VanVN.Net - Nhà văn P. được biết đến với những truyện ngắn viết về những mối tình đẹp như mơ: Cơn mưa hoa mận trắng, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh… nhưng chuyện tình yêu của chính anh thì lại không suôn sẻ chút nào...
Một lần, một nữ sinh viên đại học gọi điện đến cơ quan muốn gặp riêng nhà văn để xin tài liệu và tham khảo ý kiến vì cô làm khóa luận tốt nghiệp về những truyện ngắn của anh. P. chưa vợ nên đối với những nữ sinh viên anh có phần ưu tiên hơn. Sau khi nhận được điện thoại, nhà văn hẹn cô sinh viên đến gặp tại phòng làm việc ở tạp chí Văn. Nhà văn cẩn thận chọn bộ trang phục bảnh nhất, lòng khấp khởi và chờ đợi.
Quả như như dự đoán, cô gái xinh xắn dễ thương và cực kỳ hiền lành. Nhưng ngoài dự tính của nhà văn, cô đi cùng một người bạn trai nữa. Chàng trai tự giới thiệu đang theo học một trường đại học thuộc khối văn hóa nghệ thuật và trước sau gì anh cũng trở thành một trong những người thuộc giới văn nghệ sĩ, nghĩa là đồng nghiệp với nhà văn.
Sau một hồi rào đón, hỏi han về lý lịch quê quán, chàng trai thay mặt cô bạn gái bày tỏ nguyện vọng muốn có thêm một ít tài liệu và nhờ nhà văn cho ý kiến về đề tài khóa luận tốt nghiệp. Những tưởng rằng sẽ được nghe cái giọng trong trẻo của con gái miền ngược trao đổi về văn chương, về những chuyện tình lãng mạn, nhà văn ta âm thầm chịu trận khi phải nghe anh bạn trai “bắn” liên tục những truyện trên trời dưới đất, còn cô gái vẫn cứ im lìm. Cuối cùng, chợt nhớ ra điều gì đó cô gái khép nép: em chẳng có chút quà gì đáng giá, xin biếu nhà văn cân chè Thái quê hương để nhà văn tiếp bạn bè. Nhà văn thấy vậy thủng thỉnh: chè thì tôi không uống nhưng không nhận thì mang tiếng khách sáo, tôi xin nhận để biếu người khác vậy. Sau khi nghe anh bạn trai nói đủ những chuyện máy bay, tàu ngầm, cô gái vẫn rụt rè ngồi... cắn móng tay. Thấy bạn gái đã có quà tặng, chàng trai liền bộc bạch: em thì chẳng có quà tặng gì cả nhưng xin được đọc tặng nhà văn… vài bài thơ tự sáng tác coi như là quà ra mắt.
Chàng trai hắng giọng, suy nghĩ trong vài phút để chọn bài và bắt đầu đọc. Nhà văn của chúng ta lặng yên tranh thủ quan sát đối tượng và đợi nghe món quà thơ. Chàng trai vừa đọc được hai câu thơ thì tắc tị, không nhớ thế nào mà đọc nữa. Anh ta cứ ngúc ngắc mãi không thốt ra được lời nào. Thấy vậy nhà văn xuề xòa: thôi, thơ đọc khi khác cũng được hoặc khi nào tiện gửi cho anh luôn vài bài bằng văn bản cho khỏi phải đọc.
Cảm thấy có gì hơi thất thố vì món quà chưa thành, chàng trai đổi cách khác: vậy thì em xin hát một bài thay cho quà tặng vậy. Chàng uống thêm hớp nước cho ngọt giọng và nhìn thẳng vào nhà văn bắt đầu hát. Nhưng giống như lần trước, bài hát vừa dứt câu đầu tiên thì tiếng hát lại tắt ngấm, chàng quên mất lời bài hát.
Nhà văn trẻ tiếp tục động viên chàng trai để dịp khác cũng được, quà cáp không quan trọng, quan trọng là cái tình. Đừng nặng nề chuyện đó.
Sau một hồi suy tính, chàng trai bỗng cương quyết: bây giờ thì em xin tặng nhà văn một món quà khác, một món quà rất thiết thực. Nghe nói đến món quà tiếp theo, nhà văn toát hết mồ hôi hột. Không biết là món quà gì nữa đây.
Em xin trả lại cho nhà văn không gian và thời gian buổi chiều ngày hôm nay, chúng em xin về ạ, chàng trai hùng hồn tuyên bố. Nhà văn thở dài đánh thượt và nhìn đồng hồ: đã năm giờ chiều và món quà dành cho nhà văn đang nằm mênh mông ở một nơi nào đó mà đối tượng chính của buổi gặp gỡ thì vẫn chưa nói thêm được lời nào.
VanVN.Net - Nhà văn P. được biết đến với những truyện ngắn viết về những mối tình đẹp như mơ: Cơn mưa hoa mận trắng, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh… nhưng chuyện tình yêu của chính anh thì lại không suôn sẻ chút nào...
Một lần, một nữ sinh viên đại học gọi điện đến cơ quan muốn gặp riêng nhà văn để xin tài liệu và tham khảo ý kiến vì cô làm khóa luận tốt nghiệp về những truyện ngắn của anh. P. chưa vợ nên đối với những nữ sinh viên anh có phần ưu tiên hơn. Sau khi nhận được điện thoại, nhà văn hẹn cô sinh viên đến gặp tại phòng làm việc ở tạp chí Văn. Nhà văn cẩn thận chọn bộ trang phục bảnh nhất, lòng khấp khởi và chờ đợi.
Quả như như dự đoán, cô gái xinh xắn dễ thương và cực kỳ hiền lành. Nhưng ngoài dự tính của nhà văn, cô đi cùng một người bạn trai nữa. Chàng trai tự giới thiệu đang theo học một trường đại học thuộc khối văn hóa nghệ thuật và trước sau gì anh cũng trở thành một trong những người thuộc giới văn nghệ sĩ, nghĩa là đồng nghiệp với nhà văn.
Sau một hồi rào đón, hỏi han về lý lịch quê quán, chàng trai thay mặt cô bạn gái bày tỏ nguyện vọng muốn có thêm một ít tài liệu và nhờ nhà văn cho ý kiến về đề tài khóa luận tốt nghiệp. Những tưởng rằng sẽ được nghe cái giọng trong trẻo của con gái miền ngược trao đổi về văn chương, về những chuyện tình lãng mạn, nhà văn ta âm thầm chịu trận khi phải nghe anh bạn trai “bắn” liên tục những truyện trên trời dưới đất, còn cô gái vẫn cứ im lìm. Cuối cùng, chợt nhớ ra điều gì đó cô gái khép nép: em chẳng có chút quà gì đáng giá, xin biếu nhà văn cân chè Thái quê hương để nhà văn tiếp bạn bè. Nhà văn thấy vậy thủng thỉnh: chè thì tôi không uống nhưng không nhận thì mang tiếng khách sáo, tôi xin nhận để biếu người khác vậy. Sau khi nghe anh bạn trai nói đủ những chuyện máy bay, tàu ngầm, cô gái vẫn rụt rè ngồi... cắn móng tay. Thấy bạn gái đã có quà tặng, chàng trai liền bộc bạch: em thì chẳng có quà tặng gì cả nhưng xin được đọc tặng nhà văn… vài bài thơ tự sáng tác coi như là quà ra mắt.
Chàng trai hắng giọng, suy nghĩ trong vài phút để chọn bài và bắt đầu đọc. Nhà văn của chúng ta lặng yên tranh thủ quan sát đối tượng và đợi nghe món quà thơ. Chàng trai vừa đọc được hai câu thơ thì tắc tị, không nhớ thế nào mà đọc nữa. Anh ta cứ ngúc ngắc mãi không thốt ra được lời nào. Thấy vậy nhà văn xuề xòa: thôi, thơ đọc khi khác cũng được hoặc khi nào tiện gửi cho anh luôn vài bài bằng văn bản cho khỏi phải đọc.
Cảm thấy có gì hơi thất thố vì món quà chưa thành, chàng trai đổi cách khác: vậy thì em xin hát một bài thay cho quà tặng vậy. Chàng uống thêm hớp nước cho ngọt giọng và nhìn thẳng vào nhà văn bắt đầu hát. Nhưng giống như lần trước, bài hát vừa dứt câu đầu tiên thì tiếng hát lại tắt ngấm, chàng quên mất lời bài hát.
Nhà văn trẻ tiếp tục động viên chàng trai để dịp khác cũng được, quà cáp không quan trọng, quan trọng là cái tình. Đừng nặng nề chuyện đó.
Sau một hồi suy tính, chàng trai bỗng cương quyết: bây giờ thì em xin tặng nhà văn một món quà khác, một món quà rất thiết thực. Nghe nói đến món quà tiếp theo, nhà văn toát hết mồ hôi hột. Không biết là món quà gì nữa đây.
Em xin trả lại cho nhà văn không gian và thời gian buổi chiều ngày hôm nay, chúng em xin về ạ, chàng trai hùng hồn tuyên bố. Nhà văn thở dài đánh thượt và nhìn đồng hồ: đã năm giờ chiều và món quà dành cho nhà văn đang nằm mênh mông ở một nơi nào đó mà đối tượng chính của buổi gặp gỡ thì vẫn chưa nói thêm được lời nào.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn