Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Sự quyến rũ của Henri Matisse

Nguyễn Thiện Hoàng Dương (dịch) - 25-05-2011 12:10:42 PM

VanVN.Net - Triển lãm “Matisse: sức hấp dẫn từ Michelangelo” diễn ra ở bảo tàng Thánh Giulia ở Brescia, Italy từ 11.2 – 12.6.2011. Sự tác động qua lại đầy mê đắm của điêu khắc, hội họa, in thạch bản, nghệ thuật cắt giấy hé lộ những sự thật mới về một họa sỹ mà rất nhiều điều đã được nói về ông…

Danh họa Henri Matisse

 “Tha thứ cho tôi, nhưng tôi đã bị một người phụ nữ trói buộc hoàn toàn. Tôi dành tất cả thời gian cho cô ấy và tôi nghĩ chắc chắn sẽ ở đây đến hết mùa đông”, Matisse viết như vậy cho người bạn Albert Marquet tháng 1.1918. Người phụ nữ giam giữ trí tưởng tượng của Matisse là tác phẩm Màn đêm của Michelangelo, một phiên bản thạch cao ông tìm thấy ở trường mỹ thuật địa phương. Được chế tác để trang trí lăng mộ của công tước Giuliano xứ Nemours trong nhà nguyện Medici ở Florence, Màn đêm nằm trong số những tuyệt phẩm của điêu khắc thời Phục hưng. Pha trộn những đường cong mềm mại và cơ bắp căng tròn, cơ thể khỏa thân uốn cong ở eo trong tư thế contrapposto* gợi lên những mỏi mệt sau giao hoan và tình trạng căng thẳng dồn nén; nàng là sự khẳng định không thể chối cãi về hình thể con người ở trạng thái ao ước, mạnh mẽ, và phức hợp nhất.

Khi những năm 1920 mở ra, Matisse vẽ lại bức tượng qua những biến thể của nó một cách ám ảnh. “Bức vẽ này đánh dấu bước tiến triển thực sự trong nghiên cứu của tôi về hình thể. Và tôi hy vọng hội họa của tôi sau này sẽ hưởng lợi từ nó”, ông viết. Xét đến mức độ hứng thú của Matisse với điêu khắc thế kỷ XVI, thật đáng chú ý khi đây là triển lãm đầu tiên dành cho tính hài hòa giữa điêu khắc và hội họa. Sự cắt giảm ngân sách về nghệ thuật ở Italy đã cản trở dự án dài hạn cần thiết cho những khoản vay lớn, ví như, từ bảo tàng Hermitage; vì thế khan hiếm các tác phẩm sơn dầu loại A. Tuy nhiên, sự tác động qua lại đầy mê đắm của điêu khắc, hội họa, in thạch bản, nghệ thuật cắt giấy và một số bức tranh hé lộ những sự thật mới về một họa sỹ mà rất nhiều điều đã được nói về ông.

Thay cho một Matisse – người báo hiệu niềm vui xác thịt, chúng ta bắt gặp một bậc thầy lạnh lùng, và giàu quan niệm hơn. Những niềm hân hoan mê say của sắc màu và dáng hình là quả ngọt rất khó giành được của hoạt động hội họa và điêu khắc không mệt mỏi, chưa kể hàng chục bức tranh kém tinh tế hơn. Điều này cho thấy nền tảng phía sau tài năng của Matisse. Rất nhiều trong đó thật lộng lẫy và tất cả đều quyến rũ.

Khi suy xét lần đầu, sự thấu cảm giữa người sử dụng màu bậc thầy và nhà điêu khắc thời Phục hưng không thật rõ ràng. Tuy nhiên Michelangelo cho rằng nhiệm vụ của ông là hé lộ hình thể bị giam cầm trong đá cũng không khác với đam mê của Matisse “để chế ngự thực tại và bằng cách chiết xuất vật chất từ nó, khai phá nó cho chính nó”. Nhưng không giống Michelangelo, người có cảm giác ông khám phá tạo hình của Chúa, Matisse thấy bản chất vật thể như vọt lên với “nhân cách nghệ sỹ” của chính mình.

Tác phẩm điêu khắc mở đầu cuộc triển lãm, Nô lệ (1900 – 1903), là lời kêu gọi tha thiết cho sự tự biểu lộ. Nó bắt đầu như là câu trả lời cho Rodin, người sử dụng hình mẫu tương tự trong Người đi bộ, nhưng kết quả – với thân trên giống như khúc cây, bộ phận sinh dục xô ra, bề mặt nứt nẻ – chung quy chỉ cho thấy sự thừa thãi nam tính, điều tác mà phẩm kinh điển của Rodin không có.

Ước muốn cho một “ hình mẫu cốt yếu” thậm chí còn hỗ trợ hội họa trường phái Dã thú (Fauvism) của ông với nét hài hòa về cấu trúc. Bức tranh nổi bật ở đây, Khỏa thân trong rừng (1906), bề ngoài có vẻ là một khung cảnh phóng túng của màu vàng chanh, màu lục bảo, mâm xôi và tử đinh hương, tuy nó làm chệch hướng và làm nhem nhuốc tính thống nhất của nhân vật trung tâm với tứ chi kêu gọi sự trong sáng.

Thời gian đầu sự nghiệp của Matisse, Michelangelo chỉ là một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng. Bài thuyết minh ở triển lãm gợi ý rằng sự bắt gặp tác phẩm Cậu bé cúi người trong chuyến đi tới Florence năm 1907 đã hình thành nên Ngực nhỏ, cúi người. Nhưng bức tượng bằng đồng thiếc vạm vỡ, cơ bắp chắc nịch, ẩn chứa thương tổn tinh thần lại chịu ảnh hưởng lớn từ Rodin. Mang tính đẳng cấp cao hơn nhưng không xuất hiện ở triển lãm là Tựa đầu khỏa thân, Aurora (1907), tư thế ưỡn toàn bộ thân trước không ngại ngùng rõ ràng có nguồn gốc từ bức tượng được lấy tên, cũng trong nhà nguyện Medici.

 

Tranh của Henri Matisse

Tuy nhiên, sự bắt gặp Màn đêm – cũng có mặt ở đây – xảy ra vào thời điểm Matisse cần chuyển hướng. Sau khi dành những năm chiến tranh vật lộn với chủ nghĩa lập thể, tác phẩm của ông bị tính góc cạnh mờ mịt xâm lấn. Khi chiêm ngưỡng sự cao siêu thần thánh của Michelangelo, Matisse tái phát hiện ý thức của ông về hình thể con người. Làm việc với người mẫu ưa thích – Henriette, ông phát triển một hình mẫu gợi cảm nhục dục nhưng vẫn mạnh mẽ, được thấy trong các tác phẩm như Tựa đầu khỏa thân (1923) và Ngồi khỏa thân (1919). Thường được khắc họa với một hoặc cả hai tay quá đầu và một gối uốn cong, biểu hiện nửa nam nửa nữ, nhưng biếng nhác; tác phẩm phản ánh truyền thống của Michelangelo khi làm việc với hình mẫu nam.

Không như Michelangelo, người coi điêu khắc là mục tiêu chính, Matisse “dính đến nó để nghỉ ngơi khỏi hội họa”. Tuy vậy, ông tập luyện cực kỳ nghiêm túc. Tác phẩm To lớn, khỏa thân ngồi (1922 – 1929) chỉ kết trái sau bảy năm của quá trình mệt mỏi thậm chí khiến chân ông chảy máu. Đôi tay khóa sau đầu, hình mẫu – mềm dẻo, cơ bắp, không đặc biệt ở tư thế contrapposto – là niềm kiêu hãnh của điêu khắc hiện đại.

Những thập kỷ trong chiến tranh chứng kiến Matisse vật lộn hơn bao giờ hết với sự tổng hợp của hình thể và màu sắc. Khi phấn đấu cho sự hài hòa, đôi khi ông cho cả điêu khắc vào trong giá vẽ. Được cho mượn đến Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington, Nghệ sỹ dương cầm và những kỳ thủ (1924) có dáng dấp của Người nô lệ hấp hối của Michelangelo – phiên bản Matisse sở hữu. Tấm màn ren rủ lạnh lẽo, với những sọc đen trắng trên áo khoác của người chơi cờ đánh dấu một điểm chú ý trái nghịch, lạnh lùng đối với tấm thảm và giấy dán tường đầy hoa văn của căn phòng.

Những kỹ năng về hình thể của Matisse, vốn đạt được nhờ bao cần mẫn, lại gây rủi ro cho thị giác quá phức tạp của ông. Năm 1931, ông được cử vẽ bức bích họa Khiêu vũ cho Quỹ Barnes ở Philadelphia. Để đối phó với những thách thức về không gian của dự án, Matisse cắt các nhân vật từ giấy và gắn chúng lên giá vẽ. Kết quả đã chứng minh. “Chưa có thứ gì có thể so sánh, cả trước đây và sau này, đã từng được sáng tạo để giải quyết vấn đề của hình thể và màu sắc”, họa sỹ siêu thực André Masson tuyên bố.

Những gian phòng cuối cùng ở đây là dành cho nghệ thuật cắt giấy mà Matisse đã dành những năm cuối cùng cho nó. Một nhóm bột màu ảnh hưởng từ các tác phẩm cắt giấy cho cuốn sách Jazz (1947) của ông bao gồm ba phiên bản của Cái vũng. Ở đây, Matissse để cho sự trừu tượng thuần túy chi phối, tạo nên những họa tiết tưng bừng, nhấp nhô đua chen trên giá vẽ như những ngọn sóng. Họa pháp bí ẩn ấy lộ ra sự mâu thuẫn với Michelangelo. Bản thân Matisse tuyên bố: “Cắt…thẳng vào màu sắc để nhắc tôi nhớ đến kiểu cách của điêu khắc”.

Michelangelo, người nổi tiếng không hòa hợp với màu sắc, rất có thể phải ghen tị với cây kéo của Matisse.

_________________________
(*) Contrapposto là một thuật ngữ tiếng Ý dùng trong nghệ thuật thị giác, đó là khi nhân vật dồn phần lớn trọng lực lên một chân, trong khi chân còn lại thả lỏng. Tư thế cổ điển này khiến hông và vai nghỉ ở hai góc đối diện nhau, thân mình có dạng cong nhẹ hình chữ S.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...