Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Ngôn ngữ văn chương - Hoàng Kim Ngọc & Hoàng Trọng Phiến

NGND.GS.TS Trần Đình Sử - 05-07-2011 03:47:37 PM

VanVN.Net - Văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt giữa người và người và với tư cách đó nó là một ngôn ngữ theo quan điểm của kí hiệu học. Ngôn ngữ văn chương (cũng gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật của văn học) là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao tiếp thẩm mĩ của văn học. Trước đây người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, thể hiện qua các phép tu từ...

Một cuốn sách bổ ích cho những người theo học Viết Văn

Ngày nay người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ của toàn bộ văn bản văn chương. Trên cấp độ văn bản các đơn vị ngôn ngữ không kết hợp giản đơn theo tuyến tính, mà trở thành một cấu trúc chỉnh thể có nội dung và ý nghĩa riêng. Chỉ trong văn bản văn chương thì đặc trưng của ngôn ngữ văn chương mới được bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn.  Thành phần của ngôn ngữ này không chỉ bao gồm các yếu tố  ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp như một ngôn ngữ mà lâu nay ta hiểu, mà còn bao gồm các yếu tố của văn bản như thể thức cấu tạo, thể loại văn học như thơ, truyện, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, môtip, không gian, thời gian, điểm nhìn...Nó cũng khác với khái niệm “ngôn ngữ văn học” được hiểu như là thứ ngôn ngữ chuẩn mực của tiếng nói dân tộc. Vậy là ít nhất có khái niệm truyền thống và khái niệm hiện đại về ngôn ngữ văn chương cần được phân biệt rạch ròi. Sách này trình bày một khái niệm hiện đại về ngôn ngữ văn chương. Dĩ nhiên, các sách tu từ học vẫn chứa đựng một lĩnh vực tri thức rất quan trọng và cần thiết để tìm hiểu ngôn ngữ văn chương, nhưng ở đây đang đề cập đến một cấp độ khác của ngôn ngữ văn chương theo quan niệm của lí luận ngôn ngữ và thi pháp học hiện đại, nó rộng hơn, sâu hơn, gần với bản chất thẩm mĩ của văn học hơn.

Cuốn sách Ngôn ngữ văn chương của TS. Hoàng Kim Ngọc và GS. TS. Hoàng Trọng Phiến biên soạn là giáo trình đại học đầu tiên ở Việt Nam trình bày khái niệm mới về ngôn ngữ văn chương. Xem xét cấu tạo của ngôn ngữ văn chương trên cấp độ văn bản là đặc sắc nổi bật của cuốn sách này. Với tính chất đó, ngôn ngữ và văn học được xét trong mối quan hệ máu thịt hữu cơ. Văn học không tách rời với ngôn ngữ, ai yếu kém về ngôn ngữ thì văn chương chẳng ra gì, song giới văn học lâu nay vẫn nhìn ngữ học như một khoa học xa lạ, không bổ ích thiết thực, họ chưa quan tâm sử dụng tri thức ngôn ngữ học vào hoạt động đọc và sáng tác của mình. Có thể là ngữ học trước đây cũng có ít nhiều  xa lạ; mặt khác, sáng tác văn chương không chỉ làm bằng ngôn ngữ, mà còn có phần “siêu ngôn ngữ” nữa, lắm lúc không theo hoặc “phá vỡ các chuẩn mực” cố định của ngôn ngữ và nhờ thế, nó làm giàu thêm khả năng biểu đạt của văn chương. Khái niệm ngôn ngữ văn chương sẽ giúp người đọc, người học, xoá bỏ cảm giác xa lạ kia, tìm thấy sự gần gụi đối với ngữ học, biến tri thức ngữ học thành hành trang suốt đời viết văn của mình.

Các tác giả đã chọn lọc những tri thức thiết thực nhất từ trong các lí thuyết về văn bản, như của Galperil và các tác giả khác, phát triển các tri thức về chủ đề, thông tin, liên kết, mạch lạc, lập luận...; thi học (lí thuyết về thơ), chủ yếu của Jakobson, và tự sự học (người kể chuyện, điểm nhìn...) kết hợp với kiến thức tích luỹ trong nhiều năm giảng dạy để tổ chức thành một hệ thống kiến thức cập nhật, biên soạn thành giáo trình này. Sách có bố cục ba chương gọn gàng. Cả hai chương Ngôn ngữ thơNgôn ngữ văn xuôi được viết rất đều tay. Với các tiểu mục thiết yếu, văn phong sáng rõ với rất nhiều ví dụ hấp dẫn, phân tích công phu, theo tôi, chắc chắn cuốn sách này sẽ không chỉ bổ ích cho những người theo học khoa viết văn, mà còn bổ ích cho sinh viên các khoa đào tạo giáo viên, sinh viên ngữ văn nói chung, bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu ngôn ngữ văn học.

Là một người nghiên cứu văn học, cảm thấy được sự cần kíp của giáo trình này, tôi chúc mừng thành công của các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

(Nguồn vietvan.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...