Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Chùm thơ: "Nỗi đau da cam" - Hồ Bá Thâm

(Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam)

11-08-2011 02:01:49 PM

NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ

 

Anh từ chiến trường trở về

Búp bê cười thơ ngây

Trên ba lô con cóc

 

Người vợ trẻ mỏi mòn

Căng đầy nỗi nhớ

Tóc bay hương

 

Tình chung thủy

Nỗi chờ mong

Nước mắt long lanh hạnh phúc

Đất quê thấm ướt mưa nguồn!

Ai hay trong máu người trở về thấm chất độc

màu da cam!

Anh không về nỗi đau quặn lòng mẹ

Anh trở về “vẹn nguyên” hẳn đâu niềm vui nhân thế

Con anh đây ư?

Không tai không mắt tấm dẻ hình nhân!

Ôi chất độc màu da cam giết bao thế hệ!

Lần bao lần đứng lên

và ngã quỵ

 

Người vợ hiền tần tảo bên anh…

Nghĩa xóm làng đùm bọc nuôi anh

Anh lại đứng lên đi tìm sự sống!

Chiến tranh qua rồi

Cây xanh hố bom xưa

Lòng đất lòng người vẫn đau âm ỉ

Chất độc màu da cam đã ngấm vào xương tủy

 

Lại những đứa con quái thai lê lết vật vờ!

Những đứa con ảo ảnh thật hư

Năm tiếp năm tiễn đưa nỗi đau vào vô vọng

Số phận chăng

Tội ác rình rập

 

Chiến trường qua rồi

Lòng chưa hết chiến tranh

Lần bao lần nỗi kinh hoàng

Bom đạn thưở vây quanh!

Chúng giết từ cái trứng chưa sinh

Giết cả tương lai chưa đến

Giết tận cội nguồn không để hồi sinh

Ôi có sự bạo tàn nào hơn thế

Bởi những kẻ giết người

khoác áo “nhân quyền” của thời đại văn minh.

 

                                    Kiên Giang, 1996

 

 

MÀU “DA CAM”

 

Ôi màu da cam

Cứ ngỡ như quả cam quê mẹ

Ngọt chua mọng chín nắng vàng

Trên tay con trẻ vui mừng

Nuôi lớn khôn sự sống

Cái màu da cam thương kia nuôi con ta hy vọng

Nhưng không phải!

 

Ôi màu da cam dưới cánh máy bay thù

Chính là cái màu hủy diệt

Chứa đựng bao chất độc giết người

Màu của sự chết

Tung ra dưới cánh máy bay, dưới bao âm mưu ác độc

 

Chúng không thể diệt ta bằng kìm điện và bom phá bom bi,

Những “chồng cọp” và B52 rải thảm…

Chúng không thể đưa ta về thời kỳ đồ đá,

Chúng tìm diệt mọi  sự sống, mọi mầm non

Chúng tuyệt diệt giống nòi ta từ trong trứng,

Nhân danh nhân quyền, nhân danh quyền sống

Nhân danh văn minh gieo rắc tận cùng sự rùng rợn dã man

 

Ôi những cánh rừng, những cánh đồng xanh,

Chúng đâu là diệt cỏ

Chúng diệt mầm nhân loại chưa sinh

 

Những ngưới lính trở về

Làm cha làm mẹ

Dứt ruột gan cho sự sống sinh thành

Ngơ ngác quặn đau

Bồng bế con mình

Bồng bế tật nguyền

Bồng bế quặt quẹo,

Bồng bế lất lây

 

Bao hy vọng chúng tôi sau cuộc chiến

Là thế này đây?

 

Cái văn minh da cam,

cái nhân quyền da cam

là vậy!

 

Những bà mẹ như bao bà mẹ tội tình chi

Những mầm sống, những trẻ thơ như bao mầm sống, trẻ thơ tội tình chi

 

Lương tâm nhân loại thức tỉnh rồi

Thế giới sự thật phơi bày dưới ánh mặt trời

Đâu rồi cái công bằng, sòng phẳng

Đâu rồi quyền trẻ em

Đâu rồi quyền sống

Đâu rồi văn hóa, văn minh

Đâu rồi môi trường xanh, mầm non sự sống

Đâu rồi pháp luật pháp quyền

Đâu rồi đạo đức đạo lý?

 

Ôi cái màu da cam

Cái màu của chết chóc,

Cái màu đau thương

Cái màu giả dối,

Cái màu ngụy trang

Cái màu hủy diệt..

 

Ôi nhũng người lính trở về

Làm cha làm mẹ

Dứt ruột gan mình cho sự sống sinh thành

Ngơ ngác quặn đau

Bồng bế con mình

Bồng bế tật nguyền

Bồng bế quặt quẹo,

Bồng bế lất lây!

 

Bao hy vọng chúng tôi sau cuộc chiến thế này đây

 

Cái “văn minh da cam”,

Cái “nhân quyền da cam” !

 

                        TPHCM, tháng 8- 2009

 

 

VƯỢT LÊN

 

Giữa bạc màu đồi núi

Cây nào oặt ẹo

Mà vẫn vươn cành

Mà vẫn vươn ngọn

Vượt lên nhọc nhằn

Bão giông nắng đổ

Uống nắng trời xanh!

 

Cây hay là em tôi đó?

 

Em sinh ra trong nỗi đau da cam

Của cha của mẹ

Của nước của non

Oặt ẹo, tật nguyền

Tháng năm thời gian nỗi buồn rười rượi…

 

Em tự hỏi

Ta là ai?

Mà sao thòi văn minh

Có lắm kiểu giết nguời?

 

Ta là ai

Trong dòng sữa mẹ

Từ thời Âu Cơ…

Nô lệ nghìn năm

Vẫn dựng cơ đồ

Trang sách nào

Cha đọc cho con…

Khao khát dập dồn

Cháy trong con ngọn lửa…

 

Con phải sống

Và vượt lên

Tập đứng tập đi tập từng nét chữ

Vượt từng bậc thềm

Chân thay tay, đầu óc ta làm ra tất cả

 

Giữa bạc màu đồi núi

Cây nào oặt ẹo

Mà vẫn vươn cành

Mà vẫn vẫn vươn ngọn

Vượt lên nhọc nhằn

Bão giông nắng đổ

Uống nắng trời xanh!

 

Cây hay là ta đó?

 

Trường đại học mở cửa

Tay oặt oẹo,

Giơ lên

Như cánh chim

Cụt

Bay

Bay…

Tột cùng niềm vui!

 

Nỗi đau da cam

Hay niềm tin yêu mẹ cha, quê hương đất nước

Cho con bao niềm khao khát…

Mầm non khó nhọc

Vượt lên

Vượt lên

Uống nắng trời xanh!

Trời xanh

Trời xanh!

                                    10-8-2011

 

 

ĐIOXIN, NGƯƠI LÀ AI?

 

Đioxin- da cam

Ngươi là ai

Mà dấu mặt

Trong đất

Rập rình giết người

Còn hơn thời “chu di tam tộc”!

Độc ác hơn mọi độc ác!

 

Đioxin- da cam

Ngươi là ai

Mà dấu mặt

Là kẻ “diệt cỏ, phát quang”!?

Kẻ giết người có màu “da cam”

Kẻ giết người có tên sang trọng: Đioxin!

 

Ai sinh ra ngươi

Ai cưu mang nguơi

Ai bảo mang sang đất nước chúng tôi

Hủy diệt!

Thầm lặng

Từ trong gen…

 

Ngươi là giống loài gì

Mà giỏi chối tội như vậy

Giỏi đổ lỗi đến vậy

Lẫn như chạch

Dù tội ác rành rành!

 

Xứ các người nổi tiếng công bằng

Sòng phẳng!

Bao nạn nhân chất độc da cam

Sao lại người khinh kẻ trọng?

 

Nỗi đau da cam làm nên bão tố

Lật mặt bao kẻ dấu tên

Dâu bàn tay tội ác!

 

Công lý

Phải sòng phẳng

Không thể mãi dấu che

Lẩn trốn!

 

Ai đã thức tỉnh

Lương tâm…

 

Trở lại làm người!

 

                        10-8-2011

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Công chức Nga thời nào tốt hơn

VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Mấy ai đã đến tận cùng chiều sâu của biển

VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...