Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
  • Chuyện phiếm với nhà văn Tô Hoài

    28-06-2011 10:30:13 AM

    VanVN.Net - Ngồi chuyện phiếm thì rất hóm hỉnh và đôi khi tếu táo, song trong các cuốn sổ ghi chép của mình mà nhà văn đã đưa tôi đọc sau câu nói “người đâu mười hẹn chín thường đơn sai” khoảng hai mươi năm trước, tôi đã ghi lại những nhận xét rất tinh tế, rất chính xác và vô cùng chi tiết...

     
  • Ngồi với Lê Lựu một chiều cuối xuân

    27-06-2011 09:48:23 AM

    VanVN.Net - Nhà văn Lê Lựu đang loay hoay quyên tiền để xây nhà tưởng niệm Phạm Tiến Duật. Đã xin được đất, Hội Văn nghệ Phú Thọ đã đồng ý xén từ khuôn viên của mình ra một mảnh; đã đúc xong tượng đồng nhà thơ, đã có được hơn 100 triệu nhưng cần số tiền gấp mười ấy nữa cho một ý tưởng đẹp và hào hùng…

     
  • Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ: lặng lẽ một hiện tượng

    25-06-2011 08:59:40 AM

    Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ tên khai sinh: Nguyễn Thị Mỹ Nữ. Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1955. Quê quán: Lai Xá, Thanh Liêm, Hà Nam. Hiện sống tại Bình Định.

    Tác phẩm chính đã xuất bản: Mắt núi (tập truyện, 2004); Món quà của mùa hè (tập truyện, 2007); Những câu kinh chấp chới (tập truyện, 2008).

    Giải thưởng văn học: Giải Ba với truyện ngắn: “Bộ bài” của báo Văn nghệ 1998-2000. Giải Tư với truyện ngắn: “Hàng xóm” của tạp chí Văn nghệ Quân đội, 2001-2002. - Giải Khuyến khích với truyện ngắn: “Khoảnh trời nhỏ của ông” của báo Mực tím, Tp. Hồ Chí Minh (2003). Giải Khuyến khích với tập truyện: “Mắt núi” (Giải Đào Tấn - Xuân Diệu lần thứ tư, 2001-2005). Giải Tư với truyện ngắn: “Nhà khóc dành cho một người” của tạp chí Văn nghệ Quân đội, 2005-2006.

     
  • Nhà thơ Giang Nam: Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình “Quê hương”

    23-06-2011 07:43:09 AM

    VanVN.Net - Có lẽ ông là người có đặc điểm nhân dạng ổn định nhất trong các nhà thơ Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào khuôn mặt với đôi kính trắng gọng đen bình yên ấy sẽ chẳng thấy được những thăng trầm khổ đau, những loạn ly trận mạc...

     
  • Người trai Mường một đời mê say...

    16-06-2011 01:06:08 PM

    VanVN.Net - Nhà văn Hà Trung Nghĩa sinh ngày 4 tháng 5 năm 1947. Quê quán: Xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Dân tộc Mường. Tốt nghiệp bác sĩ Ngoại khoa Phẫu thuật Đại học Y Hà Nội khoá 1966-1972, về làm việc tại Bệnh viện tỉnh Hoà Bình. Viết văn xuôi, ký, truyện ngắn, từ  1976 nhập ngũ là đại đội trưởng C quân y Quân khu 2 năm 1979, về Bệnh viện tỉnh Hoà Bình làm trưởng phòng kế hoạch tổng hợp năm 1987, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đầu năm 1997…

     
  • Cuộc họp mặt tưởng niệm nhà thơ Lưu Trọng Lư

    16-06-2011 12:52:24 PM

    VanVN.Net - Sau khi đưa tang nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối 15/8/1991, một số văn nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ từng gắn bó với nhà thơ ở Liên khu IV cũ đã đến thắp hương tưởng niệm và nhắc lại vài kỷ niệm sâu sắc đối với nhà thơ. Các nhạc sĩ Trần Hoàn, Mặc Hy cùng các nhà văn nhà thơ Bùi Hiển, Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam, Thanh Hương, Hoàng Minh Châu, Hoàng Vũ Thuật, Ngô Thảo, Trần Phương Trà đã kể với bà Tôn Nữ Lệ Minh, vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư và các con những câu chuyện cảm động về nhà thơ…

     
  • Vì sao nhà văn Trung Trung Đỉnh “Lạc rừng”?

    14-06-2011 02:32:00 PM

    VanVN.Net - Làm vợ nhà văn nhà thơ đương nhiên là... khổ rồi, nhưng làm vợ Trung Trung Đỉnh thì... khổ hơn gấp bội. Ấy là bởi cái tính thích xê dịch của ông, mà toàn kiểu xê dịch không biết bao giờ về. Chính là bà vợ “Đỉnh” phát hiện ra điều này: rằng là đàn ông nhiều chuyện, tức lắm mồm hơn đàn bà. Chứ không ư? Đàn bà mà rỗi thì tất nhiên là đàn đúm, là chuyện vặt, hết giá cả, thời trang, đến... nói xấu chồng là cùng, và đến giờ là về. Còn đàn ông, nhất là bạn của “Đỉnh của bà” (chắc cũng là các... nhà văn), chỉ cần 2 người với chai rượu là có thể thâu đêm suốt sáng chuyện trên trời dưới biển, và lúc ấy thì... nhà là cái đinh... Ngày này qua tháng khác, chuyện không bao giờ cạn, gặp nhau là có chuyện...

     
  • Có một nhà thơ không bao giờ… khép cửa sổ

    10-06-2011 10:38:43 AM

    VanVN.Net – Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát vẫn thân thương gọi tác giả “Hương thầm” là: “người chị trong Thơ và trong Đời” của mình. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nổi tiếng sớm và đi được khá dài trên con đường thi ca. Dù cuộc đời có những lúc phải đối mặt với những khúc quanh, những trắc trở gập ghềnh, nhưng không vì thế mà Thơ và người thơ ấy chịu để mình chìm trôi vào dòng xoáy của thời gian nghiệt ngã…

     
  • Một Nguyễn Ngọc Tư khác qua “Cánh đồng bất tận”

    08-06-2011 12:59:35 PM

    VanVN.Net – “Thực ra thì chưa bao giờ chúng tôi nói chuyện với nhau quá 30 phút, trừ một lần đi trại chung với nhau cách đây hơn chục năm, cái hồi Tư chưa có “Ngọn đèn không tắt” chứ đừng nói đến “Cánh đồng bất tận”. Thân nhau từ hồi ấy, Tư coi tôi như anh, nhưng rất ít thư từ nhắn tin, có sách thì gửi cho nhau.” – Văn Công Hùng “hồi ức” về cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nguyễn Ngọc Tư như thế. Thông tin mới nhất về nữ nhà văn phương Nam này là tối 03/6/2011, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng – HN), Nguyễn Ngọc Tư giản dị quần jean áo thô lên nhận tặng thưởng cho cuốn “Cánh đồng bất tận” - trao thưởng tác phẩm văn học, ca khúc về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

     
  • Nhà văn Tô Hoài đặt bàn viết ở đâu?

    06-06-2011 09:19:58 AM

    VanVN.Net – “… viết cứ như chơi, tưng tửng, đùa cợt... làm khuynh đảo cả những cách viết cũ mà vẫn hiện thực đến tận cốt lõi đời sống. Giai đoạn này, nhà văn thực sự là một nhân chứng lớn của lịch sử, viết trực diện về con nguời xã hội, con nguời văn học, tôi cảm thấy cây cổ thụ Tô Hoài vẫn phủ bóng rợp lên thế hệ nhà văn chúng tôi.” Đó là những điều nhà thơ Vân Long viết về nhà văn Tô Hoài – nhà văn “đặt bàn viết giữa cuộc đời”...

     
  • Trò chuyện với một trưởng lão

    06-06-2011 08:40:18 AM

    VanVN.Net - Hễ ai có công với văn chương Việt Nam, con người này hình như đều không quên. Với sức làm việc như thế này, chắc gì mấy người trẻ theo nổi một ông già đã bảy mươi sáu, xưa nay hiếm. Mà đâu chỉ sức làm việc, còn cả tấm lòng, cả sự cần mẫn với con đường đã chọn. Những con người như Hà Minh Đức liệu giờ còn được bao nhiêu? Hiếm quá. Tự nhiên thấy ngậm ngùi…

     
  • Ngô Ngọc Bội - nhà văn của Bộ áo "mới" mặc buổi đêm

    25-05-2011 11:34:51 AM

    VanVN.Net – "... Có một nét trong tính cách của Ngô Ngọc Bội mà tôi chú ý học hỏi mà không được, đó là không chịu giao đãi, không bao giờ mất thì giờ với các nhà văn nổi tiếng, cảnh giả và khụng khiệng. Ông không coi thường họ, có lẽ tai tôi chỉ nghe ông chê ai đó viết về nông thôn - một thứ nông thôn giả cầy, chứ chưa hề nghe ông chê nhà văn nói chung..." - Phải là những người cùng sống, cùng làm việc, cùng sẻ chia với nhau trong thời gian không ngắn mới có thể nghĩ và viết về nhau như vậy. Đó là những gắn bó không chỉ dừng lại ở tình đồng nghiệp, tình bạn đơn thuần của hai nhà văn Việt Nam: Văn Chinh và Ngô Ngọc Bội…

     
  • "Ông cỏ Giêng" dưới chân núi Tà Cú

    20-05-2011 10:04:25 AM

    VanVN.Net – Sau bài viết về chuyến “phượt” ở Tây Nguyên với 6 nhà văn của Sương Nguyệt Minh, một trong số những nhân vật đó – nhà thơ Văn Công Hùng –  đã gửi ngay một bài về nhà văn dưới chân núi Tà Cú. Đọc mới thấy rằng, văn chương quả là đa dạng, đa chiều, nhưng (tình và đời) văn nhân mới là điều muôn phần hấp dẫn bởi những bí mật, bí quyết, bí ẩn… gọi mời khám phá, giải mã...

     
«« « 1 2 3 4 5 6 » »»