Nhà thơ Trần Trương
Ký ức thu Hà Nội
Tháng mười, Hà Nội, thu nay
Bờ đê sương ngậm cỏ may nắng vàng
Tiếng chim lích chích búp bàng
Kéo mùi hoa sữa lan sang mặt hồ
Cốm thơm từ phía ngoại ô
Cầu qua sông Cái, tràn ngô bãi ngoài
Ngõ xưa, hẻm cũ còn đây
Tiếng rao dài với vơi đầy lo toan
Phố sang vẫn có bóng làng
Ở trong siêu thị bán toàn rau quê
Hàng Gai, Hàng Nón, Hàng Bè…
Tìm đâu bóng dáng những nghề xa xưa
Leng keng tàu điện bờ hồ
Thôi không còn nữa bao giờ leng keng..
Cửa ô xoè cánh đài sen
Nửa mang gần lại, nửa tìm xa xôi
Dẫu chung, mà cũng riêng thôi
Đượm trong vị phở phố tôi thơm nồng
Đường chen, ngõ chật, người đông
Gặp ai cũng ngỡ đã từng quen nhau
Đi tìm thang máy nhà cao
Hành lang im ắng lắng vào cô đơn
Câu thơ ghìm lại nỗi buồn
Cái mất đã mất, cái còn, còn đâu
Tường Ô Quan Chưởng xanh rêu
Vẫn ta, ta vẫn, thưở nào nghìn xưa…
Trao gươm trả lại thần rùa
Vua cho ta cả MÙA THU- THÁNG MƯỜI…
Paris, tháng 10-2005
Hà Nội, tháng 10-2008
Paris 3
Khi quả đất quay nghiêng mười chín độ kinh đông
Chín giờ tối trời Paris còn nắng
Mười một giờ đêm tháp “Ep-Phen” lên đèn
Sông Sein bắt đầu thức…
Paris đông nghẹt nhưng thưa thớt tiếng ồn
Lặng lẽ như đôi vợ chồng già khoác va-rơi chống ba-toong nhẹ bước
Cà phê và bánh ngọt
Paris “già”hay “trẻ” ta bắt gặp ở từng khuôn mặt phố và hình dáng mỗi ngôi nhà
Những bảo tàng cũ mà chưa bao giờ cũ
Điện Panthéon vẫn nguyên đây hình dáng những thiên tài
Nàng La-zô-công ở Louvre mấy trăm năm rồi vẫn nụ cười như thế
Còn thế gian này luôn rầm rập đổi thay
Khi ngài giám mục ở nhà thờ Thành Tâm bắt nhịp bài thánh ca trên đồi “Mông-mác”
Thì ở dưới kia tàu điện ngầm vẫn nhịp nhàng chạy tới vườn Luxembua
Dẫu chúa cao sang, song ngoài đời vẫn đẹp
Ở nơi này mọi thứ đều đồng hành không chồng lấn vào nhau
Sự so sánh nào dẫu chính xác bao nhiêu cũng cứ là khập khiễng
Nước hoa Chanel lừng lẫy liệu có nhớ thương bằng hương hoa bưởi xứ mình?
Ở Paris không thấy sự tiêu pha xa xỉ
Điều mà mỗi người đều bình đẳng trong sự tự trọng tôn vinh
Vu vơ
Thôi đành vậy em nhé
Chúng mình chia tay nhau
Tình bạn đang độ chín
Tình yêu chưa bắt đầu
Em đi và lặng lẽ
Lạnh lùng như mùa đông
Hình như là không thể
Chạm đến cái vô cùng
Có thể là vô cớ
Sau những gì vô duyên
Em là một ẩn số
Cho anh mãi đi tìm
Ôi từ lạ đến quen
Bắt đầu từ đâu nhỉ
Để từ nhớ đến quên
Sao nhùng nhằng đến thế
Chân trời và góc bể
Cũng bồng bềnh như thơ
Thôi đành vậy em nhé
Chập chờn cái vu vơ..
Điều còn lại
Điều còn lại là cỏ bền sau bão
Là tình yêu thơm thảo của đôi ta
Bởi nụ hôn không bao giờ có tuổi
Em trẻ măng và anh có thể già
Điều còn lại không phải là của cải
Là nén hương thư thái trước Phật chùa
Tìm đâu thấy một chút lòng nhân ái
Khi chính mình còn chấp chới ăn thua?
Điều còn lại khi anh về với đất
Không phải xây mộ đẹp đá hoa cương
Để cái chết không bao giờ là chết
Thì thơ anh phải biết vượt nỗi buồn.
Điều còn lại trái tim đừng vô cảm
Trên đời này chưa hết nỗi oan khiên
Ở đâu đó phía sau bàn nghị án
Mà vẫn nguyên bóng tối dưới chân đèn
Nhà thơ Trần Trương
Ký ức thu Hà Nội
Tháng mười, Hà Nội, thu nay
Bờ đê sương ngậm cỏ may nắng vàng
Tiếng chim lích chích búp bàng
Kéo mùi hoa sữa lan sang mặt hồ
Cốm thơm từ phía ngoại ô
Cầu qua sông Cái, tràn ngô bãi ngoài
Ngõ xưa, hẻm cũ còn đây
Tiếng rao dài với vơi đầy lo toan
Phố sang vẫn có bóng làng
Ở trong siêu thị bán toàn rau quê
Hàng Gai, Hàng Nón, Hàng Bè…
Tìm đâu bóng dáng những nghề xa xưa
Leng keng tàu điện bờ hồ
Thôi không còn nữa bao giờ leng keng..
Cửa ô xoè cánh đài sen
Nửa mang gần lại, nửa tìm xa xôi
Dẫu chung, mà cũng riêng thôi
Đượm trong vị phở phố tôi thơm nồng
Đường chen, ngõ chật, người đông
Gặp ai cũng ngỡ đã từng quen nhau
Đi tìm thang máy nhà cao
Hành lang im ắng lắng vào cô đơn
Câu thơ ghìm lại nỗi buồn
Cái mất đã mất, cái còn, còn đâu
Tường Ô Quan Chưởng xanh rêu
Vẫn ta, ta vẫn, thưở nào nghìn xưa…
Trao gươm trả lại thần rùa
Vua cho ta cả MÙA THU- THÁNG MƯỜI…
Paris, tháng 10-2005
Hà Nội, tháng 10-2008
Paris 3
Khi quả đất quay nghiêng mười chín độ kinh đông
Chín giờ tối trời Paris còn nắng
Mười một giờ đêm tháp “Ep-Phen” lên đèn
Sông Sein bắt đầu thức…
Paris đông nghẹt nhưng thưa thớt tiếng ồn
Lặng lẽ như đôi vợ chồng già khoác va-rơi chống ba-toong nhẹ bước
Cà phê và bánh ngọt
Paris “già”hay “trẻ” ta bắt gặp ở từng khuôn mặt phố và hình dáng mỗi ngôi nhà
Những bảo tàng cũ mà chưa bao giờ cũ
Điện Panthéon vẫn nguyên đây hình dáng những thiên tài
Nàng La-zô-công ở Louvre mấy trăm năm rồi vẫn nụ cười như thế
Còn thế gian này luôn rầm rập đổi thay
Khi ngài giám mục ở nhà thờ Thành Tâm bắt nhịp bài thánh ca trên đồi “Mông-mác”
Thì ở dưới kia tàu điện ngầm vẫn nhịp nhàng chạy tới vườn Luxembua
Dẫu chúa cao sang, song ngoài đời vẫn đẹp
Ở nơi này mọi thứ đều đồng hành không chồng lấn vào nhau
Sự so sánh nào dẫu chính xác bao nhiêu cũng cứ là khập khiễng
Nước hoa Chanel lừng lẫy liệu có nhớ thương bằng hương hoa bưởi xứ mình?
Ở Paris không thấy sự tiêu pha xa xỉ
Điều mà mỗi người đều bình đẳng trong sự tự trọng tôn vinh
Vu vơ
Thôi đành vậy em nhé
Chúng mình chia tay nhau
Tình bạn đang độ chín
Tình yêu chưa bắt đầu
Em đi và lặng lẽ
Lạnh lùng như mùa đông
Hình như là không thể
Chạm đến cái vô cùng
Có thể là vô cớ
Sau những gì vô duyên
Em là một ẩn số
Cho anh mãi đi tìm
Ôi từ lạ đến quen
Bắt đầu từ đâu nhỉ
Để từ nhớ đến quên
Sao nhùng nhằng đến thế
Chân trời và góc bể
Cũng bồng bềnh như thơ
Thôi đành vậy em nhé
Chập chờn cái vu vơ..
Điều còn lại
Điều còn lại là cỏ bền sau bão
Là tình yêu thơm thảo của đôi ta
Bởi nụ hôn không bao giờ có tuổi
Em trẻ măng và anh có thể già
Điều còn lại không phải là của cải
Là nén hương thư thái trước Phật chùa
Tìm đâu thấy một chút lòng nhân ái
Khi chính mình còn chấp chới ăn thua?
Điều còn lại khi anh về với đất
Không phải xây mộ đẹp đá hoa cương
Để cái chết không bao giờ là chết
Thì thơ anh phải biết vượt nỗi buồn.
Điều còn lại trái tim đừng vô cảm
Trên đời này chưa hết nỗi oan khiên
Ở đâu đó phía sau bàn nghị án
Mà vẫn nguyên bóng tối dưới chân đèn
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
VanVN.Net - Nhằm góp phần tạo không khí sáng tác mới trong giới văn nghệ sĩ và những người yêu ca nhạc, văn học nghệ thuật, ngày 16/8, tại Hà Nội, Báo VietNamNet phối hợp cùng Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn