VanVN.Net - Chiều 23/5/2011, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nồng nhiệt đón chào đoàn Hội Nhà văn Mông Cổ (Mongolian) do nhà thơ Khaidav Chilaajav, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam. Cùng đi có nữ nhà thơ Munkhtsetseg, Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Mông Cổ và hai nhà thơ Banzain Khurel Togoi và Bymbaa Bayasgalan…
Nhà thơ Khaidav Chilaajav - Chủ tịch Hội Nhà văn Mông Cổ tặng nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kỷ vật biểu trưng của đất nước Mông Cổ
Cùng tiếp khách với nhà thơ Hữu Thỉnh có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, các ban chức năng, các cơ quan báo chí của Hội.
Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh hoan nghênh các nhà văn Mông Cổ anh em đã đến thăm Hội, cảm ơn những tình cảm rất tốt đẹp của nhân dân Mông Cổ đã giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (viện trợ cho VN chống Mỹ, nhân dân Mông Cổ có bình quân cao nhất thế giới tính theo đầu người - PV). Ông cho biết, văn học Mông Cổ đến Việt Nam từ rất sớm, bản thân ông đã đọc cuốn Sông Thami trong xanh do Thúy Toàn dịch; đó là tác phẩm lớn, một biên niên sử của đất nước Mông Cổ. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Hội Nhà văn Mông Cổ nhằm nối lại mỗi quan hệ anh em giữa hai Hội Nhà văn của hai nước do thời gian gián đoạn do chuyển đổi cơ chế, hai bên sẽ ký kết thỏa ước với 5 nội dung:
- Trao đổi Đoàn nhà văn thăm viếng lẫn nhau hằng năm.
- Trao đổi và dịch những tác phẩm quan trọng của nền văn học mỗi nước.
- Trao đổi các ấn phẩm và sách của hai Hội.
- Cung cấp thông tin về văn học và đời sống văn học giữa hai nước.
- Tổ chức Quỹ văn học dành cho mối quan hệ song phương.
Tại buổi tiếp kiến, nhà thơ Khaidav Chilaajav, Chủ tịch Hội Nhà văn Mông Cổ đã cám ơn sự đón tiếp nhiệt tình của Hội Nhà văn VN. Ông hết sức cảm kích vì được đến thăm đất nước anh hùng và giầu lòng mến khách; ông nhớ một kỷ niệm ngày còn nhỏ, ông biết có câu chuyện đàn ngựa do Mông Cổ viện trợ VN đánh Mỹ, có một con không biết vì sao đã bỏ chạy và tìm được đường về lại Mông Cổ. Ông Khaidav Chilaajav cho biết, sứ mệnh đến Việt Nam lần này là để nối lại và phát triển tình hữu nghị giữa hai Hội, giữa các nhà văn của hai nước chúng ta. Ông cũng hết sức phấn khởi được gặp lại nhà văn Thúy Toàn, dịch giả đã được nhận Huy chương văn học dịch của Mông Cổ, các nhà văn Trần Nhương và Tô Đức Chiêu. Ông cũng giới thiệu với các nhà văn Việt Nam, hai nhà thơ Banzain Khurel Togoi và Bymbaa Bayasgalan, một người có sự nghiệp sản xuất ngựa đua còn người kia là chủ trang trại nuôi bò.
Câu chuyện ấm tình anh em đã nảy nở sau những nghi thức đối ngoại.
Hôm nay, 24/5, Đoàn nhà văn Mông Cổ đi thăm Quảng Ninh.
Ngày 25/5, Đoàn tiếp tục đi thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc.
VanVN.Net - Chiều 23/5/2011, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nồng nhiệt đón chào đoàn Hội Nhà văn Mông Cổ (Mongolian) do nhà thơ Khaidav Chilaajav, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam. Cùng đi có nữ nhà thơ Munkhtsetseg, Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Mông Cổ và hai nhà thơ Banzain Khurel Togoi và Bymbaa Bayasgalan…
Nhà thơ Khaidav Chilaajav - Chủ tịch Hội Nhà văn Mông Cổ tặng nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kỷ vật biểu trưng của đất nước Mông Cổ
Cùng tiếp khách với nhà thơ Hữu Thỉnh có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, các ban chức năng, các cơ quan báo chí của Hội.
Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh hoan nghênh các nhà văn Mông Cổ anh em đã đến thăm Hội, cảm ơn những tình cảm rất tốt đẹp của nhân dân Mông Cổ đã giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (viện trợ cho VN chống Mỹ, nhân dân Mông Cổ có bình quân cao nhất thế giới tính theo đầu người - PV). Ông cho biết, văn học Mông Cổ đến Việt Nam từ rất sớm, bản thân ông đã đọc cuốn Sông Thami trong xanh do Thúy Toàn dịch; đó là tác phẩm lớn, một biên niên sử của đất nước Mông Cổ. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Hội Nhà văn Mông Cổ nhằm nối lại mỗi quan hệ anh em giữa hai Hội Nhà văn của hai nước do thời gian gián đoạn do chuyển đổi cơ chế, hai bên sẽ ký kết thỏa ước với 5 nội dung:
- Trao đổi Đoàn nhà văn thăm viếng lẫn nhau hằng năm.
- Trao đổi và dịch những tác phẩm quan trọng của nền văn học mỗi nước.
- Trao đổi các ấn phẩm và sách của hai Hội.
- Cung cấp thông tin về văn học và đời sống văn học giữa hai nước.
- Tổ chức Quỹ văn học dành cho mối quan hệ song phương.
Tại buổi tiếp kiến, nhà thơ Khaidav Chilaajav, Chủ tịch Hội Nhà văn Mông Cổ đã cám ơn sự đón tiếp nhiệt tình của Hội Nhà văn VN. Ông hết sức cảm kích vì được đến thăm đất nước anh hùng và giầu lòng mến khách; ông nhớ một kỷ niệm ngày còn nhỏ, ông biết có câu chuyện đàn ngựa do Mông Cổ viện trợ VN đánh Mỹ, có một con không biết vì sao đã bỏ chạy và tìm được đường về lại Mông Cổ. Ông Khaidav Chilaajav cho biết, sứ mệnh đến Việt Nam lần này là để nối lại và phát triển tình hữu nghị giữa hai Hội, giữa các nhà văn của hai nước chúng ta. Ông cũng hết sức phấn khởi được gặp lại nhà văn Thúy Toàn, dịch giả đã được nhận Huy chương văn học dịch của Mông Cổ, các nhà văn Trần Nhương và Tô Đức Chiêu. Ông cũng giới thiệu với các nhà văn Việt Nam, hai nhà thơ Banzain Khurel Togoi và Bymbaa Bayasgalan, một người có sự nghiệp sản xuất ngựa đua còn người kia là chủ trang trại nuôi bò.
Câu chuyện ấm tình anh em đã nảy nở sau những nghi thức đối ngoại.
Hôm nay, 24/5, Đoàn nhà văn Mông Cổ đi thăm Quảng Ninh.
Ngày 25/5, Đoàn tiếp tục đi thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc.
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN. Net - Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết: “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn