Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Chùm truyện vui: "Đừng có sĩ em nhé"

Đặng Việt Thủy - 30-06-2011 11:53:56 AM

Đừng có sĩ em nhé!

Chị vợ nói với chồng:

- Hồi đang yêu nhau em thấy anh rất hay sĩ diện. Người ta nói đàn ông có máu sĩ quả không sai.

Anh chồng hỏi lại:

- Anh sĩ diện ở điểm nào?

- Đó là về tiền bạc và nghề nghiệp. Em thấy anh có vẻ che giấu về khoản này. Có lẽ anh sợ nói ra thì thua kém người khác chăng? Đã thế khi chiêu đãi người yêu, anh có vẻ rất hoang. Khi lấy nhau rồi em thấy cũng ... thường thường thôi!

Anh chồng cự lại:

- Hồi đó có lúc anh phải vay tiền để chiêu đãi và mua quà cho em đấy. Trong thời gian yêu nhau anh thấy em cũng sĩ diện. Hỏi bóng hỏi gió về tuổi tác của em mà em toàn giấu thôi. Em sợ anh biết tuổi thật thì sẽ chê em già chứ gì? Thôi chuyện cũ đã qua, giờ ta đã là vợ chồng thì đừng có sĩ em nhé!

 

Đặt "tít" báo

Một nhà báo nọ rất hay bắt chước người khác, nhất là trong việc đặt tít bài. Thấy người ta có cái "tít" nào hay hay là anh ta dùng luôn, mà dùng đến bốn, năm lần, chỉ có thay đổi đôi chút.

Trước đây, thấy một nhà văn nữ có một truyện ngắn rất ấn tượng, anh nhà báo nọ học luôn để đặt tên cho bài báo của mình. Nào là: "Có một ngôi trường như thế", "Có một doanh nhân như thế", "Có một phụ nữ như thế" ... Sau đó, anh ta lại viết một loạt bài về các địa phương, cơ quan, đơn vị với đầu đề "Thôn A ngày ấy ... bây giờ", "Doanh nghiệp B ngày ấy ... bây giờ" ...

Khi viết về các cá nhân, anh nhà báo nọ cũng "giật" những tít rất biến báo. Viết về người trồng cây cảnh "Người thổi hồn cho cây", anh thợ chạm khắc đá "Người thổi hồn cho đá", tạc tượng "Người thổi hồn cho gỗ", anh công nhân ở trạm biến áp "Người thổi hồn cho điện", anh thợ lò gạch "Người thổi hồn cho đất" ... Ai cũng có thể "thổi hồn" được hết. Đến anh lính phòng cháy chữa cháy, anh nhà báo nọ cũng rút tít "Người thổi hồn cho lửa" (!) Đi chữa cháy mà "thổi" thêm gió thì có ngày "oan gia"!

 

Ông chồng lý sự

Một ông chồng nọ ham làm thì ít, ham chơi thì nhiều, đã thế lại còn hay vay mượn nợ nần. Bà vợ khuyên can ngọt nhạt mãi nhưng ông ta vẫn chứng nào tật nấy.

Một hôm bà vợ nói với chồng:

- Dạo này nhà mình khó khăn quá, tôi đã cố gắng vật lộn để trang trải những khoản ông đã vay người ta nhưng nợ vẫn còn nhiều quá. Ông chịu khó kiếm công việc gì để có tiền gánh đỡ. Nếu không có tiền trả thì có lẽ sẽ tan cửa nát nhà đấy ông ạ!

Ông chồng hầm hừ:

- Thế bà cho rằng có tiền thì sẽ mua được hạnh phúc à? Hễ thiếu tiền thì sẽ tan của nát nhà à?

Bà vợ từ tốn:

- Hạnh phúc không mua được bằng tiền, nhưng tiền nợ nhiều quá chắc sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc!

Ông chồng chống chế:

- "Cháo húp vòng quanh, công nợ trả dần", bà chỉ có lo hão!

- Người ta nói "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, tay để miệng không", nếu không làm thì đến cháo cũng chẳng có, lấy đâu mà húp vòng quanh!

Ông chồng vẫn không chịu:

- Thật là "Có tiền vợ vợ chồng chồng, hết tiền vợ đông chồng đoài". Người ta còn nói: "Lấy nhau vì tình, bỏ nhau vì tiền" quả không sai!

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...