự do với bão tố ý thức. Ngôn từ bị phá vỡ, không còn những vần thơ mỹ lệ, những ý tưởng ngây thơ nữa. Nhạc điệu, tiết tấu dường như biến mất. Cuộc sống tràn ngập ý thức hóa ra vô thức, nên ngôn từ không còn quan trọng, nhạc và lời không giữ được cái giá trị ban đầu của chúng là chỉ dùng để diễn tả những ý tưởng hoặc tình cảm tầm thường.
Nhiều lúc, chàng bộc bạch mồn một – nhưng càng bộc bạch càng dẫn dắt người đọc vào sự sợ hãi vì sự bí hiểm chẳng đặng đừng:
Nhìn những hòn than đen nhánh sớm nay
Cháy hết đời mình
Anh thấy không có ngọn lửa nào đẹp đẽ đến vậy
…
Dù quá khứ anh chẳng để lại gì
Dù tương lai chẳng ai biết mặt
Nhưng hôm nay
Anh là lửa
(Lửa than – trang 104)
Nếu Đoàn Trọng Hải ghè chữ thành những tia triết lý vặt thì có lẽ thơ chàng sẽ dễ đọc hơn, sẽ dễ thuộc hơn. Saint John Perse đã viết: “Sự tối nghĩa ở thơ, mà người ta thường chê trách, không do bản chất của thơ vì thơ vốn soi sáng, nhưng do bóng đen mờ mịt như đêm mà thi ca phải thăm dò; bóng đen ở ngay tâm hồn và ở sự bí mật trong đó con người bị chìm đắm”. Chàng tuyên xưng đức tin trên mảnh đất thiêng bằng chính cuộc đời mình chứ không vịn vào những hoa mỹ bóng bẩy:
Ngày của anh
Nghe rệu rã dưới gánh nặng đời thường
Muốn nhắm mắt và phó mặc
Chẳng bận tâm vào cuộc đối thoại giữa thơ và tiếng trẻ thơ khóc
(Ngày của anh – trang 76)
Nếu “ bận tâm vào cuộc đối thoại” đầy bi phẫn và hoan lạc kia, Đoàn Trọng Hải đã không đứng trước bức tường Siêu thực. Thể hiện rõ ràng nhất cái dẫm chân của chàng lên biên giới của Tượng trưng và Siêu thực là tác phẩm Trẻ ngày đã tự để tang (trang 96):
Cơn đau chuyển dạ
Cơn đau màu xám nguyền rủa thời gian
Từng sợi thần kinh rung lên hòa tấu bài ca cái chết
Lũ ngôn từ rong chơi cõi mênh mông quên trở về trên trang giấy
Cô đơn bị bỏ quên
Cô đơn như người đàn bà câm đi một mình trên trái đất
Và anh trẻ ngày đã tự để tang
Cho hình hài đặt tên Sáng tạo
Giấc mơ vỡ mặt trời phía đồi cỏ mọc
Có con đường khai phá từ những bước chân
Khối hỗn độn trên đây là phản Tuyên ngôn thi ca đặc biệt nhất tôi từng đọc trong mười năm trở lại đây, thậm chí lâu hơn trước đó nữa. Phản tuyên ngôn tạo thành tuyên ngôn đích thực. Đoàn Trọng Hải đã lựa chọn và chấp nhận đối đầu với bức tường Siêu thực sau quá trình đằng đẵng Lãng mạn và Tượng trưng. Cuộc đối đầu nào cũng sẽ, không sớm thì muộn, gây thương tích đớn đau mà loài thi sĩ độc quyền nhận lấy tâm tư kẻ chiến bại.
Không sứt đầu mẻ trán, không mê man bất tình, không rách rưới tâm can trước bức tường dựng đứng vừng ơi không mở ấy thì chỉ có các nhà luân lý học với chính trị gia kinh bang tế thế. Thi sĩ, sẽ ngóng chờ mỏi mắt, sẽ kêu gào van vỉ, sẽ im lặng tuyệt vọng cho đến lúc sức cùng lực kiệt mới chịu dời gót quay về. Hoàn tất con đường đã chọn. Làm kẻ chiến thắng đã khó, làm kẻ chiến bại còn khó hơn chán vạn lần.
Cái Đẹp và Bất Tử mới chỉ đặt Đoàn Trọng Hải trước ngưỡng Siêu thực. Hấp lực của Nàng thơ sẽ kéo chàng đi. Quyến dụ chàng đến chân tường lạnh ngắt hơi người dưới váy áo kiêu sa ma mị của Nàng:
Ơi
Người thi nhân
Người khao khát đi đến tận cùng sự cô đơn
Những ý nghĩ bật sáng nơi anh
Những ý nghĩ khởi nguồn sáng tạo
Những ý nghĩ khởi nguồn bế tắc
Những ý nghĩ hàng ngày thiêu cháy anh
Những ý nghĩ bắt đầu và kết thúc cuộc đời anh trên trang bản thảo
(Những ý nghĩ bật sáng – trang 70)
Chàng sẽ đi tiếp, đi nữa, đi đến tận cùng tiếng gọi Siêu thực? Sẽ ghi tên mình trên bức tường sừng sững chất ngất đã đầy rẫy tuổi tên thi nhân lừng lẫy? Hay sẽ bỏ cuộc, quay về nửa chừng?
Cái Đẹp và Bất Tử đã là câu trả lời không thể quyết liệt hơn của Đoàn Trọng Hải, như G. Apollinaire đã từng:
Hỡi vực sâu của tâm thức, ngày mai đây ta sẽ thám hiểm cả mi.
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn