VanVN.Net - Dạo ấy, tôi vừa mới ở Quân đội chuyển ra ngoài, với vốn kiến thức được học ở Học viện Kỹ thuật quân sự, tôi thường ra thành phố Vinh để mua đồ máy phụ tùng cho các HTX đánh cá quê tôi. Nào là những pitton - longgio rổi vòi phun cao áp của máy nổ KVD8 (Đức); S320 (Ba Lan); xong việc tôi phóng cái xe máy Java của chú Lê Ngọc Thanh - một người thợ máy giỏi và rất yêu thơ quê tôi cho mượn vào tòa soạn báo Nghệ Tĩnh đóng cạnh Rạp 12 - 9 ở phố Quang Trung...
Nhà thơ Duy Thảo (bên trái) và tác giả
Lần đầu tiên đến một tòa soạn báo nên cũng khá hồi hộp. Lúc ấy gần trưa, tòa soạn vắng tanh. Bước lên tầng 3 thì gặp một người dong dỏng cao, mắt sáng, tóc mượt đang ôm cặp giấy bước ra từ một căn phòng nhỏ. Thấy tôi, anh tươi cười:
- Chú tìm ai đó?
- Em... em…
- À, em đến gửi bài phải không?
- Em gửi thơ
- U ô à, tốt rồi, vào đây.
Anh kéo tôi vào căn phòng của mình - một cô bé cũng dáng dong dỏng cao: Chào chú! Sau này tôi mới biết đó là Phan Thanh Hà, con gái đầu ra học ở trường năng khiếu tỉnh còn gia đình ông thì ở tận Đức Thọ. Tôi thấy trên bàn ông bên cạnh những chồng bản thảo xếp gọn gàng thì có mấy tờ giấy chép những bài thơ với nét chữ rất đẹp có gì đó vừa tung tẩy vừa sắc nét và tên tác giả là: Duy Thảo.
- Anh... Anh là nhà thơ Duy Thảo?
- Ờ... Mình là Duy Thảo
Như một phản xạ tự nhiên tôi đứng bật dậy hai tay nắm lấy tay ông. Ông vẫn cười cười. Duy Thảo đây rồi - tác giả bài thơ "Mừng chiến thắng trời quê" mà tôi đã thuộc lòng từ hồi học lớp Một. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi đi sơ tán đội mũ rơm đến lớp, chạy dưới những giao thông hào ngoằn ngoèo như trò chơi rồng rắn, những chiếc hầm hình chữ A được dựng lên và "tiếng loa chống Mỹ" một bản tin được phát hành ngày đó do người phụ trách văn hóa thông tin xã trèo lên cành cây cao dùng chiếc loa tự tạo gò bằng nhôm truyền đến cho mỗi nhà những thông tin nóng hổi trong đó có cả bài thơ "Mừng chiến thắng trời quê". Cứ thế lũ trẻ chúng tôi chạy đuổi nhau chơi trò "Bịt mắt bắt dê" và hét tướng lên: "Mười hai chiếc thấy chưa quân cướp Mỹ - Đụng vào đây còn nhiều vố thua đau". Sức truyền cảm lan rộng của bài thơ có lẽ bắt đầu từ những ký ức về quê hương: "Chiếc bánh tày Voi nếp đồng nhà thơm dẻo - Khoai Mục Bài đậm vị ngọt đất quê". Sau này tôi được nghe nhà thơ Duy Thảo kể lại về xuất xứ bài thơ này: Ngày đó ông là lính pháo cao xạ đóng chốt ở đồi Xuân Mai để phục máy bay tầm thấp của Mỹ lẻn vào đánh phá Hà Nội. Chiều ngày 26/3/1965, từ chiếc đài ORRIOTON của người đại đội trưởng vang lên bản tin về chiến thắng của quân dân Hà Tĩnh bắn rơi 12 máy bay Mỹ. Tối hôm ấy ông xin ở lại trực chiến và trong hầm pháo dã chiến dưới ngọn đèn dầu đỏ quạch bên bệ pháo còn đậm ánh sương đêm của lá ngụy trang long lanh, trái tim thi sỹ của người lính dào lên mãnh liệt. Ông như muốn bay về gấp để chia sẻ niềm vui chiến thắng. Và bao kỷ niệm của vùng đất thân thương ùa về dào dạt trong thơ ông tuôn chảy. Và "Tôi đã khóc khi trời quê chiến thắng"; viết xong ông chép thành hai bản gửi cho báo Hà Tĩnh và cho ông Vũ Hoàng (Thái Kim Đỉnh) Ty Văn hóa Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đã kịp thời in trang trọng bài thơ của ông và nhuận bút là 6 con tem thư. Bài thơ được phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam và chắp cánh bay xa. Nghệ sỹ Xuân Năm ngâm bài thơ này ở Phủ Chủ tịch cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghe. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ chiến trường miền Nam đã đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam phát lại bài thơ để góp phần động viên bộ đội. Có lẽ đây là phần thưởng vô giá cho một người cầm bút.
Những năm cuối thập kỷ 80 trước khi đi học trường Viết văn Nguyễn Du tôi qua lại chỗ ông nhiều lần và được xem như người nhà. Phan Thành Hà thật dễ thương khi thấy chú Phú từ Cửa Sót ra mang ra vài con mực khô chạy xuống cái quán rượu quê trước cổng tòa soạn để mua cho bố Thảo cút rượu Can Lộc nút bằng lá chuối khô cho hai người đàm đạo thơ ca. Ngày đó nghèo lắm nhưng dân văn nghệ sống rất thương nhau. Nhà ông bao giờ cũng có khách toàn là "khách của quê choa". Tôi đã gặp, làm quen, chơi thân với vài cộng tác viên của báo, sau này họ đã thành danh nhờ được ông giúp đỡ xin việc cho như nhà báo Đặng Bá Tiến ở báo Lao Động hay Phan Thế Cải ở báo Hà Tĩnh... Tôi nhớ có lần từ cửa biển Thạch Kim ra thì gặp Nguyễn Đỗ. Cái buổi chiều định mệnh ấy quyết định số phận văn chương của mỗi người. Nguyễn Đỗ tóc dài bồng bềnh như nghệ sỹ, tôi tóc ngắn giọng biển âm vang. Hai chúng tôi đều có những khúc mắc riêng: Đỗ nghe nói không thuận buồm xuôi gió trong nghề dạy học. Lúc ấy anh đã có tập thơ "Bến cá- chiều thu" in chung với nhà thơ Thanh Thảo. Tôi thì thấy công việc ở trường Đại học Sư phạm Vinh không phù hợp nên ba lô lộn ngược chứa đầy sách văn học xuống thuyền đi biển với dân chài một mạch bốn năm để có bài thơ dài viết về biển "Đám mây màu vảy cá". Chúng tôi ngồi đó trên chiếc giường cũ kỹ của ông, chai rượu nếp đã lăn ra mép giường. Chợt nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: "Uống rượu suông là nhắm với thịt mình". Cô bé Thanh Hà giặt quần áo ở phòng bên thỉnh thoảng chạy sang ngó chúng tôi như hai người từ hành tinh khác đến và dúi vào tay chúng tôi mấy viên "kẹo" là Vitamin C tiêu chuẩn bồi dưỡng bố Thảo dành cho cô để học thi. Còn ông, nhà thơ Duy Thảo mục kỉnh trễ như một ông giáo làng bình thản ngồi làm việc. Ông ngồi đó như một vị trọng tài và định hướng cho chúng tôi về kế hoạch tương lai: Nguyễn Đỗ sẽ vào Nam làm báo Văn nghệ với nhà thơ Nguyễn Duy, còn tôi thi vào trường Viết văn Nguyễn Du với trường ca Biển. Bây giờ thì Nguyễn Đỗ đã định cư ở Mỹ và là người dịch thơ Nguyễn Trãi ra tiếng Anh. Còn tôi vẫn say đắm với nghiệp thơ với đề tài Biển. Chính buổi chiều đó ông đã quyết định phần nào số- phận- thơ của chúng tôi từ căn phòng nhỏ trong tòa soạn báo Nghệ Tĩnh ngày đó. Tôi chép cái giấy biên nhận cho Nguyễn Đỗ ra Hà Nội đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận nhuận bút hai bài thơ của tôi (với bút danh là Lê Phú Sinh) để có thêm tiền Đỗ may thêm chiếc quần Pizama bằng vải kẻ sọc.
Tôi nhớ nhất hồi đó Duy Thảo được giao làm tờ báo Nghệ Tĩnh chủ nhật khổ nhỏ; sau này báo Tiền phong chủ nhật cũng lấy khổ báo như báo của ông. Một điều thật lạ, nhà thơ Duy Thảo thơ có vẻ hiền lành nhưng tờ báo do ông làm lại đăng những bài thơ thế sự gây dư luận trong giới bạn đọc. Bài thơ "Biến động năm 88" hay "Như thế là vinh" của tôi được in ở đây cùng với những bài thơ thật hay, thật mới của nhà thơ Thạch Quỳ, Nguyễn Bùi Vợi, Nguyễn Sỹ Đại, Mai Hồng Niên rồi những phóng sự như "Sợi dây thừng oan nghiệt"; "Cái chết lúc mang thai" của Phan Thế Cải (với bút danh Phan Thái Kể) hay "Tam giác quỷ" của nhà thơ Nguyễn Quốc Anh bắt đầu xuất hiện làng báo, làng thơ Nghệ Tĩnh có những va chấn mạnh của thời kỳ đổi mới cùng lúc với báo Văn nghệ in "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng Nghệ Tĩnh chủ nhật ra được mười số thì báo phải dừng, thật tiếc.
Những tháng đầu chia tỉnh, thỉnh thoảng tôi từ làng biển lên Thị xã mua sắm thấy cái quán cơm bình dân nhỏ rất đông khách của chị Phước - vợ ông. Tôi thường gặp ở đây hai người bạn thơ Xuân Hải và Võ Hải. Sau này Võ Hải trở thành con rể của ông nay là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao du lịch - một tiến sỹ văn hóa học tương lai. Sau đó tôi đi học trường Viết văn Nguyễn Du, thỉnh thoảng về quê lại thấy chị Phước là chủ nhân quán bún riêu cua khá nổi tiếng. Cái quán này đã giúp ông bà nuôi bốn đứa con thành đạt: ba cô con gái Thanh Hà, Thanh Phong, Thanh Quý đều là thạc sỹ văn chương theo nghề dạy học, viết báo, làm thơ. Chỉ có cậu con trai Duy Phú chuyên tâm với nghiệp kỹ sư thiết kế nhưng cũng mê thơ. Có lẽ cái không khí văn chương của gia đình mà chị Phước thi thoảng cũng làm đôi câu thơ thế sự thật tưng tửng mà cũng khá sâu sắc mang sắc thái phon-clo.
Ở Hà Tĩnh trong giới các nhà văn tôi thường hay đàm đạo với anh Phan Trung Hiếu bạn "combui.com" buổi trưa và nhà thơ Duy Thảo. Hai người đều rất khiêm nhường trong văn chương mặc dù ngoài đời họ có cá tính khác nhau. Duy Thảo thường nói với tôi: "Người viết đừng quá khôn ngoan lọc lõi, đừng ác, đừng đố kỵ". Chú sống quá hồn nhiên quá dễ bị vạ lây. Ngẫm lại việc đời việc mình gần đây tôi thấy quá đúng thật. Và tôi nghĩ mãi về cái tên Duy Thảo của ông - tên của cỏ. Hành trình thơ của ông "Đi dọc lối xanh" mặc dù hành trình cuộc đời qua bao chặng chông gai. Duy Thảo sinh năm 1938 tại làng Đông Thái huyện Đức Thọ. Đây là một vùng quê văn hiến đất học, quê hương của cụ Phan Đình Phùng. Tôi nghĩ có lẽ mạch đất nguồn cội này đã hun đúc cho ông ý chí tự học. Thời làm lính chiến ông cũng đã từng sang Liên xô học về tên lửa rồi làm báo trong Quân chủng Không quân, cái nôi của bao nhà văn nổi tiếng sau này như: Duy Khán, Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Trí Huân, Dương Duy Ngữ. Sau này về Hà Tĩnh nhiều năm làm thư ký tòa soạn công việc chí thú nhất của ông là báo và thơ không màng đến quyền chức danh lợi. Đến nay tuổi đã ngoài 70 ông vẫn làm báo điện tử Dân trí. Có một dạo tôi thấy ông nuôi một con chim nhỏ và ông bắt sâu cho nó rồi sau đó ông nuôi một chú Phốc bé con và thường đi dạo với nó, tất cả đều nhỏ bé - nhỏ nhưng vẫn có gì đó thanh cao ngạo nghễ với đời. Ông đã xuất bản 9 tập thơ từ "Lời tin yêu"; "Lối xanh" đến "Sau mùa lá rụng"; "Mưa ngâu" qua ""Bến mặn"; "Lộc vừng" để đến với "Góc chiều" đầy nội tâm và trực cảm. Một điều tôi nhận thấy ở ông là rất nhất quán. Nhất quán trong đời sống cũng như trong đời thơ. Ông là người trực tính (đôi lúc có chút như khó tính nữa) nhưng rất kỹ tính, nghiêm cẩn trong làm báo làm thơ. Tôi nhớ có lần Tạp chí Hồng Lĩnh lên khuôn ông vẫn đòi đến sửa một chữ. Ông sống bao dung, tôi cứ hình dung ra ông với nụ cười độ lượng và ánh mắt nhìn ấm áp. Có thể có lúc ông mắng tôi, đuổi tôi ra khỏi phòng vì đi chơi về quá khuya lại có chút hơi men của rượu nhưng sau đó lại thương, mở rộng vòng tay cưu mang tôi những năm khốn khó. Có khi là bữa cơm đãi tôi giản đơn có chút lòng heo mà ông đã cầu kỳ chế biến từ một bữa chợ chiều hay một ly rượu quê với vài củ lạc. Tất cả đều tinh tế và tin cậy. Ông là người làm báo rất có nghề, nhưng trong thơ thì tôi không thấy có dấu vết của "thợ". Nhà thơ Hữu Thỉnh thật có lý khi viết về thơ ông: "Anh không có những cách tân độc đáo về mặt hình thức. Cũng có thể là anh chủ định như thế, vì anh tin vào tâm hồn mình, tin vào sự ấm bền của những cảm xúc thơ được khởi phát từ những chấn động riêng khuất". Có lẽ do làm báo nên thơ ông cũng có lúc "đối ngoại". Nhưng bất ngờ khi tuổi đã xế chiều thì đột nhiên ông quay về "Góc chiều" tâm linh của mình. Một "Góc chiều" thật hay mà vẫn tươi rói: "Quả gấc muộn màng vàng quắt cuống - Rụng đỏ góc chiều con gió qua" hay "Giêng hai ngọn đỗ vươn tay lá - Nôn nao đàn kiến đói rơm vàng". Cứ tưởng là ông quan sát nhưng không, tất cả đã ngấm vào ông, thấm đẫm trong ông cái tình quê tình người da diết, cứ lằng lặng mà vươn tỏa những mạch ngầm. Thơ ông được chưng cất từ một đời sống nhiều biến động - ông đang lắng nghe mình, thẩm thấu mình. Không ồn ào khoa trương, không lấy thơ làm kế mưu sinh. Ông làm báo để nuôi thơ chứ không lấy thơ in trên báo để nuôi mình. Tôi cảm phục ông một nhân cách như thế để răn mình đừng đánh mất thơ. Từ khi Duy Thảo trở về với "Góc chiều" thơ của mình thì thơ ông sâu sắc hơn và trực cảm hơn. Thơ ông chính là những trải nghiệm sống của mình. Ông viết lục bát có duyên. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã từng viết về thơ lúc bát của ông: "Không nhớ nhiều nhưng rõ ràng ở Duy Thảo trong cái chùm bạn bè thơ ít ỏi đi cùng với cuộc đời tôi: "Một thời để nhớ thì xa - Cái thời dễ nhớ biết là nhớ ai" mười bốn từ ít ỏi trong cặp lục bát này chấm phá một chân dung Duy Thảo trong mong đợi của tôi. Trong "Biết là nhớ ai" có sức hàm chứa có cả Khe Giao, Đồng Lộc Truông Bồn của một thời để nhớ mà Duy Thảo đã hiến dâng tuổi trẻ của mình. Bố tôi - một người thầy thuốc rất yêu thơ và những người bạn của ông rất thích bài "Ý nghĩ trước hoa ly" của nhà thơ Duy Thảo. Có lẽ gần đến cái độ tuổi "xưa nay hiếm" các cụ càng đồng cảm với: "Kiếp luân hồi sống chết lẽ thường thôi - Sao lắm kẻ thích háo danh đến vậy - Khi được sống mình không là mình đấy - Khi chết rồi chết cũng để cho ai". Và gần đây nhất ông đã có "Chạm chén" được nhiều người bình trên các báo và trang web: "Mời em chạm một chén đầu - Chạm vào một chút thẳm sâu cõi già" hay "Mời em nhấp một chút thôi - Soi trong ánh mắt làn môi có còn". Tôi xin được "Chạm chén" với ông với một đời thơ của ông - nhà thơ đi bộ đi giữa lối cỏ, đi "Dọc lối xanh" (tên tuyển thơ của nhà thơ Duy Thảo được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2008 để chạm được "Chút cay, chút đắng, chút thơm, chút nồng" của cuộc đời để có thơ hay, thơ sâu có phải thế không anh Thảo nhỉ?
VanVN.Net - Dạo ấy, tôi vừa mới ở Quân đội chuyển ra ngoài, với vốn kiến thức được học ở Học viện Kỹ thuật quân sự, tôi thường ra thành phố Vinh để mua đồ máy phụ tùng cho các HTX đánh cá quê tôi. Nào là những pitton - longgio rổi vòi phun cao áp của máy nổ KVD8 (Đức); S320 (Ba Lan); xong việc tôi phóng cái xe máy Java của chú Lê Ngọc Thanh - một người thợ máy giỏi và rất yêu thơ quê tôi cho mượn vào tòa soạn báo Nghệ Tĩnh đóng cạnh Rạp 12 - 9 ở phố Quang Trung...
Nhà thơ Duy Thảo (bên trái) và tác giả
Lần đầu tiên đến một tòa soạn báo nên cũng khá hồi hộp. Lúc ấy gần trưa, tòa soạn vắng tanh. Bước lên tầng 3 thì gặp một người dong dỏng cao, mắt sáng, tóc mượt đang ôm cặp giấy bước ra từ một căn phòng nhỏ. Thấy tôi, anh tươi cười:
- Chú tìm ai đó?
- Em... em…
- À, em đến gửi bài phải không?
- Em gửi thơ
- U ô à, tốt rồi, vào đây.
Anh kéo tôi vào căn phòng của mình - một cô bé cũng dáng dong dỏng cao: Chào chú! Sau này tôi mới biết đó là Phan Thanh Hà, con gái đầu ra học ở trường năng khiếu tỉnh còn gia đình ông thì ở tận Đức Thọ. Tôi thấy trên bàn ông bên cạnh những chồng bản thảo xếp gọn gàng thì có mấy tờ giấy chép những bài thơ với nét chữ rất đẹp có gì đó vừa tung tẩy vừa sắc nét và tên tác giả là: Duy Thảo.
- Anh... Anh là nhà thơ Duy Thảo?
- Ờ... Mình là Duy Thảo
Như một phản xạ tự nhiên tôi đứng bật dậy hai tay nắm lấy tay ông. Ông vẫn cười cười. Duy Thảo đây rồi - tác giả bài thơ "Mừng chiến thắng trời quê" mà tôi đã thuộc lòng từ hồi học lớp Một. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi đi sơ tán đội mũ rơm đến lớp, chạy dưới những giao thông hào ngoằn ngoèo như trò chơi rồng rắn, những chiếc hầm hình chữ A được dựng lên và "tiếng loa chống Mỹ" một bản tin được phát hành ngày đó do người phụ trách văn hóa thông tin xã trèo lên cành cây cao dùng chiếc loa tự tạo gò bằng nhôm truyền đến cho mỗi nhà những thông tin nóng hổi trong đó có cả bài thơ "Mừng chiến thắng trời quê". Cứ thế lũ trẻ chúng tôi chạy đuổi nhau chơi trò "Bịt mắt bắt dê" và hét tướng lên: "Mười hai chiếc thấy chưa quân cướp Mỹ - Đụng vào đây còn nhiều vố thua đau". Sức truyền cảm lan rộng của bài thơ có lẽ bắt đầu từ những ký ức về quê hương: "Chiếc bánh tày Voi nếp đồng nhà thơm dẻo - Khoai Mục Bài đậm vị ngọt đất quê". Sau này tôi được nghe nhà thơ Duy Thảo kể lại về xuất xứ bài thơ này: Ngày đó ông là lính pháo cao xạ đóng chốt ở đồi Xuân Mai để phục máy bay tầm thấp của Mỹ lẻn vào đánh phá Hà Nội. Chiều ngày 26/3/1965, từ chiếc đài ORRIOTON của người đại đội trưởng vang lên bản tin về chiến thắng của quân dân Hà Tĩnh bắn rơi 12 máy bay Mỹ. Tối hôm ấy ông xin ở lại trực chiến và trong hầm pháo dã chiến dưới ngọn đèn dầu đỏ quạch bên bệ pháo còn đậm ánh sương đêm của lá ngụy trang long lanh, trái tim thi sỹ của người lính dào lên mãnh liệt. Ông như muốn bay về gấp để chia sẻ niềm vui chiến thắng. Và bao kỷ niệm của vùng đất thân thương ùa về dào dạt trong thơ ông tuôn chảy. Và "Tôi đã khóc khi trời quê chiến thắng"; viết xong ông chép thành hai bản gửi cho báo Hà Tĩnh và cho ông Vũ Hoàng (Thái Kim Đỉnh) Ty Văn hóa Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đã kịp thời in trang trọng bài thơ của ông và nhuận bút là 6 con tem thư. Bài thơ được phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam và chắp cánh bay xa. Nghệ sỹ Xuân Năm ngâm bài thơ này ở Phủ Chủ tịch cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghe. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ chiến trường miền Nam đã đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam phát lại bài thơ để góp phần động viên bộ đội. Có lẽ đây là phần thưởng vô giá cho một người cầm bút.
Những năm cuối thập kỷ 80 trước khi đi học trường Viết văn Nguyễn Du tôi qua lại chỗ ông nhiều lần và được xem như người nhà. Phan Thành Hà thật dễ thương khi thấy chú Phú từ Cửa Sót ra mang ra vài con mực khô chạy xuống cái quán rượu quê trước cổng tòa soạn để mua cho bố Thảo cút rượu Can Lộc nút bằng lá chuối khô cho hai người đàm đạo thơ ca. Ngày đó nghèo lắm nhưng dân văn nghệ sống rất thương nhau. Nhà ông bao giờ cũng có khách toàn là "khách của quê choa". Tôi đã gặp, làm quen, chơi thân với vài cộng tác viên của báo, sau này họ đã thành danh nhờ được ông giúp đỡ xin việc cho như nhà báo Đặng Bá Tiến ở báo Lao Động hay Phan Thế Cải ở báo Hà Tĩnh... Tôi nhớ có lần từ cửa biển Thạch Kim ra thì gặp Nguyễn Đỗ. Cái buổi chiều định mệnh ấy quyết định số phận văn chương của mỗi người. Nguyễn Đỗ tóc dài bồng bềnh như nghệ sỹ, tôi tóc ngắn giọng biển âm vang. Hai chúng tôi đều có những khúc mắc riêng: Đỗ nghe nói không thuận buồm xuôi gió trong nghề dạy học. Lúc ấy anh đã có tập thơ "Bến cá- chiều thu" in chung với nhà thơ Thanh Thảo. Tôi thì thấy công việc ở trường Đại học Sư phạm Vinh không phù hợp nên ba lô lộn ngược chứa đầy sách văn học xuống thuyền đi biển với dân chài một mạch bốn năm để có bài thơ dài viết về biển "Đám mây màu vảy cá". Chúng tôi ngồi đó trên chiếc giường cũ kỹ của ông, chai rượu nếp đã lăn ra mép giường. Chợt nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: "Uống rượu suông là nhắm với thịt mình". Cô bé Thanh Hà giặt quần áo ở phòng bên thỉnh thoảng chạy sang ngó chúng tôi như hai người từ hành tinh khác đến và dúi vào tay chúng tôi mấy viên "kẹo" là Vitamin C tiêu chuẩn bồi dưỡng bố Thảo dành cho cô để học thi. Còn ông, nhà thơ Duy Thảo mục kỉnh trễ như một ông giáo làng bình thản ngồi làm việc. Ông ngồi đó như một vị trọng tài và định hướng cho chúng tôi về kế hoạch tương lai: Nguyễn Đỗ sẽ vào Nam làm báo Văn nghệ với nhà thơ Nguyễn Duy, còn tôi thi vào trường Viết văn Nguyễn Du với trường ca Biển. Bây giờ thì Nguyễn Đỗ đã định cư ở Mỹ và là người dịch thơ Nguyễn Trãi ra tiếng Anh. Còn tôi vẫn say đắm với nghiệp thơ với đề tài Biển. Chính buổi chiều đó ông đã quyết định phần nào số- phận- thơ của chúng tôi từ căn phòng nhỏ trong tòa soạn báo Nghệ Tĩnh ngày đó. Tôi chép cái giấy biên nhận cho Nguyễn Đỗ ra Hà Nội đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận nhuận bút hai bài thơ của tôi (với bút danh là Lê Phú Sinh) để có thêm tiền Đỗ may thêm chiếc quần Pizama bằng vải kẻ sọc.
Tôi nhớ nhất hồi đó Duy Thảo được giao làm tờ báo Nghệ Tĩnh chủ nhật khổ nhỏ; sau này báo Tiền phong chủ nhật cũng lấy khổ báo như báo của ông. Một điều thật lạ, nhà thơ Duy Thảo thơ có vẻ hiền lành nhưng tờ báo do ông làm lại đăng những bài thơ thế sự gây dư luận trong giới bạn đọc. Bài thơ "Biến động năm 88" hay "Như thế là vinh" của tôi được in ở đây cùng với những bài thơ thật hay, thật mới của nhà thơ Thạch Quỳ, Nguyễn Bùi Vợi, Nguyễn Sỹ Đại, Mai Hồng Niên rồi những phóng sự như "Sợi dây thừng oan nghiệt"; "Cái chết lúc mang thai" của Phan Thế Cải (với bút danh Phan Thái Kể) hay "Tam giác quỷ" của nhà thơ Nguyễn Quốc Anh bắt đầu xuất hiện làng báo, làng thơ Nghệ Tĩnh có những va chấn mạnh của thời kỳ đổi mới cùng lúc với báo Văn nghệ in "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng Nghệ Tĩnh chủ nhật ra được mười số thì báo phải dừng, thật tiếc.
Những tháng đầu chia tỉnh, thỉnh thoảng tôi từ làng biển lên Thị xã mua sắm thấy cái quán cơm bình dân nhỏ rất đông khách của chị Phước - vợ ông. Tôi thường gặp ở đây hai người bạn thơ Xuân Hải và Võ Hải. Sau này Võ Hải trở thành con rể của ông nay là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao du lịch - một tiến sỹ văn hóa học tương lai. Sau đó tôi đi học trường Viết văn Nguyễn Du, thỉnh thoảng về quê lại thấy chị Phước là chủ nhân quán bún riêu cua khá nổi tiếng. Cái quán này đã giúp ông bà nuôi bốn đứa con thành đạt: ba cô con gái Thanh Hà, Thanh Phong, Thanh Quý đều là thạc sỹ văn chương theo nghề dạy học, viết báo, làm thơ. Chỉ có cậu con trai Duy Phú chuyên tâm với nghiệp kỹ sư thiết kế nhưng cũng mê thơ. Có lẽ cái không khí văn chương của gia đình mà chị Phước thi thoảng cũng làm đôi câu thơ thế sự thật tưng tửng mà cũng khá sâu sắc mang sắc thái phon-clo.
Ở Hà Tĩnh trong giới các nhà văn tôi thường hay đàm đạo với anh Phan Trung Hiếu bạn "combui.com" buổi trưa và nhà thơ Duy Thảo. Hai người đều rất khiêm nhường trong văn chương mặc dù ngoài đời họ có cá tính khác nhau. Duy Thảo thường nói với tôi: "Người viết đừng quá khôn ngoan lọc lõi, đừng ác, đừng đố kỵ". Chú sống quá hồn nhiên quá dễ bị vạ lây. Ngẫm lại việc đời việc mình gần đây tôi thấy quá đúng thật. Và tôi nghĩ mãi về cái tên Duy Thảo của ông - tên của cỏ. Hành trình thơ của ông "Đi dọc lối xanh" mặc dù hành trình cuộc đời qua bao chặng chông gai. Duy Thảo sinh năm 1938 tại làng Đông Thái huyện Đức Thọ. Đây là một vùng quê văn hiến đất học, quê hương của cụ Phan Đình Phùng. Tôi nghĩ có lẽ mạch đất nguồn cội này đã hun đúc cho ông ý chí tự học. Thời làm lính chiến ông cũng đã từng sang Liên xô học về tên lửa rồi làm báo trong Quân chủng Không quân, cái nôi của bao nhà văn nổi tiếng sau này như: Duy Khán, Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Trí Huân, Dương Duy Ngữ. Sau này về Hà Tĩnh nhiều năm làm thư ký tòa soạn công việc chí thú nhất của ông là báo và thơ không màng đến quyền chức danh lợi. Đến nay tuổi đã ngoài 70 ông vẫn làm báo điện tử Dân trí. Có một dạo tôi thấy ông nuôi một con chim nhỏ và ông bắt sâu cho nó rồi sau đó ông nuôi một chú Phốc bé con và thường đi dạo với nó, tất cả đều nhỏ bé - nhỏ nhưng vẫn có gì đó thanh cao ngạo nghễ với đời. Ông đã xuất bản 9 tập thơ từ "Lời tin yêu"; "Lối xanh" đến "Sau mùa lá rụng"; "Mưa ngâu" qua ""Bến mặn"; "Lộc vừng" để đến với "Góc chiều" đầy nội tâm và trực cảm. Một điều tôi nhận thấy ở ông là rất nhất quán. Nhất quán trong đời sống cũng như trong đời thơ. Ông là người trực tính (đôi lúc có chút như khó tính nữa) nhưng rất kỹ tính, nghiêm cẩn trong làm báo làm thơ. Tôi nhớ có lần Tạp chí Hồng Lĩnh lên khuôn ông vẫn đòi đến sửa một chữ. Ông sống bao dung, tôi cứ hình dung ra ông với nụ cười độ lượng và ánh mắt nhìn ấm áp. Có thể có lúc ông mắng tôi, đuổi tôi ra khỏi phòng vì đi chơi về quá khuya lại có chút hơi men của rượu nhưng sau đó lại thương, mở rộng vòng tay cưu mang tôi những năm khốn khó. Có khi là bữa cơm đãi tôi giản đơn có chút lòng heo mà ông đã cầu kỳ chế biến từ một bữa chợ chiều hay một ly rượu quê với vài củ lạc. Tất cả đều tinh tế và tin cậy. Ông là người làm báo rất có nghề, nhưng trong thơ thì tôi không thấy có dấu vết của "thợ". Nhà thơ Hữu Thỉnh thật có lý khi viết về thơ ông: "Anh không có những cách tân độc đáo về mặt hình thức. Cũng có thể là anh chủ định như thế, vì anh tin vào tâm hồn mình, tin vào sự ấm bền của những cảm xúc thơ được khởi phát từ những chấn động riêng khuất". Có lẽ do làm báo nên thơ ông cũng có lúc "đối ngoại". Nhưng bất ngờ khi tuổi đã xế chiều thì đột nhiên ông quay về "Góc chiều" tâm linh của mình. Một "Góc chiều" thật hay mà vẫn tươi rói: "Quả gấc muộn màng vàng quắt cuống - Rụng đỏ góc chiều con gió qua" hay "Giêng hai ngọn đỗ vươn tay lá - Nôn nao đàn kiến đói rơm vàng". Cứ tưởng là ông quan sát nhưng không, tất cả đã ngấm vào ông, thấm đẫm trong ông cái tình quê tình người da diết, cứ lằng lặng mà vươn tỏa những mạch ngầm. Thơ ông được chưng cất từ một đời sống nhiều biến động - ông đang lắng nghe mình, thẩm thấu mình. Không ồn ào khoa trương, không lấy thơ làm kế mưu sinh. Ông làm báo để nuôi thơ chứ không lấy thơ in trên báo để nuôi mình. Tôi cảm phục ông một nhân cách như thế để răn mình đừng đánh mất thơ. Từ khi Duy Thảo trở về với "Góc chiều" thơ của mình thì thơ ông sâu sắc hơn và trực cảm hơn. Thơ ông chính là những trải nghiệm sống của mình. Ông viết lục bát có duyên. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã từng viết về thơ lúc bát của ông: "Không nhớ nhiều nhưng rõ ràng ở Duy Thảo trong cái chùm bạn bè thơ ít ỏi đi cùng với cuộc đời tôi: "Một thời để nhớ thì xa - Cái thời dễ nhớ biết là nhớ ai" mười bốn từ ít ỏi trong cặp lục bát này chấm phá một chân dung Duy Thảo trong mong đợi của tôi. Trong "Biết là nhớ ai" có sức hàm chứa có cả Khe Giao, Đồng Lộc Truông Bồn của một thời để nhớ mà Duy Thảo đã hiến dâng tuổi trẻ của mình. Bố tôi - một người thầy thuốc rất yêu thơ và những người bạn của ông rất thích bài "Ý nghĩ trước hoa ly" của nhà thơ Duy Thảo. Có lẽ gần đến cái độ tuổi "xưa nay hiếm" các cụ càng đồng cảm với: "Kiếp luân hồi sống chết lẽ thường thôi - Sao lắm kẻ thích háo danh đến vậy - Khi được sống mình không là mình đấy - Khi chết rồi chết cũng để cho ai". Và gần đây nhất ông đã có "Chạm chén" được nhiều người bình trên các báo và trang web: "Mời em chạm một chén đầu - Chạm vào một chút thẳm sâu cõi già" hay "Mời em nhấp một chút thôi - Soi trong ánh mắt làn môi có còn". Tôi xin được "Chạm chén" với ông với một đời thơ của ông - nhà thơ đi bộ đi giữa lối cỏ, đi "Dọc lối xanh" (tên tuyển thơ của nhà thơ Duy Thảo được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2008 để chạm được "Chút cay, chút đắng, chút thơm, chút nồng" của cuộc đời để có thơ hay, thơ sâu có phải thế không anh Thảo nhỉ?
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn