“THI CA TRONG HỘI HỌA” VÀ “HỘI HỌA TRONG THI CA” VỚI TRANH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG TRIỂN LÃM “NGƯỜI THỔI SÁO”

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, triển lãm tranh “Người thổi sáo” của ông sẽ khai mạc vào lúc 10h sáng 7-1-2021 tại Trung tâm ART SPACCE trường Đại học Mỹ thuật, 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Triển lãm trưng bày gần 60 bức tranh (một nửa là sơn dầu, một nửa là màu nước, pastel).

GIỚI THIỆU CHÙM THƠ VIẾT VỀ XỨ ĐOÀI CỦA TÁC GIẢ HOÀNG CẨM NGA

 

Tác giả Hoàng Cẩm Nga, quê ở Sơn Tây, đã in 3 tập thơ và theo học các lớp bồi dưỡng viết văn của Trung tâm viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam và lớp sáng tác, thẩm bình văn chương của Hội Nhà văn Hà Nội. VANVN.NET vừa nhận được chùm thơ viết về Xứ Đoài của chị với nhiều cảm xúc tinh tế và trăn trở nghĩ suy về một vùng đất, vùng người giữa miền trầm tích văn hóa ngàn xưa. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

KỲ LẠ TÍNH CÁCH CỦA NHÀ VĂN FRANZ KAFKA

 

TÂM SỰ CỦA J. BRODSKY KHI NHẬN GIẢI NOBEL VĂN HỌC

 

MAI LIẾU – SUỐI NGÀN CHẢY MÃI

 

Trịnh Thanh Phong- Nhà thơ Mai Liễu tên thật là Ma Văn Liễu, dân tộc Tày, sinh năm 1949 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; thường trú tại quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhiều năm tham gia Ban lãnh đạo Hội Văn nghệ Hà Tuyên trước đây, Hội Văn nghệ Tuyên Quang sau này, nguyên phó Tổng Biên tập thường trực tạp chí Văn hóa các dân tộc thuộc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam.

SỰ THÚ VỊ Ở MỘT TRẠI SÁNG TÁC VĂN HỌC

 

VAI TRÒ CỦA DIỄN NGÔN TRONG NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

 

LÊ THỊ GẤM-Đứng trước truyền thống mĩ học đề cao giá trị hiện thực, các tác phẩm tự sự lịch sử ở nước ta không tránh khỏi cái nhìn đối chiếu văn - sử từ phía người đọc. Một số tác phẩm thổi bùng lên những cuộc tranh luận gay gắt. Đáng chú ý nhất là cuộc tranh luận cuối thập niên 80 về ba truyện lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. Nội dung cuộc tranh luận chia thành hai luồng ý kiến.

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT HẬU CHIẾN NƯỚC NGOÀI

 

HOÀI NAM-“Văn chương hậu chiến” là khái niệm cần được hiểu theo hai tầng bậc nghĩa. Thứ nhất, nó chỉ những tác phẩm được viết ra sau khi một cuộc chiến tranh chấm dứt. Thứ hai, những tác phẩm ấy viết về cuộc sống và con người sau chiến tranh, nhưng là thứ cuộc sống và con người dường như đã bị cái bóng ma của cuộc chiến trùm phủ, cách này hay cách khác, và không sao dứt ra thoát ra được.

NHỚ NHÀ VĂN “bây giờ là mùa thu”

 

NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI: ĐI TẬN CÙNG TẦM HỒN MÌNH SẼ GẶP ĐƯỢC TÂM HÔN NGƯỜI KHÁC

 

Nhà văn Trần Thuỳ Mai là cây bút văn xuôi đương đại Việt Nam được yêu thích với rất nhiều truyện ngắn hay, thấm đẫm bản sắc xứ Huế, nơi quê hương chị. Nhẹ nhàng, thâm trầm, tinh tế, sâu sắc… những trang văn của Trần Thuỳ Mai cứ thế thấm vào người đọc với những dấu ấn khó quên. Gần đây chị xuất hiện với Từ Dụ Thái Hậu, thêm một thể loại nữa được chị viết và khẳng định dấu ấn của mình, đó là tiểu thuyết lịch sử.

MỘT HIỆN TẠI AI VIẾT VĂN (?!)

 

VŨ KIỀU CHINH-Có một công thức khá chung cho những tưởng tượng của con người về máy móc qua tiểu thuyết, phim ảnh. Đầu tiên, chúng đơn thuần là những công cụ phục vụ cho đời sống của con người, tiếp theo, có được nhận thức và chống lại những ông chủ, bà chủ cũ, rồi một cuộc soán vị đổi ngôi, sắt thép làm chủ, thịt xương làm nô lệ.

VÕ HUY TÂM, MỘT CHÚT THƠ ĐỂ LẠI ĐỜI

 

MỘT NGÀY THU NHỚ VỊ TƯỚNG GIÀ

 

VĂN CAO, NHÂN CÁCH VÀ TÀI NĂNG

 

Phạm Trọng Thanh-Những thập niên đầu thế kỷ XX vừa qua, quê hương Nam Định chứng kiến sự xuất hiện của những người con ưu tú, trưởng thành trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do. Họ là những chiến sĩ cách mạng kiên cường, những văn nghệ sĩ hàng đầu, niềm tự hào của quê hương đất nước. Văn Cao là một trong số những người con ưu tú ấy.

BẢN KHẢO TRẠNG NỘI TÂM NHẰM XÁC LẬP NHÂN VỊ ĐÀN BÀ

 

NGUYỄN VĂN HÙNG-Sau tập truyện ngắn đầu tay Bến mê (2007) được dư luận phản hồi tích cực và vinh dự nhận Giải trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, đến năm 2020, Nguyễn Thị Lê Na mới trình làng tập truyện ngắn thứ hai Đắng ngọt đàn bà. Hơn mười năm là một khoảng thời gian đủ dài để người đàn bà viết văn quan sát, suy tư, tìm tòi và bứt phá.

NHỮNG HỒI ỨC LÊ KHẢ PHIÊU

 

Xuân Ba-Hồi đó đâu như cuối năm 2012. Vận nước chưa phải hồi hanh thông. Lòng dân chưa thật yên. Vậy nên tôi tự cho mình là may mắn khi được chứng kiến cái không khí của một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng về với dân, về chứ không phải gặp, xin nói lại như vậy trong không khí ấm áp thân gần.