VanVN.Net - Nghề đi biển dạy tôi biết vượt qua tất cả sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Nghề nghiệp đã tạo ra tính cách mạnh và quả cảm của người đi biển. Khi đã đặt chân bước lên tấm ván bắt từ cầu tàu lên boong tàu, không cho phép người thủy thủ lùi bước. Chỉ có một hướng tiến lên. Dừng hay lùi đều có nguy cơ rơi xuống nước...
Ở Việt Nam, khi nhắc đến người Hải Phòng người ta có cảm giác ngay đến sự mạnh mẽ và quyết liệt. Nhưng tại Hải Phòng, đâu là nơi phát tích của cái văn hóa “hơi bị mạnh” đó. Câu chuyện thực sau có thể là sự giải thích hợp lý chăng?
Năm 1971 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Đường Thủy, chúng tôi được bố trí xuống tàu biển chạy tuyến Hải Phòng - Khu IV. Thời đó, Mỹ đánh phá ác liệt các tuyến vận tải vào Nam đặc biệt là tuyến vận tải biển. Xuống tàu là sống và chết rất gần nhau. Thủy thủ thời chiến chúng tôi không có đồng phục. Một lần, có nhóm thủy thủ lên bờ cùng bạn gái đến rạp “Công nhân” ở phố Cầu Đất để mua vé xem phim. Mọi người đang vui vẻ xếp hàng chờ mua vé thì có một nhóm thanh niên đường phố đến trêu ghẹo mấy cô gái trong nhóm. Vì thái độ nhóm thanh niên đường phố đùa hơi thô bạo nên một chàng thủy thủ nổi khùng to tiếng: “Tao nói cho bọn mày biết, bọn tao là thủy thủ. Chúng tao thừa lòng dũng cảm kể cả sự liều lĩnh!”
Nghe vậy, nhóm thanh niên đường phố bỏ đi.
Nghề đi biển và câu chuyện trên đã theo tôi và dạy tôi biết vượt qua tất cả sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Nghề nghiệp đã tạo ra tính cách mạnh và quả cảm của người đi biển. Khi đã đặt chân bước lên tấm ván bắt từ cầu tàu lên boong tàu, không cho phép người thủy thủ lùi bước. Chỉ có một hướng tiến lên. Dừng hay lùi đều có nguy cơ rơi xuống nước. Đến giờ tàu rời bến hay kéo neo, không cho phép bất cứ ai được trễ dù chỉ một phút. Cả con tàu là một bộ máy thống nhất. Thủy thủ boong hay máy cũng đều phải giỏi và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chức danh nào cũng quan trọng vì sự tồn tại của con tàu.
Ra biển, người thủy thủ trước hết phải có sức mạnh cơ bắp, vì những người yếu đuối sẽ bị loại nghiệm ngay khi chọn lựa xuống tàu. Con tàu ra biển giữa đại dương. Trên có trời cao, dưới là nước, giữa chỉ còn lại là con tàu như chiếc lá nhỏ bé giữa biển cả mênh mông. Hơn nữa trong chiến tranh, người thủy thủ không chỉ phải chống chọi với thiên nhiên mà còn phải sẵn sàng chiến đấu với lực lượng biệt kích từ miền Nam và cả bom đạn của máy bay Mỹ. Nếu người lính trên đường Trường Sơn còn có hy vọng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” thì người thủy thủ chúng tôi chẳng có sự hy vọng hay an ủi tối thiểu đó.
Nhớ lại hôm 31/12/1971 lúc khoảng sáu giờ sáng, máy bay Mỹ lao vào đánh Nghệ An. Tàu Cửu Long chúng tôi trọng tải 1500T, trong bụng còn 30 tấn xăng chưa kịp giao, phải kéo neo từ Hòn Ngư chạy ra Hải Phòng. Đến ngang Lạch Trường Thanh Hóa, khoảng hơn chín giờ sáng. Gữa trời trong không một bóng mây, biển xanh sóng lặng. Máy bay Mỹ sau khi đánh Lạch Trường với những cột khói đen bay ra biển thì phát hiện tàu chúng tôi. Lúc đó chúng tôi như cá nằm trên thớt. Tất cả thủy thủ đoàn đều về vị trí chiến đấu. Tôi cầm khẩu súng trường đứng phía lái. Nhưng một lệnh từ Ban chỉ huy tàu đưa ra: “Không khiêu khích, tất cả vào ca bin”. Sau này tôi hiểu rằng, các vị trong Ban chỉ huy tàu đã quyết định sử dụng chính cái màu trắng dễ lộ nhất trong chiến tranh lại là cái màu an toàn nhất đối với chúng tôi. Cái màu trắng rực rỡ của con tàu đã làm cho bọn Mỹ nhầm lẫn với những con tàu của các nước khác. Hai chiếc máy bay lượn hai vòng ngắm con tàu rồi bay thẳng ra biển Đông.
Về đến Hải Phòng, mọi người đến chúng mừng chúng tôi suýt bị “cắt hộ khẩu”.
Trước khắc nghiệt của thiên nhiên, không tồn tại con người hèn nhát. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người hiên ngang, bất khuất, không biết cúi đầu trước bất cứ thế lực nào dù từ thiên nhiên hay từ con người. Muốn con tàu chạy an toàn giữa đại dương, đòi hỏi con người gắn bó với nhau. Mỗi thành viên trên tàu đều phải dựa vào nhau để tồn tại và có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm của cá nhân mình vì sự sống còn của cả con tàu. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người biết đoàn kết, biết sống và làm việc theo luật lệ và theo nhóm.
Trước bão tố, con người không chỉ phải sử dụng cơ bắp để vượt qua bão tố mà cần rất nhiều trí tuệ để hiểu thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người không chỉ biết cần có sức khỏe mà cần có trí tuệ cao để hiểu quy luật của thiên nhiên, quy luật của khoa học và kỹ thuật. Đi biển không chỉ an toàn mà cần có hiệu quả lao động cao nhất.
Con tàu ra giữa biển. Người đi biển không có gì vui hơn khi được gặp con tàu khác giữa biển khơi. Bản năng nghề đi biển đã dạy chúng ta lòng yêu thương con người, yêu quý cuộc sống hơn. Chính nghề đi biển đã làm thế giới nhỏ lại, con người yêu thương nhau hơn, quý trọng nhau hơn. Và người đi biển luôn mong muốn: người với người là bạn.
Có thể nói những đặc tính ưu việt nhất của con người hiện đại đó là: sức khỏe, khoa học, mưu trí, dũng cảm, kỉ luật, ý thức tổ chức biết làm việc theo nhóm, không chịu khuất phục, biết yêu thương con người... đều có ở nghề của người đi biển.
Con người đã lên đến mặt trăng. Nhưng vụ giải cứu tàu ngầm Nga ở độ sâu 100m đã là thử thách quá sức của con người. Dầu khí và các tài nguyên quý hiếm giữa biển khơi đang chờ bàn tay của con người.
Hướng ra biển, với mỗi cá nhân có thể rèn luyện cho mình tính cách và tầm nhìn của con chim đại bàng. Sau này nghe bài hát “Nếu anh chưa từng đi biển thì chưa thể xứng với tình em”. Tôi ngẫm nghĩ lời hát sao mà đúng quá. Người con gái nào mà không muốn người yêu mình không chỉ có sức khỏe mà còn có cả dũng cảm, không chỉ am hiểu mọi chuyện chân trời góc biển mà thừa mưu và dư trí để trở thành cây tùng cây bách của em yêu.
“Thừa lòng dũng cảm kể cả sự liều lĩnh” đó tính cách phổ biến của người đi biển.
Tại sao bạn không rèn luyện tính cách mình?
VanVN.Net - Nghề đi biển dạy tôi biết vượt qua tất cả sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Nghề nghiệp đã tạo ra tính cách mạnh và quả cảm của người đi biển. Khi đã đặt chân bước lên tấm ván bắt từ cầu tàu lên boong tàu, không cho phép người thủy thủ lùi bước. Chỉ có một hướng tiến lên. Dừng hay lùi đều có nguy cơ rơi xuống nước...
Ở Việt Nam, khi nhắc đến người Hải Phòng người ta có cảm giác ngay đến sự mạnh mẽ và quyết liệt. Nhưng tại Hải Phòng, đâu là nơi phát tích của cái văn hóa “hơi bị mạnh” đó. Câu chuyện thực sau có thể là sự giải thích hợp lý chăng?
Năm 1971 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Đường Thủy, chúng tôi được bố trí xuống tàu biển chạy tuyến Hải Phòng - Khu IV. Thời đó, Mỹ đánh phá ác liệt các tuyến vận tải vào Nam đặc biệt là tuyến vận tải biển. Xuống tàu là sống và chết rất gần nhau. Thủy thủ thời chiến chúng tôi không có đồng phục. Một lần, có nhóm thủy thủ lên bờ cùng bạn gái đến rạp “Công nhân” ở phố Cầu Đất để mua vé xem phim. Mọi người đang vui vẻ xếp hàng chờ mua vé thì có một nhóm thanh niên đường phố đến trêu ghẹo mấy cô gái trong nhóm. Vì thái độ nhóm thanh niên đường phố đùa hơi thô bạo nên một chàng thủy thủ nổi khùng to tiếng: “Tao nói cho bọn mày biết, bọn tao là thủy thủ. Chúng tao thừa lòng dũng cảm kể cả sự liều lĩnh!”
Nghe vậy, nhóm thanh niên đường phố bỏ đi.
Nghề đi biển và câu chuyện trên đã theo tôi và dạy tôi biết vượt qua tất cả sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Nghề nghiệp đã tạo ra tính cách mạnh và quả cảm của người đi biển. Khi đã đặt chân bước lên tấm ván bắt từ cầu tàu lên boong tàu, không cho phép người thủy thủ lùi bước. Chỉ có một hướng tiến lên. Dừng hay lùi đều có nguy cơ rơi xuống nước. Đến giờ tàu rời bến hay kéo neo, không cho phép bất cứ ai được trễ dù chỉ một phút. Cả con tàu là một bộ máy thống nhất. Thủy thủ boong hay máy cũng đều phải giỏi và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chức danh nào cũng quan trọng vì sự tồn tại của con tàu.
Ra biển, người thủy thủ trước hết phải có sức mạnh cơ bắp, vì những người yếu đuối sẽ bị loại nghiệm ngay khi chọn lựa xuống tàu. Con tàu ra biển giữa đại dương. Trên có trời cao, dưới là nước, giữa chỉ còn lại là con tàu như chiếc lá nhỏ bé giữa biển cả mênh mông. Hơn nữa trong chiến tranh, người thủy thủ không chỉ phải chống chọi với thiên nhiên mà còn phải sẵn sàng chiến đấu với lực lượng biệt kích từ miền Nam và cả bom đạn của máy bay Mỹ. Nếu người lính trên đường Trường Sơn còn có hy vọng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” thì người thủy thủ chúng tôi chẳng có sự hy vọng hay an ủi tối thiểu đó.
Nhớ lại hôm 31/12/1971 lúc khoảng sáu giờ sáng, máy bay Mỹ lao vào đánh Nghệ An. Tàu Cửu Long chúng tôi trọng tải 1500T, trong bụng còn 30 tấn xăng chưa kịp giao, phải kéo neo từ Hòn Ngư chạy ra Hải Phòng. Đến ngang Lạch Trường Thanh Hóa, khoảng hơn chín giờ sáng. Gữa trời trong không một bóng mây, biển xanh sóng lặng. Máy bay Mỹ sau khi đánh Lạch Trường với những cột khói đen bay ra biển thì phát hiện tàu chúng tôi. Lúc đó chúng tôi như cá nằm trên thớt. Tất cả thủy thủ đoàn đều về vị trí chiến đấu. Tôi cầm khẩu súng trường đứng phía lái. Nhưng một lệnh từ Ban chỉ huy tàu đưa ra: “Không khiêu khích, tất cả vào ca bin”. Sau này tôi hiểu rằng, các vị trong Ban chỉ huy tàu đã quyết định sử dụng chính cái màu trắng dễ lộ nhất trong chiến tranh lại là cái màu an toàn nhất đối với chúng tôi. Cái màu trắng rực rỡ của con tàu đã làm cho bọn Mỹ nhầm lẫn với những con tàu của các nước khác. Hai chiếc máy bay lượn hai vòng ngắm con tàu rồi bay thẳng ra biển Đông.
Về đến Hải Phòng, mọi người đến chúng mừng chúng tôi suýt bị “cắt hộ khẩu”.
Trước khắc nghiệt của thiên nhiên, không tồn tại con người hèn nhát. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người hiên ngang, bất khuất, không biết cúi đầu trước bất cứ thế lực nào dù từ thiên nhiên hay từ con người. Muốn con tàu chạy an toàn giữa đại dương, đòi hỏi con người gắn bó với nhau. Mỗi thành viên trên tàu đều phải dựa vào nhau để tồn tại và có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm của cá nhân mình vì sự sống còn của cả con tàu. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người biết đoàn kết, biết sống và làm việc theo luật lệ và theo nhóm.
Trước bão tố, con người không chỉ phải sử dụng cơ bắp để vượt qua bão tố mà cần rất nhiều trí tuệ để hiểu thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Vì vậy nghề đi biển dạy cho con người không chỉ biết cần có sức khỏe mà cần có trí tuệ cao để hiểu quy luật của thiên nhiên, quy luật của khoa học và kỹ thuật. Đi biển không chỉ an toàn mà cần có hiệu quả lao động cao nhất.
Con tàu ra giữa biển. Người đi biển không có gì vui hơn khi được gặp con tàu khác giữa biển khơi. Bản năng nghề đi biển đã dạy chúng ta lòng yêu thương con người, yêu quý cuộc sống hơn. Chính nghề đi biển đã làm thế giới nhỏ lại, con người yêu thương nhau hơn, quý trọng nhau hơn. Và người đi biển luôn mong muốn: người với người là bạn.
Có thể nói những đặc tính ưu việt nhất của con người hiện đại đó là: sức khỏe, khoa học, mưu trí, dũng cảm, kỉ luật, ý thức tổ chức biết làm việc theo nhóm, không chịu khuất phục, biết yêu thương con người... đều có ở nghề của người đi biển.
Con người đã lên đến mặt trăng. Nhưng vụ giải cứu tàu ngầm Nga ở độ sâu 100m đã là thử thách quá sức của con người. Dầu khí và các tài nguyên quý hiếm giữa biển khơi đang chờ bàn tay của con người.
Hướng ra biển, với mỗi cá nhân có thể rèn luyện cho mình tính cách và tầm nhìn của con chim đại bàng. Sau này nghe bài hát “Nếu anh chưa từng đi biển thì chưa thể xứng với tình em”. Tôi ngẫm nghĩ lời hát sao mà đúng quá. Người con gái nào mà không muốn người yêu mình không chỉ có sức khỏe mà còn có cả dũng cảm, không chỉ am hiểu mọi chuyện chân trời góc biển mà thừa mưu và dư trí để trở thành cây tùng cây bách của em yêu.
“Thừa lòng dũng cảm kể cả sự liều lĩnh” đó tính cách phổ biến của người đi biển.
Tại sao bạn không rèn luyện tính cách mình?
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn