VanVN.Net – "... Có một nét trong tính cách của Ngô Ngọc Bội mà tôi chú ý học hỏi mà không được, đó là không chịu giao đãi, không bao giờ mất thì giờ với các nhà văn nổi tiếng, cảnh giả và khụng khiệng. Ông không coi thường họ, có lẽ tai tôi chỉ nghe ông chê ai đó viết về nông thôn - một thứ nông thôn giả cầy, chứ chưa hề nghe ông chê nhà văn nói chung..." - Phải là những người cùng sống, cùng làm việc, cùng sẻ chia với nhau trong thời gian không ngắn mới có thể nghĩ và viết về nhau như vậy. Đó là những gắn bó không chỉ dừng lại ở tình đồng nghiệp, tình bạn đơn thuần của hai nhà văn Việt Nam: Văn Chinh và Ngô Ngọc Bội…
Nhà văn Ngô Ngọc Bội
Thời làm Trưởng ban Văn báo Văn nghệ, ông đã mở cửa cho văn đàn xao xuyến lên với các truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, các bút ký lẫy lừng như “Chuyện của ông vua lốp”, “Lời khai của bị can” của Trần Huy Quang, “Con đường có máu chảy” của Trần Quang Quý và “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc... Ít người biết rằng, chính Ngô Ngọc Bội đã đặt bút danh cho Phạm Thị Hoài, nữ nhà văn này gửi đến báo Văn nghệ các truyện ngắn với bút danh Phạm Hoài Nam, ông đã khuyên và cô đã nghe, bút danh PhạmThị Hoài gợi và đặc biệt phù hợp với chất văn của cô. Ngô Ngọc Bội là người đưa in Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Xin được nhắc lại ở đây mấy lời tôi từng viết về nhà văn Sao Mai, bởi vì nó cũng nói về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Tôi có một may mắn trong cuộc đời lận đận và không may mắn của mình là được học với những người thầy giỏi và những cuốn sách hay theo cái cách nào đó đều đã đến tay. Hai trong số ấy là nhà văn Sao Mai và Ngô Ngọc Bội, người này dẫn tôi đi theo những dòng kẻ mạch lạc còn người kia dạy tôi phóng túng trên căn bản những dòng kẻ ấy.”
Điều thú vị là khi viết thế, tôi chắc chắn là bạn đọc sẽ hiểu ngay ai là người theo những dòng kẻ mạch lạc và ai phóng túng. Đó cũng chính là một nét trong phong cách của họ, dù rằng, nhà văn Ngô Ngọc Bội ở những trang văn mập mẩy của mình, đôi khi thật bay bổng và khi đó, tinh thần lãng mạn của trang văn đến Tự lực văn đoàn cũng phải phát thèm. Ấy là khi anh cán bộ phong trào đạp xe từ Hà Nội về vùng ngập lũ thăm nhân tình với bịch bồ kết treo ở ghi đông; anh ta có thể bị nước lũ cuốn trôi, nhưng mái tóc như mây như suối của nàng phải được thơm bồ kết. Mà chẳng cứ một mái tóc như mây như suối của nàng, các mái tóc của bạn nàng cũng phải được thơm lây - sự tinh khôn của anh nông dân đã mách nước rằng, mối tình của anh của ả sẽ êm thấm hơn nếu anh ta khéo dân vận. Vâng, cái giống học trò yêu ai thì chỉ biết có người ấy, chi tiết văn học nông thôn nằm khuất nẻo ở đâu đấy, như cái duyên cô thôn nữ nằm ở chỗ dường như không biết phơi bày. Hẳn không ai có thể quên được chi tiết bà vợ cứ nhất mực không chịu vận bộ quần áo mới ông chồng sắm cho. Một đời lam lũ váy đụp áo vá quen rồi, nay tự dưng quần quần áo áo, bà không mặc, vì ngượng. Tác giả không cắt nghĩa, không chui vào bụng nhân vật để nói năng, diễn giải gì. Nhưng đến đêm ông chồng lần sờ thấy sột soạt, hỏi “mặc rồi à?”. Thật là áo gấm đi đêm, nhưng người đàn bà nông dân thì phải thế, ắt thế. Chồng chăm chút từ khi chặt tre đan lồng nhốt lợn mang bán, sắm sửa cho mình; miệng vẫn chối đây đẩy không thèm mặc vì ngượng và ngượng thật, nhưng đêm nằm bên chồng thì mặc vào, mặc chứ, để chồng hưởng cái mới mẻ như thanh tân thơm thảo của mình, khốn khổ, cả đời bên vợ váy đụp hôi hám chấy rận rồi còn gì.
Một chi tiết nông thôn khác của ông: Chỉ vì ông bố chồng không chịu cho cái mâm đồng rách mà khi có cơ hội, cô con dâu đã nhảy thách lên đấu tố, mà không đấu cái tội không cho cái mâm đồng ấy, mà bịa tạc theo sự “giác ngộ” của Đội, toàn tội tày đình tuy cái niềm phẫn uất càng tố điêu càng ngùn ngụt bốc lửa kia là rất thật có duyên do từ cái mâm oan nghiệt nọ.
Văn học nông thôn không phải ở những lời lẽ bắt chước nông dân dở ngô dở ngọng, đọc nó, những kẻ con em nông dân như tôi luôn cảm thấy bị lăng mạ. Mẹ tôi là nông dân chay.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hoan hỷ phát cuồng, sau nghĩ ra cách chia vui với bạn bè bằng cách đánh điện tín chúc mừng ngày toàn thắng. Đi bưu điện về, tôi còn sướng bèn khoe với mẹ. Mẹ tôi chép miệng rồi giễu cợt con trai: “Ôi dào, nằm ngửa đấm với ấy mà!” Đấy mới là trí tuệ nông dân. Tôi đoán rằng Ngô Ngọc Bội nhuần thấm trí tuệ nông dân nên văn ông mập mẩy, chất phác mà thăm thẳm. Tôi không chắc lắm mấy mươi năm qua văn học nông thôn ta có làm được nhiều hơn thời Hiện thực phê phán và Tự lực văn đoàn đã làm; nhưng tôi biết chắc Ngô Ngọc Bội là nhà văn số 1 về nông dân Việt Nam.
Trên cái nền tù túng, lạc hậu với rất nhiều ràng buộc của lề thói thôn quê, các nhân vật trí thức của Tự lực hay áp lên đó những khát vọng thay đổi của chính mình nhưng chung quy, họ cũng thường bất lực mà bỏ đi thoát ly, vứt lại nơi điền trang cô thôn nữ xinh đẹp của họ trót đã bị ươm mầm lãng mạn mặc dù thân phận thì vẫn còn nguyên cái tù túng và ràng buộc lề thói cũ. Các nhà văn ta tự nguyện về nông thôn nằm vùng, coi nông thôn là quê hương sáng tác và sau đó thì những tiểu thuyết hoành tráng ra đời nhưng đó là những cuốn sách chỉ có dáng dấp nông thôn, cả lời ăn tiếng nói của các nhân vật cũng chỉ là sự bắt chước mà thôi, họ bắt chước cán bộ nói rồi đến lượt mình, nhà văn bắt chước họ. Lời các nhân vật nói cứ giả khượt và cứng đơ đơ.
Nhà văn Ngô Ngọc Bội là cư dân Hà Nội từ năm 1968, vậy là đã 40 năm có lẻ. Nhưng gần 40 năm ông ngủ bàn, cơm niêu nước lọ; khi có nhà thì nhà chỉ vừa đủ kê một cái giường đơn, như là một dân công hoả tuyến hay một người thợ sơn tràng. Có thể nói, chỉ khi về với nông thôn, Ngô Ngọc Bội mới trở nên tự tin đắm hết mình vào nông thôn - nhiều khi là đắm mình theo nghĩa đen. Ông hiểu tường tận từng chân tơ kẽ tóc, hiểu cái người nông dân không nói ra. Khoảng mười năm từ khi về Hà Nội, Ngô Ngọc Bội hầu như chỉ viết ký. Hồi ấy tôi hay đùa gọi ông là thầy ký nhật trình. Ông cũng có viết văn, nhưng thời gian dành cho văn không nhiều hơn thậm chí chỉ một việc ông âm thầm điều tra về thân phận cây cọ của quê mình. Nó bị bóc lột, bị lừa dối, bị cư xử tàn nhẫn đến xác xơ, đến sắp mất giống. Tôi đã được ông cho đọc bản điều tra ấy, nó từng được gửi lên đồng chí Trường Chinh và như tôi được biết, tuy nó không trực tiếp tác động đến chính sách công, nhưng nó là một đóng góp tâm huyết, trong hàng ngàn những thực tiễn cay đắng của đời sống, đã góp phần thay đổi tư duy ở tầm vĩ mô.
Đây cũng là điều sẽ cắt nghĩa rất rõ vì sao, ngay từ đầu năm 1981, khi Chỉ thị 100 còn đang phôi thai, Ngô Ngọc Bội lại đã hăm hở cho đăng cái bút ký làm lay động lòng người có tên là “Nỗi riêng khép mở.” Tại sao lại là Nỗi riêng khép mở mặc dù đó là thiên ký sự về việc công? Vì đó là tâm huyết cả đời nhà văn về đất nước này, nó còn nhiều lắm, chỉ khe khẽ mở thôi nó đã là như thế đấy.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ hay có tính hài hước, giọng tưng tửng và không mấy khi thán phục ai nhưng bỗng một ngày kia đã phải thốt lên: “Văn chương có thời có thể sẽ không còn lại một mảy may, nhưng Ngô Ngọc Bội thì còn mãi với khía cạnh có ích của văn chương.”. Còn tôi muốn nói, Ngô Ngọc Bội, ngoài cái thiên bẩm mạnh mẽ, ông còn một phông văn hoá vững vàng học hỏi và tích tụ từ chính trí tuệ dân gian.
Ngô Ngọc Bội là người tiên khởi về vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái phe giáp trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá non, hình như xuất bản năm 1978, hơn mười năm trước cái “Mảnh đất lắm người nhiều ma” xuất hiện. Tôi không biết vì sao cuốn tiểu thuyết rất quan trọng này, được phanh phui với giọng của người trong cuộc, nhiều chỗ khá gay gắt nhưng lại có cái tên hiền lành là “Lá non”. Còn sự im lặng của giới phê bình và dư luận bạn đọc thì tôi hiểu được; đó là thời kỳ im lặng là vàng. “Lá non” cắt nghĩa vì sao Ngô Ngọc Bội vồ vập với đổi mới trong tư cách người biên tập, khi ông giữ cửa mảng văn xuôi của báo Văn nghệ thời kỳ đầu đổi mới.
Có một nét trong tính cách của Ngô Ngọc Bội mà tôi chú ý học hỏi mà không được, đó là không chịu giao đãi, không bao giờ mất thì giờ với các nhà văn nổi tiếng, cảnh giả và khụng khiệng. Ông không coi thường họ, có lẽ tai tôi chỉ nghe ông chê ai đó viết về nông thôn - một thứ nông thôn giả cầy, chứ chưa hề nghe ông chê nhà văn nói chung. Nhưng việc họ họ làm, giấy họ họ viết, đường ai nấy đi, Ngô Ngọc Bội nhất quyết đi con đường riêng của mình.
Tôi biết Ngô Ngọc Bội vào năm 1965-66, khi tôi mới là một kẻ mới học nghề. Tôi nhớ, đó là một buổi chiều mùa đông năm 1967, tôi được mời ra họp cộng tác viên của Ty Văn hoá phối hợp với Liên hiệp Phụ nữ tỉnh do bà Nhung làm Chủ tịch để viết về phong trào Phụ nữ ba đảm đang. Từ Thanh Sơn tôi ra Cẩm Khê, chưa ai đến nên nằm chợp mắt một lúc. Đang ngon giấc thì có ai đập đập vào chân tôi, giật mình nhỏm dậy thì thấy một người đàn ông trung niên, ăn mặc lối cán bộ, hơi quê quê đang cười cười với mình. Ông hỏi tên tôi, rồi tự giới thiệu:
- Mình là Bội!
Tôi hiểu ngay đấy là Ngô Ngọc Bội nhưng vẫn chưa thôi sửng sốt trước đôi mắt sáng, rất sáng của ông. Hơn 40 năm qua, tôi vẫn chưa thể quên cảm giác đôi mắt sáng thân thiện, vừa thiên lương vừa tinh khôn nhưng vẫn dành cho người đối thoại sự trân trọng vồn vã. Kỷ niệm ấy cắt nghĩa toàn bộ sự nghiệp biên tập văn học của Ngô Ngọc Bội, như là người sinh ra chỉ chuyên viết về nông dân nông thôn, học hành không nhiều, nhưng như một ông Phêrô gác cửa thiên đàng văn học, ông đã mở cửa để làm nên vệt sáng của sao Chổi văn xuôi gần hai thập kỷ trên báo Văn nghệ. Ấy là thiên lương vậy.
Trong văn Ngô Ngọc Bội không có phong tục, không có những câu nôm na và những nhân vật ngốc nghếch khờ dại như những nhà văn nông nổi tưởng tượng; văn ông chứa đựng những bí mật thăm thẳm của tâm lý nông dân, nó không bao giờ được nói trắng phớ ra, nó là bộ quần áo mới của người đàn bà nọ.
Pautovsky qua nhân vật Bethoven gọi hành vi ăn trộm thìa đĩa bạc của anh bếp để chữa chạy cho người tình là chiến công của tình yêu chứ không phải là tội lỗi.
Học hỏi người, tôi muốn gọi hành vi mặc quần áo mới mà ngủ với chồng của bà nông dân kia là bài ca bất tuyệt về tình yêu mà con người may mắn có được và giai điệu của bài ca thì thần tình, rất thần tình...
VanVN.Net – "... Có một nét trong tính cách của Ngô Ngọc Bội mà tôi chú ý học hỏi mà không được, đó là không chịu giao đãi, không bao giờ mất thì giờ với các nhà văn nổi tiếng, cảnh giả và khụng khiệng. Ông không coi thường họ, có lẽ tai tôi chỉ nghe ông chê ai đó viết về nông thôn - một thứ nông thôn giả cầy, chứ chưa hề nghe ông chê nhà văn nói chung..." - Phải là những người cùng sống, cùng làm việc, cùng sẻ chia với nhau trong thời gian không ngắn mới có thể nghĩ và viết về nhau như vậy. Đó là những gắn bó không chỉ dừng lại ở tình đồng nghiệp, tình bạn đơn thuần của hai nhà văn Việt Nam: Văn Chinh và Ngô Ngọc Bội…
Nhà văn Ngô Ngọc Bội
Thời làm Trưởng ban Văn báo Văn nghệ, ông đã mở cửa cho văn đàn xao xuyến lên với các truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, các bút ký lẫy lừng như “Chuyện của ông vua lốp”, “Lời khai của bị can” của Trần Huy Quang, “Con đường có máu chảy” của Trần Quang Quý và “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc... Ít người biết rằng, chính Ngô Ngọc Bội đã đặt bút danh cho Phạm Thị Hoài, nữ nhà văn này gửi đến báo Văn nghệ các truyện ngắn với bút danh Phạm Hoài Nam, ông đã khuyên và cô đã nghe, bút danh PhạmThị Hoài gợi và đặc biệt phù hợp với chất văn của cô. Ngô Ngọc Bội là người đưa in Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Xin được nhắc lại ở đây mấy lời tôi từng viết về nhà văn Sao Mai, bởi vì nó cũng nói về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Tôi có một may mắn trong cuộc đời lận đận và không may mắn của mình là được học với những người thầy giỏi và những cuốn sách hay theo cái cách nào đó đều đã đến tay. Hai trong số ấy là nhà văn Sao Mai và Ngô Ngọc Bội, người này dẫn tôi đi theo những dòng kẻ mạch lạc còn người kia dạy tôi phóng túng trên căn bản những dòng kẻ ấy.”
Điều thú vị là khi viết thế, tôi chắc chắn là bạn đọc sẽ hiểu ngay ai là người theo những dòng kẻ mạch lạc và ai phóng túng. Đó cũng chính là một nét trong phong cách của họ, dù rằng, nhà văn Ngô Ngọc Bội ở những trang văn mập mẩy của mình, đôi khi thật bay bổng và khi đó, tinh thần lãng mạn của trang văn đến Tự lực văn đoàn cũng phải phát thèm. Ấy là khi anh cán bộ phong trào đạp xe từ Hà Nội về vùng ngập lũ thăm nhân tình với bịch bồ kết treo ở ghi đông; anh ta có thể bị nước lũ cuốn trôi, nhưng mái tóc như mây như suối của nàng phải được thơm bồ kết. Mà chẳng cứ một mái tóc như mây như suối của nàng, các mái tóc của bạn nàng cũng phải được thơm lây - sự tinh khôn của anh nông dân đã mách nước rằng, mối tình của anh của ả sẽ êm thấm hơn nếu anh ta khéo dân vận. Vâng, cái giống học trò yêu ai thì chỉ biết có người ấy, chi tiết văn học nông thôn nằm khuất nẻo ở đâu đấy, như cái duyên cô thôn nữ nằm ở chỗ dường như không biết phơi bày. Hẳn không ai có thể quên được chi tiết bà vợ cứ nhất mực không chịu vận bộ quần áo mới ông chồng sắm cho. Một đời lam lũ váy đụp áo vá quen rồi, nay tự dưng quần quần áo áo, bà không mặc, vì ngượng. Tác giả không cắt nghĩa, không chui vào bụng nhân vật để nói năng, diễn giải gì. Nhưng đến đêm ông chồng lần sờ thấy sột soạt, hỏi “mặc rồi à?”. Thật là áo gấm đi đêm, nhưng người đàn bà nông dân thì phải thế, ắt thế. Chồng chăm chút từ khi chặt tre đan lồng nhốt lợn mang bán, sắm sửa cho mình; miệng vẫn chối đây đẩy không thèm mặc vì ngượng và ngượng thật, nhưng đêm nằm bên chồng thì mặc vào, mặc chứ, để chồng hưởng cái mới mẻ như thanh tân thơm thảo của mình, khốn khổ, cả đời bên vợ váy đụp hôi hám chấy rận rồi còn gì.
Một chi tiết nông thôn khác của ông: Chỉ vì ông bố chồng không chịu cho cái mâm đồng rách mà khi có cơ hội, cô con dâu đã nhảy thách lên đấu tố, mà không đấu cái tội không cho cái mâm đồng ấy, mà bịa tạc theo sự “giác ngộ” của Đội, toàn tội tày đình tuy cái niềm phẫn uất càng tố điêu càng ngùn ngụt bốc lửa kia là rất thật có duyên do từ cái mâm oan nghiệt nọ.
Văn học nông thôn không phải ở những lời lẽ bắt chước nông dân dở ngô dở ngọng, đọc nó, những kẻ con em nông dân như tôi luôn cảm thấy bị lăng mạ. Mẹ tôi là nông dân chay.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hoan hỷ phát cuồng, sau nghĩ ra cách chia vui với bạn bè bằng cách đánh điện tín chúc mừng ngày toàn thắng. Đi bưu điện về, tôi còn sướng bèn khoe với mẹ. Mẹ tôi chép miệng rồi giễu cợt con trai: “Ôi dào, nằm ngửa đấm với ấy mà!” Đấy mới là trí tuệ nông dân. Tôi đoán rằng Ngô Ngọc Bội nhuần thấm trí tuệ nông dân nên văn ông mập mẩy, chất phác mà thăm thẳm. Tôi không chắc lắm mấy mươi năm qua văn học nông thôn ta có làm được nhiều hơn thời Hiện thực phê phán và Tự lực văn đoàn đã làm; nhưng tôi biết chắc Ngô Ngọc Bội là nhà văn số 1 về nông dân Việt Nam.
Trên cái nền tù túng, lạc hậu với rất nhiều ràng buộc của lề thói thôn quê, các nhân vật trí thức của Tự lực hay áp lên đó những khát vọng thay đổi của chính mình nhưng chung quy, họ cũng thường bất lực mà bỏ đi thoát ly, vứt lại nơi điền trang cô thôn nữ xinh đẹp của họ trót đã bị ươm mầm lãng mạn mặc dù thân phận thì vẫn còn nguyên cái tù túng và ràng buộc lề thói cũ. Các nhà văn ta tự nguyện về nông thôn nằm vùng, coi nông thôn là quê hương sáng tác và sau đó thì những tiểu thuyết hoành tráng ra đời nhưng đó là những cuốn sách chỉ có dáng dấp nông thôn, cả lời ăn tiếng nói của các nhân vật cũng chỉ là sự bắt chước mà thôi, họ bắt chước cán bộ nói rồi đến lượt mình, nhà văn bắt chước họ. Lời các nhân vật nói cứ giả khượt và cứng đơ đơ.
Nhà văn Ngô Ngọc Bội là cư dân Hà Nội từ năm 1968, vậy là đã 40 năm có lẻ. Nhưng gần 40 năm ông ngủ bàn, cơm niêu nước lọ; khi có nhà thì nhà chỉ vừa đủ kê một cái giường đơn, như là một dân công hoả tuyến hay một người thợ sơn tràng. Có thể nói, chỉ khi về với nông thôn, Ngô Ngọc Bội mới trở nên tự tin đắm hết mình vào nông thôn - nhiều khi là đắm mình theo nghĩa đen. Ông hiểu tường tận từng chân tơ kẽ tóc, hiểu cái người nông dân không nói ra. Khoảng mười năm từ khi về Hà Nội, Ngô Ngọc Bội hầu như chỉ viết ký. Hồi ấy tôi hay đùa gọi ông là thầy ký nhật trình. Ông cũng có viết văn, nhưng thời gian dành cho văn không nhiều hơn thậm chí chỉ một việc ông âm thầm điều tra về thân phận cây cọ của quê mình. Nó bị bóc lột, bị lừa dối, bị cư xử tàn nhẫn đến xác xơ, đến sắp mất giống. Tôi đã được ông cho đọc bản điều tra ấy, nó từng được gửi lên đồng chí Trường Chinh và như tôi được biết, tuy nó không trực tiếp tác động đến chính sách công, nhưng nó là một đóng góp tâm huyết, trong hàng ngàn những thực tiễn cay đắng của đời sống, đã góp phần thay đổi tư duy ở tầm vĩ mô.
Đây cũng là điều sẽ cắt nghĩa rất rõ vì sao, ngay từ đầu năm 1981, khi Chỉ thị 100 còn đang phôi thai, Ngô Ngọc Bội lại đã hăm hở cho đăng cái bút ký làm lay động lòng người có tên là “Nỗi riêng khép mở.” Tại sao lại là Nỗi riêng khép mở mặc dù đó là thiên ký sự về việc công? Vì đó là tâm huyết cả đời nhà văn về đất nước này, nó còn nhiều lắm, chỉ khe khẽ mở thôi nó đã là như thế đấy.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ hay có tính hài hước, giọng tưng tửng và không mấy khi thán phục ai nhưng bỗng một ngày kia đã phải thốt lên: “Văn chương có thời có thể sẽ không còn lại một mảy may, nhưng Ngô Ngọc Bội thì còn mãi với khía cạnh có ích của văn chương.”. Còn tôi muốn nói, Ngô Ngọc Bội, ngoài cái thiên bẩm mạnh mẽ, ông còn một phông văn hoá vững vàng học hỏi và tích tụ từ chính trí tuệ dân gian.
Ngô Ngọc Bội là người tiên khởi về vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái phe giáp trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá non, hình như xuất bản năm 1978, hơn mười năm trước cái “Mảnh đất lắm người nhiều ma” xuất hiện. Tôi không biết vì sao cuốn tiểu thuyết rất quan trọng này, được phanh phui với giọng của người trong cuộc, nhiều chỗ khá gay gắt nhưng lại có cái tên hiền lành là “Lá non”. Còn sự im lặng của giới phê bình và dư luận bạn đọc thì tôi hiểu được; đó là thời kỳ im lặng là vàng. “Lá non” cắt nghĩa vì sao Ngô Ngọc Bội vồ vập với đổi mới trong tư cách người biên tập, khi ông giữ cửa mảng văn xuôi của báo Văn nghệ thời kỳ đầu đổi mới.
Có một nét trong tính cách của Ngô Ngọc Bội mà tôi chú ý học hỏi mà không được, đó là không chịu giao đãi, không bao giờ mất thì giờ với các nhà văn nổi tiếng, cảnh giả và khụng khiệng. Ông không coi thường họ, có lẽ tai tôi chỉ nghe ông chê ai đó viết về nông thôn - một thứ nông thôn giả cầy, chứ chưa hề nghe ông chê nhà văn nói chung. Nhưng việc họ họ làm, giấy họ họ viết, đường ai nấy đi, Ngô Ngọc Bội nhất quyết đi con đường riêng của mình.
Tôi biết Ngô Ngọc Bội vào năm 1965-66, khi tôi mới là một kẻ mới học nghề. Tôi nhớ, đó là một buổi chiều mùa đông năm 1967, tôi được mời ra họp cộng tác viên của Ty Văn hoá phối hợp với Liên hiệp Phụ nữ tỉnh do bà Nhung làm Chủ tịch để viết về phong trào Phụ nữ ba đảm đang. Từ Thanh Sơn tôi ra Cẩm Khê, chưa ai đến nên nằm chợp mắt một lúc. Đang ngon giấc thì có ai đập đập vào chân tôi, giật mình nhỏm dậy thì thấy một người đàn ông trung niên, ăn mặc lối cán bộ, hơi quê quê đang cười cười với mình. Ông hỏi tên tôi, rồi tự giới thiệu:
- Mình là Bội!
Tôi hiểu ngay đấy là Ngô Ngọc Bội nhưng vẫn chưa thôi sửng sốt trước đôi mắt sáng, rất sáng của ông. Hơn 40 năm qua, tôi vẫn chưa thể quên cảm giác đôi mắt sáng thân thiện, vừa thiên lương vừa tinh khôn nhưng vẫn dành cho người đối thoại sự trân trọng vồn vã. Kỷ niệm ấy cắt nghĩa toàn bộ sự nghiệp biên tập văn học của Ngô Ngọc Bội, như là người sinh ra chỉ chuyên viết về nông dân nông thôn, học hành không nhiều, nhưng như một ông Phêrô gác cửa thiên đàng văn học, ông đã mở cửa để làm nên vệt sáng của sao Chổi văn xuôi gần hai thập kỷ trên báo Văn nghệ. Ấy là thiên lương vậy.
Trong văn Ngô Ngọc Bội không có phong tục, không có những câu nôm na và những nhân vật ngốc nghếch khờ dại như những nhà văn nông nổi tưởng tượng; văn ông chứa đựng những bí mật thăm thẳm của tâm lý nông dân, nó không bao giờ được nói trắng phớ ra, nó là bộ quần áo mới của người đàn bà nọ.
Pautovsky qua nhân vật Bethoven gọi hành vi ăn trộm thìa đĩa bạc của anh bếp để chữa chạy cho người tình là chiến công của tình yêu chứ không phải là tội lỗi.
Học hỏi người, tôi muốn gọi hành vi mặc quần áo mới mà ngủ với chồng của bà nông dân kia là bài ca bất tuyệt về tình yêu mà con người may mắn có được và giai điệu của bài ca thì thần tình, rất thần tình...
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn